Đề thi giữa kì học phần luật tài chính | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Luật tài chính 12 tài liệu

Thông tin:
5 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề thi giữa kì học phần luật tài chính | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

51 26 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 46797236
Họ và tên: Nguyễn An Khải
Lớp: K67 LKDA
MSV: 22063085
KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
LUẬT TÀI CHÍNH
Câu 1: Nêu căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước?
- Khái niệm: Lập ngân sách nhà nước là một quá trình soạn thảo và quy định ngân
sách cho các cơ quan, đơn vị và tổ chức.
Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước:
* Điều 41 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định cụ thể như sau:
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại,
bìnhđẳng giới.
- Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan,
tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.
- Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định
mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.
- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối
với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp
trên cho ngân sách cấp dưới.
- Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.
- Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế
hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.
- Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.
- Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức,
đơn vị có liên quan.
Theo đó, để lập dự toán ngân sách nhà nước ta cần có những căn cứ sau:
lOMoARcPSD| 46797236
+, Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
+, Căn cứ tình hình thực hiện ngân sách ( điều kiện kinh tế - xã hội….).
+, Căn cứ chủ trương, chính sách, chế độ và số kiểm tra ( chỉ tiêu, các số liệu cấp trên
thông báo cho cấp dưới lập dự toán ).
Câu 2: Phân biệt chi thương xuyên và chi đầu tư phát triển? Nguồn để chi thường
xuyên có đặc điểm gì?
Khái niệm:
- Chi thường xuyên là quá trình phân bổ và sử dụng thu nhập từ các quỹ tài chính
công nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường
xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế – xã hội.
- Chi đầu tư phát triển là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước để
đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, phát triển sản xuất và sự trữ vật tư hàng hóa của
nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu ổn định tăng trưởng vĩ mô và thúc đầy phát triển
kinh tế xã hội.
*Phân biệt chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển:
1.Mục đích chi:
- Chi thường xuyên: thực hiện các chức năng nhiệm vụ nhà nước của nhà nước.- Chi
đầu tư: ổn đinh kinh tế vi mô, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
2. Tính chất:
- Chi thường xuyên: mang tính chất thường xuyên ổn định, mang tính chất tiêu
dùng, phạm vi tác động ngắn hơn. Là khoản chi có tính chất tiêu dùng hiện tại bảo
đảm duy trì hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, bảo đảm sự ổn định xã hội,
là khoản chi có tính phí tổn. Không có khả năng hoàn trả hay thu hồi. Ví dụ: trả
lương cho cán bộ công chức.
- Chi đầu tư phát triển: không ổn định, là các khoản chi lớn, mang tính chất tích
lũy phát triển, phạm vi tác động lớn. Ví dụ: chi xây sân vận động quốc gia Mỹ Đình.
Là khoản chi có tính tích luỹ không để tiêu dùng hiện tại có tác dụng tăng trưởng kinh
tế, khoản chi không mang tính phí tổn – có khả năng hoàn vốn.
3. Phạm vi mức độ chi:
lOMoARcPSD| 46797236
- Chi thường xuyên: Phụ thuộc vào cơ cấu bộ máy nhà nước, sự lựa chọn của nhà
nước trong việc cung ứng dịch vụ công.
- Chi đầu tư phát triển: kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội.
4. Nguồn vốn chi:
- Chi thường xuyên: thuế, phí và lệ phí mang tính chất thường xuyên bắt buộc và
ổn định.
- Chi đầu tư: và vốn vay, tiền thuế, lệ phí, phí tích lũy để dùng(nợ ưu tiên chi
thường xuyên).
5. Mức độ ưu tiên:
- Chi thường xuyên thì có mức độ thường xuyên.
- Chi đầu tư phát triển: có thể bị gián đoạn.
6. Hình thức chi:
- Chi đầu tư phát triển: Có khoản cấp phát hoàn lại tạm ứng. Chi theo dự toán kinh
phíhoặc cấp phát theo lệnh chi tiền.
