-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống | đề 2
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Đề HK1 Tiếng Việt 4 32 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống | đề 2
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Chủ đề: Đề HK1 Tiếng Việt 4 32 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
UBND HUYỆN …..
TRƯỜNG TIỂU HỌC…..
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 Sốcâu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng TT Chủ đề số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL
Đọc hiểu văn bản
- Nhận biết được chi tiết nội dung của văn bản. Số câu 4 1 4 1 - Tìm được những từ
ngữ cho biết đặc điểm 1
của nhân vật, mô tả được
nhân vật, có mối quan hệ Câu số 1, 2, giữa các nhân vật trong 5 3,4 văn bản - Nêu suy nghĩ của bản
thân và rút được bài học phù hợp. Số điểm 2,0 1,0 2,0 1,0
Kiến thức tiếng Việt
- Nhận biết được danh từ Số câu 2 2 2 2 chung, danh từ riêng. - Hiểu nghĩa một số 2 thành ngữ, tục ngữ. Câu số 6,7 8,9
- Nhận biết quy tắc viết
hoa tên cơ quan, tổ chức
- Viết được đoạn văn có Số điểm 2,0 2,0 2,0 2,0
sử dụng danh từ, động từ Số câu 6 2 1 6 3 Tổng Số điểm 4,0 2,0 1,0 4,0 3,0 UBND HUYỆN….
TRƯỜNG TIỂU HỌC……
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi:
Thăm số 1: ĐỒNG TIỀN VÀNG
Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc
tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi
mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:
- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
- Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu
buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.
Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự: - Thật chứ?
- Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu.
Câu hỏi: Cậu bé Rô-be làm nghề gì? (Làm nghề bán diêm.)
Thăm số 2: ĐỒNG TIỀN VÀNG
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một đồng tiền vàng.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất
giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:
- Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ?
Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp:
- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu
không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.
Câu hỏi: Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Rô-be? (chừng mười hai,
mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao…)
Thăm số 3: MỘT VIỆC NHỎ THÔI
Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ đi nghỉ mát ở một
bãi biển vào dịp hè. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây những toà lâu đài trên cát.
Bố mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, dõi nhìn các con vui
đùa. Thế rồi, họ trông thấy một bà cụ nhỏ nhắn ăn mặc xuềnh xoàng, trên tay
cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên
càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ lẩm bẩm, dáo
dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi.
Câu hỏi: Khi ngồi trên bãi biển, gia đình nọ đã nhìn thấy điều gì lạ?
(Một cụ già đang lẩm bẩm, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những)
Thăm số 4: MỘT VIỆC NHỎ THÔI
Hai vợ chồng không hẹn mà cùng vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn
chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà
nghe thấy để bà đi chỗ khác kiếm ăn.
Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy
bà cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương
đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại mà giả vờ
ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn
cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.
Câu hỏi: Những chi tiết nào mô tả thái độ coi thường, e ngại của gia đình
đó đối với bà cụ ? (Vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa; cố ý
nói to để bà cụ nghe thấy mà đi chỗ khác kiếm ăn.)
Thăm số 5: MỘT VIỆC NHỎ THÔI
Thương cháu đến ngẩn ngơ, từ dạo ấy, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm
nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lí do
thì bà cụ đáp mà đôi mắt ướt nhòe : “Ô, tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để
các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa
cháu đáng thương của tôi”.
Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể
nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi.
Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống…
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về việc làm của bà cụ ?(Việc làm của bà cụ
rất đáng được trả công.)
Thăm số 6: VỀ THĂM BÀ
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không
có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ : - Bà ơi !
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc
bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư ?
Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương :
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh
cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.
Câu hỏi: Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào ? (Yên lặng)
Thăm số 7: VỀ THĂM BÀ - Cháu đã ăn cơm chưa ?
- Dạ chưa. Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói. Bà nhìn cháu, giục :
- Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt !
Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh
cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế.
Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà
cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
Câu hỏi: Vì sao Thanh đã khôn lớn rồi mà vẫn “cảm thấy chính bà che chở cho
mình cũng như những ngày còn nhỏ”?
Thăm số 8: QUÊ HƯƠNG
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu
tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thấm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã
hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa...
Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương
ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó, chị cũng
có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫn trong vườn cây, thấy ruộng
đồng, thấy núi Ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò.
Câu hỏi: Vì sao chị Sứ lại yêu quê hương sâu nặng đến vậy?(Vì quê hương là
nơi chị đã sinh ra và lớn lên, nơi đã gắn bó rất nhiều kỉ niệm đầy ý nghĩa.)
