-
Thông tin
-
Quiz
Đề thi giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2024 - 2025 - Đề số 2 | Bộ sách Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cảnh bình minh hoặc hoàng hôn trên quê hương em. Câu 5. Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh: Cảnh vật trưa hè ở đây ............, cây cối đứng.............., không gian................., không một tiếng động nhỏ. Câu 4 (0,5 điểm). Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ trái nghĩa với “mát mẻ”, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Đề giữa HK1 Tiếng Việt 5 47 tài liệu
Tiếng Việt 5 1.2 K tài liệu
Đề thi giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2024 - 2025 - Đề số 2 | Bộ sách Chân trời sáng tạo
Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cảnh bình minh hoặc hoàng hôn trên quê hương em. Câu 5. Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh: Cảnh vật trưa hè ở đây ............, cây cối đứng.............., không gian................., không một tiếng động nhỏ. Câu 4 (0,5 điểm). Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ trái nghĩa với “mát mẻ”, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề giữa HK1 Tiếng Việt 5 47 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 5 1.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Tiếng Việt 5
Preview text:
Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm) Bâng khuâng vào thu
Chớm thu, lúa trổ đòng thơm ngát cánh đồng. Nghe ngòn ngọt vị hạt thóc
non căng tràn hương sữa. Ven bờ cỏ xăm xắp nước, đám cá thia lia đang
nhảy loi choi. Nắng sớm. Gió nhẹ. Hương đồng ruộng quyện vào không
gian trong ngần của buổi sớm mai...
Chớm thu, con đường đất chạy quanh co khắp ngõ xóm như tươi tắn hơn
trong bộ áo màu nâu đỏ vừa được khoác lên sau những ngày công lao
động của dân làng. Thấp thoáng đầu ngõ những gánh rau xanh rập rờn
theo bước chân của các mẹ, các chị gấp gáp đến kịp phiên chợ sớm.
Chớm thu, con mương đón nước từ đập thượng nguồn về tưới mát cho
những vườn cây đang mùa chín rộ. Con mương uốn lượn hiền hòa in dấu
bao kỉ niệm ấu thơ đẹp như trong cổ tích, ghim sâu váo dòng kí ức của lũ
trẻ chúng tôi. Dường như trong dòng nước mát lành kia có chứa cả những
giọt nước mắt đầy tủi hờn của tôi ngày nào bị mẹ mắng vì có tội, giữa
trưa nắng chang chang, đầu trần, chân đất chạy khắp xóm, rồi vẫy vùng
hả hê trong dòng mương cùng đám bạn...
Chớm thu, khóm hoa trước thềm nhà chúm chím sắc hồng tươi trong
nắng tháng 8 hanh vàng. Chợt nhớ nôn nao lũ bạn nghịch ngợm, nhớ nôn
nao tiếng bài giảng trầm ấm của cô giáo và nhớ nôn nao lớp học với bồn
hoa cũng rực sắc hồng đang vẫy chào các bạn học trò vui tới lớp...
Thu đến rồi! Ôi mùa thu yêu dấu!...
(Theo Nguyễn Thị Duyên)
Dựa vào nội dung bài “Bâng khuâng vào thu”, hãy khoanh tròn vào chữ
cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện yêu cầu sau:
Câu 1: (0,5 điểm) Dòng nào nêu đúng những cảnh vật được tác giả
miêu tả qua từng đoạn văn trong bài?
A. Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, con mương in
dấu tuổi thơ, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo.
B. Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, cái đập thượng
nguồn, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo.
C. Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, giọt nước mắt
nhớ thương, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo.
D. Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, khóm hoa
trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo.
Câu 2 (0,5 điểm). Tác giả đã dựa vào những giác quan nào để miêu tả
cảnh làng quê khi mùa thu đến?
A. Thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.
B. Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác.
C. Thính giác, khứu giác, xúc giác, thị giác.
D. Thị giác, khứu giác, xúc giác.
Câu 3 (0,5 điểm). Điệp từ chớm thu được nhắc nhiều lần trong bài
nhằm nhấn mạnh điều gì?
A. Mùa thu đến sớm hơn lệ thường hằng năm.
B. Mùa thu có nhiều vẻ đẹp và gợi nhiều cảm xúc.
C. Mùa thu làm cho cảnh vật trở nên đẹp đẽ hẳn lên.
D. Đáp án A và C đều đúng.
Câu 4 (0,5 điểm). Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ trái nghĩa với “mát mẻ”
A. Nóng nực, oi bức, oi ả
B. Oi bức, bức bối, nóng nực
C. Nóng nảy, bức bối, oi
D. Bực bội, nóng nảy, oi ả
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5. Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống:
im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.
