Điều gì khiến người lao động ở Microsoft làm việc cật lực? | Bài tập nhóm môn Chủ nghĩa xã hội Neu
Điều gì khiến người lao động ở Microsoft làm việc cật lực? | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Quản trị nhân lực (QTNL01)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45834641
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----- ----- BÀI TẬP NHÓM
Đề tài: Điều gì khiến người lao động ở Microsoft
làm việc cật lực?
Sinh viên thực hiện : Nhóm 6 Môn
: Quản trị nhân lực Lớp học phần
: NLQT1103 (222) 11 Giảng viên
: TS. Nguyễn Đức Kiên Hà Nội, 7/2023 1 lOMoAR cPSD| 45834641
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6 STT Mã sinh viên Họ và tên Lớp chuyên ngành 1
11225385 Nguyễn Như Minh Quân Kinh doanh thương mại 64C 2
11224277 Nguyễn Tuấn Minh Bất động sản 64A 3 11222505 Thẩm Huy Hoàng Bất động sản 64A 4
11221125 Phùng Quốc Vĩnh Chung Kinh doanh quốc tế 64A 5
11220834 Nguyễn Đức Biền Marketing 64D 6
11225968 Phùng Thị Thiên Thảo Bất động sản 64A 7 11226373 Lại Thùy Trang
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 64A 8 11222796 Nguyễn Gia Huy Bất động sản 64A MỤC LỤC I. Tổng quan về
Microsoft....................................................................................4 2 lOMoAR cPSD| 45834641 II. HRM tại
Microsoft............................................................................................4 1. Ưu
điểm........................................................................................................... .4 2. Nhược
điểm......................................................................................................6
2.1. Khối lượng công việc khổng lồ, cường độ làm việc lớn............................6
2.2. Số lượng các cuộc họp gia tăng.................................................................7
2.3. Sự khác biệt về tôn giáo, sắc tộc................................................................8
III. Các lý thuyết tạo động lực.............................................................................8 1. Tháp nhu cầu
Maslow......................................................................................8
2. Thuyết tạo kỳ vọng
Vroom..............................................................................10 IV. Giải pháp
cần sửa đổi thực tế tạo động lực của công ty...........................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................13 3 lOMoAR cPSD| 45834641 I.
Tổng quan về Microsoft
Chúng đang sống trong thời đại kỹ thuật số, thời đại của Internet, trí tuệ nhân tạo…, thời đại mà
công nghệ thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Microsoft,
một tập đoàn công nghệ lớn, với những sản phẩm đã tạo nên những bước tiến lớn trong lĩnh vực
này. Được thành lập ngày 4 tháng 4 năm 1975 bởi Bill Gates và Paul Allen, đến nay Microsoft đã
trở thành một tập đoàn đa quốc gia chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm
và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Tính đến thời điểm hiện
tại giá trị vốn hóa thị trường của Microsoft đạt khoảng 2500 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới. Để làm
được điều này không thể thiếu đội ngũ nhân viên tài năng, được đào tạo bài bản cùng những chính
sách quản trị, đãi ngộ hợp lý của Microsoft. II. HRM tại Microsoft 1. Ưu điểm
Trong bảng xếp hạng hàng năm dựa trên số liệu của 70.000 doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ,
Microsoft nằm trong top 5 công ty có nhân viên hạnh phúc nhất năm 2021. - Về mức lương:
Trong một tuyên bố với báo giới, Microsoft cho biết mức lương trung bình 172.000 USD/năm của
nhân viên chưa hề bao gồm các khoản đãi ngộ. Theo dữ liệu nội bộ của Business Insider, người
được trả cao nhất tại Microsoft là một nhà lập kế hoạch kinh doanh ở California, với mức 310.000
USD và thấp nhất là một chuyên gia bán hàng ở Washington với đề nghị 65.000 USD.
