Đề tài: Lễ hội đau bò bảy núi - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đề tài: Lễ hội đau bò bảy núi - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐỀ TÀI:
LỄ HỘI ĐUA BÒ BẢY NÚI
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 6 năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐỀ TÀI:
LỄ HỘI ĐUA BÒ BẢY NÚI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : HUỲNH THỊ THÙY TRINH
NGƯỜI THỰC HIỆN: HUỲNH PHÚ HIỆP MSSV: 22113804
LỚP: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM 2300 1 2
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 6 năm 2022 TRÍCH YẾU
Bài tiểu luận này là kết quả của quá trình tự nghiên cứu cũng như học hỏi từ giảng
viên môn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” tại Đại học Hoa Sen. Với chủ đề là “Lễ hội Đua bò
Bảy Núi”, tôi mong muốn thông qua bài tiểu luận này có thể tự giúp mình biết nhiều hơn về
nguồn gốc, lịch sử phát triển và những nét đặc trưng của một lễ hội, một nét đẹp văn hóa
của vùng đất nơi tôi sinh ra và lớn lên. Bên cạnh đó tôi cũng muốn hiểu thêm về tiềm năng
cũng như sự phát triển du lịch của lễ hội Đua bò Bảy Nú trong những năm gần đây đã được
chính quyền địa phương triển khai như thế nào. Bằng cách nghiên cứu, phân tích thông tin,
tài liệu tham khảo từ các nguồn khác nhau và dựa vào những trải nghiệm, hiểu biết cá nhân,
tôi đã có thể làm rõ được những mục tiêu trên, đưa ra cái nhìn khái quát về đề tài của mình
thông qua bài tiểu luận này. Qua quá trình thực hiện tôi càng thêm yêu nét văn hóa tuyệt
đẹp này của quê hương mình và mong muốn qua bài tiểu luận này mọi người có thể hiểu rõ
hơn về một lễ hội đầy thú vị của vùng đất Bảy Núi. Và không chỉ dừng lại ở đó, thôi thúc
trong tôi là một khát vọng đưa lễ hội Đua bò Bảy Núi ngày một phát triển hơn, trở thành
điểm thu hút khách du lịch cho tỉnh An Giang nói chung, hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên nói riêng. 1 MỤC LỤC
TRÍCH YẾU…………………………………………………………………………………………………1
MỤC LỤC……………………………………………………………………………………………………2
LỜI CẢM ƠN……………………………………..…………………………………………………………3
DẪN NHẬP……………………………………………………………..……………………………………4 NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LỄ HỘI ĐUA BÒ BẢY NÚI - NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
1. Lễ hội Đua bò Bảy Núi……………………………………………………………………………..5
2. Nguồn gốc hình thành……………………………………………………………………………...6
3. Sự phát triển………………………………………………………………………………………..7
CHƯƠNG II: NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI ĐUA BÒ BẢY NÚI
1. Các quy cách, quy tắc và luật của hội Đua bò Bảy Núi 9
a) Quy cách sân đua và đường đua 10
b) Dụng cụ đua bò 11
c) Điều lệ, luật thi đấu 13
2. Những nét đặc trưng và khác biệt của lễ hội Đua bò Bảy Núi 14
a) Những nét đặc trưng về kỹ thuật và chiến thuật 14
b) Những nét đặc trưng trong chọn lựa và nuôi dưỡng các đôi bò đua 16
c) Sự khác biệt của lễ hội Đua bò Bảy Núi so với các lễ hội đua động vật khác 17
3. Giá trị văn hóa, tín ngưỡng của lễ hội Đua bò Bảy Núi
a) Hình ảnh con bò trong tín ngưỡng người Khmer
b) Giá trị văn hóa dân gian Khmer của lễ hội Đua bò Bảy Núi
4. Những tranh cãi xung quanh
CHƯƠNG III: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA LỄ HỘI ĐUA BÒ BẢY NÚI
1. Sức sống của lễ hội Đua bò Bảy Núi trong đời sống hiện nay
2. Tiềm năng và sự phát triển du lịch
a) Tiềm năng du lịch của lễ hội Lễ hội Đua bò Bảy Núi
b) Kế hoạch, biện pháp phát triển tiềm năng du lịch lễ hội Đua bò Bảy Núi KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
NGUỒN ẢNH MINH HỌA 2 LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam cũng như trong quá trình làm
tiểu luận này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, nhiều kiến thức quý báu từ cô Huỳnh Thị
Thùy Trinh. Cô là một người có chuyên môn, tận tâm với sinh viên. Điều đó đã tạo cho tôi
