Đồ án chuyên ngành môn Bất động sản đề tài: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giải quyết án dân sự về tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thủy Nguyên-Hải Phòng

Đồ án chuyên ngành môn Bất động sản đề tài: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giải quyết án dân sự về tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thủy Nguyên-Hải Phòng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

 

lOMoARcPSD|38777299
0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Đề án chuyên ngành
Đề tài
:
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giải quyết án dân
sự về tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thủy Nguyên-Hải
Phòng
H tên: Phạm Minh Quang
Mã sinh viên: 11194392
Lớp chuyên ngành: Bất động sản 61B
lOMoARcPSD|38777299
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI ..... 5
THUỘC THẨM QUYỀN CỦA UBND CẤP HUYỆN ............................................... 5
1.1 Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai ..................... 5
1.1.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai ................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai ............................................ 10
1.1.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai ................................................ 11
1. 2. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục của Ủy ban nhân dân cấp huyện về giải 12
quyết tranh chấp đất đai ......................................................................................... 12
1.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp .. 12
huyện ..................................................................................................................... 12
1.2.2. Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện về giải quyết tranh
chấp ....................................................................................................................... 15
đất đai .................................................................................................................... 15
1.2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai của Uỷ ban nhân dân
huyện ..................................................................................................................... 20
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm
quyền ......................................................................................................................... 23
của UBND cấp huyện ............................................................................................... 23
1.3.1. Ban hành văn bản về quản lý đất đai ....................................................... 23
1.3.2. Năng lực giải quyết tranh chấp đất đai và công tác phối kết hợp giữa 24
các ban ngành đoàn thể ....................................................................................... 24
1.3.3. Mức độ giám sát của cơ quan dân cử và toàn xã hội đối với hoạt
động ....................................................................................................................... 26
giải quyết tranh chấp đất đai .............................................................................. 26
1.3.4. Mức độ công khai, dân chủ trong giải quyết tranh chấp về đất đai ..... 26
lOMoARcPSD|38777299
2
1.3.5. Ý thức chấp hành pháp luật của của bộ và nhân dân ............................ 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN . 28
ĐỊA BÀN HUYỆN THỦY NGUYÊN, TỈNH HẢI PHÒNG .................................... 28
2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng ..................................................................... 28
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ......................................... 28
2.1.2. Khái quát về Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng.. 28
2.2. Những ưu điểm và hạn chế về thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa
án trên địa bàn huyện Thủy Nguyên ...................................................................... 29
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động xét xử của TAND
huyện ......................................................................................................................... 33
Thủy Nguyên ............................................................................................................ 33
2.4. Những vướng mắc phát sinh khi áp dụng pháp luật để giải quyết tranh .... 34
chấp đất đai của Tòa án nhân dân ......................................................................... 34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦAPHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT TCĐĐ TRÊN
ĐỊA BÀNHUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG ................................................ 36
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 40
DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ UBND Ủy ban nhân dân
TAND Tòa án nhân dân
TCĐĐ Tranh chấp đất đai
lOMoARcPSD|38777299
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, đất đai là một loại tài sản đặc biệt, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Việc sử dụng đất là vấn đề thường
hay phát sinh tranh chấp trên thực tế.
Trong quá trình thực hiện Luật Đất đai năm 2013, các quy định về giải quyết
tranh chấp đất đai ít nhiều đã bộc lộ những điểm bất cập, cần có sự điều chỉnh cho phù
hợp với nhu cầu sử dụng đất và làm tăng hiệu quả quản lý đất đai của các cơ quan nhà
nước.Tính phức tạp của tranh chấp đất đai không chỉ dừng lại ở khía cạnh mâu thuẫn
về lợi ích kinh tế mà còn có thể dẫn đến các vụ án hình sự, thậm chí mang màu sắc
chính trị, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Vì vậy, việc thụ lý tranh chấp đất
đai nói riêng và giải quyết tranh chấp đất đai nói chung là một nội dung rất quan trọng
và không thể thiếu của pháp luật về đất đai.
Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi
ích phát sinh từ quá trình sử dụng loại tài sản đặc biệt này. Tranh chấp đất đai luôn gắn
liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của
các bên tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước.
Thủy Nguyên là miền đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời. Với
vị trí chiến lược nằm giữa thành phố Hải Phòng vùng đất mỏ Quảng Ninh, Thủy
Nguyên không những giữ vị trí quan yếu về kinh tế - hội, an ninh quốc phòng của
thành phố cảng còn của vùng Đông Bắc duyên hải Bắc bộ. Huyện Thủy Nguyên
có diện tích tự nhiên 242,79 km2, dân số 323.543 người, 37 đơn vị hành chính trong
đó có 2 thị trấn: Núi Đèo (thị trấn huyện lỵ), Minh Đức (thị trấn Công nghiệp) và 35 xã.
Hiện nay, Thủy Nguyên là huyện phát triển năng động vào loại bậc nhất của thành phố
cảng, quân và dân huyn nhà đang nỗ lực phấn đấu đưa huyện trở thành thành phố Thủy
Nguyên theo hướng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên là đơn vị trực thuộc TAND thành phố Hải
Phòng thực hiện nhiệm vụ xét xử giải quyết các loại án trên địa bàn huyện Thủy
Nguyên theo quy định của pháp luật. Trong những m qua, dưới sự lãnh đao, chỉ đạo
sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyn huyện Thủy Nguyên, sự phối hợp đồng bộ của
lOMoARcPSD| 38777299
4
các Ngành, đoàn thể trên đại bàn huyện đã phấn đấu đạt được những thành tựu quan
trọng trên các lĩnh lực kinh tế, hội, an ninh, quốc phòng. cấu kinh tế phát triển
theo hướng tích cực, đời sống văn hóa được bảo tồn, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã
hội được đảm bảo. Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án về TCĐĐ được a
án nhân dân huyện Thủy Nguyên thụ lý, giải quyết ngày càng tăng. Tính chất của các vụ
án TCĐĐ ngày càng phức tạp.
Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu đề tài Thực trạng, nguyên nhân
giải pháp giải quyết án dân sự về tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thủy NguyênHải
Phòng” nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của
UBND huyện vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có tính thực tiễn cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai và
đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp về đất đai của UBND huyện Thủy Nguyên.
Từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm giải quyết tranh chấp về đất đai của
UBND huyện Thủy Nguyên hiện nay.
3. Đối tượng nguyên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND
huyện.
- Phạm vi nghiên cứu: giải quyết tranh chấp đất đâi trên địa bàn huyện Thủy Nguyên
thuộc thẩm quyền của UBND huyện Thủy Nguyên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử. trong đó chú trọng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử
và các phương pháp của các bộ môn khoa học khác như so sánh, thống kê, trao đổi với
chuyên gia,….
5. Bố cục đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3
chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
lOMoARcPSD|38777299
5
Chương 2: Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa huyện Thủy
Nguyên, tỉnh Hải Phòng.
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến
thụ lý, giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Do phạm vi nghiên cứu và trình độ có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong sự góp ý của thầy, cô trong khoa và các bạn sinh viên để
bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Đức Kiên đã tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI THUỘC THẨM QUYỀN CỦA UBND CẤP HUYỆN
1.1 Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
1.1.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Mặt khác, về mặt
thuật ngữ khoa học có thể hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ
thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trương sinh thái ngay trên
và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước ( ao hồ,
sông suối, đầm lầy,…), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản
trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những
kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại để lại ( san nền, hồ chứa
nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa,…)”
Như vậy, “Đất đai” là một khoảng không gian có giới hạn. Theo chiều thẳng
đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật,
diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều
nằm ngang – trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực
vật cùng với các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với
hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.
lOMoARcPSD| 38777299
6
Trong bất kỳ xã hội nào, đất đai luôn có vai trò và vị trí quan trọng đối với con
người, góp phần xây dựng và phát triển phồn vinh của mỗi quốc gia. Cùng với sự phát
triển của sản xuất và đời sống, nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng đa dạng
và phong phú hơn, xuất phát từ lợi tích của giai cấp, tầng lớp trong xã hội và dựa trên
đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhà nước đã sử dụng pháp luật
để quản lý và điều chỉnh mối quan hệ đất đai nhằm tạo môi trường pháp lý lành mạnh
trong khai thác và sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả theo đúng pháp luật. Đồng thời,
tạo cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết dứt điểm và có hiệu quả trong việc giải quyết
tranh chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng trong xã hội xảy ra bất k hình thái - kinh
tế nào. Trong xã hội tồn tại lợi ích giai cấp đối kháng thì tranh chấp đất đai mang tính
chính trị, đất đai luôn là đối tượng tranh chấp giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc
lột. việc giải quyết tranh chấp đất đai triệt để ở xã hội có quản lý của pháp luật thì
mang tính chất pháp luật, chính vì vậy nhà nước việt Nam xã hội chủ nghĩa đã xây
dựng pháp luật và quản lý đất đai bằng pháp luật.
“Tấc đất, tấc vàng”, xưa nay đất đai vốn luôn là tư liệu sản xuất cực kỳ quan
trọng trong đời sống xã hội. Chính vì giá trị đặc biệt của đất đai rất to lớn nên những
tranh chấp liên quan đến vấn đề này phát sinh một cách phổ biến trong xã hội. Việc
giải quyết thỏa đáng những tranh chấp về đất đai sẽ giúp cho các bên giải quyết những
xung đột, mẫu thuẫn, qua đó góp phần tạo ra sự ổn định cho xã hội.
So với Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 có một số sửa đổi về cơ
chế giải quyết tranh chấp đất đai; trong đó có những điểm mới về thẩm quyền, trình tự,
thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.
Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp
về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất
đai. Trong khái niệm này chúng ta cần lưu ý:
Thứ nhất, đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là quyền sở hữu đất, các
chủ thể tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất vì
theo quy định tại Điều 53, Hiến pháp 2013, Điều 4, Luật Đất đai 2013 quy định rất rõ
đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Thứ hai, phân biệt giải quyết tranh chấp đất đai và giải quyết khiếu nại về đất
đai. Theo quy định của Luật đất đai, thì quá trình giải quyết tranh chấp đất đai khác với
lOMoARcPSD| 38777299
7
giải quyết tranh khiếu nại, tố cáo về đất đai. Như trên đã phân tích, tranh chấp đất đai là
tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong
quan hệ đất đai, khiếu nại về đất đai là việc cơ quan tổ chức, công dân đề nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính
trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là xâm phạm
đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình; giải quyết tranh chấp đất đai có nhiều biện
pháp giải quyết khác nhau là thương lượng, hòa giải, giải quyết tại cơ quan hành chính
có thẩm quyền và giải quyết tại tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự, còn đối với khiếu nại
đất đai chỉ có hai trình tự giải quyết là khiếu nại đến cơ quan hành chính có thẩm quyền
theo pháp luật khiếu nại hoặc khởi kiện theo pháp luật tố tụng hành chính. Tuy nhiên,
Luật đất đai và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai chưa có sự thống nhất cũng
như chưa có sự tách bạch giữa cụm từ giải quyết tranh chấp quyết định giải quyết tranh
chấp đất đai và giải quyết tranh chấp quyết định hành chính về quản lý đất đai. Tức
chưa làm rõ được là khi đương sự yêu cầu giải quyết tranh chấp lần hai không được
xem đó là tranh chấp quyết định hành chính; hoặc là không xác định rõ giai đoạn nào
được gọi là thời hiệu, giai đoạn nào là thời hạn như Luật khiếu nại quy định. Tương tự,
trong khi Luật đất đai quy định về thời hiệu, thời hạn tranh chấp và giải quyết tranh
chấp quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai nhưng lại không
một quy định nào về thời hiệu yêu cầu và thời hạn giải quyết tranh chấp lần đầu, giải
quyết tranh chấp tiếp theo về đất đai.
Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công
lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi
chung là tổ chức);
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa
bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương
tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thành đường,
niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ
chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng
lOMoARcPSD| 38777299
8
ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ
chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại
diện của tổ chức liên chính phủ;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc
tịch;
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu
tưnước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu
tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật
về đầu tư.
Trên thực tế, tranh chấp đất đai không chỉ là hiện tượng phổ biến mà trong đó
còn hết sức đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, về cơ bản
tranh chấp đất đai được chia thành hạ dạng như sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Là những tranh chấp giữa các bên với
nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Trong
dạng tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất;
tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly
hôn, thừa kế; tranh chấp để đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà
không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng
vùng kinh tế mới...)
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất:
Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự
về quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thưởng giải
phóng mặt bằng, tái định cư...
- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn,
những tranh chấp nảy liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì.
Thông thường những tranh chấp này cũng dễ có cơ sở để giải quyết vì trong
quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục
đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do
người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất.
Quan hệ đất đai là một dạng đặc biệt của quan hệ dân sự nên bên cạnh những
đặc điểm chung của một tranh chấp dân sự, tranh chấp đất đai còn mang những
đặc điểm và đặc trưng riêng khác với tranh chấp dân sự, tranh chấp lao động,
tranh chấp kinh tế.... sự khác biệt đó thể hiện ở đặc điểm sau:
lOMoARcPSD| 38777299
9
Thứ nhất, chủ thể của tranh chấp đất đai chỉ có thể là chủ thể của quyền quản
lý, quyền sử dụng đất mà không phải là chủ thể của quyền sở hữu đất đai.
Quyền sử dụng đất của các chủ thể được xác lập và dựa trên quyết định giao đất,
cho thuê đất của nhà nước hoặc được nhà nước cho phép nhận chuyển nhượng
đất từ các chủ thể khác hoặc nhà nước thừa nhận quyền sử dụng đất hợp pháp
đối với diện tích đất đang sử dụng. Như vậy, chủ thể của tranh chấp đất đai là
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với tư cách là người quản lý hoặc
đang sử dụng đất.
Thứ hai, tranh chấp đất đai rất đa dạng và phức tạp, hoạt động quản lý và sử
dụng đất trong nền kinh tế thị trường diễn ra rất đa dạng, phong phú với việc sử dụng
đất vào nhiều mục đích khác nhau, với diện tích, sử dụng khác nhau. Trong nền kinh tế
thị trưởng, việc quản lý và sử dụng đất không đơn thuần chỉ là việc quản lý và sử dụng
một tư liệu sản xuất. đất đai trở thành một hàng hóa đặc biệt, có giá trị thương mại, giá
đất lại biến động theo quy luật cung cầu trên thị trưởng, nên việc quản lý và sử dụng
đất không đơn thuần là khai thác giá trị sử dụng mà bao gồm cả giá trị sinh lời của đất
thông qua các việc mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tất nhiên, khi nội dung
quản lý và sử dụng đất phong phú và phức tạp hơn thì những mâu thuẫn, bất đồng xung
quanh việc quản lý và sử dụng đất đai trở nên gay gắt và trầm trọng hơn.
Thứ ba, tranh chấp đất đai phát sinh gây ra hậu quả xấu về nhiều mặt như: Có
thể gây mất ổn định về chính trị, phá vỡ mối quan hệ xã hội, làm mất đoàn kết nội bộ
trong nhân dân, phá vỡ trật tự đất đai, gây đình trệ sản xuất của gia đình, ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi ích không những của bản thân các bên tranh chấp mà còn gây thiệt hại
đến lợi ích của nhà nước và xã hội.
Thứ tư, đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý và quyền sử dụng đất.
Đất đai là loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp mà
thuộc quyn sở hữu của nhà nước.
Trong quá trình sử dụng đất không thể không xảy ra các tranh chấp, khiếu nại,
kiện tụng giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với nhau. Việc này xảy ra khi các đối
tượng sử dụng đất bị xâm phạm đến lợi ích của mình. Chính vì vậy, Nhà nước đóng vai
trò rất quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề này. Nhà nước khuyến khích việc
hòa giải các tranh chấp đất đại trong nhân dân, đảm bảo trật tự công bằng xã hội đội
lOMoARcPSD|38777299
10
bên cùng có lợi. Công tác giải quyết các tranh chấp được quy định theo chức năng
thẩm quyền của cơ quan quản lý từ UBND xã, huyện đến UBND tỉnh.
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Giải quyết các tranh chấp về đất đai phải đặc biệt chú trọng khâu hòa giải.
Tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Nhà nước khuyến
khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai
thông qua hoà giải ở cơ sở" [202, Tr 120]. Khi phát sinh khiếu kiện phải tổ chức
công tác hòa giải các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân ngay từ cơ sở,
tổ chức tốt các buổi đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại
và những người có liên quan. Công tác hòa giải ở cơ sở phải được chú trọng và
làm tốt ngay tại nơi phát sinh tranh chấp giúp giữ vững được tình đoàn kết trong
nội bộ nhân dân, giảm đáng kể số lượng đơn thư tranh chấp, khiếu nại vượt cấp.
Hỏa giải cần đi đôi với giải thích pháp luật và dựa trên cơ sở đạo đức xã hội,
tỉnh làng nghĩa xóm để khuyên giải các bên nhìn ra cải sai, cái đúng giữ vững
được sự đoàn kết ở nông thôn; đồng thời làm cho nhân dân hiểu biết và chấp
hành các quy định của pháp luật.
Trên cơ sở khái niệm tranh chấp đất đai, và trong nội dung phân tích của để
tải, chúng ta có khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai như sau: "Giải quyết
tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải
quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn
trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong
quan hệ đất đai"
1.1.2. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động mang tính quyền lực nhà
nước. Đó là hoạt động xem xét, giải quyết do người có thẩm quyền (chủ tịch Uỷ ban
nhân dân, thủ trưởng cơ quan tài nguyên và môi trường các cấp...) thực hiện. Quyết
định giải quyết tranh chấp đất đai là quyết định hành chính (bằng văn bản) khi có hiệu
lực pháp luật buộc các chủ thể có liên quan phải nghiêm chính thực hiện. Trong trường
hợp cần thiết nó được đảm bảo thực hiện thông qua việc cưỡng chế bởi các cơ quan
lOMoARcPSD|38777299
11
nhà nước có thẩm quyền. Nếu vi phạm, tuỳ theo mức độ, có thể bị xử lý bằng biện
pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Giải quyết tranh chấp đất đai phải tuân theo những hình thức, thủ tục
chặt chẽ do pháp luật quy định, phải công khai, dân chủ.
Thứ ba: Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động áp dụng pháp luật, do đó nó
mang tính cả biệt, cụ thể. Việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện và có hiệu
lực đối với từng chủ thể, từng tỉnh huống cụ thể và chỉ có giá trị pháp lý đối với chủ thể
xác định được nêu trong văn bản áp dụng, nó không làm phát sinh các quyền và nghĩa
vụ pháp lý đối với các chủ thể khác.
1.1.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
1.1.3.1. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Khi thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai phải chú ý và tuần thủ các nguyên
tắc, trình tự, thủ tục thẩm quyền mà nhà nước đã quy định. Phát hiện và giải quyết kịp
thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, tránh tình trạng để tranh chấp đất đai kéo
dài, làm ảnh hưởng tâm lý và lợi ích của người dân.
1.1.3.2. Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thắng nhất
quản lý
Điều 53 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Đất đai, tài nguyên nước, tải nguyên
khoảng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài
sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (53,Tr 11]. Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013,
Luật Đất đai năm 2013 đã quy định tại Điều 4, “Đất đai thuộc shữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đất theo quy định của Luật này” [4, Tr 4]. Như vậy " Nhà nước không
thừa nhận việc đòi lại đất đai đã giao nộp cho người khác quản lý và sử dụng trong quá
trình thực hiện các chính sách về về đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hỏa,
chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (26, Tr 14]. Điều đó đã khẳng định rằng toàn bộ đất đai
trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc quyền sở hữu của toàn dân nhà nước đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lý. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ là những người được
nhà nước giao đất cho sử dụng chử không không phải quyền sở hữu đối với đất đai. Do
đó, đối tượng của mọi tranh chấp đất đai phát sinh chỉ là quyền quản lý và quyền sử
dụng đất chủ không phải là quyền sở hữu đất đai. Vì vậy, khi giải quyết tranh chấp đất
đai, phải tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà nhà nước. đại
lOMoARcPSD|38777299
12
diện chủ sở hữu thống nhất quản lý; bảo vệ quyền đại diện sở hữu của nhà nước; bảo
vệ thành quả mà cách mạng và nhân dân ta đã giành được từ tay đế quốc xâm lược.
1.1.3.3. Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của chủ thể sử dụng đất
Luật Đất đai năm 2013 ra đời với việc thừa nhận tắm quyền năng của người
sử dụng đất (Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất) đã khẳng định tư tưởng đổi mới
trong quá trình nhà nước điều hành các mối quan hệ về đất đai. Do đó, việc tôn
trọng các quyn của người sử dụng đất và tạo điều kiện phát huy tối đa các
quyển đó là nguyên tắc quan trọng của luật đất đai, thực tiễn đã chứng minh
rằng, nếu lợi ích của người sử dụng đất không được đảm bảo, thì việc sử dụng
đất không mang lại kết quả cao, đây cũng chính là nguyên tắc cơ bản trong quá
trình giải quyết tranh chấp đất đai.
1.1.3.4. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc
giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở
Điều 202, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định việc hòa giải tranh chấp đất
đai; Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải
quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các
bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
có đất tranh chấp để hòa giải. Tôn trọng quyền định đoạt của các chủ thể khi
tham gia các quan hệ pháp luật đất đai là tôn trọng quyền tự do thảo thuận,
thương lượng của họ trên cơ sở các quy định của pháp luật, vì vậy hòa giải trở
thành cách thức và cũng là nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đại quan trọng
và đạt hiệu quả cao.
1. 2. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục của Ủy ban nhân dân cấp huyện về
giải quyết tranh chấp đất đai
1.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp
huyện
Điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương số: 77/2015/QH13, ngày 19 tháng
06 năm 2015 quy định vị trí, chức năng của Ủy ban nhân dân huyện.
Một là, Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp
hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính
nhà nước cấp trên.
lOMoARcPSD| 38777299
13
Hai là, Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng
cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
Một số các phòng ban của UBND huyện có chức năng và nhiệm vụ sau:
Trách nhiệm của Phòng Tư pháp về quản lý nhà nước ở cấp huyện: Tham mưu,
giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác
xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy
phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở
cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước và các
công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính.
Trách nhiệm của Thanh tra huyện: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyn; thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo
quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hoặc
Văn phòng Ủy ban nhân dân; Tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân về: Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham
mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật
chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; trực
tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ
chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ
chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân
cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.
Trách nhiệm của phòng kinh tế hạ tầng; Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công nghiệp; tiểu thủ công
nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng;
phát triển đô thị: hạ tầng k thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công
nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây
xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm
lOMoARcPSD| 38777299
14
đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật
liệu xây dựng; giao thông; khoa học và công nghệ.
Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý
nhà nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi
trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân
dân cấp huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của
Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 28. Luật tổ chức chính quyền địa phương số: 77/2015/QH13, ngày 19
tháng 06 năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các nội dung quy
định tại các điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này
và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyn.
2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
3. Tổ chức thực hiện ngân sách huyn; thực hiện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch,
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng
điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài
nguyên nước, tài nguyên khoảng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên
nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiển pháp
vàpháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo,
khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính
sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành
chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định
của pháp luật.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,
ủy quyền.
6. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.
lOMoARcPSD|38777299
15
1.2.2. Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện về giải quyết tranh
chấp đất đai
Điều 202, Luật Đất đai năm 2013 quy định hòa giải tranh chấp đất đai;
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải
quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hóa giải được thì gửi
đơnđến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải
tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải
phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành
viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hỏa giải tranh chấp đất đai
tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ
ngày nhận được đem yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản chữ ký của các bên và
xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, hn tại Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà cả thay đổi hiện trạng về ranh giới,
người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng
Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia
đình, cả nhân, cộng đồng dân cư với nhau: giỏi đến Sở Tài nguyên và Môi
trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy
ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và
cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất.
Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dẫn
cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: Thẩm tra, xác minh tim hiểu
nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tở, tài liệu có liên quan do các
bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
lOMoARcPSD| 38777299
16
Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành
phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội
đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối
với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ
dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng
đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cản bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng
trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên
Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều mặt. Trường hợp
một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai tđược coi việc hòa giải không
thành.
Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các
nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm
tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh
chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của
Hội đồng hóa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa
thuận, không thỏa thuận.
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có
mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban
nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy
ban nhân dân cấp xã.
Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh
chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên
bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng
hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải
thành hoặc không thành.
Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất,
chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có
thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.
Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một
trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên
lOMoARcPSD| 38777299
17
bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không
thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong
các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn
liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không
có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự
chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy
định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân
cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau
thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định
giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi
kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết
thì có quyn khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại
Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải
ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi
hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên
không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Như vậy: theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai hiện hành
thì không phải mọi trường hợp đương sự tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân,
lOMoARcPSD| 38777299
18
cộng đồng dân cư và tổ chức được UBND cấp huyện tiến hành giải quyết mà pháp luật
cho phép đương sự lựa chọn cơ quan giải quyết. Nếu trường hợp tranh chấp giữa hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau khi các chủ thể tranh chấp không có Giấy
chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ theo Điều 100 của Luật Đất đai
năm 2013 thì đương sự được quyền chọn UBND cấp huyện là chủ thể có thẩm quyền
giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của
pháp luật về tố tụng hành chính;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyn, thị xã, thành phố có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp đất đai lần đầu đối với các tranh chấp đất đai quy định tại Điểm a
Khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư với nhau mà tranh chấp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013
và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai thì Chủ tịch UBND cấp huyện
giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ
tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại TAND theo quy định của pháp luật về tố tụng
hành chính.
Điểm a, Khoản 3, Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền giải
quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: “Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải
quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thi có quyền khiếu nại đến Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp
luật về tố tụng hành chính" [203, Tr 146].
Việc giải quyết tranh chấp về đất đai quy định tại Khoản 3 Điều này không bao
gồm trường hợp tranh chấp về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại
khoản 1, 2 Điều 204 của Luật này. Như vậy, theo Luật Đất đai năm 2013 việc tranh
chấp các quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai như sau:
Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp tranh
chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã nhưng không thành mà đương
sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ hợp lệ
về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013; thì đương
lOMoARcPSD| 38777299
19
sự được quyền lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai
theo quy định sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyn;
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự.
Thứ hai, đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm
quyền thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với
nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyn giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định
giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại
Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì
Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì
có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT)
hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành
chính.
Thứ ba, người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định
giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được
các bên nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng
chế.
Thứ tư, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch
UBND cấp huyện, cấp tỉnh, bao gồm: Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất
đai nộp đơn tại UBND cấp có thẩm quyền; Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền giao
trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết; Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra,
xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban,
ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh
hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất
đai.
Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp
đất đai; biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp
và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp
các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp
lOMoARcPSD|38777299
20
hòa giải không thành; biên bản hỏa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp; trích lục
bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài
liệu làm chứng cử, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp; báo cáo đề xuất
và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải
thành; Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp
hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá
nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
1.2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai của Uỷ ban nhân dân huyện
Thông thường các hoạt động trong xã hội cần phải tuân theo một trình tự,
thủ tục nhất định. Trình tự, thủ tục của một hoạt động được hình thành trên cơ
sở đặc điểm, yêu cầu của hoạt động đó, nhằm hưởng tới bảo đảm cho hoạt động
đó tuân theo một trật tự nhất định và đạt được mục đích đề ra.
Theo Từ điển tiếng Việt, “Thủ tục là những việc phải làm theo một trật tự
nhất định để tiến hành một công việc mang tính chất chính thức". Thông thường
thì thủ tục được hiểu là "Trình tự, cách thức thực hiện những hành động cần
thiết cho giải quyết bất kỳ công việc nào đỏ trên thực tế”.
Trình tự là “thử tự thực hiện công việc có sắp xếp trước sau”.
Trên thực tế, khi giải quyết một công việc nhất định, các cơ quan nhà nước
cần phải thực hiện theo những nguyên tắc pháp lý được xác định một cách cụ
thể - các quy phạm thủ tục. Cho nên, thủ tục có thể được hiểu là những quy tắc,
chế độ, phép tắc hay quy định chung phải tuân theo khi làm những việc nhất
định.
Như vậy, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai là chương trình tiến
hành một cuộc giải quyết tranh chấp, bao gồm các quy định về thứ tự các bước
tiến hành, thẩm quyền, thời hạn, cách thức thc hiện hoạt động này, do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành bằng một văn bản quy phạm pháp luật.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại bao gồm các quy định về thứ tự các bước
tiến hành. Một trình tự, thủ tục nói chung bao gồm thứ tự các bước tiến hành một công
việc. Ngược lại, thứ tự các bước tiến hành công việc phản ánh một trình tự, thủ tục hoạt
động. Các bước trong một trình tự, thủ tục có mối quan hệ gắn bó, khăng khít với nhau.
lOMoARcPSD| 38777299
21
Nếu thiếu một bước sẽ không hình thành một trình tự, thủ tục và không bảo đảm để
tiến hành công việc.
Căn cứ Điều 89, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15
tháng 05 năm 2014 của Chính phủ, quy định chỉ tiết một số điều của Luật Đất đai quy
định:
1. Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban
nhân dân cấp có thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan
tham mưu giải quyết.
3. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa
giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư
vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoản chính hồ sơ trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất
đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
b) Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các
bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh
chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh
chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hóa giải trong
quá trình giải quyết tranh chấp;
c) Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích
đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải
quyết tranh chấp;
d) Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo
quyết định công nhận hòa giải thành.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải
quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên
tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Tóm lại, trình tự thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch UBND cấp huyn như sau:
Bước một, người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp đơn tại UBND
cấp huyện.
lOMoARcPSD| 38777299
22
Thành phần hồ sơ gồm: đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; biên bản
hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có
liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các
ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường
hợp hòa giải thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp; trích
lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh
chấp và các tài liệu làm chứng cử, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh
chấp; báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo
quyết định công nhận hòa giải thành.
Bước hai, Chủ tịch UBND cấp huyn giao trách nhiệm cho cơ quan tham
mưu giải quyết.
Bước ba, cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ
chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên
quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ
trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất
đai.
Bước bốn, Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh
chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các
tổ chức, cá nhân có quyn và nghĩa vụ liên quan.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai
đến thứ sáu, trừ ngày nghỉ lễ, tết. Riêng sáng thứ bảy, tại bộ phận “một cửa” của
UBND huyện. vẫn tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, tại bộ phận “một cửa”. Thời hạn giải
quyết hồ sơ không quá 45 ngày, đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,
vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là không quá 60 ngày.
Trong quá trình thực hiện các bên tham gia giải quyết tranh chấp đất đai phải
tuân thủ các bước trên theo quy định của pháp luật.
lOMoARcPSD|38777299
23
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm
quyền của UBND cấp huyện
1.3.1. Ban hành văn bản về quản lý đất đai
Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta còn nhiều yếu kém
và thiếu chặt chẽ, nhiều vướng mắc còn tồn đọng khá dai dẳng và không giải quyết
được đã gây cản trở lớn cho công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất. Không ít các
trường hợp Nhà nước phải mặc nhiên công nhận quyền sử dụng đất của các chủ sử
dụng không có chứng thư pháp lý, vi phạm pháp luật về đất đai. Tình trạng tranh chấp
đất đai, khiếu kiện trong nhân dân do không có giấy tờ hợp pháp hay hợp lệ hoặc vì
một quyết định sai chính sách trong thời gian qua không giảm. Vì vậy, việc tăng cường
công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nâng cao năng lực thể chế, ổn định pháp chế
trong xã hội là những nội dung quan trọng và cần thiết nhằm giải quyết tốt các mối
quan hệ đất đai. Đồng thời, có tác động rất lớn đối với việc thực hiện công tác đền bù,
tái định cư trong thời kỳ hình thành và phát triển thị trường bất động sản.
Hệ thống pháp luật đất đai trong thời gian dài đã tránh né việc giải quyết một số
quan hệ về đất đai, dẫn tới tồn đọng số vụ việc cần giải quyết và gây ra sự vận dụng
khác nhau giữa các địa phương khi giải quyết những vấn đề giống nhau.
Từ chỗ pháp luật công nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai chuyển sang quy
định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến sau này quy định cho người sử dụng đất có đầy
đủ các quyền, do vậy, việc nắm bắt kịp thời các quy định pháp luật của cán bộ và người
dân hạn chế, việc hiểu các quy định pháp luật cũng không đầy đủ và quan niệm về chế
độ sở hữu tư nhân về đất đai trong nhân dân vẫn còn tồn tại. Việc ban hành văn bản
pháp luật về đất đai theo từng giai đoạn lịch sử, phát triển của đất nước nên thiếu đồng
bộ và còn chồng chéo, thiếu công bằng, người hưởng chính sách sau được lợi hơn
người hưởng chính sách trước (có một số trường hợp những người chảy i, không chấp
hành pháp luật được lợi hơn người chấp hành nghiêm pháp luật), từ đó dẫn đến so bị,
khiếu kiện. Những năm 1980, hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp ở miền
Nam được hình thành, sau đó giải thể nhưng Nhà nước chưa có chính sách xử lý kịp
thời, tình trạng tự phát lấy lại ruộng đất và biện pháp giải quyết của các địa phương
không thống nhất trong việc phân bố lại đất đai khi các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất
giải thể, đã dẫn đến nhiều khiếu kiện.
Hệ thống pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo thiếu đồng
bộ. Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật đất đai có các quy định không thống nhất
trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Cho đến nay, vẫn chưa
lOMoARcPSD|38777299
24
có hướng dẫn cụ thể về mối quan hệ trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa cơ
quan hành chính và toà án nhân dân, giữa Bộ quản lý chuyên ngành và Thanh tra Chính
phủ. Thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính và cơ quan toà án chưa cụ thể, rõ
ràng nên nhiều trường hợp người dân phải đi lại nhiều lần giữa Tòa án nhân dân và Ủy
ban nhân dân nhưng vẫn không được tiếp nhận để giải quyết.
Văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất để phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế tuy đã được sửa
đổi, bổ sung nhiều lần, nhưng còn nhiều vấn đề chưa được quy định cụ thể, rõ ràng,
nhất là xác định trường hợp được hoặc không được đền bù, xác định loại đất để đền bù.
1.3.2. Năng lực giải quyết tranh chấp đất đai và công tác phối kết hợp giữa
các ban ngành đoàn thể
Trong tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo,
nhiều địa phương chưa làm tốt việc tiếp dân, nhận đơn, chưa hướng dẫn cụ thể theo
pháp luật về việc nộp đơn để tình trạng người đi khiếu kiện đi hết nơi này đến nơi khác,
một nội dung đơn mà gửi đi rất nhiều cơ quan. Khi phát sinh khiếu kiện, đã không tập
trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, thậm chí né tránh, đùn đẩy. Nhiều vụ việc đã có quyết
định giải quyết cuối cùng nhưng việc tổ chức thi hành quyết định không nghiêm, cơ
quan ra quyết định thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để giải quyết dứt điểm; một số vụ
việc đã có kết luận hoặc quyết định giải quyết nhưng không có tính khả thi trong tổ
chức thi hành dẫn tới phát sinh những khiếu kiện mới phức tạp hơn.
Các vụ việc đã được giải quyết những việc tổ chức thực hiện chưa tốt, thiếu
kiểm tra, đôn đốc kịp thời để khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc, làm phát sinh những
quan hệ khiếu kiện mới phức tạp hơn. Một số địa phương sau khi ban hành quyết định
giải quyết khiếu nại cuối cùng cho rằng đã hết trách nhiệm, nhiều trường hợp quyết
định giải quyết khiếu nại cuối cùng có sai sót không được sửa đổi, bổ sung do đó gây
tâm lý ngờ vực về chính quyền địa phương giải quyết không đúng chính sách pháp luật
và người dân tiếp tục khiếu nại.
Đất đai là vấn đề phức tạp, đã và đang phát sinh nhiều khiếu kiện, nhưng tổ chức
và cơ chế giải quyết khiếu kiện thiếu ổn định và nhìn chung bất cập so với yêu cầu thực
tế. Giải quyết một vụ tranh chấp, khiếu nại đòi hỏi phải có các bước điều tra, nghiên
cứu, kết luận và thi hành kết luận (tương tự như một vụ án hành chính hoặc vụ án dân
sự), do đó cần một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và
làm việc chuyên trách. Những công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại hiện nay chủ
yếu là kiêm nhiệm. Tranh chấp, khiếu nại về đất đai chủ yếu nảy sinh ở cấp huyện
lOMoARcPSD| 38777299
25
nhưng bộ máy thụ lý ở cấp này lại không tương ứng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
là người chủ trì, chịu trách nhiệm chính về quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại
nhưng lại phải lo mọi việc của địa phương nên khó có điều kiện chuyên tâm về việc
này. Đây là yếu tố chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết tranh chấp, khiếu nại chậm
chạp, thiếu dứt điểm, chất lượng thấp, tải khướu nhiều.
Trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, nhiều nơi
chưa nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, nên có những trường hợp áp dụng chưa
phù hợp. Nhiều vụ việc tồn đọng mà nếu giải quyết thì sẽ kéo theo nhiều trường hợp
tương tự khác cũng phải giải quyết, nhưng không giải quyết thì người khiếu nại không
chấp nhận. Nhiều trường hợp đã giải quyết theo đúng quy định của pháp luật nhưng
người dân vẫn tiếp khiểu. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai liên
quan đến thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực
hiện chức năng quản lý đất đai, Bộ Tài chính quản lý chính sách tài chính về đất đai,
Bộ Xây dựng quản lý về nhà ở. Tại các tỉnh, việc phân công thực hiện nhiệm vụ tham
mưu cho Ủy ban nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất
đai không thống nhất, có nơi giao cho Thanh tra tỉnh chủ trị, có nơi giao cho Sở Tài
nguyên và Môi trường chủ trì; ở cấp huyện có nơi giao cho Thanh tra huyện, có nơi
giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, thậm chí có nơi vừa giao cho Thanh tra vừa
giao cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường. Tình trạng y đã gây khó khăn cho công
dân và lúng túng trong việc xác định thẩm quyền tham mưu giải quyết.
Những tồn tại có tính lịch sử, như việc cho thuê, cho mượn, cầm cố đất trong nội
bộ nhân dân, việc đưa đất, lao động vào các tập đoàn sản xuất, các nông, lâm trường,
không có hoặc không lưu giữ được các tài liệu, sổ sách khi trưng dụng, trưng thu, trưng
mua, thu hồi đất không có quyết định, chưa bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng
không lưu giữ hồ sơ, đã gây khó khăn rất lớn cho quá trình giải quyết các vụ việc. Việc
đầu tư cho công tác quản lý đất đai chưa được chú trọng nên hồ sơ địa chính không
đồng bộ, sổ sách, bản đồ, tư liệu thiếu. Công tác lưu trữ tư liệu địa chính chưa tốt dẫn
đến việc xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất gặp nhiều khó khăn.
Việc phối hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai giữa các cơ quan có
thẩm quyền chưa được chặt chẽ và thống nhất, còn đùn đẩy trách nhiệm, có nhiều vụ
việc còn có ý kiến khác nhau làm cho công dân tiếp khiếu dai dẳng. Một số địa phương
trước những vấn đề phức tạp đã không nghiên cứu kỹ chính sách, pháp luật và vận
dụng cụ thể vào tình hình thực tế để giải quyết mà dựa dẫm vào việc xin ý kiến giải
quyết của các cơ quan Trung ương. Một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ các
quy định của pháp luật, lại bị kích động nên khiếu kiện gay gắt đối với những trường
lOMoARcPSD|38777299
26
hợp đã được giải quyết đúng pháp luật. Một số trường hợp lợi dụng việc khiếu nại, tố
cáo để kéo dài thời gian, không chấp hành quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp
luật. Nhiều trường hợp cố tình gây rối, coi thường pháp luật và chống đối người thi
hành công vụ nhưng chưa được xử lý nghiêm minh. Trong khi đó, trên thực tế không
có điểm dừng về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Kỷ luật hành chính chưa
nghiêm trong thực hiện ý kiến chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng Chính phủ, ý kiến kiến
nghị giải quyết của các Bộ, ngành ở Trung ương, làm người dân bất bình, tiếp khiếu lên
cơ quan cấp trên.
1.3.3. Mức độ giám sát của cơ quan dân cử và toàn xã hội đối với hoạt động
giải quyết tranh chấp đất đai
Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động khó khăn, phức tạp, do vậy
cần phải huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Thực tiễn cũng
cho thấy, nơi nào và ở đầu phát huy được vai trò giảm sắt của các cơ quan dân cử và
của xã hội đối với hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai thì ở đó hoạt động giải quyết
tranh chấp đất đai được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đạt hiệu quả tốt, góp
phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
1.3.4. Mức độ công khai, dân chủ trong giải quyết tranh chấp về đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai đòi hỏi phải được tiến hành một cách công khai,
dân chủ. Mức độ công khai càng cao thì tính khách quan trong giải quyết tranh chấp
đất đai cảng cao. Pháp luật hiện hành yêu cầu phải công khai từ thẩm quyền giải quyết
cho đến việc công khai trình tự, thủ tục giải quyết ... điều này sẽ góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai.
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mọi hoạt động của nhà nước
đều nằm dưới sự giám sát của nhân dân. Phát huy dân chủ trong hoạt động giải quyết
tranh chấp đất đai chắc chắn sẽ giúp cho hoạt động này được thực hiện có hiệu quả,
đúng quy định của pháp luật, tạo sự đồng thuận cao trong việc ban hành, tổ chức thực
hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
lOMoARcPSD|38777299
27
1.3.5. Ý thức chấp hành pháp luật của của bộ và nhân dân
Một số cán bộ vì lợi ích kinh tế, tranh thủ trong thời gian đương chức đã cố tình
vi phạm chính sách pháp luật đất đai để trục lợi. Việc áp dụng pháp luật của Uỷ ban
nhân dân các cấp còn có tình trạng tuỳ tiện, nhất là ở cấp huyện và cấp xã. Rất nhiều
điểm đổi mới của Luật Đất đai năm 2013 vẫn chưa đưa được vào thực tế vì cán b
quản lý ở nhiều nơi chưa biết, vẫn quyết định theo quy định của pháp luật trước đây.
Uỷ ban nhân dân các cấp chưa chăm lo nhiều đến công tác tiếp dân, công tác giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân. Từ đây làm cho dân không tin vào bộ máy
hành chính ở địa phương, không tin vào quyết định hành chính của địa phương, luôn
mong muốn có sự phán quyết của Trung ương.
Đất đai là vấn đề phức tạp, các chính sách đất đai liên tục thay đổi từ thời chiến
sang thời bình, tử cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trưởng. Để giải quyết cần có một đội
ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu, làm việc chuyên trách,
có trách nhiệm cao, biết làm một công bộc của dân.
Đất đai có giá trị đặc biệt, nhưng trong thời gian dài đã quản lý lỏng lẻo, dẫn tới
những sai phạm có tính phổ biến, trong đó đáng lưu ý là một bộ phận cán bộ, công
chức đã lợi dụng chức quyền để chia chúc đất đai hoặc trục lợi từ đất đai, để lại những
hậu quả nặng nề và gây ra những bức xúc trong dư luận xã hội.
Tình trạng lấn chiếm đất đai diễn ra phổ biến, việc chuyển nhượng trao tay trong
nhân dân không tuân theo quy định của pháp luật làm phát sinh các khiếu kiện khó giải
quyết.
Nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật đất đai và pháp luật về khiếu
nại, tố cáo nhìn chung còn nhiều hạn chế, trong khi việc tuyên truyền, phổ biến của các
cơ quan có trách nhiệm chưa tốt. Nhiều trường hợp người dân mặc dù hiểu rõ các quy
định của pháp luật, song cố tình không chấp hành những quyết định đã giải quyết đúng
pháp luật; một số trường hợp bị kích động hoặc lợi dụng việc khiếu kiện để kích động
khiếu nại đông người, gây sức ép đối với cơ quan Nhà nước nhưng việc xử lý không
nghiêm.
lOMoARcPSD|38777299
28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỦY NGUYÊN, TỈNH HẢI PHÒNG
2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp đất đai trên địa
bàn huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng.
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Huyện Thủy Nguyên thuộc tỉnh Quảng Yên. Ngày 4 tháng 3 năm 1950, huyện
Thủy Nguyên sát nhập vào tỉnh Kiến An. Năm 1962, tỉnh Kiến An được sáp nhập vào
thành phố Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên trực thuộc thành phố Hải Phòng. Ngày 18
tháng 3 năm 1986, thành lập thị trấn Núi Đèo thị trấn huyện lị huyện Thủy Nguyên.
Đây là một vùng đất có nhiều truyền thống đấu tranh và gìn giữ đất nước với chiến
công lừng lẫy trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền cũng như công cuộc đấu tranh
chống ngoại xâm của dân tộc ta. Ngoài những giá trị về lịch sử huyện Thủy Nguyên
còn có các tác phẩm kiến trúc nghệ thuật như đền thờ Trần Quốc Bảo, đình Kiền Bái,
đình Đồng Lý. Ngoài ra còn có các di tích vừa là thắng cảnh, vừa có giá trị lịch sử như
hang Vua tương truyền thờ vua Hùng Vương thứ 18 và hang Lương,…
Thủy Nguyên là một huyện lớn nằm bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử, có diện
tích tự nhiên là 242,79 km2, dân số 323.543 người, 37 đơn vị hành chính trong đó có 2
thị trấn: Núi Đèo (thị trấn huyện lỵ), Minh Đức (thị trấn Công nghiệp) và 35 xã. Phía
Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Nam giáp huyện An Dương và nội
thành Hải Phòng; phía Đông Nam là cửa biển Nam Triệu. Địa hình Thuỷ Nguyên khá
đa dạng, dốc từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam, vừa có núi đất, núi đá vôi, vừa có
đồng bằng và hệ thống sông hồ dày đặc. Đây chính là những điều kiện tự nhiên thuận
lợi để huyện Thuỷ Nguyên phát triển một nền kinh tế đa dạng về ngành nghề bao gồm
cả nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thu sản và du lịch.
2.1.2. Khái quát về Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng
Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên là đơn vị trực thuộc TAND thành phố Hải
Phòng thực hiện nhiệm vụ xét xử và giải quyết các loại án trên địa bàn huyện Thủy
Nguyên theo quy định của pháp luật. Tổng số cán bộ, công chức của TAND huyện
Thủy Nguyên gồm 27 biên chế, trong đó có 03 thẩm phán trung cấp, 8 thẩm phán sơ
cấp, 01 Thẩm tra viên, 10 thư ký Tòa án, 01 kế toán, 04 tạp vụ. Cơ cấu tổ chức của Tòa
lOMoARcPSD|38777299
29
án nhân dân huyện Thủy Nguyên có: Chánh án, các Phó Chánh án, Bộ phận hành chính
Tư pháp, các Tòa chuyên trách là Tòa Hình sự và Tòa Dân sự, Chánh Văn phòng, các
Chánh Tòa chuyên trách; Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án tạo thành bộ
khung trong việc thực hiện nhiệm vụ xét xử và chỉ đạo công tác xét xử.
2.2. Những ưu điểm và hạn chế về thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai của
Tòa án trên địa bàn huyện Thủy Nguyên.
Mặt ưu điểm: Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án về TCĐĐ được
Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên thụ lý, giải quyết ngày càng tăng. Tính chất của
các vụ án TCĐĐ ngày càng phức tạp. Nhưng nhìn chung, Toà án nhân dân huyện đã
tuân thủ các quy định của Bô lu t Tố tụng dân sự, nh n thức rõ tính đặ c
thù trong vi c giải quyết các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất, kiên trì hòa giải. Do
đó, số lượng vụ viêc tranh chấp về quyền sử dụng đất được toà án nhân dân hòa giải
thành chiếm tỷ l tương đối cao, góp phần giải quyết nhanh các vụ tranh chấp.
Về chất lượng xét xử TCĐĐ, Toà án nhân dân huyện đã áp dụng đúng đắn và
thống nhất các quy định của Luât Đất đai năm 2013, Bộ lu t Dân sự 2015,
các văn bản pháp luât khác về đất đai, các hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao
trong công tác thụ lý, xét xử các vụ án về TCĐĐ và các tranh chấp khác liên quan đến
đất đai. Đường lối xét xử các tranh chấp về quyền sử dụng đất được các thẩm phán
tuân thủ và áp dụng tương đối tốt. Chất lượng giải quyết ngày môt nâng cao, góp phần
quan trọng vào việ c ổn định trât tự, an toàn xã hộ i, phát triển kinh tế, bảo v chế
độ sở hữu toàn dân đối vớị đất đai, nâng cao hiêu lực quản lý của Nhà nước, bảo
v quyền, lợi ích hợp pháp của  người được Nhà nước giao đất, bảo vê các giao
dịch dân sự hợp pháp về đất đai trong đời sống xã hôi. Phần lớn các bản án, quyết định
của Toà án thụ lý giải quyết án TCĐĐ là đúng thẩm quyền, có căn cứ pháp luât, phù
hợp với hoàn cảnh lịch sử, được nhân  n đồng tình, dư luân xã h i ủng h
bảo đảm hiệ u lực thi hành.
Về số lượng xét xử TCĐĐ: Toà án nhân dân huyện Thủy Nguyên là đơn vị thụ
lý, giải quyết một lượng án khá lớn, trong 3 năm trở lại đây, số lượng các loại án dân
sự thụ lý trung bình hàng năm như sau:
Tính từ 01/10/2018 đến ngày 30/9/2021, Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên
đã thụ lý giải quyết 571/590 vụ án dân sự. Trong đó án dân sự liên quan đến đất đai là
184 vụ, chiếm tỷ lệ 31.1%.
lOMoARcPSD| 38777299
30
- Năm 2019, các vụ án liên quan đến đất đai là 40 vụ, chiếm tỷ lệ 40/224 vụ =
17.8%.
- Năm 2020, các vụ án liên quan đến đất đai là 79 vụ, chiếm tỷ lệ 79/234 vụ =
33.7%.
- Năm 2021, các vụ án liên quan đến đất đai là 65 vụ, chiếm tỷ lệ 65/132 vụ =
49%.
