Đề thi kết thúc học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Anh (chị) hãy nêu tên một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và  nhân văn, xác định Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Phương pháp luận và  phương pháp nghiên cứu. Khái niệm trung tâm. Kết cấu nội dung chi tiết của đề tài. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Câu 1 (5điểm)
Anh (chị) hãy nêu tên một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội và nhân văn, xác định:
1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
3. Khái niệm trung tâm
4. Kết cấu nội dung chi tiết của đề tài.
Bài làm:
Đề tài nghiên cứu: Ngôn ngữ qua phương tiện truyền thông của giới trẻ hiện
nay tại Việt Nam
1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu biến thể ngôn ngữ của giới trẻ qua phương tiện truyền
thông, luận sản nhằm mục đích góp phần giải quyết những vấn đề của lý
luận ngôn ngữ cũng như thực tiễn nghiên cứu tiếng Việt hiện nay.
- Về phương diện lý luận, đề tài góp phần nghiên cứu, bổ sung lý luận về
ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và tác
động của đời sống truyền thông công nghệ, vấn đề lựa chọn và sử dụng
ngôn ngữ của nhóm xã hội giới trẻ; lý thuyết về thái độ ngôn ngữ và các
biển xã hội có liên quan; sự biến đổi và phát triển tiếng Việt trong giai
đoạn hiện nay.
- Về phương diện thực tiễn, đề tài nghiên cứu biến thể ngôn ngữ giới trẻ
nhằm góp phần xây dựng, cập nhật chuẩn tiếng Việt trong giai đoạn mới,
thực hiện chính sách giáo dục ngôn ngữ, đặc biệt là giáo dục cho giới trẻ
học sinh, sinh viên và định hưởng thái độ ngôn ngữ chung của cộng
đồng.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Khảo sát các biểu hiện cụ thể của biến thể ngôn ngữ giới trẻ qua phương
tiện truyền thông, cụ thể là qua báo mạng điện tử dành riêng cho giới trẻ.
- Mô tả, phân tích các đặc điểm của biến thể ngôn ngữ giới trẻ từ bình
diện cấu trúc và giao tiếp xã hội.
- Điều tra, phân tích thái độ ngôn ngữ đối với việc sử dụng ngôn ngữ của
giới trẻ. Từ đó, nghiên cứu, lí giải mối tương quan giữa các nhân tố xã
hội với thái độ ngôn ngữ và sự lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ.
- Đề xuất những giải pháp về sử dụng, đánh giá hiện tượng ngôn ngữ giới
trẻ trong tiếng Việt hiện nay.
2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
- Đề tài tiếp cận hiện tượng biến thể ngôn ngữ giới trẻ từ 2 hướng nghiên
cứu chính là ngôn ngữ học cấu trúc, ngôn ngữ học xã hội. khung lý
thuyết mà đề tài tham chiếu bao gồm những vấn đề và khái niệm của các
bình diện này. (bình diện cấu trúc và bình diện giao tiếp xã hội)
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và phân loại tài liệu :thu thập ngữ liệu về ngôn
ngữ giới trẻ trên các phương tiện truyền thông mà cụ thể là báo mạng
điện tử (các trang báo mạng dành riêng cho giới trẻ: Keenh14, Zing.vn,
YanNews,…)
- Phương pháp phân tích và tổng hợp : miêu tả ngôn ngữ học: để miêu tả
đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của các hiện tượng chêm, xen
từ tiếng Anh vào tiếng Việt, từ lóng và các kết cấu mới lạ của giới trẻ.
Phân tích nghĩa tố, trường nghĩa, biến thể từ vựng – ngữ pháp
- Phương pháp thống kê : phân tích số liệu bằng spss: phân tích số lượng,
tần số, tỉ lệ phần tram,… từ các số lượng được khảo sát nhằm đưa ra con
số chính xác trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
- Phương pháp định tính : để phân tích mỗi tương quan giữa biến xã hội và
biến thể ngôn ngữ giới trẻ và thái độ ngôn ngữ
- Phương pháp khảo sát thực tiễn : điều tra ngôn ngữ học: điều tra nghiên
cứu đặc điểm của các hiện tượng biến thể ngôn ngữ và tình hình nghiên
cứu ngôn ngữ trong nước và để phục vụ mục đích nghiên cứu, sử dụng
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
3. Khái niệm trung tâm
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong yếu của con người. Cùng với sự
biến đổi của văn hóa xã hội và thời đại, ngôn ngữ không ngừng biến đổi
theo để có thể thực hiện được sứ mệnh này.
- Ngôn ngữ giới trẻ là phương ngữ xã hội của nhóm thanh nieen trong
tiếng Việt với những biểu hiện đặc thù (được nghiên cứu như một biến
thể phi chuẩn trong tiếng Việt)
- Phương ngữ xã hội: là các biến thể ngôn ngữ theo nhóm xã hội trong
thực tế sử dụng ngôn ngữ, dưới tác động của các biến xã hội như: tuổi
tác, giai tầng, trình độ học vấn, nghề nghiệp, văn hóa...
- Biến thể ngôn ngữ : là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội,
bao gồn các hình thức biểu hiện như: phương ngữ, phong cách nói
năng,...biến thể có khả năng biểu hiện ý nghĩa, phân biệt chức năng xã
hội, là hình thức ngôn ngữ có sự phân bố xã hội
- Thái độ ngôn ngữ: là sự đánh giá về giá trị và khuynh hướng hành vi của
1 cộng đồng hay cá nhân đối với 1 ngôn ngữ học hoặc 1 hiện tượng
ngôn ngữ .
4. Kết cấu nd chi tiết của đề tài (mục lục)
Bao gồm : Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Mục
lục. Trong đó phần Nội dung của đề tài được triển khai trong 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Phần Tổng quan trình bày tình hình nghiên cứu BTNGT trên thế giới và ở Việt
Nam. Phần cơ sở lý luận trình bày khung lý thuyết gồm các vấn đề của PNXH
và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, cảnh huống tiếng Việt hiện đại. Các
khái niệm thuộc khung lý thuyết là cơ sở để luận án triển khai vấn đề nghiên
cứu.