cảm hứng học rất lớn với môn học này cũng như với việc thực hiện tiểu luận này. Tôi xin
chân thành cảm ơn cô về những gì cô đã truyền đạt và giúp đỡ tôi cũng như các bạn sinh
viên khác trong thời gian qua. 3 DẪN NHẬP
Việt Nam nổi tiếng là đất nước với rất nhiều lễ hội, chạy dọc bản đồ từ Bắc vào
Nam, đâu đâu cũng thấy được những lễ hội đầy màu sắc như: lễ hội chùa Hương, lễ hội đền
Gióng, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội đua voi Tây Nguyên,... Và lễ hội Đua bò Bảy Núi cũng là
một trong số những lễ hội đặc sắc của Việt Nam. Bắt nguồn từ đồng bào dân tộc Khmer tại
khu vực Thất Sơn - Tri Tôn và Tịnh Biên, trài qua nhiều năm phát triển, sức hút của lễ hội
đã không chỉ dừng lại ở cộng đồng dân tộc Khmer nữa mà lan tỏa ra khắp cả khu vực đồng
bằng sông Cửu Long cũng như cả nước. Thông qua bài tiểu luận này, tôi muốn đem đến cho
người đọc một cái nhiều tổng quan cũng như sâu sắc hơn về một lễ hội đang dần được đầu
tư phát triển để trở thành điểm thu hút khách du lịch của tỉnh An Giang. Qua đó tạo cơ hội
cho những ai chưa biết, biết thêm về một nét đẹp văn hóa khác biệt của vùng ven biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia. 4 NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LỄ HỘI ĐUA BÒ BẢY NÚI
- NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
1. Lễ hội Đua bò Bảy Núi
Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, lại tiếp giáp với Campuchia, An Giang
có cho mình một vị trí đắc địa về cả kinh tế lẫn văn hóa. Được mệnh danh là “vựa lúa của
cả nước”, An Giang phát triển ngành nông nghiệp rất mạnh mẽ trong những năm qua.
Ngoài ra, ngành nuôi cá da trơn xuất khẩu cũng là một mũi nhọn kinh tế khác của tỉnh.
Những năm gần đây, chính quyền tỉnh cũng đẩy mạnh xúc tiến phát triển du lịch thông qua
những giá trị văn hóa cũng như cảnh quan có sẵn tại địa phương. Với dân số lớn thứ 8 cả
nước, cộng động dân cư An Giang cũng hết sức đa dạng, điều đó cũng góp phần không nhỏ
vào sự phát triển du lịch của địa phương. Dân cư An Giang được hợp thành từ 4 nhóm dân
tộc chính là Kinh, Khmer, Chăm, Hoa. Trong đó người Khmer chiếm vị trí thứ hai trong
bảng xếp hạng dân số, dân tộc Khmer có 18.512 hộ với 86.592 người sống tập trung chủ
yếu ở hai huyện miền núi là Tri Tôn và Tịnh Biên. Với lịch sử sinh sống lâu đời trên mảnh
đất Thất Sơn hùng vĩ, đồng bào dân tộc Khmer tại An Giang đã có cho mình những nét văn
hóa riêng biệt đầy đặc sắc và giàu giá trị du lịch. Điển hình là lễ hội Đua bò Bảy Núi, lễ hội
về một trò chơi truyền thống của người đồng bào Khmer được tổ chức vào dịp lễ Sen Dolta
- lễ cúng báo hiếu ông bà tổ tiên, những ân nhân đã qua đời.
[2] Lễ hội Đua bò Bảy Núi năm 2008 5
Lễ hội Đua bò Bảy Núi là nét sinh hoạt văn hoá truyền thống độc đáo của người
Khmer ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Được tổ chức hàng năm từ ngày 29 tháng 8 đến
ngày 1 tháng 9 Âm lịch (theo lịch âm của người Khmer, khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10
Dương lịch). Lễ hội đua bò Bảy Núi là một dạng lễ hội nông nghiệp độc đáo có một không
hai của đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi nói riêng và vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long nói chung. Không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống đậm chất nhân văn của
người Khmer vùng Bảy Núi mà ngày hội đua bò còn là một sân chơi thể thao, giải trí mang
tính đại chúng đầy ý nghĩa cho những người nông dân Khmer trong các phum, sóc sau
những giờ lao động vất vả trên đồng ruộng. Hơn thế, sự tồn tại của lễ hội Đua bò Bảy Núi
qua thời gian còn là một bằng chứng sống động thể hiện tình đoàn kết cộng đồng, gắn bó
nhau trong sản xuất và cũng là dịp để bà con vui chơi, gặp gỡ nhau, nuôi dưỡng những tình
cảm cộng đồng cao đẹp và đậm chất nhân văn.
