Đề tài: Nghệ thuật cải lương - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đề tài: Nghệ thuật cải lương - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA NGOẠI NGỮ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Mã số sinh viên: 22000187 Lớp: 2700 Số hiệu: 1455 TP. HCM, 06/ 2021.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA NGOẠI NGỮ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Châu Anh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Mã số sinh viên: 22000187 Lớp: 2700 Số hiệu: 1455 TP. HCM, 06/ 2021. LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Châu Anh – giảng viên môn Cơ
sở văn hóa Việt Nam – trường đại học Hoa Sen, đã tận tình giảng dạy và hướng
dẫn tôi trong quá trình học tập. Cảm ơn cô đã chia sẻ, hỗ trợ kiến thức cho
chúng tôi để hoàn thành tốt môn học và cũng như bài tiểu luận này.
Tôi cũng chân thành cảm ơn khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh Mỹ và
trường Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện giúp tôi có thể tiếp sâu rộng hơn
những kiến thức về văn hóa và nghệ thuật của Việt Nam.
Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ cô để tôi có thể hoàn
thiện kiến thức và kỹ năng hơn. Xin chân thành cảm ơn. 1 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 1
MỤC LỤC.....................................................................................................................2
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................4
NỘI DUNG...................................................................................................................6
CHƯƠNG I: CẢI LƯƠNG – NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU TỔNG HỢP.................6
1. ĐỊNH NGHĨA..................................................................................................6
2. CẢI LƯƠNG - NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU TỔNG HỢP.............................6
2.1. Cấu trúc.....................................................................................................6 2.1.1
Kịch.....................................................................................................6 2.1.2
Ca nhạc...............................................................................................9 2.1.3
Trang phục........................................................................................10
2.2. Biểu cảm..................................................................................................11 2.2.1
Nội dung kịch bản.............................................................................11 2.2.2
Diễn xuất...........................................................................................12
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN..............................................................14
1. Giai đoạn hình thành từ 1919 – 1930.............................................................14
2. Từ năm 1930 đến năm 1945...........................................................................17
3. Từ năm 1945 đến năm 1965...........................................................................19
4. Từ năm 1965 đến năm 1985...........................................................................22
5. Từ năm 1985 đến năm 2007...........................................................................23
6. Từ năm 2007 đến nay.....................................................................................24
CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG............26
1. Giá trị nhân văn..............................................................................................26
2. Giá trị nghệ thuật............................................................................................26 2
KẾT LUẬN.................................................................................................................28
1. Kết luận..........................................................................................................28
2. Kiến nghị........................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................29
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH................................................................................................30 3 MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghệ thuật Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú hơn sau hội nhập văn
hóa thế giới. Chính điều này đã làm cho giới trẻ ngày nay chạy theo nghệ thuật nghệ
thuật thế giới với những thần tượng nổi tiếng mà quên đi những nghệ thuật đáng quý
của đất nước, khiến những nghệ thuật ấy ngày càng phai dần đi trong đời sống văn hóa
– nghệ thuật của thế hệ trẻ. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho bài tiểu
luận cuối kỳ của tôi về “nghệ thuật cải lương” để có thể hiểu sâu hơn về văn hóa –
nghệ thuật Việt Nam và cùng với mong muốn mọi người sẽ luôn giữ lại và phát triển
những nghệ thuật đầy giá trị của đất nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghệ thuật cải lương là một trong những nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc
và có bề dày hơn 100 năm lịch sử và từng có một thời “làm mưa làm gió” khắp cả
nước. Và đây cũng là một nghệ thuật văn hóa đặc sắc riêng của Việt Nam. Bài nghiên
cứu này tìm hiểu sâu quá trình phát triển và các giá trị của nghệ thuật cải lương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Cải lương.
Khách thể nghiên cứu của đề tài: Những yếu tố cấu thành nghệ thuật cải lương, quá
trình phát triển và những giá trị của nghệ thuật cải lương mang lại.
4. Giả thuyết khoa học của đề tài
Vì sao nghệ thuật cải lương còn được các chuyên gia đánh giá là nghệ thuật sân khấu tổng hợp?
Quá trình phát triển của cải lương thế nào? Kéo dài bao lâu?
Nghệ thuật cải lương đã mang lại những giá trị gì?