Chương 2. Đặc điểm ngôn ngữ giới trẻ từ bình diện cấu trúc
Chương 2 thể hiện kết quả nghiên cứu BTNNGT ở bình diện cấu trúc. Luận án
đã mô tả đặc điểm về ngữ âm, từ vựng ngữ nghĩa và ngữ pháp cơ bản của các
hình thức thể hiện tiêu biểu của BTNNGT qua phương tiện truyền thông,
Chương 3. Đặc điểm ngôn ngữ giới trẻ từ bình diện giao tiếp xã hội
Chương 3 trình bày kết quả phân tích các đặc điểm xã hội của BTNNGT như
đặc điểm về sự lựa chọn ngôn ngữ, đặc điểm giao tiếp, động cơ, mục đích, ý
nghĩa của sự lựa chọn ngôn ngữ giới trẻ. Qua đó, chứng minh sự lựa chọn và
sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ nhằm mục đích tạo lập cộng đồng giao tiếp
thanh niên và thể hiện bản sắc văn hóa thanh niên trong bối cảnh xã hội mới.
Chương 4. Thái độ ngôn ngữ của xã hội đối với sự lựa chọn ngôn ngữ
của giới trẻ
Chương 4 nghiên cứu TĐNN đối với cách sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ thông
qua việc điều tra ngôn ngữ học. Kết quả điều tra cung cấp thái độ đánh giá của
các thành viên xã hội đối với việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ.
Luận án cũng phân tích, bàn luận mối tương quan giữa đặc trưng xã hội như
giới, tuổi tác và nhóm xã hội đến thái độ ngôn ngữ. Từ đó góp phần cung cấp
cơ sở khoa học cho công tác định hướng, chuẩn hóa ngôn ngữ trong bối cảnh
mới của tiếng Việt.
Câu 2 (5 điểm)
Chọn 1 trong 2 câu sau:
1. Anh (chị) hãy trình bày quy trình thực hiện phương pháp nghiên
cứu tài liệu;
vận dụng phương pháp này - xây dựng tổng quan tài liệu cho đề
tài mà anh (chị) lựa chọn.
Bài làm
1.1. Quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tài liệu
B1. Xác định đề .tài nghiên cứu
B2. Xác định câu hỏi, giả thuyết và .phương pháp nghiên cứu
B3. Xây dựng đề cương và lập kế hoạch .nghiên cứu
B4. Thu thập, xử lí và phân tích dữ .liệu
B5. Viết báo cáo kết quả .nghiên cứu
1.2. Xây dựng tổng quan tài liệu cho đề tài mà anh chị nghiên cứu
- Tổng kết mỗi chương + đặt vấn đề mỗi chương
- Kết luận toàn bài
- Lý do chọn đề tài
- Đặt vấn đề
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, Việt Nam đang có biến đổi
sâu sắc, tạo ra phương ngữ xã hội khác nhau cùng hoạt động. Trong đó ngôn
ngữ giới trẻ là một phương ngữ xã hội nổi bật thổi luồng mới lạ và đời sống
tiếng Việt, tạo ra những luồng dư luận khen chê trái chiều.
Xuất phát từ thực tiễn hiện nay, đề tài "Ngôn ngữ giới trẻ qua phương
tiện truyền thông nhằm nghiên cứu phương ngữ xã hội giới trẻ của tiếng Việt
hiện nay". Kết quả nghiên cứu của đề tài bài sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm
những vấn đề lý thuyết cũng như thực tiễn về phương ngữ xã hội, góp phần
vào công cuộc chuẩn hóa và giáo dục ngôn ngữ trong giai đoạn mới
Đề tài đã tổng hợp, phân tích và đánh giá về các công trình nghiên cứu
trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài, phân tích những khái niệm
cơ bản và cốt lõi nhất cũng như một số vấn đề liên quan đến truyền thông , báo
mạng điện tử, giới trẻ, bản sắc văn hóa,... phục vụ cho mục tiêu và nhiệm vụ
nghiên cứu biến thể ngôn ngữ giới trẻ
Từ số liệu thu thập được qua các bài bài báo mạng điện tử dành cho giới
trẻ, khẳng định đầu tiên : biến thể ngôn ngữ giới trẻ có sự thể hiện rất đa dạng
với 3 hình thức: chêm tiếng Anh, từ lóng và kết cấu mới lạ. Bằng việc phân
tích trên bình diện cấu trúc hệ thống, qua đó xác lập những đặc trưng nổi bật
nhất của ngôn ngữ giới trẻ
Từ việc phân tích ngữ liệu và kết quả điều tra Ngôn ngữ học của hệ
thống cộng tác viên giới trẻ, đề tài đã phân tích và lý giải sự lựa chọn và sử
dụng ngôn ngữ của giới trẻ từ bình diện giao tiếp xã hội, trong đó ngôn ngữ
giới trẻ là phương tiện giao tiếp được sử dụng trong nội bộ nhóm giới trẻ trong
phạm vi điển hình là mạng xã hội với những động cơ giao tiếp xác định, nổi
bật nhất là để thể hiện bản sắc nhóm giới trẻ.
Bằng phương pháp thống kê và phân tích số liệu ngôn ngữ học, đề tài đã
chỉ ra và lý giải nguyên nhân sự thể hiện thái độ ngôn ngữ của các thành viên
xã hội đối với ngôn ngữ giới trẻ từ góc độ văn hóa, tâm lý, xã hội và ngôn ngữ.