Măt hạn chế : Bên cạnh những măt tích cực, công tác thụ lý, giải quyết, xét xử
các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án Thủy Nguyên cũng bôc l
những  hạn chế đáng kể. Tình trạng để các vụ án kéo dài (vượt quá thời hạn xét xử theo
quy định của pháp luât) chưa được khắc phục triệ t để. Tỷ lệ các bản án, quyết
định bị huỷ,  bị sửa còn cao và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và tiêu chí thi đua
hành năm. Viêc nghiên cứu, thụ lý đơn khởi kiện, thụ lý và giải quyết án dân sự còn
nhiều thiếu sót, chưa đúng quy định của pháp luật. Tình trạng giải quyết án kéo dài vẫn
còn. Đáng chú ý là, có môt số vụ án tranh chấp đất đai kéo dài, qua nhiều cấp xét xử và
trong quá trìn giải quyết vụ án do viêc nghiên cứu các tài li u, chứng cứ không đầy
đủ, đánh giá  chứng cứ thiếu khách quan, toàn diên, lúng túng khi áp dụng pháp lu
t, không v n dụng đúng đường lối chính sách pháp luât của Nhà nước về đất đai
trong từng giai  đoạn lịch sử nên buôc những người đang quản lý, sử dụng đất ở hợp
pháp từ nhiều  chục năm phải trả nhà đất cho nguyên đơn gây thiêt hại nghiêm trong về
cả v t chất và tinh thần cho bị đơn. Có vụ việc do thụ lý sai loại việc, xác định sai
cách hoăc thiếu người tham gia tố tụng, đánh giá công sức chưa thỏa đáng… dẫn đến
quyết định sai lầm hoăc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên Toà án cấp trên phải
huỷ hoặ c sửa  án, các bản án quyết định của Toà án còn bị kháng cáo, kháng nghị
nhiều. Đặc biệt còn có vụ án bị hủy đi hủy lại nhiều lần gây lãng phí thời gian, công
sức và gây bức xúc cho đương sự. Khi áp dụng pháp luât để giải quyết vụ án chưa thậ
t chú trọng trong vi c
kết hợp với yếu tố tâm lý, tâp quán của người dân nên hiệ u
quả còn hạn chế…
Có thể kể đến một số vụ án vi phạm nghiêm trọng tố tụng như sau:
- Có một số trường hợp, khi thụ lý, giải quyết vụ án TCĐĐ, Tòa án đã giải
quyếtkhông đúng phạm vi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
Khi thụ lý, vẫn còn Tòa án còn xác định không đúng phạm vi yêu cầu khởi kiện
của đương sự dẫn đến bản án sơ thẩm bị Tòa án cấp trên hủy như: Vụ án dân sự về
tranh chấp kiện đòi tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn: Bà Đinh
lOMoARcPSD| 38777299
31
Thị Đắn và bị đơn ông Đoàn Văn Sẽ và bà Diệp Thị Hiền. Tại án cấp phúc thẩm của
TAND thành phố Hải Phòng đã nhận định thì căn cứ nội dung đơn khởi kiện của
nguyên đơn là bà Đinh Thị Đắn yêu cầu Tòa án giải quyết buộc vợ chồng ông Sẽ phải
giao 390m2 đã chuyển nhượng theo hợp đồng yêu cầu vợ chồng Sẽ phải trả lại cho
Đắn 74 triệu đồng là số tiền bà Đắn thanh toán thừa so với hợp đồng chuyển nhượng.
Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp về hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tách yêu cầu giải quyết tranh chấp về hợp
đồng vay tài sản bằng vụ án khác, trong khi bà Đắn không có đơn xin rút yêu cầu hoặc
đề nghị tách vụ án là giải quyết không đúng yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
- Có trường hợp thụ lý cả phần yêu cầu di sản thừa kế khi đã hết định thời hiệu
khởi kiện, thu thập chứng cứ không đầy đủ dẫn đến bị hủy đi hủy lại nhiều lần
như: Vụ án tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là
Ông Vũ Thượng Bì, ông Vũ Thượng Thịnh và ông Vũ Thượng Tấc và Bị đơn là
ông Vũ Duy Lai. Nội dung như sau: Cụ Vũ Thượng Bừa (chết năm 1946) và vợ
là Bùi Thị Lò (chết năm 2002) có 04 người con chung là ông Bì, ông Thịnh, ông
Tấc, ông Lai. Tài sản chung của vợ chồng cụ Bừa gồm có 01 nhà tranh tre làm
trên diện tích đất 720m2. Cụ Bừa chết, đất do cụ Lò quản lý sử dụng. Năm 1964
cụ lò mua thêm 360m2 nhưng đến năm 1970 cụ Lò đã cho ông Tấc diện tích đất
360m2.. Cụ Lò chết, toàn bộ tài sản do vợ chồng ông Lai quản lý, sử dụng. Ông
Bì, ông Thịnh yêu cầu chia di sản thừa kế do cha mẹ để lại là diện tích đất
720m2. Bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyn Thủy Nguyên đã xử:
Giao cho ông Bì được sở hữu, sử dụng diện tích đất 345m2 và phải thanh toán
trả ông Thịnh,. ông Lai tiền chia tài sản chênh lệch. Giao cho ông Thịnh sở hữu,
sử dụng diện tích đất 195m2 và được nhận số tiền chia chênh lệch tài sản do ông
Bì thanh toán. Giao cho ông sở hữu, sử dụng diện tích đất 342,5m2 và được
nhận số tiền chia chênh lệch tài sản do ông Bì thanh toán. Ông Lai kháng cáo;
Tại Bản án dân sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xử: Sửa
án sơ thẩm giao cho ông Bì, ông Thịnh mỗi người được sử dụng 220m2 đất. Giao cho
ông Vũ Duy Lai sử dụng 442,5m2 đất. Ông Lai có đơn đề nghị giám đốc thẩm.
Tại Quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao đã: Hủy Bản án dân
sự phúc thẩm và Bản án dân sự sơ thẩm với lý do hủy: Tòa án cấp phúc thẩm và sơ
thẩm chưa làm rõ có việc cụ Lò cho ông Lai đất hay không; chấp nhận yêu cầu chia cả
lOMoARcPSD| 38777299
32
phần tài sản của cụ Bừa (đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế); chưa làm rõ khối di sản
của cụ Lò chết đi để lại; cần xem xét đến bảo quản duy trì khối di sản của gia đình ông
Lai để giải quyết. Giao lại hồ sơ cho Tòa án sơ thẩm xét xử lại theo quy định của pháp
luật.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên xử: Ông
Bì, ông Thịnh và ông Tấc, mỗi người được sử dụng diện tích đất 90m2 và toàn bộ cây
trái vật kiến trúc trên đất. Ông Bì, ông Thịnh, ông Tấc mỗi người phải thanh toán trả
tiền chênh lệch tài sản là cây trái vật kiến trúc trên đất và tiền công bảo quản tu tạo,
duy trì tài sản cho ông Lai là 8.517.000 đồng. Ông Lai được sở hữu diện tích đất 90m2
di sản của cụ Lò và 01 nhà cấp bốn ba gian là di sản của cụ Lò và tạm giao cho ông Lai
quản lý sử dụng 360m2 đất di sản của cụ Bừa và 126,5m2 đất dư. Ông Lai tiếp tục
kháng cáo;
Tại Bản án dân sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xử: Giữ
nguyên bản án sơ thẩm. Ông Lai tiếp tục có đơn đề nghị giám đốc thẩm.
Tại Quyết định Giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao: Hủy Bản án dân
sự phúc thẩm và Bản án dân sự sơ thẩm. Lý do hủy: Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm
chưa thu thập chứng cứ để làm rõ có hay không việc cụ Lò đến Ủy ban nhân dân xã
Hoa Động để làm giấy cho ông Lai đất (đơn đề nghị ngày 02/11/1977 và đơn xin
chứng nhận chia vườn cho con ngày 13/5/1983) và việc cho có phải là ý chí của cụ Lò
về việc định đoạt tài sản nhà đất của cụ Lò cho ông Lai hay không. Tòa án cấp sơ thẩm
và phúc thẩm chưa xem xét vấn đề này mà chỉ căn cứ vào lời khai của nguyên đơn để
cho rằng cụ Lò chưa cho ông lai đt từ đó chia thừa kế theo pháp luật phần di sản của
cụ Lò là chưa đủ căn cứ. Giao lại hồ sơ cho Tòa án sơ thẩm xét xử lại theo quy định
của pháp luật.
- Một số trường hợp trong quá trình thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai xác định
chưa đúng quan hệ phát sinh tranh chấp, tư cách người tham gia tố tụng, bỏ sót người
tham gia tố tụng...
lOMoARcPSD|38777299
33
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động xét xử của TAND
huyện Thủy Nguyên
Những hạn chế trong hoạt động xét xử của TAND huyện Thủy Nguyên như
phân tích ở trên là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây:
*Nguyên nhân khách quan:
Một là: Thủy Nguyên là một huyn đất rộng, dân đông, những năm gần đây
Thủy Nguyên là điểm đến của sự phát triển nhanh trên nhiều lĩnh vực phấn đầu lên
thành phố trước năm 2025, kết hợp với mặt trái của cơ chế thị trường, nên các quan hệ
dân sự phát sinh tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thủy
Nguyên trong những năm gần đây có sự gia tăng đột biến với quy mô, tính chất ngày
càng phức tạp gây khó khăn cho công tác xét xử.
Hai là: Tuy Tòa án huyn Thủy Nguyên đã được Tòa án nhân dân Tối cao cho
phép thành lập Tòa Dân sự chuyên trách. Tuy nhiên lại chưa quy định chức năng nhiệm
vụ, cơ chế hoạt động và quyền hạn của Tòa Dân sự dẫn đến hoạt động còn nhiều bất
hợp lý, thiếu hiệu quả chưa phát huy được sức mạnh trí tuệ tổng hợp, việc thành lập
Tòa chuyên trách mới chỉ dừng lại ở bộ khung mà chưa qua định rõ và cụ thể chức
năng nhiệm vụ của Tòa chuyên trách. Quan điểm về đánh giá chứng cứ, xác định quan
hệ pháp luật phát sinh tranh chấp còn có sự khác biệt, cách hiểu và cách vận dụng các
quy định của pháp luật hiện hành vào thực tiễn xét xử còn khác nhau.
* Nguyên nhân chủ quan:
Một là: Một bộ phận Thẩm phán, thư ký ý thức chấp hành kỷ luật lao động chưa
cao, sắp xếp thời gian chưa khoa học, tinh thần và thái độ làm việc của bộ phận cán bộ
đối với công việc chưa nghiêm túc, chưa thực sự trú tâm vào công việc, khi gặp một
chút trở ngại thì bối rối, tìm cách đối phó, việcy dựng hồ sơ vụ án sơ sài, thu thập
chứng cứ giản đơn, chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, việc đánh giá chứng cứ không
toàn diện, việc áp dụng pháp luật không đúng dẫn đến Bản án thiếu căn cứ pháp luật.
Hai là: Một bộ phận Thẩm phán thư ký năng lực và trình độ chuyên môn còn
hạn chế, chưa chịu khó học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, chưa dành thời gian hợp
lý cho việc nghiên cứu các văn bản pháp quy và hướng dẫn về nghiệp vụ của Tòa án
cấp trên dẫn đến khi gặp án khó hoặc gặp các vấn đề phát sinh mà pháp luật chưa điều
lOMoARcPSD|38777299
34
chỉnh hoặc pháp luật đã quy định nhưng lại có nhiều cách hiểu khác nhau thì lúng túng
về đường lối khiến vụ án bị hủy, bị cải sửa vì những các sai sót không đáng có.
Ba là: Sự phối hợp giữa các Thẩm phán trong công tác chuyên môn rời rạc,
mạnh ai người ấy làm. Chưa xây dựng được quy chế họp án tập thể, chưa phát huy trí
tuệ tập thể. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động xét xử án dân
sự.
2.4. Những vướng mắc phát sinh khi áp dụng pháp luật để giải quyết tranh
chấp đất đai của Tòa án nhân dân
Qua nghiên cứu thực tiễn thụ lý giải quyết vụ án tranh chấp đất đai của Tòa án
có thể rút ra những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng pháp luật để giải quyết loại tranh
chấp này như sau:
Thứ nhất, những vướng mắc liên quan đến hê thống pháp lu t: Pháp lu t
chưa  thât thống nhất, đồng b giữa Luậ t, Nghị định, Pháp l nh cùng với các
văn bản pháp  luât của các ngành liên quan như Luật Xây dựng, Luậ t Nhà ở. Nếu như
B lu t Dân sự năm 1995 cụ thể hóa Luât Đất đai năm 1993 thì Bộ Lu t
Dân sự năm 2005 lại xây  dựng đuổi theo cho phù hợp với Luât Đất đai năm 2003, khi
Luật đất đai 2013 ra đời thì Bộ luật dân sự 2015 cũng có những thay đổi bổ sung đáng
kể. Luât đã có hiệ u lực  lại phải chờ Nghị định, Thông tư hướng dẫn...trong khi số
lượng các vụ án mà Tòa án nhân dân phải thụ lý, giải quyết ngày càng tăng, tính chất
vụ viêc ngày càng phức tạp,  sô vụ án có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều. Trong khi
đó, các văn bản trước tuy hết hiêu lực nhưng vẫn còn được áp dụng để giải quyết m
t số vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất tùy thuôc vào thời điểm xảy ra tranh chấp và
tình tiết của vụ án đã khiến vi c áp dụng pháp luật găp nhiều khó khăn hơn.
Môt thực tế cho thấy từ trước đến nay là có quá nhiều văn bản hướng dẫn thi
hành bất câp về cả số lượng lẫn nộ i dung mâu thuẫn chồng chéo với văn bản gốc, với 
các văn bản khác về cùng môt vấn đề điều chỉnh. Vấn đề này m c dù đã được
khắc  phục đáng kể, tuy nhiên vẫn còn tồn tại trong và giữa các văn bản hướng dẫn thi
hành
Luât Đất đai trong thời gian qua.
Thứ hai, môt số vướng mắc khi áp dụng quy định của Điều 202 Lu t Đất đai
2013 vào giải quyết tranh chấp đất đai:
lOMoARcPSD|38777299
35
Một là: Theo quy định của Luât Đất đai năm 2013 và Điều 88 Nghị định 43
ngày 15/5/2014 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 thì kết quả hòa
giải phải được lâp thành biên bản, có chữ ký của các bên và có xác nh n hòa giải
thành hoăc không thành của UBND xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên hiệ n nay khi
UBND cấp xã triêu t p các bên để hòa giải trong nhiều trường hợp phía bị đơn
không đến (mặ c dù đã được tống đạt giấy triêu t p hợp lệ ) do vây
phát sinh vấn đề: Khi bị đơn không đến  thì UBND không thể tiến hành hòa giải được,
trong biên bản hòa giải cũng không thể có chữ ký của bị đơn. Giả sử UBND có lâp biên
bản không tiến hành hòa giải được vì  bị đơn không đến thì biên bản này có được coi là
biên bản hòa giải không thành hay không? Trên thực tế chưa tiến hành hoạt đông hòa
giải, nếu biên bản này không được  coi là biên bản hòa giải không thành thì phía
nguyên đơn có quyền khởi kiên TCĐĐ  trong trường hợp phải hòa giải ở cơ sở không?
Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nhưng chưa được hướng dẫn thống
nhất. Trường hợp này, người viết tham luận cho rằng Toà án cần phải thụ lý vụ án để
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phía nguyên đơn. Bởi lẽ, nếu hết thời gian hòa
giải mà phía bị đơn không đến thì UBND cấp xã không hòa giải được, đây cũng phải
coi là trường hợp “hòa giải không thànhbởi trên thực tế UBND đã có sự chuẩn bị hòa
giải, đã mở phiên hòa giải nhưng do sự vắng măt của bị đơn nên hòa giải không thành.
Nếu sau đó phía nguyên đơn khởi ki n vụ án  tại Tòa án có thẩm quyền thì Tòa án
vẫn phải thụ lý và giải quyết.
Hai là, kết quả hòa giải thành tại UBND không có giá trị bắt buộc thực hiện đối
với các bên đương sự, nên nếu sau khi UBND cấp xã hòa giải thành xong mà các bên
không thực hiện thì phải xử lý như thế nào. Vì trong thực tế, có nhiều trường hợp trong
thời gian chờ thực hiện kết quả hòa giải thành thì hết thời hiệu khởi kiện. Trong khi đó,
có nhiều Tòa án ở một số địa phương thì lại không chấp nhận tính trừ thời gian hòa giải
vào thời hiệu khởi kiện cho đương sự (ví dụ một số trường hợp kiện chia thừa kế quyền
sử dụng đất). Vấn đề này cũng có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng
cần tính cả thời gian hòa giải vào thời hiệu khởi kiện cho đương sự nhưng cũng có
trường hợp cho rằng không nên tính thời gian này vào thời hiệu khởi kiện cho đương
sự. Về vấn đề này, người viết cho rằng nên tính thời gian hòa giải ở UBND cấp xã vào
thời hiệu khởi kiện cho đương sự vì đó cũng là một bước trong giải quyết tranh chấp
liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất, tránh gây phức tạp, gây khó khăn cho đương
sự khi khởi kiện.
lOMoARcPSD|38777299
36
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT TCĐĐ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiên pháp luậ t về đất đai, hiệ n nay tuy Quốc Hội đã
ban hành rất nhiều văn bản pháp luât về đất đai nhưng các quy định còn tản mạn, chồng
chéo, thiếu sự thống nhất. Do đó, cần giao nhiêm vụ cho các quan thẩ quyền
nghiên cứu soạn thảo ban hành các quy phạm pháp luât về đất đai cho phù hợp với
điều kiên phát triển mới của đất nước. Đây là mộ t phương diệ n rất quan trọng bởi lẽ khi
xây dựng được môt h thống pháp luậ t cả về n i dung hình thức đầy đủ, cụ thể
chất lượng thì đó sở pháp để Tòa án nhân dân áp dụng pháp luât, thi hành
pháp luât đúng đắn, thống nhất và có hiệ u quả cao.