- Chi thường xuyên: Cấp phát không hoàn lại, chủ yếu chi theo dự toán.
7. Nguồn vốn chi:
- Chi đầu tư phát triển: Bao gồm nguồn thu ngân sách từ thuế, phí lệ phí thu
trong cân đối ngân sách và từ nguồn vốn vay của nhà nước.
- Chi thường xuyên: Chỉ chi từ thu ngân sách từ thuế, phí lệ phí thu trong cân đối
ngânsách.
8. Dự toán chi:
- Chi đầu tư phát triển: Bao gồm tổng dự toán và dự toán bố trí hằng năm, chi thường
vào thời điểm cụ thể nên có kế hoạch chi để bảo đảm nguồn.
- Chi thường xuyên: Gồm dự toán chi hằng năm được thực hiện tương đối đều trong
các tháng, quý của năm.
*Nguồn để chi thường xuyên có đặc điểm là:
- Đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ôn định khá rõ nét. Những chức
năng vốn có của NN như bạo lực, trấn áp và tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế,
xã hội muốn thực hiện được phải có nguồn cung vốn từ NSNN. Tính ổn định của chi
thường xuyên còn bắt nguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi bộ
phận cụ thể thuộc guồng máy của NN phải thực hiện.
- Xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối cùng của vốn
cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của NSNN có hiệu lực tác động
trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội.
- Phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ
máy NN và sự lựa chọn của NN trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng. Với tư
lOMoARcPSD| 46797236
cách là một quỹ tiền tệ tập trung của NN, nên tất yếu quá trình phân phối và sử dụng
vốn NSNN luôn phải hướng vào việc đảm bảo sự hoạt động bình thường của nộ máy
NN đó.
Câu 3: Công ty A nhập khẩu 01 xe ô tô 7 chỗ, sau đó bán cho Công ty B. Công ty B
bán xe cho người tiêu dùng.
Hỏi:
1. Cho biết các khoản thuế mà các công ty phải nộp?
2. Giả sử giá xe ô tô ở khâu nhập khẩu là 300 triệu đồng và thuế suất của thuế
nhập khẩu là 50%, thuế TTĐB là 60%, GTGT là 10%, hãy tính số thuế
GTGT mà Công ty A phải nộp ở khâu nhập khẩu?
Bài làm:
1.Các khoản thuế mà các công ty phải nộp là:
Công ty A:
- Thuế nhập khẩu: Được đánh trực tiếp vào giá ô tô nhập khẩu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Vì ô tô là loại hàng hóa xa xỉ
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Là thuế gián thu đánh vào hầu hết các hàng hoá, dịch
vụ. Thuế suất thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam là 10%.
Công ty B:
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Công ty B bán xe cho người tiêu dùng chịu thuế giá
trị gia tăng (VAT) là 10%.
2.Ta có:
Chi phí thuế nhập khẩu = Giá nhập tại cửa khẩu * thuế suất thuế nhập khẩu.
=> Chi phí nhập khẩu = 300 triệu * 50% = 150 triệu đồng.
Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt = ( giá nhập khẩu tại cửa khẩu + chi phí thuế nhập
khẩu ) * thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
=> Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt = ( 300 triệu + 150 triệu ) * 60% = 270 triệu đồng.
Thuế giá trị gia tăng (VAT) = ( giá nhập khẩu tại cửa khẩu + chi phí thuế nhập khẩu
+ chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt + chi phí thuế bảo vệ môi trường”nếu có” ) * thuế suất
thuế giá trị gia tăng.