Đồng thời đề tài cũng chỉ rõ mối tương quan thái độ ngôn ngữ chữ và các đặc
trưng xã hội của cộng tác viên và đi đến khẳng định: giới, tuổi và nhóm xã hội
là những biểu hiện xã hội quan trọng đối với thái độ ngôn ngữ
2.2. Anh (chị) hãy trình bày phương pháp thực nghiệm; vận dụng
xây dựng kế hoạch thực nghiệm nhằm thu thập thông tin cho đề tài
mà anh (chị) lựa chọn.
1. Phương pháp thực nghiệm
Khái niệm và đặc điểm của phương pháp nghiên cứu thực
nghiệm
a) Khái niệm
Thực nghiệm là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng
được thực hiện bởi những quan sát trực tiếp trong điều kiện gây biến
đổi cho đối tượng khảo sát một cách có kiểm soát và chủ đích.
Thực chất của phương pháp thực nghiệm là nghiên cứu dựa trên
sự mô phỏng các quá trình hiện thực. Thực nghiệm giúp nhà khoa
học chủ động tạo ra các hoạt động, các biến chuyển giúp nhà nghiên
cứu quan sát mô hình hay môi trường giả định thông qua sự mô
phỏng các quá trình diễn ra trong thực tế.
Mục đích của thực nghiệm xã hội là quá trình tạo lập, thiết kế mô
hình, thiết chế xã hội và cách thức tác động có tính quy chuẩn, mẫu
mực để nghiên cứu, thử nghiệm, điều chỉnh và nhân rộng, đưa vào
đời sống xã hội hiện thực. Với ý nghĩa đó, thực nghiệm xã hội là
phương pháp được lựa chọn trong nhiều nghiên cứu về tổ chức, quản
lý xã hội
Về bản chất, phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa
học xã hội cũng tương tự như trong nghiên cứu khoa học tự nhiên và
kỹ thuật. Song, xuất phát từ tính đặc thù trong nghiên cứu xã hội,
thực hiện phương pháp thực nghiệm là không đơn giản.
Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện chủ yếu dựa vào nguyên
tắc xem xét mối quan hệ nhân quả. Yêu cầu chủ yếu của phương
pháp này là nhà nghiên cứu cần nắm chắc và thao túng được nguyên
nhân trong một môi trường có sự kiểm soát.
b) Các điều kiện để sử dụng phương pháp thực nghiệm
Một là, nhà nghiên cứu nhận thức được những yếu tố gây ảnh
hưởng đến sự nảy sinh và diễn biến của đối tượng nghiên cứu.
Hai là, người nghiên cứu xác định được những nguyên nhân của
các hiện tượng do vạch ra được các điều kiện ảnh hưởng.
Ba là, người nghiên cứu cần và có thể lặp lại nhiều lần thực
nghiệm.
c) Các bước tiến hành thực nghiệm
Nhà nghiên cứu cần nắm được tiến trình triển khai phương pháp
thực nghiệm gồm ba giai đoạn cơ bản.
Một là, chuẩn bị thực nghiệm, người nghiên cứu cần xác định
mục đích thực nghiệm, đối tượng thực nghiệm, thời gian, địa điểm
thực nghiệm. Đồng thời, nhà nghiên cứu chuẩn bị các tiêu chí đo đạc
kết quả thực nghiệm.
Hai là, tiến hành thực nghiệm. Nhà nghiên cứu phân công cộng
tác viên giám sát và thu nhận các thông tin trong quá trình thực
nghiệm; kịp thời kiểm soát và điều chỉnh các tác động trong quá trình
thực nghiệm.
Ba là, xử lý kết quả thực nghiệm. Nhà nghiên cứu kiểm tra lại
các thông số, so sánh, đối chiếu, đo lường kết quả thực nghiệm trên
cơ sở tiêu chí thực nghiệm đã xác định; viết báo cáo và có thể công
bố kết quả thực nghiệm.
Phân loại thực nghiệm
a) Phân loại theo diễn trình thời gian tiến hành thực nghiệm
Theo quá trình tiến hành thực nghiệm có thực nghiệm cấp diễn, thực
nghiệm bán cấp diễn và thực nghiệm trường diễn.
- là thực nghiệmđể xác định sự tác dụng của các Thực nghiệm cấp diễn
giải pháp tác động hoặc ảnh hưởng của các tác nhân lên đối tượng
nghiên cứu trong một thời gian ngắn.
- là thực nghiệm nhằm xác định sự tác động Thực nghiệm trường diễn
của các giải pháp hoặc ảnh hưởng của tác nhân lên đối tượng nghiên cứu
lâu dài, liên tục.
- diễn ra ở mức độ trung gian giữa hai quá Thực nghiệm bán cấp diễn
trình thực nghiệm nêu trên.
b) Phân loại theo nơi tiến hành thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm có thể được tiến hành ở nhiều môi trường khác
nhau tùy theo yêu cầu của nghiên cứu..
- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm, người nghiên cứu hoàn toàn chủ động tạo dựng
mô hình nghiên cứu và khống chế các thông số. Người nghiên cứu có
thể kiểm soát toàn bộ điều kiện thực nghiệm, tạo ra tình huống như
mong muốn, chủ động kiểm soát hay vận dụng các biến số. Nhà nghiên
cứu có thể quan sát và đánh giá được kết quả của việc vận dụng các biến
số ấy. Chính vì vậy, thực nghiệm trong phòng có thể trở thành một
phương thức nghiên cứu mang tính kỹ thuật. Phương pháp này cho phép
nhà nghiên cứu tạo ra được những tình huống cần thiết, quan sát chính
xác các diễn biến của đối tượng trong quá trình thực nghiệm. Đồng thời,
nhà nghiên cứu có thể dự kiến và đo lường kết quả chính xác hơn. Do
vậy, thực nghiệm trong phòng đặc biệt phù hợp với các ngành khoa học
tự nhiên và kỹ thuật.
Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm có những giới hạn nhất định khi
đơn giản hóa các quá trình hiện thực, nhất là các quá trình xã hội. Điều
kiện thực nghiệm trong phòng luôn có khoảng cách khá xa đối tượng
thực.