Cụ thể, khi bàn về việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai; BLTTHS hiện hành, có
những quan điểm khác nhau về chế định “Hòa giải TCĐĐ”.
Quan điểm thứ nhất: Cho rằng, các quy định của Luật đất đai và BLTTHS về chế
định hòa giải TCĐĐ sự kế thừa từ Luật đất đai năm 1993 đến Luật đất đai năm 2003
và Luật đất đai năm 2013 theo hướng ngày càng đầy đủ, phù hợp với thực tiễn lịch sử.
Quan điểm thứ hai: Cho rằng, cần bãi bỏ quy định về hòa giải TCĐĐ mặc
hòa giải được quy định một biện pháp mang tính “khuyến khích”, nhưng trong quy
định về “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai” thì các chủ thể thẩm quyền giải
quyết tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất chỉ giải quyết khi tranh chấp đã được
hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà các đương sự không nhất trí được. Điều luật
này đã khiến cho “Hòa giải” trở thành một thtục bắt buộc, không hoàn toàn phù hợp
với tinh thần “khuyến khích” trên, cũng như quy định của pháp luật về quyền tự định
đoạt của đương sự.
Người viết tham luận nghiêng về quan điểm thứ hai, bởi lẽ qua thực tiễn xét xử
TCĐĐ cho thấy rất ít các vụ việc TCĐĐ hòa giải thành ở địa phương trong khi đa số các
vụ TCĐĐ đều không thể tiến hành hòa giải do một bên vắng mặt mặc đã được triệu
tập hợp lệ nhiều lần. Do vậy quy định y chyếu mang tính chất thủ tục, không phù
hợp với tinh thần cải cách hành chính.
lOMoARcPSD| 38777299
37
Thứ hai: Nâng cao năng lực, trình đchuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức
nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán Hội thẩm nhân dân. Trong mọi công việc, vấn
đề cán bộ - con người là nhân tố quan trọng, trung tâm và “động” nhất của mọi lĩnh vực.
Xi rê on một nhà hùng biện nổi tiếng La Mã đã nói “Đạo luậthoàn bị đến mấy cũng
chỉ một vị quan tòa câm. Quan tòa mới một đạo luật biết nói”. Sinh thời, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ vì “Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Trong hoạt động thụ
lý, giải quyết vụ án TCĐĐ của Tòa án nhân dân thì chủ thể áp dụng pháp luật Thẩm
phán. Do vậy, đòi hỏi cán bộ Tòa án nói chung, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải có
trình độ chuyên môn cao, hiểu biết hội rộng, knăng thuần thục đạo đức nghề
nghiệp trong sáng trong việc áp dụng pháp luật nhằm bảo vệ công lý, mang lại sự công
bằng, đảm bảo xã hội được ổn định và phát triển. Cụ thể:
Đối với Thẩm phán đương nhiệm cần tiến hành rà soát cả về chuyên môn nghiệp
vụ, năng lực công tác và phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, từ đó có kế hoạch bố trí
sắp xếp công việc hợp lý, khoa học. Mỗi Thẩm phán phải thực sự cầu thị không ngừng
học hỏi chuyên môn và đạo đức công vụ, tự nâng mình lên để đáp ứng đòi hỏi ngày càng
cao của thực tiễn. Nếu có Thẩm phán yếu về năng lực chuyên môn cần phải tiếp tục bồi
dưỡng hoặc chuyn công tác khác. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, luân
chuyển cán bộ, kiện toàn bộ máy tổ chức làm tốt công việc bồi dưỡng về nghiệp vụ,
phẩm chất chính trị cho Thẩm phán, giải pháp trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả
trong hoạt động thụ lý giải quyết các vụ án dân sự trong đó có án TCĐĐ.
Bên cạnh việc kiểm tra, soát đội ngũ Thẩm phán đương nhiệm cần phải kế
hoạch xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thẩm phán chuyên trách cấp huyn,
những Thẩm phán ơng lai nguồn chủ yếu là đội ngũ Thư ký, Thẩm tra viên. Những
người y đều n bộ trẻ, trình độ, m huyết với nghề nhưng chưa nhiều kinh
nghiệm. Ngoài việc bồi dưỡng, đào tạo họ về chuyên môn nghiệp vụ (cử đi học tập, tập
huấn thường xuyên, khuyến khích đi học sau đại học) cần phải được rèn luyện trong thực
tế, phải bồi dưỡng, đào tạo về lý luận chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức. Thực hiện
được điều y cũng chính là thực hiện chiến lược đào tạo con người trong tiến trình cải
cách tư pháp trong giai đoạn mới.
Thứ ba: Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ (nhất là tập
tuấn chuyên sâu các chuyên đề về lĩnh vực tranh chấp và kỹ năng giải quyế TCĐĐ) cho
đội ngũ cán bộ, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, cập nhật c văn bản hướng dẫn áp dụng
lOMoARcPSD| 38777299
38
pháp luật của các cơ quan tư pháp cấp trên, đặc biệt là các hướng dẫn về thủ tục tố tụng
dân sự (như Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, các Thông tư liên tịch
của TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ pháp...). Tiếp tục quán triệt những chủ
trương, nhiệm vụ về cải cách tư pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết số 08/NQ -TW
ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số hiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong
thời gian tới” và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến
lược cải cách pháp đến m 2020” đã được cụ thể hoá trong mục tiêu, chương trình
hành động của TAND Tối cao Ban chỉ đạo cải cách pháp thành phố Hải Phòng.
Thứ tư, tổ chức bồi dưỡng, tâp huấn nghiệ p vụ cho độ i ngũ cátòa án nhân dân: Vi
c bồi dưỡng nghiệ p vụ cho độ i ngũ cán bộ toà án nhân dân, đ c
biêt là độ i ngũ Thẩm
phán là m t trong những khâu then chốt để bảo đảm công tác giả quyết các tranh chấp
đất đai đạt hiêu quả cao.
Trong thời gian qua Toà án nhân dân tối cao tuy có tổ chức môt số lớp t p huấn,
bồi dưỡng nghiêp vụ cho các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký toà án về mộ t số
chuyên đề cụ thể, song chưa chuyên đề sâu về loại viêc tranh chấp về đất đai. M
khác loại viêc y có xu hướng ngày ng gia tăng về số lượng, phức tạp về tính chất,
chiếm tlê tương đối lớn trong tổng số các vụ việ c về dân sự nói chung mà Toà á nhân
dân thụ lý, giải quyết hàng năm. Do nhiều lý do khác nhau, nên Toà án nhân dân tối cao
chưa tiến hành viêc tổng kết công tác xét xử loại vi c nêu trên m t cách đầy đủ
làm cơ
sở cho viêc y dựng đường lối giải quyết loại vi c tranh chấp về đất đai dựng
cơ sở cho viêc bồi dưỡng, tậ p huấn về chuyên đề quan trọng này.
Thứ tư: y dựng được nôi dung bồi dưỡng, t p huấn nghiệ p vụ thụ TCĐĐ
chất lượng, thiết thực đối với những nời tham gia lớp tâp huấn khâu trọng
nhất ý nghĩa quyết định đến kết quả của công tác y. Viêc bồi dưỡng, t p huấ
nghiêp vụ TCĐĐ phải có trọng tâm, trọng điểm, nộ i dung cụ thể phải đáp ứng
được
những yêu cầu sau đây:
- Làm tính chất đăc thù trong vi c thụ các tranh chấp đất đai: Nộ i
dung rất cần thiết giúp cho các Thẩm phán các cán toà án nhân dân qua các
đợt bồị dưỡng, tâp huấn nghi p vụ nhậ n thức được tính chất đặ c ttrong quá trình
thụ lý, giảị quyết các tranh chấp về đất đai để từ đó những người y nắm vững được
các nguyên tắc chỉ đạo, áp dụng đúng c quy định của pháp luât về đất đai, cũng như
các quy địn của pháp luât về tố tụng dân sự nhằm giải quyết các vụ vi c hi u
quả và chất lượng
cao.
lOMoARcPSD| 38777299
39
- Bồi dưỡng, tâp huấn về kỹ năng nghề nghiệ p trong vi c thụ lý, giải quyết
c tranh chấp về đất đai, cụ thể như: K năng nhận xem xét đơn khởi kiện TCĐĐ,
xây dựng hồ sơ vụ án TCĐĐ; kỹ năng tiến hành điều tra, thu thâp chứng cứ, giám định,
định giá quyền sử dụng đất, lấy ý kiến của chính quyn, cơ quan địa chính, nhà đất... nơi
xảy ra TCĐĐ; k năng tiến hành hoà giải TCĐĐ. Đây công viêc rất quan trọng và
cũng rất phức tạp vì phần lớn các vụ tranh chấp về đất đai đều có mức đô quyết li cao.
Để hoà giải có kết quả đòi hỏi các Thẩm phán phải kiên trì và có nghê thu thoà giải,
phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, tránh làm hình thức, chiếu lê.
Thứ Năm: Tăng cường công tác tổng kết, rút kinh nghiệm, tăng cường sự phối
hợp giữa Tòa án các cấp trong hoạt động thụ lý tranh chấp đất đai. Công tác tổng kết, rút
kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng thụ lý, xét xử thống nhất áp dụng pháp luật
một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Toà án. Việc tổng kết rút kinh
nghiệm, m ra những hạn chế, nguyên nhân nhân và giải pháp khắc phục những hạn chế
trong hoạt động thụTCĐĐ của Toà án có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu bảo
đảm chất lượng áp dụng pháp luật của hoạt động này. Bên cạnh việc tổng kết hàng năm,
theo định kỳ (hàng tháng, hàng quý) Toà án cũng cần tự đánh giá, phân tích xác định
nguyên nhân trách nhiệm trong việc thụ lý TCĐĐ không n cứ pháp luật để
biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.
Cùng với việc tổng kết, rút kinh nghiệm trong hoạt động áp dụng pháp luật của
Tòa án, cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề nghiên cứu khoa học phục vụ công tác
giải quyết, xét xử án dân sự trong đó có các chuyên đề riêng về thụ lý TCĐĐ. Việc xây
dựng chuyên đề thụ lý TCĐĐ cần có sự tham gia của các Tòa chuyên trách, Thẩm phán,
Thư Tòa án hai cấp các chuyên gia trong lĩnh vực TCĐĐ. Chuyên đề cần được
đưa ra hội thảo và áp dụng vào thực tiễn công tác thụ lý TCĐĐ để phát huy hiệu quả.
Cuối cùng, thông qua trang thông tin điên tử nhằm đăng tải công khai bản án,
quyết định của Tòa án, tạo diễn đàn phổ biến trao đổi nghiêp vụ áp dụng pháp luậ trong
việc thụ lý, giải quyết xét xử án dân sự trong đó án TCĐĐ hết sức cần thiết trong
giai đoạn hiên nay để đảm bảo quy chế dân chủ, tính công khai, minh bạch, tín đôc lậ
p tuân theo pháp lu t cũng như sự giám sát của toàn dân đối với hoạt động thụ lý,
giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân.
lOMoARcPSD|38777299
40
KẾT LUẬN
Hoạt động xét xử TCĐĐ của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên trong thời
gian vừa qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần giữ vững an ninh, chính
trị, ổn định trật tự an toàn hội, tạo điều kiện để huyện Thủy Nguyên bước phát triển
nhanh, bền vững tương xứng với tiềm năng và vị trí chiến ợc của mình. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên
cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập nhất định do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan khác nhau, cần được phân tích m rõ để từ đó có những giải pháp khắc phục mang
tính khả thi nhằm nâng cao chất ợng của hoạt động xét xử, đáp ứng kịp thời yêu cầu
của cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về những kết quả đã đạt được cũng như
những hạn chế trong hoạt động xét xử của TAND huyện Thủy Nguyên thời gian vừa
qua; tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến việc xét xử của Tòa án còn tồn tại án bị hủy,
án quá hạn, án bị cải sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán, người viết đã mạnh dạn đề
xuất một số giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật đúng đắn trong hoạt động xét xử trong
thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đất đai 2013
2. https://haiphong.toaan.gov.vn/webcenter/portal/haiphong/chitiettin?dDocName=TAN
D213770
3. https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/thuc-trang-giai-quyet-tranh-chap-dat-dai-
vakien-nghi-sua-doi-bo-sung-luat-dat-dai-2013-5570
4. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y_Nguy%C3%AAn
5. https://vansudia.net/gioi-thieu-khai-quat-huyen-thuy-nguyen/
| 1/41

Preview text:

lOMoARcPSD| 38777299 0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Đề án chuyên ngành
Đề tài : Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giải quyết án dân
sự về tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thủy Nguyên-Hải Phòng
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Đức Kiên
Họ và tên: Phạm Minh Quang
Mã sinh viên: 11194392
Lớp chuyên ngành: Bất động sản 61B lOMoARcPSD| 38777299 1 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI ..... 5
THUỘC THẨM QUYỀN CỦA UBND CẤP HUYỆN ............................................... 5
1.1 Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai ..................... 5
1.1.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai ................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai ............................................ 10
1.1.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai ................................................ 11
1. 2. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục của Ủy ban nhân dân cấp huyện về giải 12
quyết tranh chấp đất đai ......................................................................................... 12
1.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp .. 12
huyện ..................................................................................................................... 12
1.2.2. Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện về giải quyết tranh
chấp ....................................................................................................................... 15
đất đai .................................................................................................................... 15
1.2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai của Uỷ ban nhân dân
huyện ..................................................................................................................... 20
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm
quyền ......................................................................................................................... 23
của UBND cấp huyện ............................................................................................... 23
1.3.1. Ban hành văn bản về quản lý đất đai ....................................................... 23
1.3.2. Năng lực giải quyết tranh chấp đất đai và công tác phối kết hợp giữa 24
các ban ngành đoàn thể ....................................................................................... 24
1.3.3. Mức độ giám sát của cơ quan dân cử và toàn xã hội đối với hoạt
động ....................................................................................................................... 26
giải quyết tranh chấp đất đai .............................................................................. 26
1.3.4. Mức độ công khai, dân chủ trong giải quyết tranh chấp về đất đai ..... 26 lOMoARcPSD| 38777299 2
1.3.5. Ý thức chấp hành pháp luật của của bộ và nhân dân ............................ 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN . 28
ĐỊA BÀN HUYỆN THỦY NGUYÊN, TỈNH HẢI PHÒNG .................................... 28
2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng ..................................................................... 28
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ......................................... 28
2.1.2. Khái quát về Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng.. 28
2.2. Những ưu điểm và hạn chế về thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa
án trên địa bàn huyện Thủy Nguyên ...................................................................... 29
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động xét xử của TAND
huyện ......................................................................................................................... 33
Thủy Nguyên ............................................................................................................ 33
2.4. Những vướng mắc phát sinh khi áp dụng pháp luật để giải quyết tranh .... 34
chấp đất đai của Tòa án nhân dân ......................................................................... 34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦAPHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT TCĐĐ TRÊN
ĐỊA BÀNHUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG ................................................ 36

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 40
DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ UBND Ủy ban nhân dân TAND Tòa án nhân dân TCĐĐ Tranh chấp đất đai lOMoARcPSD| 38777299 3 LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, đất đai là một loại tài sản đặc biệt, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Việc sử dụng đất là vấn đề thường
hay phát sinh tranh chấp trên thực tế.
Trong quá trình thực hiện Luật Đất đai năm 2013, các quy định về giải quyết
tranh chấp đất đai ít nhiều đã bộc lộ những điểm bất cập, cần có sự điều chỉnh cho phù
hợp với nhu cầu sử dụng đất và làm tăng hiệu quả quản lý đất đai của các cơ quan nhà
nước.Tính phức tạp của tranh chấp đất đai không chỉ dừng lại ở khía cạnh mâu thuẫn
về lợi ích kinh tế mà còn có thể dẫn đến các vụ án hình sự, thậm chí mang màu sắc
chính trị, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Vì vậy, việc thụ lý tranh chấp đất
đai nói riêng và giải quyết tranh chấp đất đai nói chung là một nội dung rất quan trọng
và không thể thiếu của pháp luật về đất đai.
Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi
ích phát sinh từ quá trình sử dụng loại tài sản đặc biệt này. Tranh chấp đất đai luôn gắn
liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của
các bên tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước.
Thủy Nguyên là miền đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời. Với
vị trí chiến lược nằm giữa thành phố Hải Phòng và vùng đất mỏ Quảng Ninh, Thủy
Nguyên không những giữ vị trí quan yếu về kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng của
thành phố cảng mà còn của vùng Đông – Bắc duyên hải Bắc bộ. Huyện Thủy Nguyên
có diện tích tự nhiên là 242,79 km2, dân số 323.543 người, 37 đơn vị hành chính trong
đó có 2 thị trấn: Núi Đèo (thị trấn huyện lỵ), Minh Đức (thị trấn Công nghiệp) và 35 xã.
