-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi luật thương mại | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tư vấn hướng giải quyết cho họ nếu sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấpGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn cho họ thì cóđơntốcáoAnđanglàviênchứcthuộcđốitượngkhôngđượcthànhlập côngty. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật thương mại 1 11 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Đề thi luật thương mại | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tư vấn hướng giải quyết cho họ nếu sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấpGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn cho họ thì cóđơntốcáoAnđanglàviênchứcthuộcđốitượngkhôngđượcthànhlập côngty. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật thương mại 1 11 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45988283
LUẬT THƯƠNG MẠI ĐỀ 8
Nhóm bạn thân An, Định, Huyền, Hải, Tuấn dự định thành lập công ty trách
nhiệm hữu hạn sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ có trụ sở tại quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội. Trong cơ cấu góp vốn do họ thỏa thuận thì :
- An góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt;
- Định góp bằng chiếc xe ô tô;
- Hải góp bằng 200.000 USD;
- Huyền góp bằng ngôi nhà chung cư thuộc quyền sở hữu của mình tại đường Xuân
Thủy (Cầu Giấy) để làm trụ sở của công ty;
- Tuấn góp 500 triệu đồng.
Hãy tư vấn các nội dung pháp lý sau cho họ:
1. Họ dự định đặt tên công ty là: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
HUYỀNF & DINHJ và trụ sở của công ty tại chung cư ở đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy.
2. Tư vấn hướng giải quyết cho họ nếu sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn cho họ thì có
đơn tố cáo An đang là viên chức thuộc đối tượng không được thành lập công ty.
3. Tư vấn thủ tục góp vốn điều lệ công ty cho 5 nhà đầu tư trên.
4. Tư vấn hướng xử lý nếu hết 90 ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, Tuấn chỉ góp được 200 triệu đồng; Định đề nghị công ty cho mình
thay đổi hình thức tài sản góp vốn bằng tiền Việt Nam đồng tương ứng với giá trị của chiếc xe ô tô. lOMoAR cPSD| 45988283
5. Giả định sau khi công ty được thành lập, Tuấn đã chuyển nhượng 50% phần vốn
góp của mình cho Hoa (là vợ Tuấn). Tuấn có thể chuyển nhượng phần vốn góp của
mình tại công ty cho vợ được không? Vì sao?
Câu 3: Tư vấn thủ tục góp vốn điều lệ công ti cho 5 nhà đầu tư trên An: - Cơ sở pháp lý: + Luật doanh nghiệp 2020
+ Nghị định 222/2013/NĐ-CP
- Loại tài sản góp vốn của An: tiền mặt 200 triệu đồng
Điều 34. Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể
định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp
đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để
góp vốn theo quy định của pháp luật.
- Chuyển quyền sở hữu khi góp vốn:
Điều 35. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công
ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp
vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho
công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử
dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện
bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp
được thực hiện thông qua tài khoản.
2. Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ
chức của người góp vốn; lOMoAR cPSD| 45988283
c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của
tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
d) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền
của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với
tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
4. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân
không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và
phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước
ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về
quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.
- Ngoài ra, Nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt quy định:
Điều 6. Giao dịch tài chính của doanh nghiệp
1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn
và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.
- Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định :
Điều 3. Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển
nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác
1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng
Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua
bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào
doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau: a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành. lOMoAR cPSD| 45988283
3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần
vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo
quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Theo đó, đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu (bao gồm tiền mặt)
thì cá nhân góp vốn để thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện bằng việc giao
nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Tuy nhiên, đối với trường hợp
doanh nghiệp tham gia các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần
vốn góp vào doanh nghiệp thì không được thanh toán bằng tiền mặt mà sử dụng các hình thức sau: • Thanh toán bằng Séc;
• Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
• Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Trong trường hợp cá nhân góp vốn, mua cổ phần bằng tiền mặt để mở công ty cần
chuẩn bị các chứng từ sau:
• Phiếu thu: Nội dung ghi rõ góp vốn, mua cổ phần công ty; Đầy đủ chữ ký và
họ tên của người nộp tiền, người thu tiền, người lập phiếu.
• Biên bản giao nhận tiền mặt; • Biên bản góp vốn.
Kết luận: Như vậy, cá nhân khi góp vốn có thể góp bằng tiền mặt, không có quy
định bắt buộc góp vốn phải qua tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo minh
bạch, rõ ràng nên chọn thanh toán qua ngân hàng. Định: Hải: Huyền: lOMoAR cPSD| 45988283 Tuấn: