-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề kiểm tra số 1 - Luật hiến pháp | Trường đại học Hồng Đức
Đề kiểm tra số 1 - Luật hiến pháp | Trường đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật kinh tế (KT1) 25 tài liệu
Đại học Hồng Đức 130 tài liệu
Đề kiểm tra số 1 - Luật hiến pháp | Trường đại học Hồng Đức
Đề kiểm tra số 1 - Luật hiến pháp | Trường đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế (KT1) 25 tài liệu
Trường: Đại học Hồng Đức 130 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hồng Đức
Preview text:
ĐỀ BÀI KIỂM TRA SỐ 1
Câu 1: Chứng minh quyền con người được đề cao trong Hiến pháp hiện hành.
Câu 2: Khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?
a. Khi Hiến pháp thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi cơ bản của các ngành luật khác
b. Các bản Hiến pháp không thể tồn tại dưới dạng bất thành văn, bởi vì Hiến pháp
là đạo luật gốc của mỗi quốc gia
c. Các văn bản pháp luật có hiệu lực dưới luật đều không được xem là nguồn của ngành luật Hiến pháp TRẢ LỜI:
Câu 1: Hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương 120 điều (so với Hiến pháp năm
1992 giảm 01 chương 27 điều, chỉ giữ nguyên 7 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa
đổi 101 điều). Mức độ sửa đổi, bổ sung như vậy là rất lớn, trong đó chế định về
quyền con người, quyền công dân chứa đựng nhiều điểm mới nhất. Những điểm
mới tiêu biểu, trực tiếp trong chế định quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 2013 như sau:
Thứ nhất, lần sửa đổi này đã đổi tên chương là “Quyền con người, quyền và
nghĩa vụ của công dân” và chuyển lên vị trí thứ 2 (so với vị trí thứ 5 trong Hiến
pháp năm 1992). Việc thay đổi vị trí và tên gọi của chương cho thấy các nhà lập
hiến đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của chế định quyền con người, quyền công
dân trong Hiến pháp, và về tính chất, phạm vi điều chỉnh của chế định này (hay
rộng hơn nữa là về mối quan hệ giữa quyền con người, quyền công dân). Những
thay đổi này đã khắc phục tình trạng tên gọi cũ “quyền và nghĩa vụ công dân”
không bao quát hết nội dung của chương và vị trí cũ của chương (thứ 5) trong Hiến
pháp năm 1992 thể hiện sự quan tâm chưa đúng mức với vấn đề quyền con người,
quyền công dân (so với xu hướng chung trên thế giới).
Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 không còn đồng nhất quyền con người và
quyền công dân (như ở Điều 50 Hiến pháp năm 1992), mà đã sử dụng hợp lý hơn
hai thuật ngữ này cho các quyền/tự do hiến định. Ví dụ, các quyền bình đẳng trước
pháp luật; quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu tư nhân về tài sản và tư liệu sản
xuất; quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và
thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó; quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe;
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp
luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm... trong Hiến pháp năm 1992 chi
định cho công dân, nhưng trong Hiến pháp năm 2013 quy định quy chủ thể quyền
là tất cả mọi người. Như vậy, với những quyền này, không chỉ công dân Việt Nam
mà tất cả những người nước ngoài có mặt hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam cũng
được bảo vệ. Những quy định mới này phù hợp với luật nhân quyền quốc tế và với
chủ trương, chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Thứ ba, trong khi Hiến pháp năm 1992 chỉ đề cập đến nghĩa vụ tôn trọng ở
Điều 50, Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận cả ba nghĩa vụ của nhà nước (tương ứng
với các quy định về nghĩa vụ quốc gia theo luật nhân quyền quốc tế), đó là tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người (trong các Điều 3 và 14). Sự thay đổi
này rất quan trọng, vì nó không chỉ bảo đảm sự hài hòa với luật nhân quyền quốc
tế, mà còn tạo cơ sở hiến định ràng buộc các cơ quan nhà nước phải thực hiện đầy
đủ và nghiêm túc những nghĩa vụ về quyền con người, quyền công dân trong thực
tế, đặc biệt là hai nghĩa vụ bảo vệ và bảo đảm.