- Thực nghiệm tại hiện trường
Nếu thực nghiệm trong phòng là sự mô phỏng hiện thực thì thực nghiệm
tại hiện trường được tiến hành trong môi trường hiện thực. Tại đây,
người nghiên cứu được tiếp cận mọi tham số và những điều kiện hoàn
toàn thực nhưng lại bị hạn chế về khả năng khống chế các tham số và
các điều kiện tham dự vào quá trình nghiên cứu.
- Thực nghiệm trong quần thể xã hội
Đây là dạng thực nghiệm được tiến hành trên một cộng đồng người
trong những điều kiện sống của họ. Trong thực nghiệm này, người
nghiên cứu thay đổi các điều kiện sinh hoạt, cách thức tổ chức, quản lý...
của đối tượng. Trong các nghiên cứu khoa học xã hội, trong y học... thực
nghiệm trong quần thể xã hội ngày càng có vị trí quan trọng trong xây
dựng và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu.
c. Phân loại theo mục đích thực nghiệm
- Thực nghiệm thăm dò được tiến hành để phát hiện bản chất của đối
tượng nghiên cứu. Đây là phương pháp được sử dụng trong xây dựng giả
thuyết khoa học.
- Thực nghiệm kiểm chứng là những thực nghiệm nhằm tìm kiếm các
luận cứ để chứng minh cho các giả thuyết nghiên cứu.
- Thực nghiệm song hành là những thực nghiệm được tiến hành đối với
hai hay nhiều đối tượng khác nhau trong những điều kiện thực nghiệm
như nhau nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của cùng một điều kiện
thực nghiệm lên những đối tượng khác nhau.
- Thực nghiệm đối nghịch là những thực nghiệm được tiến hành trên hai
hay nhiều đối tượng như nhau trong các điều kiện thực nghiệm ngược
chiều nhau nhằm xác định mức độ chịu ảnh hưởng của cùng một loại đối
tượng dưới tác động của những điều kiện thực nghiệm khác nhau, thậm
chí đối nghịch nhau.
- Thực nghiệm đối chứng là những thực nghiệm được tiến hành đối với
một trong hay (hay trong nhóm đối tượng như nhau. Trong trường hợp
này, người nghiên cứu muốn xác định mức độ tác động của các điều kiện
thực nghiệm so với các đối tượng không chịu các tác động đó. Các đối
tượng còn lại được coi là đối chứng của đối tượng thực nghiệm. Trong
quá trình nghiên cứu, nhà khoa học có thể thay đổi vị trí của hai nhóm
này để thực hiện phương pháp.
2.2. xây dựng kế hoạch thực nghiệm nhằm thu thập thông tin cho đề
tài
Bước 1 Chuẩn bị thực nghiệm:
Mục đích thực nghiệm:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về phương ngữ xã hội nói chung và
phương ngữ xã hội giới trẻ nói riêng
- Nghiên cứu biến thể ngôn ngữ giới trẻ trong từng hoàn cảnh
- Khảo sát các biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện
truyền thông
- Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ giới trẻ từ bình diện cấu trúc và
giao tiếp xã hội
- Điều tra, phân tích thái độ ngôn ngữ của xã hội đối với việc sử dụng
ngôn ngữ của giới trẻ. Phân tích mối tương quan giữa các nhân tố xã
hội với thái độ ngôn ngữ
- Đề xuất giải pháp về sử dụng và đánh giá hiện tượng ngôn ngữ giới
trẻ trong tiếng Việt hiện nay
Đối tượng nghiên cứu: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông
Phạm vi thực nghiệm:
- Các hình thức thể hiện tiêu biểu của ngôn ngữ giới trẻ trong tiếng
Việt: chêm xen tiếng Anh, sử dụng từ lóng và kết cấu mới lạ
- Phạm vi khảo sát: báo mạng điện tử tiếng Việt dành cho giới trẻ:
Hoa học trò, Sinh viên Việt Nam, keenh14, ZIng.vn, …
Thời gian: những năm gần đây
Các tiêu chí đo đạc kết quả thực nghiệm:
- Các thông tin cần thu thập
- Nguồn thu thập
- Phương pháp thu thập
- Công cụ thu thập
- Thời gian
Bước 2: Tiến hành thực nghiệm
Phân công CTV giám sát và thu nhận thông tin
- Đối tượng/nguồn cung cấp thông tin: từ các bình luận trên các nền
tảng số, các bài báo, trang báo điện tử
- Người chịu trách nhiệm: giám sát quá trình
Kiểm soát và điều chỉnh các tác động trong quá trình thực nghiệm
- Hỗ trợ, đồng hành cùng các CTV trong quá trình thực nghiệm
nghiên cứu ngôn ngữ giới trẻ nhằm kiểm soát, giám sát tiến độ thực
hiện và kịp thời ứng phó đối với các tác động bất ngờ có tính chất
quan trọng, quyết định đến kết quả thực nghiệm
- Dựa vào hoàn cảnh, thời gian thực nghiệm, nắm rõ ưu, nhược điểm
của từng giai đoạn thực nghiệm, từng phương pháp nghiên cứu từ
đó đưa ra giải pháp giúp nâng cao hiệu quả thực nghiệm để đề tài
nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất
Bước 3: Xử lý kết quả thực nghiệm
Kiểm tra lại kết quả thực nghiệm trên cơ sở tiêu chí thực nghiệm đã xác
định:
- Điều kiện tiến hành thực nghiệm: có thuận lợi hay không, trong quá
trình tiến hành thực nghiệm có xảy ra tác động nào ảnh hưởng tới
toàn quá trình hay không, nếu có thì yếu tố đó là gì và tác động như
thế nào?