Hiện nay, Thủy Nguyên là huyện phát triển năng động vào loại bậc nhất của thành phố
cảng, quân và dân huyện nhà đang nỗ lực phấn đấu đưa huyện trở thành thành phố Thủy
Nguyên theo hướng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên là đơn vị trực thuộc TAND thành phố Hải
Phòng thực hiện nhiệm vụ xét xử và giải quyết các loại án trên địa bàn huyện Thủy
Nguyên theo quy định của pháp luật. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đao, chỉ đạo
sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Thủy Nguyên, sự phối hợp đồng bộ của lOMoAR cPSD| 38777299 4
các Ngành, đoàn thể trên đại bàn huyện đã phấn đấu và đạt được những thành tựu quan
trọng trên các lĩnh lực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Cơ cấu kinh tế phát triển
theo hướng tích cực, đời sống văn hóa được bảo tồn, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã
hội được đảm bảo. Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án về TCĐĐ được Tòa
án nhân dân huyện Thủy Nguyên thụ lý, giải quyết ngày càng tăng. Tính chất của các vụ
án TCĐĐ ngày càng phức tạp.
Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu đề tài “ Thực trạng, nguyên nhân và
giải pháp giải quyết án dân sự về tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thủy NguyênHải
Phòng”
nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của
UBND huyện vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có tính thực tiễn cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai và
đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp về đất đai của UBND huyện Thủy Nguyên.
Từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm giải quyết tranh chấp về đất đai của
UBND huyện Thủy Nguyên hiện nay.
3. Đối tượng nguyên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND huyện.
- Phạm vi nghiên cứu: giải quyết tranh chấp đất đâi trên địa bàn huyện Thủy Nguyên
thuộc thẩm quyền của UBND huyện Thủy Nguyên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử. trong đó chú trọng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử
và các phương pháp của các bộ môn khoa học khác như so sánh, thống kê, trao đổi với chuyên gia,….
5. Bố cục đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của
Ủy ban nhân dân cấp huyện. lOMoARcPSD| 38777299 5
Chương 2: Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng.
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến
thụ lý, giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Do phạm vi nghiên cứu và trình độ có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong sự góp ý của thầy, cô trong khoa và các bạn sinh viên để
bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Đức Kiên đã tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI THUỘC THẨM QUYỀN CỦA UBND CẤP HUYỆN
1.1 Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
1.1.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Mặt khác, về mặt
thuật ngữ khoa học có thể hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ
thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trương sinh thái ngay trên
và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước ( ao hồ,
sông suối, đầm lầy,…), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản
trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những
kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại để lại ( san nền, hồ chứa
nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa,…)”
Như vậy, “Đất đai” là một khoảng không gian có giới hạn. Theo chiều thẳng
đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật,
diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều
nằm ngang – trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực
vật cùng với các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với
hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. lOMoAR cPSD| 38777299 6
Trong bất kỳ xã hội nào, đất đai luôn có vai trò và vị trí quan trọng đối với con
người, góp phần xây dựng và phát triển phồn vinh của mỗi quốc gia. Cùng với sự phát
triển của sản xuất và đời sống, nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng đa dạng
và phong phú hơn, xuất phát từ lợi tích của giai cấp, tầng lớp trong xã hội và dựa trên
đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhà nước đã sử dụng pháp luật
để quản lý và điều chỉnh mối quan hệ đất đai nhằm tạo môi trường pháp lý lành mạnh
trong khai thác và sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả theo đúng pháp luật. Đồng thời,
tạo cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết dứt điểm và có hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng trong xã hội xảy ra bất kỳ hình thái - kinh
tế nào. Trong xã hội tồn tại lợi ích giai cấp đối kháng thì tranh chấp đất đai mang tính
chính trị, đất đai luôn là đối tượng tranh chấp giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc
lột. việc giải quyết tranh chấp đất đai triệt để ở xã hội có quản lý của pháp luật thì
mang tính chất pháp luật, chính vì vậy nhà nước việt Nam xã hội chủ nghĩa đã xây
dựng pháp luật và quản lý đất đai bằng pháp luật.
“Tấc đất, tấc vàng”, xưa nay đất đai vốn luôn là tư liệu sản xuất cực kỳ quan
trọng trong đời sống xã hội. Chính vì giá trị đặc biệt của đất đai rất to lớn nên những
tranh chấp liên quan đến vấn đề này phát sinh một cách phổ biến trong xã hội. Việc
giải quyết thỏa đáng những tranh chấp về đất đai sẽ giúp cho các bên giải quyết những
xung đột, mẫu thuẫn, qua đó góp phần tạo ra sự ổn định cho xã hội.
So với Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 có một số sửa đổi về cơ
chế giải quyết tranh chấp đất đai; trong đó có những điểm mới về thẩm quyền, trình tự,
thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.
Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp
về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất
đai.
Trong khái niệm này chúng ta cần lưu ý:
Thứ nhất, đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là quyền sở hữu đất, các
chủ thể tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất vì
theo quy định tại Điều 53, Hiến pháp 2013, Điều 4, Luật Đất đai 2013 quy định rất rõ
đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Thứ hai, phân biệt giải quyết tranh chấp đất đai và giải quyết khiếu nại về đất
đai. Theo quy định của Luật đất đai, thì quá trình giải quyết tranh chấp đất đai khác với lOMoAR cPSD| 38777299 7
giải quyết tranh khiếu nại, tố cáo về đất đai. Như trên đã phân tích, tranh chấp đất đai là
tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong
quan hệ đất đai, khiếu nại về đất đai là việc cơ quan tổ chức, công dân đề nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính
trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là xâm phạm
đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình; giải quyết tranh chấp đất đai có nhiều biện
pháp giải quyết khác nhau là thương lượng, hòa giải, giải quyết tại cơ quan hành chính
có thẩm quyền và giải quyết tại tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự, còn đối với khiếu nại
đất đai chỉ có hai trình tự giải quyết là khiếu nại đến cơ quan hành chính có thẩm quyền
theo pháp luật khiếu nại hoặc khởi kiện theo pháp luật tố tụng hành chính. Tuy nhiên,
Luật đất đai và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai chưa có sự thống nhất cũng
như chưa có sự tách bạch giữa cụm từ giải quyết tranh chấp quyết định giải quyết tranh
chấp đất đai và giải quyết tranh chấp quyết định hành chính về quản lý đất đai. Tức
chưa làm rõ được là khi đương sự yêu cầu giải quyết tranh chấp lần hai không được
xem đó là tranh chấp quyết định hành chính; hoặc là không xác định rõ giai đoạn nào
được gọi là thời hiệu, giai đoạn nào là thời hạn như Luật khiếu nại quy định. Tương tự,
trong khi Luật đất đai quy định về thời hiệu, thời hạn tranh chấp và giải quyết tranh
chấp quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai nhưng lại không có
một quy định nào về thời hiệu yêu cầu và thời hạn giải quyết tranh chấp lần đầu, giải
quyết tranh chấp tiếp theo về đất đai.
Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công
lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa
bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương
tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thành đường,
niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ
chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng lOMoAR cPSD| 38777299 8
ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ
chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại
diện của tổ chức liên chính phủ;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu
tưnước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu
tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Trên thực tế, tranh chấp đất đai không chỉ là hiện tượng phổ biến mà trong đó
còn hết sức đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, về cơ bản
tranh chấp đất đai được chia thành hạ dạng như sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Là những tranh chấp giữa các bên với
nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Trong
dạng tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất;
tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly
hôn, thừa kế; tranh chấp để đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà
không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới...)
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất:
Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự
về quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thưởng giải
phóng mặt bằng, tái định cư...
- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn,
những tranh chấp nảy liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì.
Thông thường những tranh chấp này cũng dễ có cơ sở để giải quyết vì trong
quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục
đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do
người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Quan hệ đất đai là một dạng đặc biệt của quan hệ dân sự nên bên cạnh những
đặc điểm chung của một tranh chấp dân sự, tranh chấp đất đai còn mang những
đặc điểm và đặc trưng riêng khác với tranh chấp dân sự, tranh chấp lao động,
tranh chấp kinh tế.... sự khác biệt đó thể hiện ở đặc điểm sau: lOMoAR cPSD| 38777299 9
Thứ nhất, chủ thể của tranh chấp đất đai chỉ có thể là chủ thể của quyền quản
lý, quyền sử dụng đất mà không phải là chủ thể của quyền sở hữu đất đai.
Quyền sử dụng đất của các chủ thể được xác lập và dựa trên quyết định giao đất,
cho thuê đất của nhà nước hoặc được nhà nước cho phép nhận chuyển nhượng
đất từ các chủ thể khác hoặc nhà nước thừa nhận quyền sử dụng đất hợp pháp
đối với diện tích đất đang sử dụng. Như vậy, chủ thể của tranh chấp đất đai là
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với tư cách là người quản lý hoặc đang sử dụng đất.
Thứ hai, tranh chấp đất đai rất đa dạng và phức tạp, hoạt động quản lý và sử
dụng đất trong nền kinh tế thị trường diễn ra rất đa dạng, phong phú với việc sử dụng
đất vào nhiều mục đích khác nhau, với diện tích, sử dụng khác nhau. Trong nền kinh tế
thị trưởng, việc quản lý và sử dụng đất không đơn thuần chỉ là việc quản lý và sử dụng
một tư liệu sản xuất. đất đai trở thành một hàng hóa đặc biệt, có giá trị thương mại, giá
đất lại biến động theo quy luật cung cầu trên thị trưởng, nên việc quản lý và sử dụng
đất không đơn thuần là khai thác giá trị sử dụng mà bao gồm cả giá trị sinh lời của đất
thông qua các việc mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tất nhiên, khi nội dung
quản lý và sử dụng đất phong phú và phức tạp hơn thì những mâu thuẫn, bất đồng xung
quanh việc quản lý và sử dụng đất đai trở nên gay gắt và trầm trọng hơn.
Thứ ba, tranh chấp đất đai phát sinh gây ra hậu quả xấu về nhiều mặt như: Có
thể gây mất ổn định về chính trị, phá vỡ mối quan hệ xã hội, làm mất đoàn kết nội bộ
trong nhân dân, phá vỡ trật tự đất đai, gây đình trệ sản xuất của gia đình, ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi ích không những của bản thân các bên tranh chấp mà còn gây thiệt hại
đến lợi ích của nhà nước và xã hội.
Thứ tư, đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý và quyền sử dụng đất.
Đất đai là loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp mà
thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
Trong quá trình sử dụng đất không thể không xảy ra các tranh chấp, khiếu nại,
kiện tụng giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với nhau. Việc này xảy ra khi các đối
tượng sử dụng đất bị xâm phạm đến lợi ích của mình. Chính vì vậy, Nhà nước đóng vai
trò rất quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề này. Nhà nước khuyến khích việc
hòa giải các tranh chấp đất đại trong nhân dân, đảm bảo trật tự công bằng xã hội đội lOMoARcPSD| 38777299 10
bên cùng có lợi. Công tác giải quyết các tranh chấp được quy định theo chức năng
thẩm quyền của cơ quan quản lý từ UBND xã, huyện đến UBND tỉnh.
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Giải quyết các tranh chấp về đất đai phải đặc biệt chú trọng khâu hòa giải.
Tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Nhà nước khuyến
khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai
thông qua hoà giải ở cơ sở" [202, Tr 120]. Khi phát sinh khiếu kiện phải tổ chức
công tác hòa giải các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân ngay từ cơ sở,
tổ chức tốt các buổi đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại
và những người có liên quan. Công tác hòa giải ở cơ sở phải được chú trọng và
làm tốt ngay tại nơi phát sinh tranh chấp giúp giữ vững được tình đoàn kết trong
nội bộ nhân dân, giảm đáng kể số lượng đơn thư tranh chấp, khiếu nại vượt cấp.
Hỏa giải cần đi đôi với giải thích pháp luật và dựa trên cơ sở đạo đức xã hội,
tỉnh làng nghĩa xóm để khuyên giải các bên nhìn ra cải sai, cái đúng giữ vững
được sự đoàn kết ở nông thôn; đồng thời làm cho nhân dân hiểu biết và chấp
hành các quy định của pháp luật.
Trên cơ sở khái niệm tranh chấp đất đai, và trong nội dung phân tích của để
tải, chúng ta có khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai như sau: "Giải quyết
tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải
quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn
trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai"
1.1.2. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động mang tính quyền lực nhà
nước. Đó là hoạt động xem xét, giải quyết do người có thẩm quyền (chủ tịch Uỷ ban
nhân dân, thủ trưởng cơ quan tài nguyên và môi trường các cấp...) thực hiện. Quyết
định giải quyết tranh chấp đất đai là quyết định hành chính (bằng văn bản) khi có hiệu
lực pháp luật buộc các chủ thể có liên quan phải nghiêm chính thực hiện. Trong trường
hợp cần thiết nó được đảm bảo thực hiện thông qua việc cưỡng chế bởi các cơ quan lOMoARcPSD| 38777299 11
nhà nước có thẩm quyền. Nếu vi phạm, tuỳ theo mức độ, có thể bị xử lý bằng biện
pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Giải quyết tranh chấp đất đai phải tuân theo những hình thức, thủ tục
chặt chẽ do pháp luật quy định, phải công khai, dân chủ.
Thứ ba: Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động áp dụng pháp luật, do đó nó
mang tính cả biệt, cụ thể. Việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện và có hiệu
lực đối với từng chủ thể, từng tỉnh huống cụ thể và chỉ có giá trị pháp lý đối với chủ thể
xác định được nêu trong văn bản áp dụng, nó không làm phát sinh các quyền và nghĩa
vụ pháp lý đối với các chủ thể khác.
1.1.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
1.1.3.1. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Khi thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai phải chú ý và tuần thủ các nguyên
tắc, trình tự, thủ tục thẩm quyền mà nhà nước đã quy định. Phát hiện và giải quyết kịp
thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, tránh tình trạng để tranh chấp đất đai kéo
dài, làm ảnh hưởng tâm lý và lợi ích của người dân.
1.1.3.2. Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thắng nhất quản lý
Điều 53 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Đất đai, tài nguyên nước, tải nguyên
khoảng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài
sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (53,Tr 11]. Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013,
Luật Đất đai năm 2013 đã quy định tại Điều 4, “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đất theo quy định của Luật này” [4, Tr 4]. Như vậy " Nhà nước không
thừa nhận việc đòi lại đất đai đã giao nộp cho người khác quản lý và sử dụng trong quá
trình thực hiện các chính sách về về đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hỏa,
chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (26, Tr 14]. Điều đó đã khẳng định rằng toàn bộ đất đai
trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc quyền sở hữu của toàn dân nhà nước đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lý. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ là những người được
nhà nước giao đất cho sử dụng chử không không phải quyền sở hữu đối với đất đai. Do
đó, đối tượng của mọi tranh chấp đất đai phát sinh chỉ là quyền quản lý và quyền sử
dụng đất chủ không phải là quyền sở hữu đất đai. Vì vậy, khi giải quyết tranh chấp đất
đai, phải tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà nhà nước. là đại lOMoARcPSD| 38777299 12
diện chủ sở hữu thống nhất quản lý; bảo vệ quyền đại diện sở hữu của nhà nước; bảo
vệ thành quả mà cách mạng và nhân dân ta đã giành được từ tay đế quốc xâm lược.
1.1.3.3. Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của chủ thể sử dụng đất
Luật Đất đai năm 2013 ra đời với việc thừa nhận tắm quyền năng của người
sử dụng đất (Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất) đã khẳng định tư tưởng đổi mới
trong quá trình nhà nước điều hành các mối quan hệ về đất đai. Do đó, việc tôn
trọng các quyền của người sử dụng đất và tạo điều kiện phát huy tối đa các
quyển đó là nguyên tắc quan trọng của luật đất đai, thực tiễn đã chứng minh
rằng, nếu lợi ích của người sử dụng đất không được đảm bảo, thì việc sử dụng
đất không mang lại kết quả cao, đây cũng chính là nguyên tắc cơ bản trong quá
trình giải quyết tranh chấp đất đai.
1.1.3.4. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc
giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở
Điều 202, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định việc hòa giải tranh chấp đất
đai; Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải
quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các
bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
có đất tranh chấp để hòa giải. Tôn trọng quyền định đoạt của các chủ thể khi
tham gia các quan hệ pháp luật đất đai là tôn trọng quyền tự do thảo thuận,
thương lượng của họ trên cơ sở các quy định của pháp luật, vì vậy hòa giải trở
thành cách thức và cũng là nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đại quan trọng và đạt hiệu quả cao.
1. 2. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục của Ủy ban nhân dân cấp huyện về
giải quyết tranh chấp đất đai
1.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương số: 77/2015/QH13, ngày 19 tháng
06 năm 2015 quy định vị trí, chức năng của Ủy ban nhân dân huyện.
Một là, Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp
hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. lOMoAR cPSD| 38777299 13
Hai là, Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng
cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
Một số các phòng ban của UBND huyện có chức năng và nhiệm vụ sau:
Trách nhiệm của Phòng Tư pháp về quản lý nhà nước ở cấp huyện: Tham mưu,
giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác
xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy
phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở
cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước và các
công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính.