Thăm số 9: QUÊ HƯƠNG
Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng
óng. Nắng đã chiếu sáng lóa cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong nắng đó. Sứ
nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Sứ
còn thấy rõ những vạt lưới đen ngăm, trùi trũi.
Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm
mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.
Câu hỏi: Vì sao chị Sứ lại yêu quê hương sâu nặng đến vậy?(Vì quê hương là
nơi chị đã sinh ra và lớn lên, nơi đã gắn bó rất nhiều kỉ niệm đầy ý nghĩa.)
Thăm số 10 Ba nàng công chúa
Vua San-ta có ba nàng công chúa rất xinh đẹp và giỏi giang. Năm ấy, đất nước
có giặc ngoại xâm mà vua tuổi đã cao, sức đã yếu. Ba nàng công chúa cùng nhau
đến xin vua cha cho ra trận nhưng đức vua khoát tay, bảo:
- Các con mảnh mai như thế thì làm được gì nào?
Câu hỏi: Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm bảo vệ đất nước của ba nàng công chúa.
II. Đọc hiểu: (7 điểm) MỘT ƯỚC MƠ
Hồi nhỏ, tôi rất thích đi học và tất cả những gì thuộc về nó: lớp học, bảng
đen, sách vở, những người bạn, tiếng giảng bài của thầy cô,... Và luôn ao ước sẽ
có một ngày, tôi tự hào giương cao tấm bằng tốt nghiệp trong niềm vui sướng
và ánh mắt mừng vui của mọi người. Nhưng tôi là con một gia đình nghèo,
đông anh em. Tôi phải quyết định nghỉ học và xin làm việc trong một tiệm
bánh. Từ đó ước mơ của tôi cũng lụi tàn dần. Lớn lên, như bao người phụ nữ
khác, tôi lấy chồng, sinh con. Tôi quyết tâm không để các con mình thất học,
phải sống khổ sở như tôi. Và hai vợ chồng tôi đã làm việc cật lực để nuôi dạy
các con thành tài. Duy chỉ có cô con gái út Lin-đa là có vấn đề. Lin-đa từ nhỏ
đã ốm yếu, khó nuôi, nên ít có trường nào nhận dạy bé lâu dài. Không đành
lòng nhìn con đi theo vết xe đổ của mình, tôi bắt đầu hỏi thăm và tìm hiểu.
Cuối cùng, tôi cũng kiếm được trường, đăng kí không chỉ cho Lin-đa mà
còn cho cả tôi cùng học nữa. Tôi muốn ở bên cạnh con, giúp đỡ nó và sâu xa
hơn là tiếp tục thực hiện giấc mơ của mình. Thật là thú vị khi lại được đến
trường. Nhưng cũng không dễ dàng chút nào khi ở tuổi 58, tôi phải vừa làm
công việc nhà, vừa đánh vật với những con số. Hai mẹ con tôi luôn động viên,
an ủi và giúp đỡ nhau trong học tập. Cứ thế cho đến ngày chúng tôi tốt nghiệp.
Thật không ngờ, đến cuối đời, tôi mới được sống cho mình, cho hạnh phúc và
ước mơ của mình. Có lẽ hơi trễ một chút nhưng tôi nhận ra một điều: đừng bao
giờ chôn vùi những ước mơ! Hãy vững tin rằng, một ngày mai ta sẽ biến chúng thành hiện thực. (Đặng Thị Hòa)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng trong các câu sau: (1;2;4)
Câu 1(TNM1- 0,5 điểm)
Tác giả của câu chuyện đã có ước mơ gì?
A. Được làm cô giáo
B. Được khen học giỏi. C. Rất thích đi học.
Câu 2. (TNM1- 0,5 điểm)
Vì sao tác giả lại không được đến trường như bao bạn khác?
A. Vì tác giả học không bằng các bạn
B. Vì nhà tác giả nghèo, đông anh em.
C. Vì nhà tác giả nhiều người không đi học.
Câu 3.(TNM1-0,5 điểm)
Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.
Vì sao tác giả lại đi học cùng con gái mình?
Vì tác giả muốn ở bên cạnh con, giúp đỡ con trong quá trình học tập.
Vì tác giả muốn tiếp tục thực hiện ước mơ được đi học của mình.
Vì tác giả là người nuông chiều con cái, và con gái hay ốm đau, bệnh tật.
Câu 4. (TNM1- 0,5 điểm)
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Chỉ cần quyết tâm và nỗ lực thì ta sẽ đạt được điều ta mơ ước.
B. Hãy mơ mộng một chút cho cuộc đời thêm tươi đẹp.
C. Luôn nghĩ về quá khứ khi còn đi học để cuộc đời tươi đẹp
Câu 5.(TLM3- 1,0 điểm)
Ước mơ của em là gì? Để thực hiện những ước mơ đó, em cần phải làm gì?
