-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2024 - 2025 - Đề số 4 | Bộ sách Kết nối tri thức
II. Tập làm văn: Em hãy viết bài văn tả một cảnh đẹp của quê hương mà em yêu thích. Câu 7. Đặt 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa gốc và 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa chuyển ? Câu 6. Từ “nhấp nháy” được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên nhằm thể hiện điều gì? Câu 5. Từ “hắt” trong câu “Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.” thuộc từ loại nào? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Đề giữa HK1 Tiếng Việt 5 46 tài liệu
Tiếng Việt 5 1.1 K tài liệu
Đề thi giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2024 - 2025 - Đề số 4 | Bộ sách Kết nối tri thức
II. Tập làm văn: Em hãy viết bài văn tả một cảnh đẹp của quê hương mà em yêu thích. Câu 7. Đặt 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa gốc và 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa chuyển ? Câu 6. Từ “nhấp nháy” được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên nhằm thể hiện điều gì? Câu 5. Từ “hắt” trong câu “Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.” thuộc từ loại nào? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề giữa HK1 Tiếng Việt 5 46 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 5 1.1 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 5
Preview text:
Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu
hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.
II. Đọc thầm văn bản sau: Mùa thảo quả
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương
thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt
thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một
năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh
sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo
quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín
đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa
đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần.
Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ
chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng
như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua
ngày lại tiếp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt. (Theo Ma Văn Kháng)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Sự sinh sôi nảy nở và phát triển mạnh mẽ của cây thảo quả.
B. Hương thơm đậm và bao trùm không gian của thảo quả chín.
C. Sự khâm phục trước tốc độ phát triển nhanh chóng của cây thảo quả.
D. Sự phát triển của thảo quả và vẻ đẹp của rừng vào mùa thảo quả chín.
Câu 2. Cặp từ đồng nghĩa trong câu “Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm,
hoa thảo quả này dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.” là: A. tiếp tục, nảy B. sự sống, lặng lẽ C. âm thầm, lặng lẽ D. tiếp tục, lăng lẽ
Câu 3. Từ nào dưới dây không cùng nhóm với ba từ còn lại? A. ẩm ướt B. hương thơm C. ngây ngất D. chon chót
Câu 4. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn “Thảo quả như
những đốm lửa hồng.” là: A. đảo ngữ B. so sánh C. nhân hóa D. so sánh, nhân hóa
Câu 5. Từ “hắt” trong câu “Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy
rừng.” thuộc từ loại nào? A. động từ B. danh từ C. tính từ D. đại từ
Câu 6. Từ “nhấp nháy” được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên nhằm thể hiện điều gì?
A. Thảo quả chín rất nhanh và đột ngột.
B. Những đốm lửa sáng lên rồi vụt tắt ở trong rừng thảo quả.
C. Vẻ đẹp lóe sáng như những ngọn lửa của thảo quả chín.
D. Ánh mắt nháy liên tục do gặp phải ánh sáng chói lóa.
Câu 7. Đặt 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa gốc và 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa chuyển ?
....................................................................................................................... B. Kiểm tra viết
I. Chính tả: Nghe - viết Cánh đồng hoa
Các bạn nhỏ chụm đầu bàn tính và quyết tâm cải tạo đồng cỏ. Biết ý
tưởng dó, nhiều cô bác trong làng đã hưởng ứng. Họ hồ hởi cùng các bạn
bắt tay vào dọn rác, xới đất, gieo hạt, trồng cây; ngày ngày tưới nước, nhổ
cỏ, bắt sâu. Cây đâm chồi, nảy lộc, rồi như nở những bông hoa đầu tiên.
Ba tháng sau, hoa đã đua nhau khoe sắc: cúc bách nhật tím lịm, cúc vạn
thọ vàng tươi, mào gà đỏ thắm,... Quả nhiên, không thấy ai đến đây đổ
rác nữa. Nhóm bạn vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muộn hoa rực rỡ,
trong tiếng trống rộn ràng.
Với cánh đồng hoa xinh đẹp, ngôi làng trở nên nổi tiếng, đón nhiều khách
tới tham quan. Các bạn nhỏ và dân làng cười vui. Cánh đồng hoa cũng
như dạng vui cười hạnh phúc.