=> Số thuế giá trị gia tăng mà Công ty A phải nộp ở khâu nhập khẩu là:
= ( 300 triệu + 150 triệu + 270 triệu ) * 10% = 72 triệu đồng.
lOMoARcPSD| 46797236
Kết luận: Vậy số thuế giá trị gia tăng mà Công ty A phải nộp ở khâu nhập khẩu là 72
triệu đồng.
| 1/5

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46797236
Họ và tên: Nguyễn An Khải Lớp: K67 LKDA MSV: 22063085
KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN LUẬT TÀI CHÍNH
Câu 1: Nêu căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước?
- Khái niệm: Lập ngân sách nhà nước là một quá trình soạn thảo và quy định ngân
sách cho các cơ quan, đơn vị và tổ chức.
Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước:
* Điều 41 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định cụ thể như sau:
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bìnhđẳng giới.
- Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan,
tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.
- Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định
mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.
- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối
với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp
trên cho ngân sách cấp dưới.
- Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.
- Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế
hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.
- Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.
- Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Theo đó, để lập dự toán ngân sách nhà nước ta cần có những căn cứ sau: lOMoAR cPSD| 46797236
+, Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
+, Căn cứ tình hình thực hiện ngân sách ( điều kiện kinh tế - xã hội….).
+, Căn cứ chủ trương, chính sách, chế độ và số kiểm tra ( chỉ tiêu, các số liệu cấp trên
thông báo cho cấp dưới lập dự toán ).
Câu 2: Phân biệt chi thương xuyên và chi đầu tư phát triển? Nguồn để chi thường
xuyên có đặc điểm gì? Khái niệm:
- Chi thường xuyên là quá trình phân bổ và sử dụng thu nhập từ các quỹ tài chính
công nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường
xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế – xã hội.
- Chi đầu tư phát triển là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước để
đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, phát triển sản xuất và sự trữ vật tư hàng hóa của
nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu ổn định tăng trưởng vĩ mô và thúc đầy phát triển kinh tế xã hội.
*Phân biệt chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển: 1.Mục đích chi:
- Chi thường xuyên: thực hiện các chức năng nhiệm vụ nhà nước của nhà nước.- Chi
đầu tư: ổn đinh kinh tế vi mô, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. 2. Tính chất: -
Chi thường xuyên: mang tính chất thường xuyên ổn định, mang tính chất tiêu
dùng, phạm vi tác động ngắn hơn. Là khoản chi có tính chất tiêu dùng hiện tại bảo
đảm duy trì hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, bảo đảm sự ổn định xã hội,
là khoản chi có tính phí tổn. Không có khả năng hoàn trả hay thu hồi. Ví dụ: trả
lương cho cán bộ công chức. -
Chi đầu tư phát triển: không ổn định, là các khoản chi lớn, mang tính chất tích
lũy phát triển, phạm vi tác động lớn. Ví dụ: chi xây sân vận động quốc gia Mỹ Đình.
Là khoản chi có tính tích luỹ không để tiêu dùng hiện tại có tác dụng tăng trưởng kinh
tế, khoản chi không mang tính phí tổn – có khả năng hoàn vốn.
3. Phạm vi mức độ chi: lOMoAR cPSD| 46797236
- Chi thường xuyên: Phụ thuộc vào cơ cấu bộ máy nhà nước, sự lựa chọn của nhà
nước trong việc cung ứng dịch vụ công.
- Chi đầu tư phát triển: kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. 4. Nguồn vốn chi: -
Chi thường xuyên: thuế, phí và lệ phí mang tính chất thường xuyên bắt buộc và ổn định. -
Chi đầu tư: và vốn vay, tiền thuế, lệ phí, phí tích lũy để dùng(nợ ưu tiên chi thường xuyên).
5. Mức độ ưu tiên:
- Chi thường xuyên thì có mức độ thường xuyên.
- Chi đầu tư phát triển: có thể bị gián đoạn. 6. Hình thức chi:
- Chi đầu tư phát triển: Có khoản cấp phát hoàn lại tạm ứng. Chi theo dự toán kinh
phíhoặc cấp phát theo lệnh chi tiền.