……………………………………………………………………………………….
Câu 6. (TNM1 - 1,0 điểm)
Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào đúng bảng dưới đây:
Nhiều người vẫn nghĩ loài cây bao báp kì diệu chỉ có ở Châu Phi. Nhưng thực
ra tại châu lục đen chỉ có duy nhất một loài bao báp. Còn trên đảo Ma-đa-ga-
xca ở Ấn Độ Dương có tới tận bảy loài. Một loài trong số đó còn được trồng
thành đồn điền, vì từ hạt của nó có thể chế được loại bơ rất ngon và bổ dưỡng. Danh từ chung Danh từ riêng
……………………………………… ……………………………………………
……………………………………… ……………………………………………
Câu 7.(TNM1 - 1,0 điểm)
Nối câu tục ngữ thích hợp ở bên A với lời khuyên, lời chê ở bên B: A B
1) Chê những người xấu tính, a) Ở hiền gặp lành.
hay ghen tị khi thấy người
khác hạnh phúc, may mắn.
2) Khuyên con người sống
b) Trâu buộc ghét trâu ăn.
nhân hậu, hiền lành thì sẽ gặp điều tốt đẹp.
Câu 8.(TLM2 - 1,0 điểm)
Viết hoa tên cơ quan, tổ chức cho đúng.
a. Sở giáo dục và đào tạo tỉnh hà giang.
……………………………………………………………………………….
b. Nhà máy Thuỷ điện thác bà yên bái.
……………………………………………………………………………….
Câu 9.(TLM2 - 1,0 điểm)
Viết2 – 3 câu có danh từ, động từ nói về trường, lớp của em
…………………………………………………………………………………
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc.
………………………………………..Hết………………………………………. UBND HUYỆN …..
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 TRƯỜNG TH…..
NĂM HỌC 2023 – 2024
A.Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)Bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ
(không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II. Đọc hiểu: (7 điểm) Câu 1 2 4 Đáp án C B A Số điểm 0.5 0.5 0.5
Câu 3. (0,5 điểm)Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
X Vì tác giả muốn ở bên cạnh con, giúp đỡ con trong quá trình học tập.
X Vì tác giả muốn tiếp tục thực hiện ước mơ được đi học của mình.
Câu 5: (1,0 điểm) Ước mơ của em là gì? Để thực hiện những ước mơ đó,
em cần phải làm gì?
-Viết được tên ước mơ (0,5 điểm)
- Viết được những việc cần phải làm để hiện thực hiện ước mơ đó (0,5 điểm)
Câu 6: (1,0 điểm). Xếp các từ in đậm trong đoạn văn vào đúng bảng Danh từ chung Danh từ riêng
người, châu lục, đồn điền, bao báp
Châu Phi, Ma-đa-ga-xca, Ấn Độ Dương.
Câu 7: (1 điểm)Mỗi ý nối đúng được 0,5 điểm A B
1) Chê những người xấu
tính, hay ghen tị khi thấy a) Ở hiền gặp lành. người khác hạnh phúc, may mắn. 2) Khuyên con người
b) Trâu buộc ghét trâu ăn.
sống nhân hậu, hiền lành
thì sẽ gặp điều tốt đẹp.
Câu 8. (1,0 điểm). Viết hoa đúng tên cơ quan, tổ chức mỗi ý được 0,5 điểm
a. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang.
b. Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà Yên Bái.
Câu 9: (1,0 điểm)Viếtđược 2 – 3 câu có danh từ, động từ nói về trường, lớp
của emđúng chính tả được 1 điểm.
VD: E đang học tại lớp 4B trường Tiểu học Nà Chì. Trường em nằm ở trung
tâm gắn với thôn Thôm Thọ.Các thầy cô giáo ở trường dạy chúng em rất nhiều điều hay.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
Bài văn đảm bảo các yêu cầu như sau:
- Bài viết đúng dạng văn kể chuyện đủ 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
Bài viết đảm bảo đúng ngữ pháp, biết dùng từ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp (9 điểm).
Mở bài: Giới thiệu được câu chuyện cổ tích ( Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp) (2 điểm )
Thân bài:Kể đúng nội dung câu chuyện, đúng diễn biến các sự việc diễn ra
trong câu chuyện.(5 điểm)
Kết bài: Nêu được cảm xúc, suy nghĩ nhận xét, những liên tưởng của mình
về câu chuyên. (2 điểm)
Các mức điểm khác tùy mức độ sai sót GV cho điểm cho phù hợp.(Tuỳ theo
mức độ sai sót về ý, diễn đạt , chữ viết và lỗi chính tả của học sinh.