Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống | đề 5
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Chủ đề: Đề HK1 Tiếng Việt 4
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Đề 1
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Học sinh bốc thăm và đọc một trong các bài sau:
Câu 1. Bài đọc: Điều kì diệu (SGK Tiếng Việt 4 - Tập 1, trang 8)
- Đọc thuộc khổ thơ 4, 5
- Trả lời câu hỏi: Điều kì diệu mà bạn nhỏ đã phát hiện ra là gì?
Câu 2. Bài đọc: Những bức chân dung (SGK Tiếng Việt 4 - Tập 1, trang 30)
- Đọc đoạn 1, 2: Từ đầu đến “nhưng Hoa Nhỏ rất thích”.
- Trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ Hoa Nhỏ như thế nào?
Câu 3. Bài đọc: Nhà phát minh sáu tuổi (SGK Tiếng Việt 4 - Tập 1, trang 51)
- Đọc từ “Cô bé vào bếp” đến hết
- Trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào về câu nói của người cha: “Đây sẽ là giáo sư đời
thứ bảy của gia tộc tôi”
Câu 4. Bài đọc: Gặt chữ trên non (SGK Tiếng Việt 4 - Tập 1, trang 63) - Đọc thuộc khổ 1, 2
- Trả lời câu hỏi: Em hãy tìm từ láy trong đoạn thơ vừa đọc thuộc.
Câu 5. Bài đọc: Thanh âm của núi (SGK Tiếng Việt 4 - Tập 1, trang 85)
- Đọc đoạn: Từ đầu đến “bến bờ hiện tại”
- Trả lời câu hỏi: Đến Tây Bắc, du khách có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông?
Câu 6. Bài đọc: Bay cùng ước mơ (SGK Tiếng Việt 4 - Tập 1, trang 109)
- Đọc đoạn: Từ “Thế là” đến “cực mát”
- Trả lời câu hỏi: Nêu ước mơ của các bạn nhỏ trong đoạn văn?
Câu 7. Bài đọc: Bốn mùa mơ ước (SGK Tiếng Việt 4 - Tập 1, trang 122 ) - Đọc thuộc khổ 1, 2
- Trả lời câu hỏi: Trong hai khổ thơ, các bạn nhỏ mơ ước điều gì?
Câu 8. Bài đọc: Nếu chúng mình có phép lạ (SGK Tiếng Việt 4 - Tập 1, trang 132) - Đọc thuộc bài thơ
- Trả lời câu hỏi: Câu thơ nào được lặp lại nhiều nhất trong bài?
II. Đọc hiểu (7 điểm)
“Hà Nội có chong chóng
Cứ tự quay trong nhà
Không cần trời thổi gió
Không cần bạn chạy xa
Hà Nội có nhiều hoa
Bó từng chùm cẩn thận
Mấy chú vào mua hoa
Tươi cười ra mặt trận
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao
Hà Nội có nhiều hào
Bụng súng đầy những đạn
Và có nhiều búp bê
Bóng tròn cho các bạn
Hà Nội có tàu điện
Đi về cứ leng keng
Người xuống và người lên
Người nào trông cũng đẹp
Mấy năm giặc bắn phá
Ba Đình vẫn xanh cây
Trăng vàng chùa Một Cột
Phủ Tây Hồ hoa bay…”
(Hà Nội, Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Từ Hà Nội được nhắc lại mấy lần trong bài thơ? A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 2. Những địa danh nào ở Hà Nội được nhắc đến trong bài thơ? A. Hồ Gươm, Ba Đình
B. Chùa Một Cột, phủ Tây Hồ C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 3. Từ “Hà Nội” thuộc từ loại gì? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Số từ
Câu 4. Bài thơ thể hiện tình cảm gì với Hà Nội? A. Yêu mến B. Tự hào C. Trân trọng C. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Em hãy viết một câu nêu cảm nhận về bài thơ.
Câu 6. Xếp các từ: chong chóng, Hà Nội, Ba Đình, tàu điện vào hai nhóm: a. Danh từ chung b. Danh từ riêng
Câu 7. Đặt một câu có sử dụng một danh từ riêng trong bài thơ trên.
Câu 8. Tìm một từ láy và một từ ghép trong bài thơ?
Câu 9. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu: Ba Đình vẫn xanh cây.
Câu 10. Câu thơ “Nước xanh như bút pha mực” sử dụng biện pháp tu từ gì?
B. Phần kiểm tra viết (10 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) miêu tả một con vật em đã
được quan sát trên ti vi hoặc phim ảnh. Đáp án
A. Phần đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu (100 tiếng/phút), giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, đúng từ
(không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
(Tuỳ theo từng trường hợp học sinh đọc sai mà ghi điểm cho phù hợp)
* Lưu ý: Điểm đọc thành tiếng có thể cho điểm thập phân đến 0,25.
