-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi học kỳ 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 6 năm học 2024 - 2025 | Bộ sách Chân trời sáng tạo
Câu 19. (1,0 điểm) a) Giải thích vì sao khi nhiễm virut HIV/AIDS người bệnh thường chết vì mắc phải các bệnh cơ hội? b) AIDS là bệnh không thể phòng tránh được nhờ tiêm phòng vaccine vì bệnh AIDS là do virus HIV gây ra, mà virus này có khả năng tạo ra nhiều biến thể mới một cách nhanh chóng gây khó khăn cho việc chế tạo vaccine. Em hãy kể tên một số bệnh do virus gây ra có thể phòng tránh bằng cách tiêm phòng vaccine. Câu 20. (1,0 điểm) Hãy sắp xếp các sinh vật sau vào các giới tương ứng: Cá rô phi, cà chua, nấm rơm, trùng roi xanh, dương xỉ, tảo lục. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề HK1 Khoa học Tự nhiên 6
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS……………….
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Đề 1
Thời gian làm bài … phút, không kể thời gian giao đề
Họ và tên học sinh: …………………………………… Lớp: 6 …………………
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1: Nhà máy điện mặt trời là ứng dụng không thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Hoá học. B. Vật lí.
C. Thiên văn học. D. Sinh học.
Câu 2: Để quan sát tế bào, vi khuẩn, …. người ta sử dụng, dụng cụ nào sau đây? A. Ống nhòm B. kính lúp. C. kính cận. D. kính hiển vi.
Câu 3: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?
A. Tạo thành mây B. Gió thổi C. Mưa rơi D. Lốc xoáy.
Câu 4: Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào? A. Nước. B. Từ khí carbon dioxide. C. Từ không khí.
D. Từ thuốc tím (potassium permanganate).
Câu 5: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất? A. Gạo. B. Rau xanh. C. Thịt. D. Gạo và rau xanh.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết? A. Gỗ. B. Nước khoáng. C. Sodium chloride. D. Nước biển.
Câu 7: Tế bào nào thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh? Cd7 A. Tế bào thịt lá
B.Tế bào thịt quả. C. Tế bào ống dẫn D. Tế bào lông hút
Câu 8: Mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào? A. Nhân.
B. Vùng nhân. C. Tế bào chất. D. Lục lạp.
Câu 9: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm? A. Hệ rễ và hệ thân B. Hệ thân và hệ lá C. Hệ chồi và hệ rễ D. Hệ cơ và hệ thân
Câu 10: Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên? A. Bệnh kiết lị B. Bệnh tiêu chảy C. Bệnh vàng da D. Bệnh thủy đậu.
Câu 11: Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?
A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.
B. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
C. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.
D. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.
Câu 12: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu? A. Mặt dưới của lá B. Mặt trên của lá C. Thân cây D. Rễ cây
Câu 13: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?
A. Phơi củi cho thật khô.
B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.
C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít càng tốt. D. Chẻ nhỏ củi.
Câu 14: Để đo thời gian chạy của các vận động viên trong cuộc thi chạy, trọng
tài sẽ đo thời gian bắt đầu từ khi nào.
A. khi vận động viên cuối cùng bắt đầu chạy
B. khi có lệnh xuất phát chạy
C. khi vận động viên đầu tiên chạy
D. khi toàn thể vận động viên đã chạy
Câu 15: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?
A. Trùng Entamoeba histolytica
B. Trùng Plasmodium falcipanum C. Trùng giày D. Trùng roi.
Câu 16: Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh cho người nhiễm vi khuẩn:
(1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.
(2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh.
(3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách.
(4) Dùng kháng sinh đủ thời gian.
(5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm khuẩn.
Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất: A. (1), (2), (3), (4), (5) . B. (1), (2), (5). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (2), (3), (4).
PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 17. (1,5 điểm)
Cho thí nghiệm sau: Khi hòa tan muối ăn vào nước. Hãy cho biết:
a) Em hãy chỉ ra đâu là dung môi?
b) Phân biệt dung môi và dung dịch.
c) Để hoà tan được nhiều muối hơn vào cốc nước đó thì ta cần làm gì?