Trách nhiệm của Thanh tra huyện: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo
quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hoặc
Văn phòng Ủy ban nhân dân; Tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân về: Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham
mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật
chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; trực
tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ
chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ
chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân
cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.
Trách nhiệm của phòng kinh tế hạ tầng; Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công nghiệp; tiểu thủ công
nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng;
phát triển đô thị: hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công
nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây
xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm lOMoAR cPSD| 38777299 14
đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật
liệu xây dựng; giao thông; khoa học và công nghệ.
Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý
nhà nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi
trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân
dân cấp huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của
Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 28. Luật tổ chức chính quyền địa phương số: 77/2015/QH13, ngày 19
tháng 06 năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các nội dung quy
định tại các điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này
và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện.
2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
3. Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch,
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng
điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài
nguyên nước, tài nguyên khoảng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên
nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiển pháp
vàpháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo,
khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính
sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành
chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
6. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện. lOMoARcPSD| 38777299 15
1.2.2. Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện về giải quyết tranh chấp đất đai
Điều 202, Luật Đất đai năm 2013 quy định hòa giải tranh chấp đất đai;
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải
quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hóa giải được thì gửi
đơnđến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải
tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải
phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành
viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hỏa giải tranh chấp đất đai
tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ
ngày nhận được đem yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có
xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, hn tại Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà cả thay đổi hiện trạng về ranh giới,
người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng
Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia
đình, cả nhân, cộng đồng dân cư với nhau: giỏi đến Sở Tài nguyên và Môi
trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy
ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và
cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất.
Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dẫn
cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: Thẩm tra, xác minh tim hiểu
nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tở, tài liệu có liên quan do các
bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất; lOMoAR cPSD| 38777299 16
Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành
phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội
đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối
với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ
dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng
đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cản bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng
trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên
Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp
một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các
nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm
tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh
chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của
Hội đồng hóa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa
thuận, không thỏa thuận.
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có
mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban
nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh
chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên
bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng
hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất,
chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có
thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.
Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một
trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên lOMoAR cPSD| 38777299 17
bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không
thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong
các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn
liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không
có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự
chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân
cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau
thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định
giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi
kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết
thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại
Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải
ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi
hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên
không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Như vậy: theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai hiện hành
thì không phải mọi trường hợp đương sự tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, lOMoAR cPSD| 38777299 18
cộng đồng dân cư và tổ chức được UBND cấp huyện tiến hành giải quyết mà pháp luật
cho phép đương sự lựa chọn cơ quan giải quyết. Nếu trường hợp tranh chấp giữa hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau khi các chủ thể tranh chấp không có Giấy
chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ theo Điều 100 của Luật Đất đai
năm 2013 thì đương sự được quyền chọn UBND cấp huyện là chủ thể có thẩm quyền
giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của
pháp luật về tố tụng hành chính;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp đất đai lần đầu đối với các tranh chấp đất đai quy định tại Điểm a
Khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư với nhau mà tranh chấp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013
và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai thì Chủ tịch UBND cấp huyện
giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ
tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại TAND theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Điểm a, Khoản 3, Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền giải
quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: “Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải
quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thi có quyền khiếu nại đến Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp
luật về tố tụng hành chính" [203, Tr 146].
Việc giải quyết tranh chấp về đất đai quy định tại Khoản 3 Điều này không bao
gồm trường hợp tranh chấp về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại
khoản 1, 2 Điều 204 của Luật này. Như vậy, theo Luật Đất đai năm 2013 việc tranh
chấp các quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai như sau:
Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp tranh
chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã nhưng không thành mà đương
sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ hợp lệ
về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013; thì đương lOMoAR cPSD| 38777299 19
sự được quyền lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện;
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự.
Thứ hai, đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm
quyền thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với
nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định
giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại
Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì
Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì
có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT)
hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Thứ ba, người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định
giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được
các bên nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế.
Thứ tư, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch
UBND cấp huyện, cấp tỉnh, bao gồm: Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất
đai nộp đơn tại UBND cấp có thẩm quyền; Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền giao
trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết; Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra,
xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban,
ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh
hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp
đất đai; biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp
và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp
các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp lOMoARcPSD| 38777299 20
hòa giải không thành; biên bản hỏa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp; trích lục
bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài
liệu làm chứng cử, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp; báo cáo đề xuất
và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải
thành; Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp
hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá
nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
1.2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai của Uỷ ban nhân dân huyện
Thông thường các hoạt động trong xã hội cần phải tuân theo một trình tự,
thủ tục nhất định. Trình tự, thủ tục của một hoạt động được hình thành trên cơ
sở đặc điểm, yêu cầu của hoạt động đó, nhằm hưởng tới bảo đảm cho hoạt động
đó tuân theo một trật tự nhất định và đạt được mục đích đề ra.
Theo Từ điển tiếng Việt, “Thủ tục là những việc phải làm theo một trật tự
nhất định để tiến hành một công việc mang tính chất chính thức". Thông thường
thì thủ tục được hiểu là "Trình tự, cách thức thực hiện những hành động cần
thiết cho giải quyết bất kỳ công việc nào đỏ trên thực tế”.
Trình tự là “thử tự thực hiện công việc có sắp xếp trước sau”.
Trên thực tế, khi giải quyết một công việc nhất định, các cơ quan nhà nước
cần phải thực hiện theo những nguyên tắc pháp lý được xác định một cách cụ
thể - các quy phạm thủ tục. Cho nên, thủ tục có thể được hiểu là những quy tắc,
chế độ, phép tắc hay quy định chung phải tuân theo khi làm những việc nhất định.
Như vậy, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai là chương trình tiến
hành một cuộc giải quyết tranh chấp, bao gồm các quy định về thứ tự các bước
tiến hành, thẩm quyền, thời hạn, cách thức thực hiện hoạt động này, do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành bằng một văn bản quy phạm pháp luật.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại bao gồm các quy định về thứ tự các bước
tiến hành. Một trình tự, thủ tục nói chung bao gồm thứ tự các bước tiến hành một công
việc. Ngược lại, thứ tự các bước tiến hành công việc phản ánh một trình tự, thủ tục hoạt
động. Các bước trong một trình tự, thủ tục có mối quan hệ gắn bó, khăng khít với nhau. lOMoAR cPSD| 38777299 21
Nếu thiếu một bước sẽ không hình thành một trình tự, thủ tục và không bảo đảm để tiến hành công việc.
Căn cứ Điều 89, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15
tháng 05 năm 2014 của Chính phủ, quy định chỉ tiết một số điều của Luật Đất đai quy định:
1. Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban
nhân dân cấp có thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.
3. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa
giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư
vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoản chính hồ sơ trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất
đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
b) Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các
bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh
chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh
chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hóa giải trong
quá trình giải quyết tranh chấp;
c) Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích
đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
d) Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo
quyết định công nhận hòa giải thành.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải
quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên
tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Tóm lại, trình tự thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện như sau:
Bước một, người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp đơn tại UBND cấp huyện. lOMoAR cPSD| 38777299 22
Thành phần hồ sơ gồm: đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; biên bản
hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có
liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các
ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường
hợp hòa giải thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp; trích
lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh
chấp và các tài liệu làm chứng cử, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh
chấp; báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo
quyết định công nhận hòa giải thành.
Bước hai, Chủ tịch UBND cấp huyện giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết.
Bước ba, cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ
chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên
quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ
trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Bước bốn, Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh
chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các
tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai
đến thứ sáu, trừ ngày nghỉ lễ, tết. Riêng sáng thứ bảy, tại bộ phận “một cửa” của
UBND huyện. vẫn tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, tại bộ phận “một cửa”. Thời hạn giải
quyết hồ sơ không quá 45 ngày, đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,
vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là không quá 60 ngày.
Trong quá trình thực hiện các bên tham gia giải quyết tranh chấp đất đai phải
tuân thủ các bước trên theo quy định của pháp luật. lOMoARcPSD| 38777299 23
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm
quyền của UBND cấp huyện
1.3.1. Ban hành văn bản về quản lý đất đai
Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta còn nhiều yếu kém
và thiếu chặt chẽ, nhiều vướng mắc còn tồn đọng khá dai dẳng và không giải quyết
được đã gây cản trở lớn cho công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất. Không ít các
trường hợp Nhà nước phải mặc nhiên công nhận quyền sử dụng đất của các chủ sử
dụng không có chứng thư pháp lý, vi phạm pháp luật về đất đai. Tình trạng tranh chấp
đất đai, khiếu kiện trong nhân dân do không có giấy tờ hợp pháp hay hợp lệ hoặc vì
một quyết định sai chính sách trong thời gian qua không giảm. Vì vậy, việc tăng cường
công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nâng cao năng lực thể chế, ổn định pháp chế
trong xã hội là những nội dung quan trọng và cần thiết nhằm giải quyết tốt các mối
quan hệ đất đai. Đồng thời, có tác động rất lớn đối với việc thực hiện công tác đền bù,
tái định cư trong thời kỳ hình thành và phát triển thị trường bất động sản.
Hệ thống pháp luật đất đai trong thời gian dài đã tránh né việc giải quyết một số
quan hệ về đất đai, dẫn tới tồn đọng số vụ việc cần giải quyết và gây ra sự vận dụng
khác nhau giữa các địa phương khi giải quyết những vấn đề giống nhau.
Từ chỗ pháp luật công nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai chuyển sang quy
định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến sau này quy định cho người sử dụng đất có đầy
đủ các quyền, do vậy, việc nắm bắt kịp thời các quy định pháp luật của cán bộ và người
dân hạn chế, việc hiểu các quy định pháp luật cũng không đầy đủ và quan niệm về chế
độ sở hữu tư nhân về đất đai trong nhân dân vẫn còn tồn tại. Việc ban hành văn bản
pháp luật về đất đai theo từng giai đoạn lịch sử, phát triển của đất nước nên thiếu đồng
bộ và còn chồng chéo, thiếu công bằng, người hưởng chính sách sau được lợi hơn
người hưởng chính sách trước (có một số trường hợp những người chảy i, không chấp
hành pháp luật được lợi hơn người chấp hành nghiêm pháp luật), từ đó dẫn đến so bị,
khiếu kiện. Những năm 1980, hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp ở miền
Nam được hình thành, sau đó giải thể nhưng Nhà nước chưa có chính sách xử lý kịp
thời, tình trạng tự phát lấy lại ruộng đất và biện pháp giải quyết của các địa phương
không thống nhất trong việc phân bố lại đất đai khi các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất
giải thể, đã dẫn đến nhiều khiếu kiện.
Hệ thống pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo thiếu đồng
bộ. Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật đất đai có các quy định không thống nhất
trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Cho đến nay, vẫn chưa lOMoARcPSD| 38777299 24
có hướng dẫn cụ thể về mối quan hệ trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa cơ
quan hành chính và toà án nhân dân, giữa Bộ quản lý chuyên ngành và Thanh tra Chính
phủ. Thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính và cơ quan toà án chưa cụ thể, rõ
ràng nên nhiều trường hợp người dân phải đi lại nhiều lần giữa Tòa án nhân dân và Ủy
ban nhân dân nhưng vẫn không được tiếp nhận để giải quyết.
Văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất để phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế tuy đã được sửa
đổi, bổ sung nhiều lần, nhưng còn nhiều vấn đề chưa được quy định cụ thể, rõ ràng,
nhất là xác định trường hợp được hoặc không được đền bù, xác định loại đất để đền bù.
1.3.2. Năng lực giải quyết tranh chấp đất đai và công tác phối kết hợp giữa
các ban ngành đoàn thể
Trong tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo,
nhiều địa phương chưa làm tốt việc tiếp dân, nhận đơn, chưa hướng dẫn cụ thể theo
pháp luật về việc nộp đơn để tình trạng người đi khiếu kiện đi hết nơi này đến nơi khác,
một nội dung đơn mà gửi đi rất nhiều cơ quan. Khi phát sinh khiếu kiện, đã không tập
trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, thậm chí né tránh, đùn đẩy. Nhiều vụ việc đã có quyết
định giải quyết cuối cùng nhưng việc tổ chức thi hành quyết định không nghiêm, cơ
quan ra quyết định thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để giải quyết dứt điểm; một số vụ
việc đã có kết luận hoặc quyết định giải quyết nhưng không có tính khả thi trong tổ
chức thi hành dẫn tới phát sinh những khiếu kiện mới phức tạp hơn.
Các vụ việc đã được giải quyết những việc tổ chức thực hiện chưa tốt, thiếu
kiểm tra, đôn đốc kịp thời để khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc, làm phát sinh những
quan hệ khiếu kiện mới phức tạp hơn. Một số địa phương sau khi ban hành quyết định
giải quyết khiếu nại cuối cùng cho rằng đã hết trách nhiệm, nhiều trường hợp quyết
định giải quyết khiếu nại cuối cùng có sai sót không được sửa đổi, bổ sung do đó gây
tâm lý ngờ vực về chính quyền địa phương giải quyết không đúng chính sách pháp luật
và người dân tiếp tục khiếu nại.
Đất đai là vấn đề phức tạp, đã và đang phát sinh nhiều khiếu kiện, nhưng tổ chức
và cơ chế giải quyết khiếu kiện thiếu ổn định và nhìn chung bất cập so với yêu cầu thực
tế. Giải quyết một vụ tranh chấp, khiếu nại đòi hỏi phải có các bước điều tra, nghiên
cứu, kết luận và thi hành kết luận (tương tự như một vụ án hành chính hoặc vụ án dân
sự), do đó cần một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và
làm việc chuyên trách. Những công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại hiện nay chủ
yếu là kiêm nhiệm. Tranh chấp, khiếu nại về đất đai chủ yếu nảy sinh ở cấp huyện lOMoAR cPSD| 38777299 25
nhưng bộ máy thụ lý ở cấp này lại không tương ứng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
là người chủ trì, chịu trách nhiệm chính về quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại
nhưng lại phải lo mọi việc của địa phương nên khó có điều kiện chuyên tâm về việc
này. Đây là yếu tố chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết tranh chấp, khiếu nại chậm
chạp, thiếu dứt điểm, chất lượng thấp, tải khướu nhiều.
Trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, nhiều nơi
chưa nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, nên có những trường hợp áp dụng chưa
phù hợp. Nhiều vụ việc tồn đọng mà nếu giải quyết thì sẽ kéo theo nhiều trường hợp
tương tự khác cũng phải giải quyết, nhưng không giải quyết thì người khiếu nại không
chấp nhận. Nhiều trường hợp đã giải quyết theo đúng quy định của pháp luật nhưng
người dân vẫn tiếp khiểu. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai liên
quan đến thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực
hiện chức năng quản lý đất đai, Bộ Tài chính quản lý chính sách tài chính về đất đai,
Bộ Xây dựng quản lý về nhà ở. Tại các tỉnh, việc phân công thực hiện nhiệm vụ tham
mưu cho Ủy ban nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất
đai không thống nhất, có nơi giao cho Thanh tra tỉnh chủ trị, có nơi giao cho Sở Tài
nguyên và Môi trường chủ trì; ở cấp huyện có nơi giao cho Thanh tra huyện, có nơi
giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, thậm chí có nơi vừa giao cho Thanh tra vừa
giao cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường. Tình trạng này đã gây khó khăn cho công
dân và lúng túng trong việc xác định thẩm quyền tham mưu giải quyết.
Những tồn tại có tính lịch sử, như việc cho thuê, cho mượn, cầm cố đất trong nội
bộ nhân dân, việc đưa đất, lao động vào các tập đoàn sản xuất, các nông, lâm trường,
không có hoặc không lưu giữ được các tài liệu, sổ sách khi trưng dụng, trưng thu, trưng
mua, thu hồi đất không có quyết định, chưa bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng
không lưu giữ hồ sơ, đã gây khó khăn rất lớn cho quá trình giải quyết các vụ việc. Việc
đầu tư cho công tác quản lý đất đai chưa được chú trọng nên hồ sơ địa chính không
đồng bộ, sổ sách, bản đồ, tư liệu thiếu. Công tác lưu trữ tư liệu địa chính chưa tốt dẫn
đến việc xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất gặp nhiều khó khăn.
Việc phối hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai giữa các cơ quan có
thẩm quyền chưa được chặt chẽ và thống nhất, còn đùn đẩy trách nhiệm, có nhiều vụ
việc còn có ý kiến khác nhau làm cho công dân tiếp khiếu dai dẳng. Một số địa phương
trước những vấn đề phức tạp đã không nghiên cứu kỹ chính sách, pháp luật và vận
dụng cụ thể vào tình hình thực tế để giải quyết mà dựa dẫm vào việc xin ý kiến giải
quyết của các cơ quan Trung ương. Một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ các
quy định của pháp luật, lại bị kích động nên khiếu kiện gay gắt đối với những trường lOMoARcPSD| 38777299 26
hợp đã được giải quyết đúng pháp luật. Một số trường hợp lợi dụng việc khiếu nại, tố
cáo để kéo dài thời gian, không chấp hành quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp
luật. Nhiều trường hợp cố tình gây rối, coi thường pháp luật và chống đối người thi
hành công vụ nhưng chưa được xử lý nghiêm minh. Trong khi đó, trên thực tế không
có điểm dừng về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Kỷ luật hành chính chưa
nghiêm trong thực hiện ý kiến chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng Chính phủ, ý kiến kiến
nghị giải quyết của các Bộ, ngành ở Trung ương, làm người dân bất bình, tiếp khiếu lên cơ quan cấp trên.