Lễ hội đua bò Bảy Núi cũng đã được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
vào năm 2016. Đây được xem như là một sự công nhận cũng như bảo vệ cho nét đẹp độc
đáo của đồng bào dân tộc Khmer. Từ sau khi được công nhận, lễ hội đã nhận được sự quan
tâm lớn hơn từ các cấp chính quyền địa phương, các doanh nghiệp đầu tư và công chúng,
điều đó giúp cho lễ hội đang ngày một phát triển hơn và hứa hẹn sẽ trở thành một điểm
nhấn độc đáo trên bản đồ du lịch An Giang.
2. Nguồn gốc hình thành
Lễ Sen Dolta là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Khmer, còn được
gọi là lễ cúng ông bà (Píth-sên đôn-ta). Lễ có ý nghĩa giống với lễ Vu Lan của người Việt
nên còn được gọi là lễ "Xá tội vong nhân". Đây là lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến
công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho
những người còn sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng. Lễ Sen
Dolta thường được diễn ra vào khoảng cuối tháng 8 (âm lịch) hàng năm trong 3 ngày liên
tục. Vào ngày này đồng bào dân tộc thiểu số Khmer thường mang thức ăn đến chùa dâng
lên các nhà sư và cầu nguyện cho những người đã khuất. Trong những ngày lễ hội này,
thanh niên tại các phum, sóc mang những đôi bò đến cày ruộng giúp nhà chùa. Sau khi cày
xong, mọi người chọn những đôi bò và bắt cặp với nhau để tranh tài kéo bừa trên chính
những thửa ruộng xâm xấp nước vừa được cày xong. Từ đó, các sãi cả của chùa nảy ý định
để cho các đôi bò thi thố: tài khéo, nhanh nhẹn và sự ăn ý với chủ bò trong suốt cuộc đua để
tạo không khí phấn khởi hơn cho ngày lễ lớn của cộng đồng dân tộc. Phần thưởng cho đôi
bò thắng cuộc ngày xưa chỉ đơn giản là cặp dây cà-tha gắn lục lạc bò do sãi cả chùa trao
tặng. Tuy giá trị hiện vật không lớn nhưng giá trị tinh thần của giải thưởng rất lớn lao, là
niềm tự hào không chỉ của chủ đôi bò mà còn là của cả phum, sóc. Chính vì vậy, cả chủ bò
và đôi bò luôn nhiệt tình đem đến cho khán giả những vòng đua tranh tài vô cùng sôi nổi,
hào hứng. Sau những cuộc tranh tài, dẫu thắng hay thua ai nấy đều vui vẻ đem bò về chăm
sóc, bồi dưỡng chuẩn bị cho việc cày cấy và hội đua năm tới. Trò chơi dân gian đua bò vào
ngày Lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer được hình thành từ đó.
Hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với đặc điểm riêng có của vùng đất chân ruộng trên,
tức là dưới lớp nước là lớp bùn mỏng có lớp cát, nên khi bò chạy trên đó không lún, giúp bò
chạy nhanh, cây bừa và người điều khiển lướt trên mặt bùn. Vì thế chỉ hai huyện này mới
có thể tổ chức được đua bò mà thôi. Thêm vào đó cộng đồng người Khmer sống tại hai 6
huyện này là một trong những cộng đồng người Khmer lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu
Long nên từ xưa đến tận nay, lễ hội Đua bò luôn được tổ chức luân phiên ở hai huyện vùng Bảy Núi này. 3. Sự phát triển
Lần đầu tiên vào năm 1989, lễ hội Đua bò được tổ chức tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn
do Ủy ban Nhân dân xã đứng ra tổ chức, đánh dấu bước phát triển chuyên nghiệp hơn của
lễ hội khi được chính quyền địa phương đứng ra tổ chức chứ không phải là hình thức lễ hội
do nhân dân tự phát tổ chức như trước kia nữa. Đến năm 1992, lễ hội Đua bò Bảy Núi chính
thức bắt đầu được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần vào khoảng thời gian cuối tháng 8 đầu
tháng 9 Âm lịch, luân phiên tổ chức ở hai địa điểm: ruộng chùa Tà Miệt (xã Lương Phi,
huyện Tri Tôn) và ruộng chùa Thơ Mít (xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên). Từ năm 1992
đến 2001, lễ hội Đua bò Bảy Núi được Bộ Văn hóa - Thông tin đầu tư kinh phí để thực hiện