=> Trong số các nhân viên đã cống hiến cho Microsoft từ những ngày đầu, khoảng 10.000 người
đã trở thành triệu phú. - Tiền thưởng:
Công ty phát hành cổ phiếu ESOP dành riêng cho đối tượng là nhân viên có nhiều cống hiến với
công ty hoặc nhân viên lâu năm. Cổ phiếu này có thể được coi như một cách thay thế cho các
khoản thưởng bằng tiền mặt hay quà tặng hiện vật. Đồng thời, nhân viên làm việc trên 3 năm có
thể mua cổ phiếu esop với mức giá ưu đãi theo quy định. Có một thực tế là hơn 5000 nhân viên đã
trở thành triệu phú thông qua hoạt động mua cổ phiếu ưu đãi. Đây là một điều chưa từng có ở bất
kỳ một công ty nào trên thế giới.
=> Mục đích phát hành cổ phiếu nhằm tăng sự gắn kết giữa doanh nghiệp và người lao động, tăng
tinh thần trách nhiệm với vị trí cũng như công việc mình gắn bó, xem sự phát triển của công ty
như sự phát triển của bản thân nhân viên. - Phúc lợi, đãi ngộ:
+ Theo báo cáo của The Verge, Microsoft đã công bố chính sách nghỉ phép không giới hạn mới,
được gọi là “Thời gian nghỉ tùy ý” dành cho nhân viên của mình. Chính sách này sẽ có hiệu lực
bắt đầu từ ngày 16/1/2023, cho phép nhân viên nghỉ bao nhiêu tùy thích thay vì phải tích lũy số
lượng thời gian nghỉ có lương cụ thể. 4 lOMoAR cPSD| 45834641
+ Ngoài việc được đóng các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật như BHYT, BHXH, nhân
viên tại đây còn được hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe hàng đầu về chăm sóc nha khoa, chăm
sóc thị lực, dịch vụ bác sĩ tại nhà, được tham gia bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp,
bảo hiểm pháp lý nhóm.... Ngoài ra, Microsoft còn tung thêm nhiều quyền lợi như miễn phí thực
phẩm và rượu, vé xem bóng đá, hay thậm chí là dịch vụ chăm sóc vật nuôi vào ban ngày... -
Một số đãi ngộ trong thời kỳ dịch covid 19 vừa qua:
+ Nhiều gói trợ cấp được Microsoft đưa ra, chẳng hạn như cho phép nhân viên nghỉ ở nhà chăm
sóc con cái trong thời gian giãn cách.
+ Những nhân viên có con nhỏ sẽ được phép đăng ký nghỉ tối đa 12 tuần có lương. Thời gian nghỉ
sẽ được thực hiện xen kẽ hoặc liên tục. Quy định mới này giúp nhân viên Microsoft không bị buộc
phải lựa chọn giữa con cái và công việc, giúp họ có thêm thời gian cho gia đình trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng.
+ Bên cạnh những đãi ngộ dành cho những nhân viên có con nhỏ và nhân viên chính thức,
Microsoft còn hỗ trợ cả những nhân sự làm việc bán thời gian. Công ty này vẫn trả lương cho tất
cả các nhà cung cấp dịch vụ theo giờ mức lương thường xuyên của họ trong thời gian nhu cầu dịch
vụ bị giảm hoặc tạm dừng. - Môi trường làm việc:
+ Nhân viên Microsoft không chỉ cho rằng Microsoft có văn hóa tin tưởng bền vững, mà đây còn
là không gian giúp họ cơ hội phát triển mạnh mẽ trong một môi trường sáng tạo. Microsoft kiến
tạo không gian làm việc, để ở đó nhân viên có thể đóng góp ý tưởng cá nhân và đều có chung một
niềm đam mê: Tạo ra những công nghệ thay đổi thế giới.
+ Tại Microsoft, nhân viên được các lãnh đạo khuyến khích đầu óc sáng tạo bằng cách lắng nghe
và trân trọng những ý kiến đóng góp của họ cho công ty. Họ luôn sẵn sàng đón nhận những ý
tưởng, đầu tư suy nghĩ, cân nhắc hướng phát triển có lợi cho công ty. Điều này giúp cho mọi nhân
viên tại Microsoft đều hăng hái đóng góp ý kiến và cống hiến vì công ty.