Thứ tư, Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định nguyên tắc về giới hạn
quyền (Khoản 2 Điều 14). Đây là nguyên tắc đã được nêu trong luật nhân quyền
quốc tế và trong Hiến pháp của một số quốc gia. Việc hiến định nguyên tắc này có
ý nghĩa quan trọng bởi lẽ: (i) Nó làm rõ tinh thần của luật nhân quyền quốc tế là
các nhà nước phải tôn trọng bảo vệ và bảo đảm các quyền con người nhưng cũng
được đặt ra và áp dụng những giới hạn cho một số quyền, nhằm thực hiện chức
năng của nhà nước là quản lý xã hội, bảo đảm các quyền, lợi ích chung của cộng
đồng và các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác; (ii) Nó ngăn chặn khả
năng lạm dụng quyền lực nhà nước để vi phạm nhân quyền, thông qua việc ấn định
những điều kiện chặt chẽ với việc giới hạn quyền; (iii) Nó phòng ngừa những suy
nghĩ và hành động cực đoan trong việc hưởng thụ các quyền.
Thứ năm, Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận một số quyền mới mà Hiến pháp
năm 1992 và các Hiến pháp trước đó của Việt Nam đều chưa đề cập, bao gồm:
Quyền sống (Điều 19); Các quyền về văn hóa (Điều 41); Quyền xác định dân tộc,
sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); Quyền sống
trong môi trường trong lành (Điều 43); Quyền của công dân không bị trục xuất,
giao nộp cho nước khác (Điều 17 khoản 2); Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22);
Quyền hưởng an sinh xã hội (Điều 34) ...Những quyền mới này đã mở rộng phạm
vi bảo vệ của Hiến pháp với các quyền con người, quyền công dân trên cả hai lĩnh
vực: dân sự, chính trị (Điều 21, 17, 42) và kinh tế, xã hội, văn hóa (Điều 41, 42,
43, 22, 34). Chúng đáp ứng những nhu cầu mới về quyền con người nảy sinh trong
bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Điều 43, 22, 34) và hội nhập quốc tế (Điều
17, 41, 42, 22) của nước ta.
Thứ sáu, Hiến pháp năm 2013 đã củng cố hầu hết các quyền đã được ghi
nhận trong Hiến pháp năm 1992 (quy định rõ hơn hoặc tách thành điều riêng), bao
gồm: Bình đẳng trước pháp luật (Điều 16); Cấm tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục
hình (Điều 20 khoản 1); Bảo vệ đời tư và nơi ở (Điều 21, 22); Tiếp cận thông tin
(Điều 25); Tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28); Bình đẳng giới (Điều
26); Bỏ phiếu trong trưng cầu ý dân (Điều 29); Tố tụng công bằng (Điều 31); Sở
hữu tư nhân (Điều 32); Lao động, việc làm (Điều 35).
Xét chung, những quy định mới và sửa đổi nêu trên đã tăng cường đáng kể
mức độ tương thích của chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến
pháp nước ta với nội dung của các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là
thành viên và với chế định về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp các nước dân chủ.
Câu 3. c. Các văn bản pháp luật có hiệu lực dưới luật đều không được
xem là nguồn của ngành luật Hiến pháp
Sai. Ngoài Hiến pháp và Luật, các văn bản pháp luật có hiệu lực dưới luật
cũng là nguồn của ngành luật Hiến pháp.
Trong lý luận chung về nhà nước và pháp luật, khái niệm nguồn của ngành
luật hay nguồn luật dùng để chỉ những hình thức chứa đựng quy phạm pháp luật
của một ngành luật. Nguồn của ngành Luật hiến pháp” là nói tới những hình thức
chứa đựng quy phạm pháp luật của ngành ngành Luật hiến pháp. Nói cách khác,
nguồn của ngành luật là những “nơi” mà người ta có thể tìm thấy quy phạm pháp
luật của một ngành luật nào đó.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, ngoài Hiến pháp và luật còn có nhiều
loại hình văn bản quy phạm pháp luật khác như nghị định, nghị quyết, quyết định,
thông tư. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật này đều có hiệu lực pháp lí thấp
hơn Hiến pháp và luật. Loại nguồn chủ yếu của ngành ngành Luật hiến pháp là rất
nhiều luật khác nhau điều chỉnh các lĩnh vực có liên quan.