II. Đọc hiểu (7 điểm) Câu Đáp án Điểm Hướng dẫn chấm 1 A
0,5đ Chọn đúng như đáp án mỗi câu đạt 0,5 điểm 2 C 0,5đ 3 A 0,5đ 4 C 0,5đ
Bài thơ Hà Nội rất hấp dẫn và giúp 5 1đ
HS nêu được cảm nhận về bài
em hiểu thêm về Hà Nội. thơ.
a. Danh từ chung: chong chóng, tàu 6 1đ
HS sắp xếp đúng vào 2 nhóm điện từ
b. Danh từ riêng: Hà Nội, Ba Đình
Hà Nội là thủ đô của nước Việt 7 1 đ
HS đặt được câu có sử dụng Nam.
danh từ riêng trong bài thơ - Một từ láy: leng keng 8
0,5đ HS tìm được từ ghép, từ láy - Một từ ghép: búp bê trong bài thơ - Chủ ngữ: Ba Đình 9 1 đ
HS xác định được CN, VN
- Vị ngữ: vẫn xanh cây. trong câu thơ
Câu thơ “Nước xanh như bút pha 10
0.5đ HS xác định được đúng biện
mực” sử dụng biện pháp tu từ so pháp tu từ. sánh
B. Phần kiểm tra viết (10 điểm)
- GV cho điểm thành phần như sau:
⚫ Miêu tả một con vật em đã được quan sát trên ti vi hoặc phim ảnh: 8đ
⚫ Chữ viết, chính tả: 0,75đ
⚫ Dùng từ, đặt câu: 0,75đ
⚫ Sáng tạo, nhiều hơn 12 câu: 0,5đ Đề 2
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Học sinh bốc thăm và đọc một trong các bài sau:
Câu 1. Bài đọc: Thi nhạc (SGK Tiếng Việt 4 - Tập 1, trang 12)
- Đọc từ “Trong tà áo dài” đến hết.
- Trả lời câu hỏi: Trong tà áo dài thướt tha, họa mi trong như thế nào?
Câu 2. Bài đọc: Những bức chân dung (SGK Tiếng Việt 4 - Tập 1, trang 30)
- Đọc đoạn 1, 2: Từ đầu đến “nhưng Hoa Nhỏ rất thích”.
- Trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ Hoa Nhỏ như thế nào?
Câu 3. Bài đọc: Bầu trời trong quả trứng (SGK Tiếng Việt 4 - Tập 1, trang 39) - Đọc cả bài thơ.
- Trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về bài thơ?
Câu 4. Bài đọc: Gặt chữ trên non (SGK Tiếng Việt 4 - Tập 1, trang 63) - Đọc thuộc khổ 1, 2
- Trả lời câu hỏi: Em hãy tìm từ láy trong đoạn thơ vừa đọc thuộc.
Câu 5. Bài đọc: Bức tường có nhiều phép lạ (SGK Tiếng Việt 4 - Tập 1, trang 97)
- Đọc đoạn: Từ đầu đến “bến bờ hiện tại”
- Trả lời câu hỏi: Tìm chi tiết tả không gian Quy đang ngồi học?
Câu 6. Bài đọc: Bay cùng ước mơ (SGK Tiếng Việt 4 - Tập 1, trang 109)
- Đọc đoạn: Từ “Thế là” đến “cực mát”
- Trả lời câu hỏi: Nêu ước mơ của các bạn nhỏ trong đoạn văn?
Câu 7. Bài đọc: Bốn mùa mơ ước (SGK Tiếng Việt 4 - Tập 1, trang 122 ) - Đọc thuộc khổ 1, 2
- Trả lời câu hỏi: Trong hai khổ thơ, các bạn nhỏ mơ ước điều gì?
Câu 8. Bài đọc: Anh Ba (SGK Tiếng Việt 4 - Tập 1, trang 135)
- Đọc từ “Hồi ấy” đến “Anh muốn đi với tôi không?”
- Trả lời câu hỏi: Những câu nói cho biết mục đích ra nước ngoài của anh Ba?
II. Đọc hiểu (7 điểm)
“Một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi: Bức
tranh của nó được trao giải nhất. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở
việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.
Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín
bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều
Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra
ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất
lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ
mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:
- Con có nhận ra con không?
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự
ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến
thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”.
