-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi kết thúc học phần Kinh tế vi mô
Đề thi kết thúc học phần Kinh tế vi mô
Kinh tế vi mô (112290) 58 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Đề thi kết thúc học phần Kinh tế vi mô
Đề thi kết thúc học phần Kinh tế vi mô
Môn: Kinh tế vi mô (112290) 58 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ: INĂM HỌC: 2022 - 2023
LỚP: ….………... HỆ ĐÀO TẠO: Chính quy tập trung
Tên học phần : Kinh tế vi mô
Mã học phần: INE1050 Số tín chỉ: 3
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề thi số: 1
I. Phần trắc nghiệm (7 điểm):
Câu 1 (0,4 điểm): Khi một nền kinh tế không thể sản xuất được tất cả hàng hóa và dịch vụ
mà người dân muốn có thì nền kinh tế được coi là đối diện với _______.
a. sự khan hiếm b. sự dư thừa
c. ngoại ứng tiêu cực d. thất bại bị trường
Câu 2 (0,4 điểm): Cái mà bạn phải từ bỏ để có được một thứ được gọi là _______.
a. chi phí cơ hội b. chi phí hiện
c. chi phí thực d. chi phí trực tiếp
Câu 3 (0,4 điểm): Phát biểu nào dưới đây thuộc kinh tế học chuẩn tắc?
a. Giá xăng tăng là do thuế tiêu thụ xăng dầu tăng.
b. Áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu làm giảm lượng xăng dầu tiêu thụ.
c. Để giảm lượng xăng dầu tiêu thụ, chính phủ nên tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu.
d. Chính phủ áp đặt kiểm soát giá xăng làm giảm các hoạt động thăm dò dầu mỏ.
Câu 4 (0,4 điểm): Một nước đang sản xuất tại điểm bên trong đường giới hạn khả năng sản
xuất. Chúng ta có thể khẳng định rằng
a. nước này đang sản xuất vượt quá khả năng của nó, và lạm phát sẽ xảy ra.
b. nước này không sử dụng hết các nguồn lực sẵn có hoặc sản xuất không có hiệu quả.
c. nước này đang sản xuất một tổ hợp sản lượng các hàng hóa có hiệu quả.
d. sẽ không có cách nào cho nước này tăng sản lượng.
Câu 5 (0,4 điểm): Nếu giá của một hàng hóa giảm từ 27,5 USD xuống còn 22,5 USD và làm
cho lượng cầu tăng từ 15 đến 25 đơn vị thì khi đó độ co giãn của cầu theo giá bằng _______ 1
và hàng hóa này là _______.
a. -0,25; kém co giãn theo giá
b. -1; co giãn theo giá 1 đơn vị
c. -2,5; rất co giãn theo giá
d. -∞; co giãn hoàn toàn theo giá
Câu 6 (0,4 điểm): Chì là một đầu vào quan trọng trong sản xuất thủy tinh. Nếu giá của chì
giảm, các yếu tố khác giữ nguyên, thì
a. cung về thủy tinh và giá thủy tinh không bị ảnh hưởng.
b. cung về thủy tinh giảm và giá thủy tinh tăng.
c. cung về thủy tinh tăng và giá thủy tinh giảm.
d. cung về thủy tinh tăng và giá thủy tinh tăng.
Câu 7 (0,4 điểm): Tỷ lệ thay thế biên MRS có thể được đo bằng cách di chuyển dọc theo
a. một đường bàng quan.
b. một đường giới hạn ngân sách. c. một đường cầu. d. một đường cung.
Câu 8 (0,4 điểm): Phát biểu nào dưới đây là đúng?
a. Người tiêu dùng không thể chọn bất kỳ tổ hợp hàng hóa nào nằm bên trong đường giới hạn ngân sách.
b. Người tiêu dùng không thể chọn bất kỳ tổ hợp hàng hóa nào thuộc đường giới hạn ngân sách.
c. Người tiêu dùng không thể chọn tổ hợp hàng hóa nào nằm bên ngoài đường giới hạn ngân sách. d. Cả (a), (b) và (c)
Câu 9 (0,4 điểm): Một cá nhân tiêu dùng hai hàng hóa X và Y với lượng hàng hóa X thể
hiện trên trục hoành và lượng hàng hóa Y thể hiện trên trục tung. Nếu giá của hàng hóa Y
tăng lên thì đường giới hạn ngân sách sẽ a. trở nên dốc hơn. b. trở nên thoải hơn.
c. dịch chuyển song song ra ngoài.
d. dịch chuyển song song vào trong.