phim tài liệu khoa học “Lễ hội Đua bò Bảy Núi”. Năm 2003, lễ hội được Tổng cục Du lịch
công nhận là sản phẩm du lịch - mở ra một bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của lễ
hội. Đến năm 2004, Lễ hội Đua bò Bảy Núi được Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang nâng cấp
thành Lễ hội văn hóa truyền thống của tỉnh, tổ chức quy mô hơn và mở rộng cho các huyện
khác trong tỉnh tham gia. Năm 2009, lễ hội lần thứ 18 được đài Phát thanh - Truyền hình An
Giang (ATV) tài trợ chính và đổi tên thành “Lễ hội Đua bò Bảy Núi tranh cúp Truyền hình
An Giang”. Số lượng các đôi bò tham dự đua năm này tăng lên gần gấp đôi so với những
năm đầu, có khoảng 70 cặp bò của nông dân hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, ngoài ra còn
có các cặp bò ở các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn trong tỉnh An Giang và các
đơn vị ngoài tỉnh như: Hà Tiên, Hòn Đất (Kiên Giang), Sóc Trăng… và có cả bò ở huyện
Karivong tỉnh Tà Keo (Campuchia) cũng sang tham dự. Lần Năm Số đôi bò tham dự
Địa điểm tổ chức chung kết thứ 1 1992 54
Chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, Tri Tôn 2 1993 38
Chùa Soai Sôm, xã An Hảo, Tịnh Biên 3 1994 38
Chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, Tri Tôn 4 1995 38
Chùa Soai Sôm, xã An Hảo, Tịnh Biên 5 1996 38
Chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, Tri Tôn 6 1997 38
Chùa Soai Sôm, xã An Hảo, Tịnh Biên 7 1998 38
Chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, Tri Tôn 8 1999 38
Chùa Soai Sôm, xã An Hảo, Tịnh Biên 9 2000 38
Chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, Tri Tôn 10 2001 38
Chùa Soai Sôm, xã An Hảo, Tịnh Biên 7 11 2002 38
Chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, Tri Tôn 12 2003 38
Chùa Thơ Mít, xã Vĩnh Trung, Tịnh Biên 13 2004 43
Chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, Tri Tôn 14 2005 45
Chùa Thơ Mít, xã Vĩnh Trung, Tịnh Biên 15 2006 50
Chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, Tri Tôn 16 2007 50
Chùa Thơ Mít, xã Vĩnh Trung, Tịnh Biên 17 2008 70
Chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, Tri Tôn 18 2009 72
Chùa Thơ Mít, xã Vĩnh Trung, Tịnh Biên 19 2010 72
Chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, Tri Tôn 20 2011 64
Chùa Thơ Mít, xã Vĩnh Trung, Tịnh Biên 21 2012 64
Chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, Tri Tôn 22 2013 64
Sân đua xã Vĩnh Trung, Tịnh Biên 23 2015 -
Tri Tôn-Tịnh Biên tổ chức riêng cùng ngày 24 2017 64 Sân đua huyện Tri Tôn 25 2018 64
Sân đua xã Vĩnh Trung, Tịnh Biên 26 2019 64
Sân đua Núi Tô, Tri Tôn (hồ Soài Chek) 27 2020 Bị hủy do dịch COVID-19 28 2021
Bảng thống kê các lần tổ chức của Lễ hội Đua bò bảy Núi từ 1992 đến nay
Theo đó, chăm sóc bò thi đấu được người dân đầu tư công phu hơn (từ khâu chọn bò
và cách thức chăm sóc bò) và cho đến người cầm vàm/tài xế điều khiển bò đua cũng ngày
một tập luyện theo hướng chuyên nghiệp hơn. Nhưng dù có khác hơn thì họ vẫn không phải
là những “vận động viên” chuyên nghiệp, sau giải đua, họ trở lại là những người nông dân
đúng nghĩa, trở về với cuộc sống lao động đời thường, dung dị. Do vậy, lễ hội còn là dấu
mốc quan trọng, một dịp để người nông dân thể hiện phẩm chất, bản lĩnh cá nhân được trui
rèn trong quá trình sản xuất và được chơi hết mình, tạo những hình ảnh đẹp trong mắt cộng
đồng và du khách thập phương đến tham dự.
Tiến đến chuyên môn hóa trong công tác tổ chức đua bò, mỗi năm Ban tổ chức giải
đều có những cải tiến, rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời và nâng cao, hoàn chỉnh công
tác từ khâu tổ chức, luật thi đấu, phát thưởng… để phù hợp với điều kiện của từng nơi và 8