- Kết quả đạt được như thế nào: phân số liệu thống kê và điều tra
được để đưa ra nhận xét chính xác nhất về vấn đề ngôn ngữ giới trẻ
hiện nay tại Việt Nam
Viết báo cáo và công bố kết quả:
- Giới thiệu vắn tắt về đề tài
- Tóm tắt quá trình tiền hành thực nghiệm
- nêu kết quả đạt được ở từng bình diện nghiên cứu (bình diện cấu trúc và
bình diện giao tiếp xã hội)
- Kết luận
- Đưa ra kiến nghị
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục
| 1/14

Preview text:

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Câu 1 (5điểm)
Anh (chị) hãy nêu tên một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội và nhân văn, xác định:
1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3. Khái niệm trung tâm
4. Kết cấu nội dung chi tiết của đề tài. Bài làm:
Đề tài nghiên cứu: Ngôn ngữ qua phương tiện truyền thông của giới trẻ hiện nay tại Việt Nam
1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu biến thể ngôn ngữ của giới trẻ qua phương tiện truyền
thông, luận sản nhằm mục đích góp phần giải quyết những vấn đề của lý
luận ngôn ngữ cũng như thực tiễn nghiên cứu tiếng Việt hiện nay.
- Về phương diện lý luận, đề tài góp phần nghiên cứu, bổ sung lý luận về
ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và tác
động của đời sống truyền thông công nghệ, vấn đề lựa chọn và sử dụng
ngôn ngữ của nhóm xã hội giới trẻ; lý thuyết về thái độ ngôn ngữ và các
biển xã hội có liên quan; sự biến đổi và phát triển tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay.
- Về phương diện thực tiễn, đề tài nghiên cứu biến thể ngôn ngữ giới trẻ
nhằm góp phần xây dựng, cập nhật chuẩn tiếng Việt trong giai đoạn mới,
thực hiện chính sách giáo dục ngôn ngữ, đặc biệt là giáo dục cho giới trẻ
học sinh, sinh viên và định hưởng thái độ ngôn ngữ chung của cộng đồng.  Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Khảo sát các biểu hiện cụ thể của biến thể ngôn ngữ giới trẻ qua phương
tiện truyền thông, cụ thể là qua báo mạng điện tử dành riêng cho giới trẻ.
- Mô tả, phân tích các đặc điểm của biến thể ngôn ngữ giới trẻ từ bình
diện cấu trúc và giao tiếp xã hội.
- Điều tra, phân tích thái độ ngôn ngữ đối với việc sử dụng ngôn ngữ của
giới trẻ. Từ đó, nghiên cứu, lí giải mối tương quan giữa các nhân tố xã
hội với thái độ ngôn ngữ và sự lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ.
- Đề xuất những giải pháp về sử dụng, đánh giá hiện tượng ngôn ngữ giới
trẻ trong tiếng Việt hiện nay.
2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu  Phương pháp luận
- Đề tài tiếp cận hiện tượng biến thể ngôn ngữ giới trẻ từ 2 hướng nghiên
cứu chính là ngôn ngữ học cấu trúc, ngôn ngữ học xã hội. khung lý
thuyết mà đề tài tham chiếu bao gồm những vấn đề và khái niệm của các
bình diện này. (bình diện cấu trúc và bình diện giao tiếp xã hội)
 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và phân loại tài
liệu :thu thập ngữ liệu về ngôn
ngữ giới trẻ trên các phương tiện truyền thông mà cụ thể là báo mạng
điện tử (các trang báo mạng dành riêng cho giới trẻ: Keenh14, Zing.vn, YanNews,…)
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
: miêu tả ngôn ngữ học: để miêu tả
đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của các hiện tượng chêm, xen
từ tiếng Anh vào tiếng Việt, từ lóng và các kết cấu mới lạ của giới trẻ.
Phân tích nghĩa tố, trường nghĩa, biến thể từ vựng – ngữ pháp - Phương pháp thống kê
: phân tích số liệu bằng spss: phân tích số lượng,
tần số, tỉ lệ phần tram,… từ các số lượng được khảo sát nhằm đưa ra con
số chính xác trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu - Phương pháp định tính
: để phân tích mỗi tương quan giữa biến xã hội và
biến thể ngôn ngữ giới trẻ và thái độ ngôn ngữ
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
: điều tra ngôn ngữ học: điều tra nghiên
cứu đặc điểm của các hiện tượng biến thể ngôn ngữ và tình hình nghiên
cứu ngôn ngữ trong nước và để phục vụ mục đích nghiên cứu, sử dụng
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
3. Khái niệm trung tâm
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong yếu của con người. Cùng với sự
biến đổi của văn hóa xã hội và thời đại, ngôn ngữ không ngừng biến đổi
theo để có thể thực hiện được sứ mệnh này.
- Ngôn ngữ giới trẻ là phương ngữ xã hội của nhóm thanh nieen trong
tiếng Việt với những biểu hiện đặc thù (được nghiên cứu như một biến
thể phi chuẩn trong tiếng Việt)
- Phương ngữ xã hội: là các biến thể ngôn ngữ theo nhóm xã hội trong
thực tế sử dụng ngôn ngữ, dưới tác động của các biến xã hội như: tuổi
tác, giai tầng, trình độ học vấn, nghề nghiệp, văn hóa...
- Biến thể ngôn ngữ : là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội,
bao gồn các hình thức biểu hiện như: phương ngữ, phong cách nói
năng,...biến thể có khả năng biểu hiện ý nghĩa, phân biệt chức năng xã
hội, là hình thức ngôn ngữ có sự phân bố xã hội
- Thái độ ngôn ngữ: là sự đánh giá về giá trị và khuynh hướng hành vi của
1 cộng đồng hay cá nhân đối với 1 ngôn ngữ học hoặc 1 hiện tượng ngôn ngữ .
4. Kết cấu nd chi tiết của đề tài (mục lục)
Bao gồm : Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Mục
lục. Trong đó phần Nội dung của đề tài được triển khai trong 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Phần Tổng quan trình bày tình hình nghiên cứu BTNGT trên thế giới và ở Việt
Nam. Phần cơ sở lý luận trình bày khung lý thuyết gồm các vấn đề của PNXH
và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, cảnh huống tiếng Việt hiện đại. Các
khái niệm thuộc khung lý thuyết là cơ sở để luận án triển khai vấn đề nghiên cứu.