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
Nghiên cứu từng đặc tính, yếu tố giúp nghệ thuật cải lương trở thành nghệ thuật sân khấu tổng hợp.
Tìm hiểu từng giai đoạn, thời kì phát triển.
Nghiên cứu các yếu tố tạo nên các giá trị của nghệ thuật cải lương.
6. Giới hạn của đề tài
Nội dung: chỉ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về các yếu tố tạo thành, các giá trị
văn hóa và giai đoạn phát triển của nghệ thuật sân khấu cải lương.
Không gian: khái quát khắp ba miền đất nước Bắc – Trung – Nam.
Thời gian: khái quát sự thay đổi, phát triển qua từng giai đoạn thời gian.
7. Phương pháp nghiên cứu
Tìm đọc nội dung nghiên cứu qua các sách, báo và đúc kết kiến thức, tổng hợp nội dung.
Tìm hiểu qua các trang mạng xã hội, qua các đoạn video cải lương để nghiên
cứu chính xác các giá trị.
8. Cấu trúc của đề tài
Bài tiểu luận gồm các phần: mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và
các phần phụ lục. Trong đó, phần nội dung nghiên cứu gồm ba chương:
CHƯƠNG I: CẢI LƯƠNG – NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU TỔNG HỢP.
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN.
CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG. 5 NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CẢI LƯƠNG – NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU TỔNG HỢP 1. ĐỊNH NGHĨA
Cải Lương là nghệ thuật sân khấu tổng hợp có nguồn gốc hình thành và phát
triển nổi trội ở vùng Nam Bộ. "Cải lương" có nghĩa là “cải cách và biến đổi để tốt
hơn.” Cải cách và biến đổi ở đây nhằm mục đích phát triển nghệ thuật sân khấu Nam
Bộ vừa mang nét truyền thống, vừa hướng theo sự phát triển của văn minh. Điều này
được thể hiện qua hai câu đối: “Cải cách hát ca theo tiến bộ, lương truyền tuồng tích
sánh văn minh”. Sự ra đời của nghệ thuật cải lương chính là kết quả của quá trình giao
lưu, hội nhập văn hóa Việt - Pháp và kết hợp với nghệ thuật truyền thống ở miền Nam
là Đờn ca tài tử. Loại hình giao lưu văn hóa này hòa nhập sâu sắc với văn hóa Nam Bộ
cùng với nội dung và lối diễn xuất của nghệ sĩ được truyền tải phù hợp với tâm tình,
khát khao, nguyện vọng và lối sống phóng khoáng của người dân ở vùng đất Nam Bộ.
2. CẢI LƯƠNG - NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU TỔNG HỢP
Gọi cải lương là nghệ thuật sân khấu tổng hợp vì cấu trúc của nó được tổng hợp
từ nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, không những vậy nó còn hội tụ những đặc
tính về biểu cảm giúp cho loại hình nghệ thuật này trở nên mới lạ, trữ tình và truyền tải
tâm tình, nội dung của các nghệ sĩ dễ dàng và thu hút khán giả hơn. 2.1. Cấu trúc
Các tác phẩm của nghệ thuật cải lương đều có cấu trúc tổng hợp từ những loại
hình nghệ thuật: kịch, ca hát, thiết kế phục trang phải phù hợp với vai diễn và đa dạng
để phù hợp khung cảnh diễn. Chính nhờ nhiều yếu tố kết thành mà cải lương đã trở
thành nghệ thuật sân khấu phổ biến và được công chúng yêu mến rộng rãi. 2.1.1 Kịch
Các tác phẩm cải lương ra đời phần lớn từ các nghệ sĩ hát bội, hay những người
thuộc tầng lớp trí thức Nho làm soạn giả, vì thế các đề tài và tác phẩm của họ rất
phong phú và đáp ứng đủ nhu cầu tinh thần của công chúng. Tiêu biểu nhất là Trương
Duy Toản và Nguyễn Trọng Quyền, hai ông chính là bậc thầy tuồng có tiếng nhất 6
trong thập niên hai mươi của thế kỷ 20. Không những vậy, những bậc trí thức Tây
cũng theo đó tiếp thu và linh hoạt sử dụng sân khấu kịch để nhường chỗ cho cải lương.