+ Trong công ty thường tổ chức những buổi họp, sinh hoạt chung với mục đích duy nhất là giải trí.
Đây như một dịp để mọi người có cơ hội nói chuyện, chia sẻ với nhau về công việc và cuộc sống,
giải tỏa căng thẳng, áp lực, củng cố thêm tinh thần tập thể vững mạnh.
+ Microsoft là điểm đến mà các sinh viên thực tập mơ ước và tự hào. Những buổi thực tập trở nên
đáng nhớ không phải là làm việc trên các sản phẩm với tầm cỡ của sản phẩm phổ biến nhất thế
giới, mà là những cơ hội để học hỏi, phát triển và trải nghiệm những điều mà họ không thể có được
khi ở những công ty khác. Đó là một điểm rất mạnh của Microsoft.
+ Khía cạnh độc đáo nhất về môi trường làm việc Microsoft là việc người Microsoft luôn được
nhấn mạnh vào trách nhiệm xã hội và những điều nên cống hiến cho cộng đồng. Chỉ trong năm
vừa qua, Microsoft đã hiến tặng gần 950 triệu đô la Mỹ cho cộng đồng toàn cầu. 5 lOMoAR cPSD| 45834641 2. Nhược điểm
2.1. Khối lượng công việc khổng lồ, cường độ làm việc lớn
- Trong môi trường làm việc, các nhân sự thường phải tham gia các cuộc họp để nắm bắt
thông tin, lên ý tưởng, ... Song, khối lượng email, cuộc họp và thông báo ngày càng
nhiều khiến nhân sự dễ rơi vào trạng thái quá tải và không biết nên bắt đầu từ đâu. Báo
cáo mới nhất của Microsoft đã chỉ ra rằng số lượng cuộc họp mà người dùng Microsoft
Teams tham dự mỗi tuần đã tăng gấp 3 lần trong ba năm qua và hơn 60% nhân viên
của Microsoft cho biết họ không có đủ thời gian và năng lượng để hoàn thành công việc.
- Microsoft đã phân tích một set data lớn trên toàn cầu, bao gồm 122 triệu email và 2.3
triệu cuộc họp, email và cuộc họp này đều được thực hiện qua Teams and Outlook. Nó
cho thấy lượng thời gian nhân viên sử dụng Teams đã tăng 2.5 lần trong suốt đại dịch
Covid. Bên cạnh đó, trung bình của những cuộc họp cũng đã tăng 10 phút, từ 35p/cuộc lên 45p/cuộc.
- Microsoft cũng đã khảo sát khoảng 31000 nhân viên trên toàn cầu vào tháng 2/2021.
Sau khi phân tích số liệu của cuộc khảo sát, 20% công nhân phản hồi rằng họ không
quan tâm đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, 45% cảm thấy phải làm việc
quá sức, 35% cảm thấy kiệt quệ về sức khỏe và tinh thần.