Vậy nguồn của ngành Luật Hiến pháp được cấu thành bởi:
Hiến pháp: Đây là luật cơ bản của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, do Quốc hội ban hành và là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí
cao nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật: Các luật điều chỉnh những quan hệ xã hội của ngành ngành Luật hiến
pháp: Luật là loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành và có hiệu
lực chỉ sau Hiến pháp. Hệ thống pháp luật Việt Nam có rất nhiều luật điều chỉnh
các lĩnh vực khác nhau. Những luật nào điều chỉnh các quan hệ xã hội là đối tượng
điều chỉnh của ngành ngành Luật hiến pháp thì sẽ là nguồn của ngành ngành Luật
hiến pháp. Nhũng luật này bao gồm: Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật tổ
chức Chính phủ năm 2015, Luật tổ chức TAND năm 2014, Luật tổ chức VKSND
năm 2014, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm
2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật báo chí năm 2016,
Luật bình đẳng giới năm 2006…..Luật là loại nguồn phổ biến nhất của ngành
ngành Luật hiến pháp xét về mặt số lượng. Tất nhiên, các luật không điều chỉnh
các lĩnh vực của ngành Luật hiến pháp thì không phải là nguồn của ngành ngành
Luật hiến pháp, ví dụ Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Bộ luật lao động năm
2019V.V.. Những đạo luật nêu trên đều có giá trị pháp lý thấp hơn Hiến pháp,
nghĩa là các quy định của các luật đều phải tuân thủ theo các quy định chung được
quy định trong Hiến pháp, nhưng lại cao hơn những đạo luật bình thường khác. Vì
vậy những bộ luật người ta gọi là luật mang tính chất Hiến pháp.
Các pháp lệnh: Một số pháp lệnh điều chỉnh những quan hệ xã hội của
ngành ngành Luật hiến pháp: Pháp lệnh là loại văn bản quy phạm pháp luật do
UBTVQH, cơ quan thường trực của Quốc hội ban hành. Loại văn bản này có hiệu
lực pháp lí sau luật của Quốc hội. Nếu pháp lệnh điều chỉnh các lĩnh vực của
ngành ngành Luật hiến pháp thì nó sẽ trở thành nguồn của ngành Luật hiến pháp,
ví dụ Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004. Tuy nhiên, số lượng các pháp lệnh
là nguồn của ngành ngành Luật hiến pháp rất ít do vai trò làm luật của Quốc hội ngày càng tăng lên.
Các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội: Một số nghị
quyết của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh những quan hệ xã
hội của ngành ngành Luật hiến pháp: Cả Quốc hội và UBTVQH đều ban hành nghị
quyết có chứa quy phạm pháp luật. Tất nhiên, các nghị quyết của Quốc hội có hiệu
lực pháp lí ngang với luật và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu
lực pháp lí ngang với pháp lệnh. Cũng giống như pháp lệnh, có tương đối hiếm các
nghị quyết là nguồn của ngành ngành Luật hiến pháp.
Các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ hoặc
HĐND tỉnh ban hành: Một số văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ hoặc HĐND cấp tỉnh ban hành: Đây là những văn bản quy phạm pháp luật
có hiệu lực pháp lí dưới pháp lệnh. Tuy nhiên, số lượng các văn bản có chứa đựng
quy phạm pháp luật của ngành ngành Luật hiến pháp thuộc loại này cũng rất ít, ví dụ
nghị định của Chính phủ quy định về quy chế làm việc của Chính phủ hay các nghị
quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế kì họp của hội đồng nhân dân.
Nằm trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nên Luật Hiến pháp có mối quan
hệ mật thiết với hệ thống các ngành luật khác cùng góp phần tạo nên hệ thống pháp
luật thống nhất của Nhà nước Việt Nam. Nhưng so với các ngành luật khác, Luật
Hiến pháp có một vị trí rất quan trọng tạo thành ngành luật cơ bản trong hệ thống
các ngành luật Việt Nam. Chính vị trí vai trò này của Luật Hiến pháp làm cho hệ
thống pháp luật của Việt Nam có tính thống nhất. Luật Hiến pháp quy định những
nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho các ngành luật khác điều chỉnh. Nghĩa là giữa
ngành Luật Hiến pháp và các ngành luật khác có sự tác động qua lại với nhau. Luật
Hiến pháp là ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thượng tầng kiến trúc
xã hội đồi hỏi phải phù hợp với mối quan hệ xã hội.