- Chi thường xuyên: Cấp phát không hoàn lại, chủ yếu chi theo dự toán. 7. Nguồn vốn chi: -
Chi đầu tư phát triển: Bao gồm nguồn thu ngân sách từ thuế, phí lệ phí thu
trong cân đối ngân sách và từ nguồn vốn vay của nhà nước. -
Chi thường xuyên: Chỉ chi từ thu ngân sách từ thuế, phí lệ phí thu trong cân đối ngânsách. 8. Dự toán chi:
- Chi đầu tư phát triển: Bao gồm tổng dự toán và dự toán bố trí hằng năm, chi thường
vào thời điểm cụ thể nên có kế hoạch chi để bảo đảm nguồn.
- Chi thường xuyên: Gồm dự toán chi hằng năm được thực hiện tương đối đều trong các tháng, quý của năm.
*Nguồn để chi thường xuyên có đặc điểm là:
- Đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ôn định khá rõ nét. Những chức
năng vốn có của NN như bạo lực, trấn áp và tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế,
xã hội muốn thực hiện được phải có nguồn cung vốn từ NSNN. Tính ổn định của chi
thường xuyên còn bắt nguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi bộ
phận cụ thể thuộc guồng máy của NN phải thực hiện.
- Xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối cùng của vốn
cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của NSNN có hiệu lực tác động
trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội.
- Phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ
máy NN và sự lựa chọn của NN trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng. Với tư lOMoAR cPSD| 46797236
cách là một quỹ tiền tệ tập trung của NN, nên tất yếu quá trình phân phối và sử dụng
vốn NSNN luôn phải hướng vào việc đảm bảo sự hoạt động bình thường của nộ máy NN đó.
Câu 3: Công ty A nhập khẩu 01 xe ô tô 7 chỗ, sau đó bán cho Công ty B. Công ty B
bán xe cho người tiêu dùng. Hỏi:
1. Cho biết các khoản thuế mà các công ty phải nộp?
2. Giả sử giá xe ô tô ở khâu nhập khẩu là 300 triệu đồng và thuế suất của thuế
nhập khẩu là 50%, thuế TTĐB là 60%, GTGT là 10%, hãy tính số thuế
GTGT mà Công ty A phải nộp ở khâu nhập khẩu? Bài làm:
1.Các khoản thuế mà các công ty phải nộp là: Công ty A:
- Thuế nhập khẩu: Được đánh trực tiếp vào giá ô tô nhập khẩu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Vì ô tô là loại hàng hóa xa xỉ
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Là thuế gián thu đánh vào hầu hết các hàng hoá, dịch
vụ. Thuế suất thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam là 10%. Công ty B:
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Công ty B bán xe cho người tiêu dùng chịu thuế giá
trị gia tăng (VAT) là 10%. 2.Ta có:
Chi phí thuế nhập khẩu = Giá nhập tại cửa khẩu * thuế suất thuế nhập khẩu.
=> Chi phí nhập khẩu = 300 triệu * 50% = 150 triệu đồng.
Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt = ( giá nhập khẩu tại cửa khẩu + chi phí thuế nhập
khẩu ) * thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
=> Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt = ( 300 triệu + 150 triệu ) * 60% = 270 triệu đồng.
Thuế giá trị gia tăng (VAT) = ( giá nhập khẩu tại cửa khẩu + chi phí thuế nhập khẩu
+ chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt + chi phí thuế bảo vệ môi trường”nếu có” ) * thuế suất thuế giá trị gia tăng.
=> Số thuế giá trị gia tăng mà Công ty A phải nộp ở khâu nhập khẩu là:
= ( 300 triệu + 150 triệu + 270 triệu ) * 10% = 72 triệu đồng. lOMoAR cPSD| 46797236
Kết luận: Vậy số thuế giá trị gia tăng mà Công ty A phải nộp ở khâu nhập khẩu là 72 triệu đồng.