Các số liệu chứng minh cường độ tiếp xúc với kỹ thuật số đang gia tăng
Biện pháp: Hybrid workplace:
- Microsoft đang chuyển sang môi trường làm việc hybrid với hy vọng rằng thời gian
làm việc tại nhà dưới 50% sẽ trở thành tiêu chuẩn cho hầu hết các vai trò (câu nói của Kurt DelBene) 6 lOMoAR cPSD| 45834641
- Báo cáo xu hướng của Microsoft cho thấy 66% các nhà quản lý công ty đang xem xét
thiết kế lại không gian văn phòng cho công việc kết hợp. Nó cũng cho thấy rằng gần
75% nhân viên muốn duy trì các lựa chọn làm việc từ xa, linh hoạt và 67% muốn cộng
tác trực tiếp nhiều hơn sau đại dịch
- Hybrid work giải quyết được vấn đề bị quá tải kỹ thuật số, giúp cho nhân viên được
thoải mái trong việc được lựa chọn thời gian làm việc, giúp cho nhân viên có thể cân
bằng cuộc sống và công việc dễ dàng hơn
2.2. Số lượng các cuộc họp gia tăng ảnh hưởng đến sự sáng tạo của nhân sự
- Microsoft đã xuất bản báo cáo Work Trend Index, Công ty đã khảo sát 31.000 người ở
31 quốc gia, đồng thời phân tích hàng nghìn tỷ tín hiệu năng suất của Microsoft 365,
cùng với xu hướng lao động trên nền tảng LinkedIn. Kết quả cho thấy, nhân sự phải
dành 60% thời gian mỗi ngày để giao tiếp (bao gồm xử lý email, tham gia trò chuyện
và các cuộc họp). Một số người dùng Microsoft 365 đã dành đến 8,8 giờ để xử lý email,
7,5 giờ để tham gia các cuộc họp mỗi tuần.
- Thậm chí đối với những người lao động tri thức phụ thuộc vào giao tiếp kỹ thuật số,
con số này còn lớn hơn rất nhiều. Trong một thế giới nơi sự sáng tạo được xem là năng
suất như hiện nay, những công việc như xử lý email, thư từ đang ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của các công ty khiến gần hai phần ba nhà lãnh đạo lo ngại.
Cơ cấu thời gian nhân viên của Microsoft dùng Microsoft 365
Biện pháp giải quyết:
- Ứng dụng AI trong công việc:
Từ việc quản lý thời gian biểu, tạo cuộc họp đến chuẩn bị tài liệu, các công cụ A.I có
thể giúp nhân sự xử lý. Nhà khoa học Jaime Teevan công tác tại Microsoft cho biết, cô 7 lOMoAR cPSD| 45834641
ấy đã từng biến quá trình chuẩn bị cuộc họp trở nên năng suất hơn bằng cách tóm tắt
các tài liệu cuộc họp dưới dạng một bài thơ. Điều này không những giúp các thông tin
trở nên thú vị hơn mà còn giúp cô xử lý thông tin dễ dàng.
- Microsoft rất quan tâm đến sức khỏe và tâm lý của nhân viên o Các trụ sở
Microsoft ở Châu Âu rất quan tâm tới tâm lý và sức khỏe của nhân viên, biểu hiện bằng
các chính sách có thêm các chính sách như hỗ trợ đi lại, tiền tập gym, mua các thiết bị
gym, thiết bị máy tính làm ở nhà, lương hưu. Bình thường, nếu làm việc ở văn phòng
bạn sẽ được công ty lo cho 3 bữa ăn. Công ty cũng có nhiều khóa đào tạo liên tục cho
nhân viên. Trong công ty có những lớp học yoga, thiền để giúp mọi người cân bằng lại
công việc và cuộc sống.
2.3. Sự khác biệt về tôn giáo, sắc tộc
- Bên cạnh các vấn đề trên, các tập đoàn lớn như Microsoft luôn cố gắng xóa đi khoảng
cách về sắc tộc cũng như tôn giáo giữa các nhân viên:
Là một môi trường làm việc quốc tế, các công ty rất nhấn mạnh vào việc đa dạng và hỗ
trợ lẫn nhau, tôn trọng sự khác biệt về tôn giáo, giới tính, màu da, quốc tịch. Ngoài giờ
làm việc, công ty thường xuyên tổ chức những buổi ngoại khóa, sinh hoạt chung chỉ
mang một mục đích duy nhất là giải trí để có thể gắn kết tinh thần nhân viên, kéo gần
khoảng cách những khác biệt. III.