Chương 2. Đặc điểm ngôn ngữ giới trẻ từ bình diện cấu trúc
Chương 2 thể hiện kết quả nghiên cứu BTNNGT ở bình diện cấu trúc. Luận án
đã mô tả đặc điểm về ngữ âm, từ vựng ngữ nghĩa và ngữ pháp cơ bản của các
hình thức thể hiện tiêu biểu của BTNNGT qua phương tiện truyền thông,
Chương 3. Đặc điểm ngôn ngữ giới trẻ từ bình diện giao tiếp xã hội
Chương 3 trình bày kết quả phân tích các đặc điểm xã hội của BTNNGT như
đặc điểm về sự lựa chọn ngôn ngữ, đặc điểm giao tiếp, động cơ, mục đích, ý
nghĩa của sự lựa chọn ngôn ngữ giới trẻ. Qua đó, chứng minh sự lựa chọn và
sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ nhằm mục đích tạo lập cộng đồng giao tiếp
thanh niên và thể hiện bản sắc văn hóa thanh niên trong bối cảnh xã hội mới.
Chương 4. Thái độ ngôn ngữ của xã hội đối với sự lựa chọn ngôn ngữ của giới trẻ
Chương 4 nghiên cứu TĐNN đối với cách sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ thông
qua việc điều tra ngôn ngữ học. Kết quả điều tra cung cấp thái độ đánh giá của
các thành viên xã hội đối với việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ.
Luận án cũng phân tích, bàn luận mối tương quan giữa đặc trưng xã hội như
giới, tuổi tác và nhóm xã hội đến thái độ ngôn ngữ. Từ đó góp phần cung cấp
cơ sở khoa học cho công tác định hướng, chuẩn hóa ngôn ngữ trong bối cảnh mới của tiếng Việt. Câu 2 (5 điểm)
Chọn 1 trong 2 câu sau:
1. Anh (chị) hãy trình bày quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tài liệu;
vận dụng phương pháp này - xây dựng tổng quan tài liệu cho đề
tài mà anh (chị) lựa chọn. Bài làm
1.1. Quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tài liệu
B1. Xác định đề tài nghiên cứu.
B2. Xác định câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu.
B3. Xây dựng đề cương và lập kế hoạch . nghiên cứu
B4. Thu thập, xử lí và phân tích dữ liệu.
B5. Viết báo cáo kết quả . nghiên cứu
1.2. Xây dựng tổng quan tài liệu cho đề tài mà anh chị nghiên cứu
- Tổng kết mỗi chương + đặt vấn đề mỗi chương - Kết luận toàn bài - Lý do chọn đề tài - Đặt vấn đề
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, Việt Nam đang có biến đổi
sâu sắc, tạo ra phương ngữ xã hội khác nhau cùng hoạt động. Trong đó ngôn
ngữ giới trẻ là một phương ngữ xã hội nổi bật thổi luồng mới lạ và đời sống
tiếng Việt, tạo ra những luồng dư luận khen chê trái chiều.
Xuất phát từ thực tiễn hiện nay, đề tài "Ngôn ngữ giới trẻ qua phương
tiện truyền thông nhằm nghiên cứu phương ngữ xã hội giới trẻ của tiếng Việt
hiện nay". Kết quả nghiên cứu của đề tài bài sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm
những vấn đề lý thuyết cũng như thực tiễn về phương ngữ xã hội, góp phần
vào công cuộc chuẩn hóa và giáo dục ngôn ngữ trong giai đoạn mới
Đề tài đã tổng hợp, phân tích và đánh giá về các công trình nghiên cứu
trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài, phân tích những khái niệm
cơ bản và cốt lõi nhất cũng như một số vấn đề liên quan đến truyền thông , báo
mạng điện tử, giới trẻ, bản sắc văn hóa,... phục vụ cho mục tiêu và nhiệm vụ
nghiên cứu biến thể ngôn ngữ giới trẻ
Từ số liệu thu thập được qua các bài bài báo mạng điện tử dành cho giới
trẻ, khẳng định đầu tiên : biến thể ngôn ngữ giới trẻ có sự thể hiện rất đa dạng
với 3 hình thức: chêm tiếng Anh, từ lóng và kết cấu mới lạ. Bằng việc phân
tích trên bình diện cấu trúc hệ thống, qua đó xác lập những đặc trưng nổi bật
nhất của ngôn ngữ giới trẻ
Từ việc phân tích ngữ liệu và kết quả điều tra Ngôn ngữ học của hệ
thống cộng tác viên giới trẻ, đề tài đã phân tích và lý giải sự lựa chọn và sử
dụng ngôn ngữ của giới trẻ từ bình diện giao tiếp xã hội, trong đó ngôn ngữ
giới trẻ là phương tiện giao tiếp được sử dụng trong nội bộ nhóm giới trẻ trong
phạm vi điển hình là mạng xã hội với những động cơ giao tiếp xác định, nổi
bật nhất là để thể hiện bản sắc nhóm giới trẻ.
Bằng phương pháp thống kê và phân tích số liệu ngôn ngữ học, đề tài đã
chỉ ra và lý giải nguyên nhân sự thể hiện thái độ ngôn ngữ của các thành viên
xã hội đối với ngôn ngữ giới trẻ từ góc độ văn hóa, tâm lý, xã hội và ngôn ngữ.
Đồng thời đề tài cũng chỉ rõ mối tương quan thái độ ngôn ngữ chữ và các đặc
trưng xã hội của cộng tác viên và đi đến khẳng định: giới, tuổi và nhóm xã hội
là những biểu hiện xã hội quan trọng đối với thái độ ngôn ngữ
2.2. Anh (chị) hãy trình bày phương pháp thực nghiệm; vận dụng
xây dựng kế hoạch thực nghiệm nhằm thu thập thông tin cho đề tài
mà anh (chị) lựa chọn.