Vậy mà dưới mắt tôi thì…
- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói
rằng: “Không phải con đâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
(Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bức tranh của nhân vật em gái được trao giải gì? A. Giải Nhất B. Giải Nhì C. Giải Ba D. Giải Tư
Câu 2. Bức tranh của nhân vật em gái vẽ ai? A. Người mẹ B. Người anh trai C. Người bố D. Người chị gái
Câu 3. Chọn câu văn miêu tả tâm trạng của người anh khi nhìn thấy bức tranh như thế nào?
A. Tôi giật sững người.
B. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?
C. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
D. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ.
Câu 4. Theo người anh, bức tranh được vẽ từ điều gì? A. Tài năng của em gái B. Tình yêu của em gái
C. Tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái
D. Sự hồn nhiên của người em gái
Câu 5. Vì sao nhân vật tôi lại muốn khóc khi thấy bức tranh của em gái?
Câu 6. Xác định trạng ngữ và nêu tác dụng của trạng ngữ trong câu: Trong gian
phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.
Câu 7. Xếp các từ ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ, nhân hậu vào hai nhóm dưới đây: a. Động từ b. Tính từ
Câu 8. Đặt câu với 1 động từ, 1 tính từ ở Câu 6.
Câu 9. Tìm một câu có sử dụng dấu gạch ngang, nêu tác dụng của dấu gạch ngang.
Câu 10. Em hãy viết một câu văn theo mẫu Ai như thế nào?
B. Phần kiểm tra viết (10 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (10 - 12 câu) tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. Đáp án
A. Phần đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu (100 tiếng/phút), giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, đúng từ
(không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
(Tuỳ theo từng trường hợp học sinh đọc sai mà ghi điểm cho phù hợp)
* Lưu ý: Điểm đọc thành tiếng có thể cho điểm thập phân đến 0,25.
II. Đọc hiểu (7 điểm) Câu Đáp án Điểm Hướng dẫn chấm 1 A
0,5đ Chọn đúng như đáp án mỗi câu đạt 0,5 điểm 2 B 0,5đ 3 C 0,5đ 4 C 0,5đ
Vì người anh cảm thấy xúc động 5 1đ HS nêu được lí do
trước tình cảm của em gái dành cho mình.
Trạng ngữ: Trong gian phòng lớn 6 1đ
HS xác định được trạng ngữ, tràn ngập ánh sáng nêu đúng tác dụng
Tác dụng: giúp xác định về không gian xảy ra sự việc
a. Động từ: hãnh diện, xấu hổ 7 1 đ
HS sắp xếp đúng vào 2 nhóm
b. Tính từ: ngỡ ngàng, nhân hậu
- Tôi cảm thấy hãnh diện về bản 8 0,5đ HS đặt được câu thân.
- Hòa là một cậu bạn có tấm lòng nhân hậu. 9
- Câu dùng dấu gạch ngang: “-Con 1 đ
HS tìm được câu dùng dấu có nhận ra con không?”
gạch ngang, nêu tác dụng đúng.
- Tác dụng: đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Minh Tú rất xinh xắn và dễ thương. 10
0,5 đ HS đặt được câu theo mẫu Ai như thế nào?
B. Phần kiểm tra viết (10 điểm)
- GV cho điểm thành phần như sau:
⚫ Tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe: 8 điểm
⚫ Chữ viết, chính tả: 0,75đ
⚫ Dùng từ, đặt câu: 0,75đ
⚫ Sáng tạo, nhiều hơn 12 câu: 0,5đ Ma trận Số Số Mức 1 Mức 2 câu Mức 3 Tổng TT
Mạch kiến, thức kĩ năng & số điể TN
TL TN TL TN TL m 1
Đọc hiểu văn bản: Số 4 1 5 câu
– Xác định được hình
ảnh, nhân vật, chi tiết có
ý nghĩa trong bài đọc.
– Hiểu nội dung của Câu 1, 5 1,2,3,4,5
đoạn, bài đã đọc, hiểu ý số 2,3,4 nghĩa của bài.
– Giải thích được chi tiết
trong bài bằng suy luận Số 2 1 3
trực tiếp hoặc rút ra điểm
thông tin từ bài đọc.
– Nhận xét được hình
ảnh, nhân vật hoặc chi
tiết trong bài đọc; biết
liên hệ những điều đọc
được với bản thân và thực tế.
Kiến thức tiếng Việt: Số 2 1 2 5 câu 2
- Xác định được danh từ
chung, danh từ riêng
trong câu. Đặt câu có Câu 8,9 6 7,10 6,7,8,9,10
chứa danh từ chung hoặc số danh từ riêng
- Tìm được từ láy, từ Số 1,5 1 1,5 4 ghép trong câu điểm
- Xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong câu
- Xác định được biện
pháp tu từ trong câu Tổng Số 4 2 2 2 10 câu Số 2 1,5 2 1,5 7 điểm