Câu 10 (0,4 điểm): Một sự dịch chuyển ra ngoài của đường giới hạn ngân sách sẽ hàm ý 2 người tiêu dùng
a. mua ít hàng hóa thông thường và nhiều hàng hóa thứ cấp hơn.
b. mua nhiều hàng hóa thông thường và ít hàng hóa thứ cấp hơn.
c. mua nhiều hàng hóa thông thường và nhiều hàng hóa thứ cấp hơn.
d. mua ít hàng hóa thông thường và ít hàng hóa thứ cấp hơn.
Câu 11 (0,4 điểm): Khi một doanh nghiệp hoạt động trong ngắn hạn,
a. nó không thể thay đổi chi phí biến đổi.
b. tổng chi phí và chi phí biến đổi là như nhau.
c. chi phí cố định bình quân tăng khi sản lượng tăng.
d. nó không thể điều chỉnh được số lượng đầu vào cố định.
Câu 12 (0,4 điểm): Giá trị tuyệt đối của độ dốc đường đẳng lượng là _______.
a. tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên b. tỷ lệ thay thế biên c. chi phí biên d. sản phẩm biên
Câu 13 (0,4 điểm): Hàm sản xuất thể hiện
a. hiệu suất tăng dần theo qui mô.
b. hiệu suất giảm dần theo qui mô.
c. hiệu suất không đổi theo qui mô.
d. Chưa có đủ thông tin để kết luận.
Câu 14 (0,4 điểm): Khi đường đẳng lượng tiếp xúc với đường đẳng phí thì
a. sản phẩm biên của hai đầu vào là bằng nhau và doanh nghiệp đạt được lợi thế kinh tế theo qui mô.
b. doanh nghiệp đang sản xuất một mức sản lượng cho trước với mức chi phí thấp nhất.
c. tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên bằng tỷ số giá của hai đầu vào. d. Cả (b) và (c).
Câu 15 (0,4 điểm): Đường cung dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là phần
đường chi phí biên dài hạn nằm phía trên
a. đường chi phí cố định bình quân.
b. đường tổng chi phí bình quân. c. đường doanh thu biên.
d. đường doanh thu bình quân
Câu 16 (0,4 điểm): Nếu một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có lợi nhuận kinh tế bằng 0
thì khi đó lợi nhuận kế toán a. có giá trị âm. 3
b. có giá trị dương (lợi nhuận thông thường). c. luôn luôn bằng 0.
d. có thể có giá trị âm, giá trị dương hay bằng 0.
Câu 17 (0,4 điểm): Như một quy luật chung, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trong một
thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản xuất tại điểm
a. thuộc phần đường chi phí biên tăng lên.
b. thuộc phần đường chi phí biên giảm xuống.
c. mà tại đó doanh thu biên tăng.
d. mà tại đó giá cao hơn doanh thu biên.
Câu 18 (0,4 điểm): Doanh nghiệp sẽ đóng cửa và ngừng sản xuất trong ngắn hạn nếu tổng doanh thu
a. nhỏ hơn chi phí cơ hội.
b. không đủ để bù đắp cho tổng chi phí.
c. không đủ để bù đắp cho tổng chi phí biến đổi.
d. không đủ để bù đắp cho tổng chi phí cố định.
Câu 19 (0,4 điểm): Trong cấu trúc thị trường nào thì hành động của một doanh nghiệp bất
kỳ sẽ có tác động đáng kể đến lợi nhuận của tất cả các doanh nghiệp còn lại? a. Độc quyền. b. Cạnh tranh hoàn hảo.
c. Cạnh tranh có tính độc quyền. d. Độc quyền nhóm.
Câu 20 (0,4 điểm): Trên thị trường cạnh tranh có tính độc quyền, có
a. một số lượng nhỏ các doanh nghiệp lớn.
b. sự khác biệt hóa sản phẩm.
c. rào cản đáng kể trong việc gia nhập ngành.
d. sự phụ thuộc lẫn nhau cao giữa các doanh nghiệp.
Câu 21 (0,4 điểm): Một điểm khác biệt giữa cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh có tính độc quyền là
a. thị trường cạnh tranh hoàn hảo có số lượng ít các doanh nghiệp hơn.
b. thị trường cạnh tranh có tính độc quyền có rào cản gia nhập ngành.
c. các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh có tính độc quyền đối diện với đường cầu dốc xuống. 4
d. trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hơi khác biệt với nhau.
Câu 22 (0,4 điểm): Một doanh nghiệp cạnh tranh có tính độc quyền quyết định
a. số lượng sản phẩm để sản xuất, nhưng thị trường quyết định giá của sản phẩm.
b. giá của sản phẩm, nhưng cạnh tranh trên thị trường quyết định số lượng sản phẩm được sản xuất.
c. giá của sản phẩm, nhưng số lượng sản phẩm được sản xuất được quyết định bởi hạn ngạch của cartel.
d. cả số lượng sản phẩm để sản xuất và giá bán sản phẩm.