II. Tập làm văn: Em hãy viết bài văn tả một cảnh đẹp của quê hương mà em yêu thích
.................................................................................................................…
.................................................................................................................…
.................................................................................................................…
.................................................................................................................…
.................................................................................................................…
.................................................................................................................…
.................................................................................................................…
.................................................................................................................…
.................................................................................................................…
.................................................................................................................…
Đáp án Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm văn bản sau: Câu 1. Đáp án D. Câu 2. Đáp án C. Câu 3. Đáp án B. Câu 4. Đáp án B. Câu 5. Đáp án A. Câu 6. Đáp án C. Câu 7.
- Từ “xuân” mang nghĩa gốc:
Mùa xuân đến, cây hoa đào ở vườn nhà bà em lại tưng bừng khoe sắc.
- Từ “xuân” mang nghĩa chuyển:
Mặc dù đã sáu mươi tuổi nhưng bác Hồng trông vẫn còn xuân lắm! B. Kiểm tra viết I. Chính tả.
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức đoạn văn.
- Không mắc các lỗi chính tả, trình bày đẹp, sạch sẽ. II. Tập làm văn. Dàn ý
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: - Cảnh gì? Ở đâu? - Em đến vào dịp nào? 2. Thân bài: a) Tả bao quát:
- Không gian, màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? b) Tả chi tiết:
- Liệt kê nội dung miêu tả theo một trong các trình tự:
+ Theo không gian: Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong
cảnh theo trình tự từ gần tới xa, từ thấp lên cao, từ trái sang phải,..
+ Theo thời gian: Tả sự biến đổi hoặc đặc điểm của phong cảnh trong
những thời gian khác nhau (các buổi trong ngày, các mùa trong năm,...).
+ Theo không gian kết hợp với thời gian: Tả sự đổi thay đổi của từng sự
vật, hiện tượng... trong những thời điểm khác nhau. Lưu ý:
– Đặc điểm của phong cảnh cần được cảm nhận bằng nhiều giác quan.
– Tập trung miêu tả những sự vật, hiện tượng,... nổi bật.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ
niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...).
Tham khảo bài viết:
Quê ngoại của em là một ngôi làng nhỏ bình dị nằm dưới chân núi.
Khung cảnh đẹp nhất ở đây trong lòng em chính là cánh đồng cỏ rộng lớn ở phía cuối làng.
Cánh đồng cỏ nằm ở phía cuối làng, kẹt giữa hai ngọn đồi lớn. Ngăn cách
giữa đồng cỏ và xóm làng là một con sông nhỏ, lòng sông rộng chừng 2m,
nước chỉ sâu chừng ngang hông. Cỏ ở đây là cỏ mần trầu - một loại cỏ dại
rất khỏe và dẻo dai. Quanh năm dù mưa hay nắng, nóng hay lạnh thì
chúng cũng luôn tươi tốt, chẳng cần ai chăm sóc. Không rõ có phải do đất
đai ở đây tốt hay không, mà có mần trầu mọc rất cao và dày, hơn hẳn
những nơi em từng đến. Những cây cỏ mần trầu có lá dài bằng cả hai
gang tay, màu xanh sẫm. Chúng mọc sát nhau, chi chít đến mức nhìn từ
xa cứ như một tấm thảm màu xanh sẫm mà người trời đánh rơi xuống.
Mỗi khi có gió nổi lên, lá cỏ đung đưa mạnh mẽ, phô diễn sự mảnh mai
và uyển chuyển của mình. Chúng chạm vào nhau, tạo nên bản nhạc rào
rào tưởng chừng như khúc hát của tự nhiên. Không khí ở đồng cỏ rất
trong lành và thoáng đãng, lại mát mẻ, dễ chịu. Mùa hè, người dân trong
làng rất thích kéo nhau ra sông tắm mát, ngắm cảnh đồng cỏ, hoặc đơn
giản chỉ là ngồi hóng mát. Còn trẻ con thì phẩn khởi thả diều, đuổi nhau ầm ĩ.
Sự bình yên và dung dị ấy khiến cánh đồng cỏ trở nên đẹp lạ kì trong kí
ức của em. Mà dù đi đến nhiều nơi xa khác, em cũng chỉ muốn trở về
thăm nơi đây thêm lần nữa.