Không thể không kể đến Pierre Châu Văn Tú, năm 1917 sau khi du học ở Pháp và trở
về Việt Nam, ông đã áp dụng những nghệ thuật sân khẩu của Pháp để xây dựng và
thành lập gánh hát mang tên của chính mình với hiệu là Thầy Năm Tú và song song
đó, ông cũng thành lập xưởng chế tạo máy hát đĩa với thương hiệu “La voix du
maitre”. Hoặc có thể kể đến là nghệ sĩ Tư Chơi với gánh hát “Tái Đồng Ban”.
Những kịch bản cải lương là những tác phẩm được các nhà soạn giả chuyển thể
thành chứ không phải tự sáng tác. Đối với những kịch bản mang văn phong nước
ngoài sẽ được các soạn giả chuyển thể từ cấu trúc nghệ thuật đến cốt truyện trở nên
thuần Việt và nội dung của kịch bản phải phản ánh được đời sống xã hội cũng như tâm
tư, tình cảm của con người Việt Nam. Vì thế, những nhà soạn giả cải lương luôn sẵn
sàng kế thừa, tiếp nhận và đan xen văn hóa nghệ thuật để đưa ra tác phẩm xuất sắc
nhất. Như soạn giả Trương Duy Toản với tác phẩm “Lục Vân Tiên”; Mộng Vân với tác
phẩm “Lửa thù”; Năm Châu với tác phẩm “Nước biển mưa nguồn”; ... những kịch bản
này vẫn còn lưu danh đến ngày nay. Có thể thấy, chủ đề và nội dung của các kịch bản
này luôn gắn liền với đối sống xã hội và con người. Cải lương bao gồm những yếu tố
và tác động của ca nhạc và kịch được cân bằng và đan xen hài hòa lẫn nhau. Ca nhạc
bao gồm giọng ca, bài hát, tiết tấu và những nhạc cụ để phối hợp, còn kịch thì là những
hành động, đòi hỏi kĩ năng diễn xuất. Vì thế, cải lương phải được cân bằng giữa các yếu tố này.
Một kịch bản cải lương cần muốn được hoàn thiện phải được phân chia và sắp
xếp thành phân Và sự phân chia này thường được xây dựng và đánh giá theo ba bước
gồm: Khai đề - Thắt nút – Mở nút.
Khai đề là phần mở đầu, giới thiệu khiến khán giả có thể dễ dàng liên tưởng và
hình dung được bối cảnh và hoàn cảnh của vở cải lương và đồng thời nó cũng làm tiền
đề cho phần Thắt nút. Thắt nút là giai đoạn xây dựng, phát triển các tình tiết trở nên
gay cấn để dẫn đến các xung đột và sẽ giải quyết các xung đột ấy ở phần kết. Điều này 7
sẽ giúp cho phần kết đầy cảm xúc và đọng lại trong khán giả nhiều hơn. Mở nút chính
là phần kết, mở nút ở đây chính là tháo gỡ mọi rắc rối, xung đột để kết thúc vở kịch.
Dựa theo chủ đề và nội dung của kịch bản cải lương thường được chia thành hai
hình thức sân khấu lớn:
Sân khấu cải lương theo tuồng Tàu, hay được gọi là tuồng cổ.
Sân khấu cải lương theo tuồng Tây, hay còn có một tên gọi khác là cải
lương tuồng hương xa. Loại này ngoài diễn những kịch bản có cốt truyện
Việt Nam ra sẽ diễn thêm những tác phẩm của Anh, Pháp.
Dựa theo đề tài và nội dung của vở kịch mà thầy tuồng1 quy định loại hình sân
khấu. Các gánh hát theo tuồng Tàu nổi tiếng và trở nên phổ biến rộng rãi hơn trong
công chúng vào năm 1920 – 1950 như Nam Phong, Thanh Bình – Kim Mai, Văn Hí
Ban... Trong loại hình sân khấu tuồng Tàu sẽ đặc biệt chú trọng đến âm nhạc, các bài
hát sẽ chiếm vị trí chủ đạo. Lời thoại đối đáp cũng được nhấn nhá theo tiết tấu nhạc và
các động tác hình thể cũng được chuyển đổi thành vũ đạo. Sự kết hợp này thường
được người trong nghề gọi là vũ đạo hóa. Ví dụ như diễn viên run rẩy tay chân, hay
đảo tròng mắt đều sẽ theo nhịp trống. Vì vậy, tiết tấu đóng vai trò rất quan trọng trong
việc kết hợp chặt chẽ giữa lời thoại và các động tác diễn xuất nhằm làm tăng kịch tính của vở kịch.