Các lý thuyết tạo động lực
1. Tháp nhu cầu Maslow
Có 5 hoạt động trong tình huống này mà có thể chỉ ra rằng chúng có liên quan tới các lý thuyết tạo động lực cụ thể:
- Bậc 1: Nhu cầu thiết yếu
Nhu cầu thiết yếu bao gồm tất cả những gì con người cần có để tồn tại như ăn, uống, ngủ, không
khí để thở, tình dục…
+ Theo Neowin, để giúp đỡ nhân viên của mình vượt qua những khó khăn trong mùa
dịch, công ty này đã đưa ra các gói trợ cấp như cho phép nhân viên nghỉ ở nhà chăm
sóc con cái cho tới trả lương đầy đủ cho nhân viên bán thời gian phải nghỉ việc tạm thời vì dịch bệnh.
+ Theo đó, những nhân viên có con được phép nghỉ tối đa 12 tuần có lương. Nhân viên
có thể đăng ký ngày họ muốn nghỉ, thời gian nghỉ được thực hiện trên lịch nghỉ xen kẽ hoặc liên tục.
+ Trong một tuyên bố với báo giới, Microsoft cho biết mức lương trung bình 172.000
USD/năm của nhân viên hồi năm 2019 chưa hề bao gồm các khoản đãi ngộ. +
Chương trình quyền mua cố phiếu sinh lời: việc mua cổ phiếu với mức giá thấp hơn
giá niêm yết trên sàn chứng khoán là phần thưởng dành cho các nhân viên xứng đáng.
Những người nắm giữ loại cổ phiếu thưởng này sẽ được trả cổ tức sớm hơn và với mức
cao hơn so với những người nắm giữ các loại cổ phiếu khác. 8 lOMoAR cPSD| 45834641
- Bậc 2: Nhu cầu được an toàn
Trong tháp nhu cầu Maslow, đây được coi như bước phát triển cao hơn của những nhu cầu thiết
yếu căn bản. Nó bao gồm những yếu tố mong muốn được bảo vệ về thể xác, có việc làm, nơi ở…
+ Tại Microsoft tất cả các nhân viên làm việc chính thức có văn phòng riêng của mình.
Họ có thể bày biện văn phòng của mình để ứng với nhu cầu đặc biệt của họ. Đồng thời,
công ty đang dần áp dụng biệp pháp Hybrid worlplace – môi trường làm việc kết hợp,
góp phần tạo nên không gian làm việc thoải mái cho nhân viên. + Một khảo sát nội bộ
hồi năm 2020 cũng cho thấy 55% nhân viên hài lòng với mức lương thưởng và chế độ
đãi ngộ của Microsoft và họ cảm thấy đang hạnh phúc.
- Bậc 3 : Nhu cầu xã hội – kết nối
Là các nhu cầu trong phát triển và mở rộng các mối quan hệ. Tập trung vào nhu cầu giao lưu tình
cảm trong quan hệ bạn bè, công chúng.
+ Tạo điều kiện để nhân viên có cơ hội hợp tác cùng các phòng ban khác, mở rộng giao lưu giữa các bộ phận.
+ Xây dựng một nhóm nhân viên chuyên phụ trách hoạt động tập thể để thiết kế các
chương trình giao lưu, trò chuyện và giải trí cho tập thể nhân viên. Khuyến khích mọi
người tham gia các cuộc thi sáng kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp và tổ chức.
+ Ngoài nhiệm vụ chính hàng ngày, công ty khuyến khích nhân viên làm việc với các
dự án có nhiều phòng ban liên quan để không ngừng học tập, đóng góp, phát huy thế mạnh.
+ Trong công ty thường tổ chức những buổi họp, sinh hoạt chung với mục đích duy
nhất là giải trí, và ở đó đã diễn ra nhiều trò chơi như những cuộc đấu gươm giữa những
người quản lý cấp dưới và cấp trên chẳng hạn.
+ Tham dự vào những sự kiện chung là một phần chủ chốt để xây dựng nên tinh thần
của toàn công ty bên trong tổ chức.
+ Microsoft có một chính sách để tất cả các nhân viên đều sở hữu một phần dự án của mình.