Câu 23 (0,4 điểm): Trong quá trình sản xuất một nhà máy phân bón gây ra ô nhiễm cho khu
dân cư lân cận. Nếu chính phủ áp dụng một chính sách buộc nhà máy phải tính đến ngoại ứng này thì
a. đường cung về phân bón sẽ dịch chuyển sang phải.
b. đường cung về phân bón sẽ dịch chuyển sang trái.
c. đường cầu về phân bón sẽ dịch chuyển sang phải.
d. đường cầu về phân bón sẽ dịch chuyển sang trái
Câu 24 (0,4 điểm): Chương trình truyền hình cáp thông thường là hàng hóa có
a. tính cạnh tranh và tính loại trừ.
b. tính không cạnh tranh và tính loại trừ.
c. tính không cạnh tranh và tính không loại trừ.
d. tính cạnh tranh và tính không loại trừ.
Câu 25 (0,4 điểm): Sản phẩm biên của lao động (MPL)
a. bằng tổng sản phẩm chia cho số lượng lao động.
b. bằng phần tăng lên trong tổng chi phí khi thuê thêm một đơn vị lao động.
c. bằng phần tăng thêm trong tổng sản phẩm chia cho số lượng lao động tăng thêm.
d. luôn luôn tăng khi thuê thêm lao động.
Câu 26 (0,4 điểm): Khi tiền lương tăng tới một mức nhất định, đường cung lao động cá
nhân có thể uốn về phía sau do
a. hiệu ứng thu nhập bị lấn át bởi hiệu ứng thay thế.
b. hiệu ứng thu nhập lấn át hiệu ứng thay thế.
c. người lao động không chịu tăng năng suất lao động.
d. doanh nghiệp đòi hỏi người lao động phải làm thêm giờ để nhận mức tiền công cao.
Câu 27 (0,4 điểm): Trong ngành dệt may, khi các doanh nghiệp quyết định đầu tư thêm máy 5
may, đường _______lao động của ngành sẽ _______ và tiền lương của người lao động sẽ _______
a. cầu, dịch chuyển sang phải, tăng.
b. cầu, dịch chuyển sang trái, giảm.
c. cung, dịch chuyển sang phải, tăng.
d. cung, dịch chuyển sang trái, giảm.
Câu 28 (0,4 điểm): Chính sách nới lỏng các quy định lao động nhập cư (trong khi các điều
kiện khác không đổi) làm tiền công của lao động _______ và lượng lao động được thuê sẽ _______ a. giảm, giảm. b. giảm, tăng. c. tăng, tăng. d. tăng, giảm.
II. Phần tự luận (3 điểm):
Câu 1 (1,5 điểm): Giả sử hàm cầu và cung thị trường của một hàng hóa là P = 700 – 4Q P = 100 + 2Q
Trong đó, giá cả hàng hoá tính bằng đơn vị $ và Q tính bằng đơn vị sản phẩm
a. (0,5 điểm) Hãy xác định điểm cân bằng của thị trường
b. (0.5 điểm) Nếu chính phủ ấn định mức giá là 400 thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường ? Để
đảm bảo hiệu quả xã hội thì chính phủ cần sử dụng ngân sách nhà nước để bù đắp là bao
nhiêu trên một đơn vị sản phẩm ?
c. (0,5 điểm) Nếu chính phủ đánh thuế 60$/sản phẩm, giá cả và lượng sản phẩm cân bằng
trên thị trường là bao nhiêu ?
Câu 2 ( 1 điểm): Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu và hàm chi phí được cho như sau P = 720 – 9Q
a. (0,5 điểm) Hãy tính giá cả, sản lượng sản xuất, tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận 6
của doanh nghiệp trong điều kiện tối đa hoá lợi nhuận.
b. (0,5 điểm) Hãy tính giá cả, sản lượng sản xuất, tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận
của doanh nghiệp trong điều kiện tối đa hoá doanh thu.
Câu 3 (0,5 điểm): Một người tiêu dùng có tổng thu nhập là 1000 và chi tiêu hết cho hai sản
phẩm X và Y với giá PX = 20/sản phẩm và PY = 5/sản phẩm. Giả sử hàm tổng lợi ích của
người đó là TU = (X-2)Y. Tình Phương án tiêu dùng tối ưu của người đó.
-------------------------------------
* Ghi chú: Sinh viên/học viên không được sử dụng tài liệu trong khi làm bà 7