Sân khấu tuồng Tây thì lại chú trọng đến ca từ và lối diễn xuất tự nhiên gắn liền
với đời sống sinh hoạt thường ngày, tuân thủ theo chủ trương của Năm Châu là “Một
sân khấu thật và đẹp”.
Trong kịch bản của nghệ thuật cải lương, các yếu tố ca – kịch luôn là vị trí chủ
đạo và luôn được phối hợp, đan xen hài hòa. Chất giọng của người nghệ sĩ cũng phải
phản ánh được những cung bậc cảm xúc đối với phân cảnh diễn. Người khán giả khi
xem bất kì vở cải lương nào cũng sẽ được thưởng thức phần kịch và cả phần ca nhạc vọng cổ. 1 Thầầy tuồầng – ng i so ườ n gi ạ kiêm vai tr ả ò đ o diêễn. ạ 8 2.1.2 Ca nhạc
Sự kết hợp giữa kịch và ca nhạc trong kịch bản cải lương có thể cho chúng ta
nhận thấy rõ nhà soạn giả vô cùng tài năng khi vừa phải đóng vai trò là nhạc sĩ vừa là
nghệ sĩ. Những nhà nghiên cứu nghệ thuật sân khấu đều nhận định rằng các nhà soạn
giả kịch bản cải lương đều mang trên mình những tư chất sáng tác tổng hợp. “Viết
tuồng cải lương, điều khó nhất là sắp bài ca cho trúng chỗ. Trong điệu cải lương có
nhiều giọng: Bắc, Oán, Nam, Lý, Bình, Ngâm v.v Mỗi giọng đều có tiết riêng, không
giống nhau. Muốn đề bài ca cho đúng điệu, phải biết đờn và biết mùi của mỗi bản. Tùy
lúc vui, buồn, giận, sợ của vai tuồng chọn lọc kỹ trong những bản đờn, bản nào hợp
với hoàn cảnh và hạp với vai tuồng mới đề vào. Nếu đề sái, người ta biết rằng tác giả
không thạo đờn.” (Trần Văn Khải, 1970, tr. 216).
Lịch sử cải lương gồm có 20 bài tổ mang những ý nghĩa trụ cột “sáu Bắc, ba
Nam, bốn Oán, bảy Hạ”.
Sáu Bắc có âm điệu vui tươi, trong sáng, ngắn gọn, gồm: Lưu thủy trường, Phú
lục, Bình bán chấn, Xuân tình, Tây Thi, Cổ Bản.
Ba Nam có âm điệu buồn bã, ai oán, gồm: Nam xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung.
Bốn Oán với giọng nhạc hài hòa, hiền diệu, thanh bình, gồm: Tứ đại oán, Phụng
cầu hoàng, Phụng hoàng, Giang Nam.
Bảy Hạ (hay còn gọi là bảy Lễ) âm điệu uy nghi, nghiêm trang, gồm: Ngũ đối
hạ, Ngũ đối thượng, Long Đăng, Tiểu khúc, Xàng xê, Long ngâm, Vạn giá.
Ngoài ra, có những bản của Trung Quốc du nhập vào nước ta và đã được
chuyển đổi thuần Việt như: Ú líu ú xáng, Bắc sơn trà, Liễu thuận nương... Làn điệu của
những vở cải lương phong phú hơn cả hát bội vì ngoài giọng Bắc, Oán, Nam, Quảng
còn có điệu lý, hò giọng bình, ngâm, thơ, thán, vọng cổ và tân nhạc. Sự kết hợp hài
hòa giữ kịch bản và âm điệu này sẽ giúp diễn viên dễ dàng diễn tả tình cảm, tâm tư và
hành động của nhân vật.
Chính những bài tổ và những làn điệu đa dạng đã tạo nên các thành tố đóng vai
trò quan trọng trong cấu trúc của cải lương. Và để trở thành nghệ sĩ cải lương, người 9