+ Khi nhân viên muốn gắn bó lâu dài với công ty Microsoft, việc sở hữu cổ phần của
công ty sẽ giúp họ gắn lợi ích của mình với công ty, giúp xây dựng sự liên kết cũng
như mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên với công ty.
+ Microsoft làm cho nhân viên của họ tin rằng công ty có một sứ mệnh hiển nhiên là
thay đổi thế giới này, chỉ một hành động nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến 50 triệu người
dùng. Diều này thúc đẩy sự đoàn kết của nhân viên trong quá trình làm việc.
- Bậc 4: Nhu cầu được tôn trọng
Tạo cảm giác tự tin, độc lập và tự do, sự tôn trọng của người khác đối với sức mạnh, năng lực của mình
+ Công ty tự hào về việc bắt mọi ứng viên phải tham dự một “vòng phỏng vấn” khắc
nghiệt, mệt nhoài và các ứng cử viên thông minh nhất mới vượt qua được vòng phỏng
vấn này để trở thành nhân viên của hãng. 9 lOMoAR cPSD| 45834641
+ Ban lãnh đạo của công ty đã làm mọi cách để cho đội ngũ nhân viên của mình biết
cách lắng nghe lẫn nhau, chấp nhận sự khác biệt từ các màu da, quốc tịch, văn hóa, tính
cách, sở thích… để rồi cùng hợp tác và làm việc hiệu quả với nhau.
Việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp phải bắt đầu từ sự thay đổi nhỏ của từng nhân viên. Lãnh
đạo Microsoft luôn nỗ lực ghi nhận mọi thành tựu từ sự thay đổi đó.
- Bậc 5 : Nhu cầu thể hiện bản thân
Sự thể hiện bản thân tạo ra cảm giác khác biệt cho bạn.
+ Tự do thể hiện cá tính: Bạn có tin rằng một nhân viên kiểm thử phần mềm đến làm
việc hàng ngày với trang phục dị biệt thời Victoria không?
+ Tại Microsoft nhân viên được các lãnh đạo người khuyến khích đầu óc sáng tạo bằng
cách lắng nghe và trân trọng những ý kiến đóng góp của họ cho công ty.
2. Thuyết tạo kỳ vọng Vroom
Lý thuyết kì vọng cho rằng các cá nhân được thúc đẩy để thực hiện nếu họ biết rằng sự nỗ lực đặc
biệt của họ được công nhận và đền đáp (Vroom, 1964)
- Lý thuyết này đang được áp dụng tại Microsoft thông qua hệ thống phần thưởng của
công ty. Các phần thưởng tùy chọn cổ phiếu được dựa trên việc xem xét xem nhân viên
có thực sự muốn gắn bó lâu dài hay không và đã có những cống hiến gì cho công ty.
Đây là biểu tượng quan trọng của sự cam kết của Microsoft trong việc giữ chân nhân viên giỏi
cũng như trung thành ở lại.
- Thay đổi này được mô tả như việc thưởng cao cho hiệu suất cao với sự tập trung vào
việc xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên và công ty như đối tác. Microsoft nhận thức
được tầm quan trọng của con người và điều này được phản ánh trong hệ thống phần thưởng cũa công ty.
Đây có thể coi là một ví dụ điển hình cho sự tập trung vào mối quan hệ đối tác mà Microsoft
muốn tạo dựng với nhân viên của mình.
- Ngoài ra, trong hệ thống thăng tiến của nhiều công ty, sẽ có ba cấp độ của quản trị, ở
mỗi cấp độ lại có 3 yếu tố để xem người đó phù hợp với bậc nào trong hệ thống đó là:
kĩ năng nhận thức, kĩ năng con người cũng như là kĩ năng chuyên môn. Thông thường,
càng lên cao, kỹ năng nhận thức lại càng cần thiết trong khi kĩ năng chuyên môn lại trở
nên ít cần thiết hơn trong nấc thang doanh nghiệp. Trong hầu hết các tổ
chứ hay doanh nghiệp, nhân viên nào có kĩ năng nhận thức sẽ được rời lên một vị trí
cao hơn trong bộ máy, trong khi những người thiên về chuyên môn thì lại không. Tuy
nhiên, Microsoft là một công nghệ hàng đầu của thế giới, họ rất trân trọng những người
làm kĩ thuật có chuyên môn cao nên hệ thống lương và họ cũng có đôi chút khác biệt.