Cảnh vật trưa hè ở đây ............, cây cối đứng.............., không
gian................., không một tiếng động nhỏ.
Câu 6: Đặt câu có từ “đông” mang những nghĩa sau:
a) “Đông” chỉ một hướng, ngược với hướng tây
b) “Đông” chỉ một mùa trong năm
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7: Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cảnh bình minh hoặc hoàng hôn trên quê hương em. Bài làm:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
...................................................................................................................... Đáp án Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A C B A
Câu 5: Cảnh vật trưa hè ở đây yên tĩnh, cây cối đứng im lìm, không gian
vắng lặng, không một tiếng động nhỏ. Câu 6:
a) Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy.
b) Mùa đông đã về bên bờ sông Hương. B. Tập làm văn:
1. Mở bài: Một ngày mới lại bắt đầu. Bình minh đang hiện ra trước mắt
em. Một cảnh vật tuyệt đẹp và để lại cho ta cảm giác phấn khởi khi bước vào ngày mới. 2. Thân bài: a. Tả cảnh
Không khí đã bắt đầu se lạnh nhưng lại mang theo hơi ấm của thiên
nhiên như một lời chào chân thành.
Sương đang dần tan. Bầu trời mùa thu trong lành và cao vút.
Gió bay thoang thoảng qua, mơn man mái tóc em.
Đồng lúa đã chín vàng, hương lúa lan tỏa ra khắp mọi nơi.
Những chú trâu đang thung thăng gặm cỏ, mắt lim dim ngước nhìn xung quanh.
Những đàn cò bay lả, bay la, nghiêng mình chao lượn vài vòng rồi
đáp xuống bờ ruộng để “nghỉ ngơi lấy sức” mà bay tiếp. b. Tả hoạt động
Mọi người cũng đã tỉnh giấc và bắt đầu với công việc của mình.
Các bác, các cô vui vẻ vừa đi vừa trò chuyện xách cày, xách cuốc chuẩn bị ra đồng.
Các cậu bé, cô bé tung tăng vượt theo chú trâu xấu số đang bỏ chạy sợ hãi.
Dưới mặt hồ, ánh nắng ban mai chiếu xuống làm mặt ao lấp la lấp
lánh như một chiếc gương khổng lồ.
3. Kết bài: Ngắm nhìn quê hương em, em vô cùng tự hào khi mình được
sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thân thương này. Em sẽ cố gắng học thật
giỏi để mai sau lớn lên xây dựng quê hương đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Bài làm:
Bình minh là khoảnh khắc đẹp nhất trong một ngày đối với em. Vì vậy,
em luôn thức dậy sớm để chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh đẹp này trên quê hương mình.
Vào mùa hè, khoảng 5 giờ sáng là trời đã bắt đầu chuyển cảnh. Ông mặt
trời tích cực đến từ sớm, tưới đỏ rực cả khoảng trời, nhuộm sang cả vòm
cây, con đường và nhà cửa. Nhưng tất cả chỉ thoáng qua mà thôi. Ngay
khi những chú gà trống nhận ra ngày mới đã đến và cất tiếng gáy, thì sắc
đỏ ấy cũng tàn phai nhanh chóng. Để lại nền trời xanh trong veo như mặt
nước mùa thu. Không khí lúc này còn chút se lạnh và ẩm ướt của màn
đêm, kết hợp với những làn gió dìu dịu khiến con người ta cảm thấy dễ
chịu vô cùng. Cỏ cây, hoa lá sau một đêm say sưa với trăng thanh trở nên
càng thêm tươi xanh. Chúng sung sướng vẫy những chiếc lá non, rung
rinh những nụ hoa xinh để chào đón bầy ong, đàn bướm ghé chơi. Trên
các cành cây, bầy chim non ríu ra ríu rít chuyền cành, náo nhiệt chẳng
thua kém gì các bà các mẹ đi chợ sớm. Trên đường, dòng người ngày
càng đông hơn. Đó là những người đi học, đi làm, là những người ra đồng,
ra chợ. Ai ai cũng vui vẻ cười nói, tràn ngập niềm vui và sự phấn khởi
cho một ngày mới bắt đầu.
Ngắm nhìn cảnh bình minh trên quê hương, em luôn cảm thấy tâm hồn
mình được tiếp thêm những năng lượng tích cực. Và lại càng thêm yêu
quý quê hương của mình.