1. Phương pháp thực nghiệm
Khái niệm và đặc điểm của phương pháp nghiên cứu thực nghiệm a) Khái niệm
Thực nghiệm là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng
được thực hiện bởi những quan sát trực tiếp trong điều kiện gây biến
đổi cho đối tượng khảo sát một cách có kiểm soát và chủ đích.
Thực chất của phương pháp thực nghiệm là nghiên cứu dựa trên
sự mô phỏng các quá trình hiện thực. Thực nghiệm giúp nhà khoa
học chủ động tạo ra các hoạt động, các biến chuyển giúp nhà nghiên
cứu quan sát mô hình hay môi trường giả định thông qua sự mô
phỏng các quá trình diễn ra trong thực tế.
Mục đích của thực nghiệm xã hội là quá trình tạo lập, thiết kế mô
hình, thiết chế xã hội và cách thức tác động có tính quy chuẩn, mẫu
mực để nghiên cứu, thử nghiệm, điều chỉnh và nhân rộng, đưa vào
đời sống xã hội hiện thực. Với ý nghĩa đó, thực nghiệm xã hội là
phương pháp được lựa chọn trong nhiều nghiên cứu về tổ chức, quản lý xã hội
Về bản chất, phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa
học xã hội cũng tương tự như trong nghiên cứu khoa học tự nhiên và
kỹ thuật. Song, xuất phát từ tính đặc thù trong nghiên cứu xã hội,
thực hiện phương pháp thực nghiệm là không đơn giản.
Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện chủ yếu dựa vào nguyên
tắc xem xét mối quan hệ nhân quả. Yêu cầu chủ yếu của phương
pháp này là nhà nghiên cứu cần nắm chắc và thao túng được nguyên
nhân trong một môi trường có sự kiểm soát.
b) Các điều kiện để sử dụng phương pháp thực nghiệm
Một là, nhà nghiên cứu nhận thức được những yếu tố gây ảnh
hưởng đến sự nảy sinh và diễn biến của đối tượng nghiên cứu.
Hai là, người nghiên cứu xác định được những nguyên nhân của
các hiện tượng do vạch ra được các điều kiện ảnh hưởng.
Ba là, người nghiên cứu cần và có thể lặp lại nhiều lần thực nghiệm.
c) Các bước tiến hành thực nghiệm
Nhà nghiên cứu cần nắm được tiến trình triển khai phương pháp
thực nghiệm gồm ba giai đoạn cơ bản.
Một là, chuẩn bị thực nghiệm, người nghiên cứu cần xác định
mục đích thực nghiệm, đối tượng thực nghiệm, thời gian, địa điểm
thực nghiệm. Đồng thời, nhà nghiên cứu chuẩn bị các tiêu chí đo đạc kết quả thực nghiệm.
Hai là, tiến hành thực nghiệm. Nhà nghiên cứu phân công cộng
tác viên giám sát và thu nhận các thông tin trong quá trình thực
nghiệm; kịp thời kiểm soát và điều chỉnh các tác động trong quá trình thực nghiệm.
Ba là, xử lý kết quả thực nghiệm. Nhà nghiên cứu kiểm tra lại
các thông số, so sánh, đối chiếu, đo lường kết quả thực nghiệm trên
cơ sở tiêu chí thực nghiệm đã xác định; viết báo cáo và có thể công
bố kết quả thực nghiệm.
Phân loại thực nghiệm
a) Phân loại theo diễn trình thời gian tiến hành thực nghiệm

Theo quá trình tiến hành thực nghiệm có thực nghiệm cấp diễn, thực
nghiệm bán cấp diễn và thực nghiệm trường diễn.
- Thực nghiệm cấp diễn là thực nghiệmđể xác định sự tác dụng của các
giải pháp tác động hoặc ảnh hưởng của các tác nhân lên đối tượng
nghiên cứu trong một thời gian ngắn.
- Thực nghiệm trường diễn là thực nghiệm nhằm xác định sự tác động
của các giải pháp hoặc ảnh hưởng của tác nhân lên đối tượng nghiên cứu lâu dài, liên tục.
- Thực nghiệm bán cấp diễn diễn ra ở mức độ trung gian giữa hai quá
trình thực nghiệm nêu trên.
b) Phân loại theo nơi tiến hành thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm có thể được tiến hành ở nhiều môi trường khác
nhau tùy theo yêu cầu của nghiên cứu..
- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm, người nghiên cứu hoàn toàn chủ động tạo dựng
mô hình nghiên cứu và khống chế các thông số. Người nghiên cứu có
thể kiểm soát toàn bộ điều kiện thực nghiệm, tạo ra tình huống như
mong muốn, chủ động kiểm soát hay vận dụng các biến số. Nhà nghiên
cứu có thể quan sát và đánh giá được kết quả của việc vận dụng các biến
số ấy. Chính vì vậy, thực nghiệm trong phòng có thể trở thành một
phương thức nghiên cứu mang tính kỹ thuật. Phương pháp này cho phép
nhà nghiên cứu tạo ra được những tình huống cần thiết, quan sát chính
xác các diễn biến của đối tượng trong quá trình thực nghiệm. Đồng thời,
nhà nghiên cứu có thể dự kiến và đo lường kết quả chính xác hơn. Do
vậy, thực nghiệm trong phòng đặc biệt phù hợp với các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm có những giới hạn nhất định khi
đơn giản hóa các quá trình hiện thực, nhất là các quá trình xã hội. Điều
kiện thực nghiệm trong phòng luôn có khoảng cách khá xa đối tượng thực.
- Thực nghiệm tại hiện trường
Nếu thực nghiệm trong phòng là sự mô phỏng hiện thực thì thực nghiệm
tại hiện trường được tiến hành trong môi trường hiện thực. Tại đây,
người nghiên cứu được tiếp cận mọi tham số và những điều kiện hoàn
toàn thực nhưng lại bị hạn chế về khả năng khống chế các tham số và
các điều kiện tham dự vào quá trình nghiên cứu.