Câu 18 (1,5 điểm). Quan sát một số cơ quan trong hình sau:
a) Em hãy gọi tên các cơ quan tương ứng với mỗi hình trên.
b) Cơ quan (1) thuộc hệ cơ quan nào?
c) Hệ tiêu hóa gồm các cơ quan nào? Câu 19. (1,0 điểm)
a) Giải thích vì sao khi nhiễm virut HIV/AIDS người bệnh thường chết vì mắc phải các bệnh cơ hội?
b) AIDS là bệnh không thể phòng tránh được nhờ tiêm phòng vaccine vì bệnh
AIDS là do virus HIV gây ra, mà virus này có khả năng tạo ra nhiều biến thể mới
một cách nhanh chóng gây khó khăn cho việc chế tạo vaccine. Em hãy kể tên một
số bệnh do virus gây ra có thể phòng tránh bằng cách tiêm phòng vaccine.
Câu 20. (1,0 điểm) Hãy sắp xếp các sinh vật sau vào các giới tương ứng: Cá rô
phi, cà chua, nấm rơm, trùng roi xanh, dương xỉ, tảo lục. Câu 21. (1,0 điểm) Cho các hình sau:
a) Em hãy kể tên các nhiên liệu được dùng trong hình trên.
b) Em cho biết loại nhiên liệu nào ở trên có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn.
---------- Hết ----------
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM – 4 điểm (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D A C C C A A Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án C D B A C B A D
PHẦN II: TỰ LUẬN – 6 điểm Câu Nội dung Điểm a) Nước 0,25 Câu 17
b) Nước là dung môi hòa tan các chất. (1,5 điểm)
Nước muối là dung dịch bao gồm chất tan và dung 0,5 môi.
c. Để hòa tan được nhiều muối ăn hơn, ta phải pha 0,25 muối vào nước nóng
a) (1) Não (2) Tim (3) Dạ dày 0,5
(4) Phổi (5) Thận (6) Ruột Câu 18
b) Não là một cơ quan thuộc hệ thần kinh 0,5 (1,5 điểm)
c) Trong các hình trên, dạ dày và ruột thuộc cơ quan 0,5 tiêu hóa
a) Vì virut HIV làm suy giảm hệ miễn dịch. Khi hệ 0, 5
miễn dịch bị yếu đi sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn,
virut khác tấn công và người bệnh sẽ chết vì các bệnh Câu 19 cơ hội này (1,0 điểm)
b) Một số bệnh do virus gây ra có thể tiêm phòng bằng 0,5
vaccine là: bệnh dại, bệnh sởi, bệnh quai bị, bệnh cúm,…
Giới động vật: cá rô phi 0,25
Giới thực vật: cà chua, dương xỉ 0,25 Câu 20 Giới nấm: nấm rơm 0,25 (1,0 điểm)
Giới nguyên sinh: trùng roi xanh, tảo lục 0,25
Các nhiên liệu được dùng trong hình lần lượt là: 0,5
(1) xăng (dầu diesel), (2) dầu hỏa, Câu 21 (1 điểm) (3) khí gas, (4) gỗ.
Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn 0,5 toàn.
Nhiên liệu có thể tồn tại ở cả ba thể: rắn (gỗ), lỏng
(xăng, dầu), khí (khí gas)
Vậy khí gas có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn.
------------HẾT-----------
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KÌ I
SÁCH GIÁO KHOA CHÂN TRỜI SÁNG TẠO MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 1. KHUNG MA TRẬN
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì 1
- Thời gian làm bài: 60 phút. - Cấu trúc:
+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
+ Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm;
+ Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm, Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). Tổng số câu
Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức
TN/Tổng số ý Điểm TL số
Nội dung kiến thức kiểm tra Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nhận biết TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Mở đầu 1 1 0,25 đ 2. Các phép đo 1 1 2 0,5 đ 3. Các thể của chất 1 1 0,25 đ 4. Oxygen và không khí 1 1 2 0,5 đ
5. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – 1 1 1 1 2 1,25 đ thực phẩm 6. Hỗn hợp 2 1 2 1 3 3 2,25 đ
7. Tế bào – Từ tế bào đến cơ thể 2 1 1 2 2 2,0 đ
8. Đa dạng thế giới sống 3 1 1 1 1 4 3 3,0 đ Tổng số câu 12 2 4 4 0 0 2 16 10 26 10 Tổng số điểm 3,0đ 1,0đ 1,0đ 2,0đ 0,0đ 2,0đ 0 1,0đ 6,0 4,0 điểm Tỉ lệ 30% 10% 10% 20% 0% 20% 0% 10% 60% 40% 100%