Microsoft cung cấp cho nhân viên mình hai con đường để thăng tiến, cho phép người
có kỹ năng nhận thức cao lên làm quản lý, và những người có kỹ năng chuyên môn về
kỹ thuật tiến lên các vị trí chưa chuyên gia kỹ thuật.
Hệ thống đãi ngộ là một phần quan trọng của văn hóa tổ chức; chúng truyền đạt cho nhân viên
những giá trị mà tổ chức, mà ở đây là microsoft đánh giá cao. Bằng cách chia hệ thống đãi ngộ 10 lOMoAR cPSD| 45834641
thăng tiến làm 2 nhánh, Microsoft đã thiết kế một hế thống phần thưởng rất nhất quán với quá
trình tuyển dụng của họ bởi tuyển dụng nhân viên dựa trên khả năng chuyên môn về kỹ thuật
của bản thân mình, nếu không có một hệ thống đãi ngộ tốt cũng như lộ trình thăng tiến rõ ràng
sẽ gây ra sự bất mãn trong nội bộ công ty. IV.
Giải pháp cần sửa đổi thực tế tạo động lực của công ty
- Tạo động lực bằng cách giảm giờ làm, ngày làm mà giữ nguyên 100% lương - Mô
hình tuần làm việc 4 ngày:
o Mục tiêu: cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên
nhằm tạo ra một môi trường nơi mỗi nhân viên có thể lựa chọn phong cách làm
việc đa dạng và linh hoạt theo hoàn cảnh công việc và cuộc sống của họ để cải
thiện năng suất và sự sáng tạo.
o Kết quả: các tác động của thử nghiệm về cải thiện, giảm thiểu và mức độ hàilòng
sẽ được đo lường và kết quả được phổ biến sau thử nghiệm.
- Triển khai hệ thống thử nghiệm với tuần làm việc bốn ngày và ba ngày nghỉ mỗi tuần
o Đóng cửa vào tất cả các ngày thứ Sáu trong tháng
o Nhân viên toàn thời gian sẽ nghỉ phép có lương đặc biệt và tất cả các vănphòng sẽ đóng cửa.
- Thực hiện Chương trình Hỗ trợ Nhân viên Lựa chọn cân bằng Cuộc sống Công việc o
Đối với công việc: Phát triển bản thân và học hỏi
Hỗ trợ các chi phí liên quan đến phát triển bản thân
• Trợ cấp cho các chi phí liên quan đến phát triển bản thân được thực hiện trong kỳ.
• Ví dụ: Phí nhập học cho các khóa học khác nhau, học phí, lệ phí thi...
Chương trình trải nghiệm nơi làm việc đa văn hóa và đa ngành:
• Đi đến các công ty khác trong các nền văn hóa và ngành công
nghiệp khác nhau để trải nghiệm và học hỏi từ công việc:
• Công ty sẽ lập một thực đơn các công ty điểm đến trải nghiệm /
ngày / nội dung và kết hợp chúng với các nhân viên mong muốn. • Ví dụ cụ thể:
Trao đổi ý kiến và thảo luận nhóm với nhân viên tại chỗ
Tham quan công tác tại chỗ như kiểm tra quy trình / thiết bị sản xuất
o Đối với cuộc sống: Quan điểm về cuộc sống cá nhân và chăm sóc gia đình:
Hỗ trợ các chi phí liên quan đến giải trí cá nhân và gia đình
• Trợ cấp cho chi phí đi lại và giải trí của gia đình (Có hạn mức)
• Điểm quyền lợi/Điểm chăm sóc sức khỏe được tặng từ 1,5 – 2 lần.