- Thực nghiệm trong quần thể xã hội
Đây là dạng thực nghiệm được tiến hành trên một cộng đồng người
trong những điều kiện sống của họ. Trong thực nghiệm này, người
nghiên cứu thay đổi các điều kiện sinh hoạt, cách thức tổ chức, quản lý...
của đối tượng. Trong các nghiên cứu khoa học xã hội, trong y học... thực
nghiệm trong quần thể xã hội ngày càng có vị trí quan trọng trong xây
dựng và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu.
c. Phân loại theo mục đích thực nghiệm
- Thực nghiệm thăm dò được tiến hành để phát hiện bản chất của đối
tượng nghiên cứu. Đây là phương pháp được sử dụng trong xây dựng giả thuyết khoa học.
- Thực nghiệm kiểm chứng là những thực nghiệm nhằm tìm kiếm các
luận cứ để chứng minh cho các giả thuyết nghiên cứu.
- Thực nghiệm song hành là những thực nghiệm được tiến hành đối với
hai hay nhiều đối tượng khác nhau trong những điều kiện thực nghiệm
như nhau nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của cùng một điều kiện
thực nghiệm lên những đối tượng khác nhau.
- Thực nghiệm đối nghịch là những thực nghiệm được tiến hành trên hai
hay nhiều đối tượng như nhau trong các điều kiện thực nghiệm ngược
chiều nhau nhằm xác định mức độ chịu ảnh hưởng của cùng một loại đối
tượng dưới tác động của những điều kiện thực nghiệm khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau.
- Thực nghiệm đối chứng là những thực nghiệm được tiến hành đối với
một trong hay (hay trong nhóm đối tượng như nhau. Trong trường hợp
này, người nghiên cứu muốn xác định mức độ tác động của các điều kiện
thực nghiệm so với các đối tượng không chịu các tác động đó. Các đối
tượng còn lại được coi là đối chứng của đối tượng thực nghiệm. Trong
quá trình nghiên cứu, nhà khoa học có thể thay đổi vị trí của hai nhóm
này để thực hiện phương pháp.
2.2. xây dựng kế hoạch thực nghiệm nhằm thu thập thông tin cho đề tài
Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm
 Mục đích thực nghiệm:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về phương ngữ xã hội nói chung và
phương ngữ xã hội giới trẻ nói riêng
- Nghiên cứu biến thể ngôn ngữ giới trẻ trong từng hoàn cảnh
- Khảo sát các biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông
- Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ giới trẻ từ bình diện cấu trúc và giao tiếp xã hội
- Điều tra, phân tích thái độ ngôn ngữ của xã hội đối với việc sử dụng
ngôn ngữ của giới trẻ. Phân tích mối tương quan giữa các nhân tố xã
hội với thái độ ngôn ngữ
- Đề xuất giải pháp về sử dụng và đánh giá hiện tượng ngôn ngữ giới
trẻ trong tiếng Việt hiện nay
 Đối tượng nghiên cứu: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông
 Phạm vi thực nghiệm:
- Các hình thức thể hiện tiêu biểu của ngôn ngữ giới trẻ trong tiếng
Việt: chêm xen tiếng Anh, sử dụng từ lóng và kết cấu mới lạ
- Phạm vi khảo sát: báo mạng điện tử tiếng Việt dành cho giới trẻ:
Hoa học trò, Sinh viên Việt Nam, keenh14, ZIng.vn, …
 Thời gian: những năm gần đây
 Các tiêu chí đo đạc kết quả thực nghiệm:
- Các thông tin cần thu thập - Nguồn thu thập - Phương pháp thu thập - Công cụ thu thập - Thời gian
Bước 2: Tiến hành thực nghiệm
 Phân công CTV giám sát và thu nhận thông tin
- Đối tượng/nguồn cung cấp thông tin: từ các bình luận trên các nền
tảng số, các bài báo, trang báo điện tử
- Người chịu trách nhiệm: giám sát quá trình
 Kiểm soát và điều chỉnh các tác động trong quá trình thực nghiệm
- Hỗ trợ, đồng hành cùng các CTV trong quá trình thực nghiệm
nghiên cứu ngôn ngữ giới trẻ nhằm kiểm soát, giám sát tiến độ thực
hiện và kịp thời ứng phó đối với các tác động bất ngờ có tính chất
quan trọng, quyết định đến kết quả thực nghiệm
- Dựa vào hoàn cảnh, thời gian thực nghiệm, nắm rõ ưu, nhược điểm
của từng giai đoạn thực nghiệm, từng phương pháp nghiên cứu từ
đó đưa ra giải pháp giúp nâng cao hiệu quả thực nghiệm để đề tài
nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất
Bước 3: Xử lý kết quả thực nghiệm
 Kiểm tra lại kết quả thực nghiệm trên cơ sở tiêu chí thực nghiệm đã xác định:
- Điều kiện tiến hành thực nghiệm: có thuận lợi hay không, trong quá
trình tiến hành thực nghiệm có xảy ra tác động nào ảnh hưởng tới
toàn quá trình hay không, nếu có thì yếu tố đó là gì và tác động như thế nào?
- Kết quả đạt được như thế nào: phân số liệu thống kê và điều tra
được để đưa ra nhận xét chính xác nhất về vấn đề ngôn ngữ giới trẻ hiện nay tại Việt Nam
 Viết báo cáo và công bố kết quả:
- Giới thiệu vắn tắt về đề tài
- Tóm tắt quá trình tiền hành thực nghiệm
- nêu kết quả đạt được ở từng bình diện nghiên cứu (bình diện cấu trúc và
bình diện giao tiếp xã hội) - Kết luận - Đưa ra kiến nghị
- Danh mục tài liệu tham khảo - Phụ lục