• Ví dụ: Chi phí đi lại trong nước, phí sử dụng cơ sở thể thao, chi phí giải trí, v.v.
Cuộc thi Ý tưởng Chăm sóc Gia đình 11 lOMoAR cPSD| 45834641
• Thu hút ý tưởng từ nhân viên về cách dành thời gian cho gia đình
của họ trong thời gian này
• Sau khi sàng lọc, chúng tôi sẽ hỗ trợ theo đề xuất cho ý tưởng được đánh giá.
o Đối với xã hội: Sự tham gia của xã hội và đóng góp cho cộng đồng:
Hỗ trợ các hoạt động đóng góp xã hội
• Trợ cấp các khoản chi liên quan đến hoạt động đóng góp xã hội thực hiện trong kỳ
• Điểm lợi ích được tặng 1,5 lần
• Ví dụ: Chi phí hoạt động tình nguyện, chi phí đi lại, chi phí ăn ở...
Chương trình kết nối hoạt động đóng góp xã hội
• Tham gia các hoạt động đóng góp xã hội ở các khu vực khó khăn
• Công ty tạo ra một danh sách các điểm đến, hoạt động, lịch trình,
nội dung..., và cung cấp hướng dẫn trước và kết hợp với các nhân viên mong muốn. • Ví dụ:
Đào tạo lập trình cho học sinh khuyết tật
Hội thảo lập trình cho giáo viên
Đào tạo sử dụng thiết bị điện tử cho người cao tuổi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị nhân lực, TS. Trần Kim Dung, NXB Thống kê,
thường xuyên được tái bản
2. Slide bài giảng Quản trị nguồn nhân lực, TS. Nguyễn Đức Kiên
3. https://www.microsoft.com/en-us/?ql=4
4. https://companiesmarketcap.com/?fbclid=IwAR2La_5e1KAU3Yh3N
Blic0EAqukC_QI- jJPEm-C-w0Q3uywidqUqfzt-n8w
5. https://vietnambusinessinsider.vn/luong-cua-nhan-vien-o-bon-ong-lon-
cong-nghe-thap- nhat-20259-usdnam-cao-nhat-650000-usdnam- a28140.html
6. https://genk.vn/nhan-vien-microsoft-duoc-nghi-phep-khong-gioi-han-
20230112111301062.chn#:~:text=Theo%20b%C3%A1o%20c%C3%A1o%20c%E1%BB
%A7a%20The,ngh%E1%BB%89%20c%C3%B3%20l%C6%B0%C6%A1ng%20c %E1%BB%A5%20th%E1%BB%83.
7. https://text.123docz.net/document/3543528-dai-ngo-cho-nhan-vien- tai-microsof.htm
8. https://trinhdinhlinh.com/sach/chieu-bai-quan-ly-vang-cua-bill-
gates/9-nang-cao-che- phuc-loi-cho-nhan-vien 12 lOMoAR cPSD| 45834641
9. https://cafebiz.vn/suong-nhu-lam-viec-o-microsoft-co-con-nho-duoc-
nghi-12-tuan-co- luong-nhan-vien-hanh-phuc-top-dau-the-gioi- 20220121091158194.chn
10. https://cafebiz.vn/co-gai-viet-ke-chuyen-di-lam-o-microsoft-facebook-
va-google-congty-ho-tro-tien-tap-gym-nghe-che-do-thai-san-muon-de- son-son-20210702094746121.chn
11. https://news.microsoft.com/ja-jp/2019/04/22/20190422-ms- worklifechoice2019/
12. https://news.microsoft.com/ja-jp/2019/10/31/191031-published-the-
results-of-measuringthe-effectiveness-of-our-work-life-choice- challenge-summer-2019/
13. https://learn.microsoft.com/en-us/dynamics365/human-resources/hr- benefitsmanagement-overview
14. https://www.microsoft.com/insidetrack/blog/helping-microsoft-
employees-understandtheir-value-with-the-total-rewards-portal/ 13