1.3.3. Mức độ giám sát của cơ quan dân cử và toàn xã hội đối với hoạt động
giải quyết tranh chấp đất đai
Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động khó khăn, phức tạp, do vậy
cần phải huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Thực tiễn cũng
cho thấy, nơi nào và ở đầu phát huy được vai trò giảm sắt của các cơ quan dân cử và
của xã hội đối với hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai thì ở đó hoạt động giải quyết
tranh chấp đất đai được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đạt hiệu quả tốt, góp
phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
1.3.4. Mức độ công khai, dân chủ trong giải quyết tranh chấp về đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai đòi hỏi phải được tiến hành một cách công khai,
dân chủ. Mức độ công khai càng cao thì tính khách quan trong giải quyết tranh chấp
đất đai cảng cao. Pháp luật hiện hành yêu cầu phải công khai từ thẩm quyền giải quyết
cho đến việc công khai trình tự, thủ tục giải quyết ... điều này sẽ góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai.
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mọi hoạt động của nhà nước
đều nằm dưới sự giám sát của nhân dân. Phát huy dân chủ trong hoạt động giải quyết
tranh chấp đất đai chắc chắn sẽ giúp cho hoạt động này được thực hiện có hiệu quả,
đúng quy định của pháp luật, tạo sự đồng thuận cao trong việc ban hành, tổ chức thực
hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. lOMoARcPSD| 38777299 27
1.3.5. Ý thức chấp hành pháp luật của của bộ và nhân dân
Một số cán bộ vì lợi ích kinh tế, tranh thủ trong thời gian đương chức đã cố tình
vi phạm chính sách pháp luật đất đai để trục lợi. Việc áp dụng pháp luật của Uỷ ban
nhân dân các cấp còn có tình trạng tuỳ tiện, nhất là ở cấp huyện và cấp xã. Rất nhiều
điểm đổi mới của Luật Đất đai năm 2013 vẫn chưa đưa được vào thực tế vì cán bộ
quản lý ở nhiều nơi chưa biết, vẫn quyết định theo quy định của pháp luật trước đây.
Uỷ ban nhân dân các cấp chưa chăm lo nhiều đến công tác tiếp dân, công tác giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân. Từ đây làm cho dân không tin vào bộ máy
hành chính ở địa phương, không tin vào quyết định hành chính của địa phương, luôn
mong muốn có sự phán quyết của Trung ương.
Đất đai là vấn đề phức tạp, các chính sách đất đai liên tục thay đổi từ thời chiến
sang thời bình, tử cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trưởng. Để giải quyết cần có một đội
ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu, làm việc chuyên trách,
có trách nhiệm cao, biết làm một công bộc của dân.
Đất đai có giá trị đặc biệt, nhưng trong thời gian dài đã quản lý lỏng lẻo, dẫn tới
những sai phạm có tính phổ biến, trong đó đáng lưu ý là một bộ phận cán bộ, công
chức đã lợi dụng chức quyền để chia chúc đất đai hoặc trục lợi từ đất đai, để lại những
hậu quả nặng nề và gây ra những bức xúc trong dư luận xã hội.
Tình trạng lấn chiếm đất đai diễn ra phổ biến, việc chuyển nhượng trao tay trong
nhân dân không tuân theo quy định của pháp luật làm phát sinh các khiếu kiện khó giải quyết.
Nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật đất đai và pháp luật về khiếu
nại, tố cáo nhìn chung còn nhiều hạn chế, trong khi việc tuyên truyền, phổ biến của các
cơ quan có trách nhiệm chưa tốt. Nhiều trường hợp người dân mặc dù hiểu rõ các quy
định của pháp luật, song cố tình không chấp hành những quyết định đã giải quyết đúng
pháp luật; một số trường hợp bị kích động hoặc lợi dụng việc khiếu kiện để kích động
khiếu nại đông người, gây sức ép đối với cơ quan Nhà nước nhưng việc xử lý không nghiêm. lOMoARcPSD| 38777299 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỦY NGUYÊN, TỈNH HẢI PHÒNG
2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp đất đai trên địa
bàn huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng.
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Huyện Thủy Nguyên thuộc tỉnh Quảng Yên. Ngày 4 tháng 3 năm 1950, huyện
Thủy Nguyên sát nhập vào tỉnh Kiến An. Năm 1962, tỉnh Kiến An được sáp nhập vào
thành phố Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên trực thuộc thành phố Hải Phòng. Ngày 18
tháng 3 năm 1986, thành lập thị trấn Núi Đèo – thị trấn huyện lị huyện Thủy Nguyên.
Đây là một vùng đất có nhiều truyền thống đấu tranh và gìn giữ đất nước với chiến
công lừng lẫy trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền cũng như công cuộc đấu tranh
chống ngoại xâm của dân tộc ta. Ngoài những giá trị về lịch sử huyện Thủy Nguyên
còn có các tác phẩm kiến trúc nghệ thuật như đền thờ Trần Quốc Bảo, đình Kiền Bái,
đình Đồng Lý. Ngoài ra còn có các di tích vừa là thắng cảnh, vừa có giá trị lịch sử như
hang Vua tương truyền thờ vua Hùng Vương thứ 18 và hang Lương,…
Thủy Nguyên là một huyện lớn nằm bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử, có diện
tích tự nhiên là 242,79 km2, dân số 323.543 người, 37 đơn vị hành chính trong đó có 2
thị trấn: Núi Đèo (thị trấn huyện lỵ), Minh Đức (thị trấn Công nghiệp) và 35 xã. Phía
Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Nam giáp huyện An Dương và nội
thành Hải Phòng; phía Đông Nam là cửa biển Nam Triệu. Địa hình Thuỷ Nguyên khá
đa dạng, dốc từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam, vừa có núi đất, núi đá vôi, vừa có
đồng bằng và hệ thống sông hồ dày đặc. Đây chính là những điều kiện tự nhiên thuận
lợi để huyện Thuỷ Nguyên phát triển một nền kinh tế đa dạng về ngành nghề bao gồm
cả nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản và du lịch.
2.1.2. Khái quát về Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng
Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên là đơn vị trực thuộc TAND thành phố Hải
Phòng thực hiện nhiệm vụ xét xử và giải quyết các loại án trên địa bàn huyện Thủy
Nguyên theo quy định của pháp luật. Tổng số cán bộ, công chức của TAND huyện
Thủy Nguyên gồm 27 biên chế, trong đó có 03 thẩm phán trung cấp, 8 thẩm phán sơ
cấp, 01 Thẩm tra viên, 10 thư ký Tòa án, 01 kế toán, 04 tạp vụ. Cơ cấu tổ chức của Tòa lOMoARcPSD| 38777299 29
án nhân dân huyện Thủy Nguyên có: Chánh án, các Phó Chánh án, Bộ phận hành chính
Tư pháp, các Tòa chuyên trách là Tòa Hình sự và Tòa Dân sự, Chánh Văn phòng, các
Chánh Tòa chuyên trách; Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án tạo thành bộ
khung trong việc thực hiện nhiệm vụ xét xử và chỉ đạo công tác xét xử.
2.2. Những ưu điểm và hạn chế về thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai của
Tòa án trên địa bàn huyện Thủy Nguyên.
Mặt ưu điểm: Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án về TCĐĐ được
Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên thụ lý, giải quyết ngày càng tăng. Tính chất của
các vụ án TCĐĐ ngày càng phức tạp. Nhưng nhìn chung, Toà án nhân dân huyện đã
tuân thủ các quy định của Bô luậ t Tố tụng dân sự, nhậ n thức rõ tính đặ c
thù trong việ c ̣ giải quyết các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất, kiên trì hòa giải. Do
đó, số lượng vụ viêc tranh chấp về quyền sử dụng đất được toà án nhân dân hòa giải thành chiếm tỷ lệ
̣ tương đối cao, góp phần giải quyết nhanh các vụ tranh chấp.
Về chất lượng xét xử TCĐĐ, Toà án nhân dân huyện đã áp dụng đúng đắn và
thống nhất các quy định của Luât Đất đai năm 2013, Bộ luậ t Dân sự 2015,
các văn bản ̣ pháp luât khác về đất đai, các hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao
trong công tác ̣ thụ lý, xét xử các vụ án về TCĐĐ và các tranh chấp khác liên quan đến
đất đai. Đường lối xét xử các tranh chấp về quyền sử dụng đất được các thẩm phán
tuân thủ và áp dụng tương đối tốt. Chất lượng giải quyết ngày môt nâng cao, góp phần
quan trọng vào việ c ̣ ổn định trât tự, an toàn xã hộ
i, phát triển kinh tế, bảo vệ chế độ
sở hữu toàn dân đối vớị đất đai, nâng cao hiêu lực quản lý của Nhà nước, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của ̣ người được Nhà nước giao đất, bảo vê các giao
dịch dân sự hợp pháp về đất đai trong ̣ đời sống xã hôi. Phần lớn các bản án, quyết định
của Toà án thụ lý giải quyết án TCĐĐ̣ là đúng thẩm quyền, có căn cứ pháp luât, phù
hợp với hoàn cảnh lịch sử, được nhân ̣ dân đồng tình, dư luân xã hộ i ủng hộ và
bảo đảm hiệ u lực thi hành.̣
Về số lượng xét xử TCĐĐ: Toà án nhân dân huyện Thủy Nguyên là đơn vị thụ
lý, giải quyết một lượng án khá lớn, trong 3 năm trở lại đây, số lượng các loại án dân
sự thụ lý trung bình hàng năm như sau:
Tính từ 01/10/2018 đến ngày 30/9/2021, Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên
đã thụ lý giải quyết 571/590 vụ án dân sự. Trong đó án dân sự liên quan đến đất đai là
184 vụ, chiếm tỷ lệ 31.1%. lOMoAR cPSD| 38777299 30
- Năm 2019, các vụ án liên quan đến đất đai là 40 vụ, chiếm tỷ lệ 40/224 vụ = 17.8%.
- Năm 2020, các vụ án liên quan đến đất đai là 79 vụ, chiếm tỷ lệ 79/234 vụ = 33.7%.
- Năm 2021, các vụ án liên quan đến đất đai là 65 vụ, chiếm tỷ lệ 65/132 vụ = 49%.
Măt hạn chệ́ : Bên cạnh những măt tích cực, công tác thụ lý, giải quyết, xét xử ̣
các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án Thủy Nguyên cũng bôc lộ
những ̣ hạn chế đáng kể. Tình trạng để các vụ án kéo dài (vượt quá thời hạn xét xử theo
quy định của pháp luât) chưa được khắc phục triệ t để. Tỷ lệ các bản án, quyết
định bị huỷ, ̣ bị sửa còn cao và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và tiêu chí thi đua
hành năm. Viêc̣ nghiên cứu, thụ lý đơn khởi kiện, thụ lý và giải quyết án dân sự còn
nhiều thiếu sót, chưa đúng quy định của pháp luật. Tình trạng giải quyết án kéo dài vẫn
còn. Đáng chú ý là, có môt số vụ án tranh chấp đất đai kéo dài, qua nhiều cấp xét xử và
trong quá trìnḥ giải quyết vụ án do viêc nghiên cứu các tài liệ u, chứng cứ không đầy
đủ, đánh giá ̣ chứng cứ thiếu khách quan, toàn diên, lúng túng khi áp dụng pháp luậ
t, không vậ n ̣ dụng đúng đường lối chính sách pháp luât của Nhà nước về đất đai
trong từng giai ̣ đoạn lịch sử nên buôc những người đang quản lý, sử dụng đất ở hợp
pháp từ nhiều ̣ chục năm phải trả nhà đất cho nguyên đơn gây thiêt hại nghiêm trong về
cả vậ t chất và ̣ tinh thần cho bị đơn. Có vụ việc do thụ lý sai loại việc, xác định sai tư
cách hoăc thiếu ̣ người tham gia tố tụng, đánh giá công sức chưa thỏa đáng… dẫn đến
quyết định sai lầm hoăc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên Toà án cấp trên phải huỷ hoặ
c sửa ̣ án, các bản án quyết định của Toà án còn bị kháng cáo, kháng nghị
nhiều. Đặc biệt còn có vụ án bị hủy đi hủy lại nhiều lần gây lãng phí thời gian, công
sức và gây bức xúc cho đương sự. Khi áp dụng pháp luât để giải quyết vụ án chưa thậ
t chú trọng trong việ c ̣ kết hợp với yếu tố tâm lý, tâp quán của người dân nên hiệ u quả còn hạn chế…̣
Có thể kể đến một số vụ án vi phạm nghiêm trọng tố tụng như sau:
- Có một số trường hợp, khi thụ lý, giải quyết vụ án TCĐĐ, Tòa án đã giải
quyếtkhông đúng phạm vi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
Khi thụ lý, vẫn còn Tòa án còn xác định không đúng phạm vi yêu cầu khởi kiện
của đương sự dẫn đến bản án sơ thẩm bị Tòa án cấp trên hủy như: Vụ án dân sự về
tranh chấp kiện đòi tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn: Bà Đinh lOMoAR cPSD| 38777299 31
Thị Đắn và bị đơn ông Đoàn Văn Sẽ và bà Diệp Thị Hiền. Tại án cấp phúc thẩm của
TAND thành phố Hải Phòng đã nhận định thì căn cứ nội dung đơn khởi kiện của
nguyên đơn là bà Đinh Thị Đắn yêu cầu Tòa án giải quyết buộc vợ chồng ông Sẽ phải
giao 390m2 đã chuyển nhượng theo hợp đồng và yêu cầu vợ chồng Sẽ phải trả lại cho
Đắn 74 triệu đồng là số tiền bà Đắn thanh toán thừa so với hợp đồng chuyển nhượng.
Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp về hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tách yêu cầu giải quyết tranh chấp về hợp
đồng vay tài sản bằng vụ án khác, trong khi bà Đắn không có đơn xin rút yêu cầu hoặc
đề nghị tách vụ án là giải quyết không đúng yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
- Có trường hợp thụ lý cả phần yêu cầu di sản thừa kế khi đã hết định thời hiệu
khởi kiện, thu thập chứng cứ không đầy đủ dẫn đến bị hủy đi hủy lại nhiều lần
như: Vụ án tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là
Ông Vũ Thượng Bì, ông Vũ Thượng Thịnh và ông Vũ Thượng Tấc và Bị đơn là
ông Vũ Duy Lai. Nội dung như sau: Cụ Vũ Thượng Bừa (chết năm 1946) và vợ
là Bùi Thị Lò (chết năm 2002) có 04 người con chung là ông Bì, ông Thịnh, ông
Tấc, ông Lai. Tài sản chung của vợ chồng cụ Bừa gồm có 01 nhà tranh tre làm
trên diện tích đất 720m2. Cụ Bừa chết, đất do cụ Lò quản lý sử dụng. Năm 1964
cụ lò mua thêm 360m2 nhưng đến năm 1970 cụ Lò đã cho ông Tấc diện tích đất
360m2.. Cụ Lò chết, toàn bộ tài sản do vợ chồng ông Lai quản lý, sử dụng. Ông
Bì, ông Thịnh yêu cầu chia di sản thừa kế do cha mẹ để lại là diện tích đất
720m2. Bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên đã xử:
Giao cho ông Bì được sở hữu, sử dụng diện tích đất 345m2 và phải thanh toán
trả ông Thịnh,. ông Lai tiền chia tài sản chênh lệch. Giao cho ông Thịnh sở hữu,
sử dụng diện tích đất 195m2 và được nhận số tiền chia chênh lệch tài sản do ông
Bì thanh toán. Giao cho ông sở hữu, sử dụng diện tích đất 342,5m2 và được
nhận số tiền chia chênh lệch tài sản do ông Bì thanh toán. Ông Lai kháng cáo;
Tại Bản án dân sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xử: Sửa
án sơ thẩm giao cho ông Bì, ông Thịnh mỗi người được sử dụng 220m2 đất. Giao cho
ông Vũ Duy Lai sử dụng 442,5m2 đất. Ông Lai có đơn đề nghị giám đốc thẩm.
Tại Quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao đã: Hủy Bản án dân
sự phúc thẩm và Bản án dân sự sơ thẩm với lý do hủy: Tòa án cấp phúc thẩm và sơ
thẩm chưa làm rõ có việc cụ Lò cho ông Lai đất hay không; chấp nhận yêu cầu chia cả lOMoAR cPSD| 38777299 32
phần tài sản của cụ Bừa (đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế); chưa làm rõ khối di sản
của cụ Lò chết đi để lại; cần xem xét đến bảo quản duy trì khối di sản của gia đình ông
Lai để giải quyết. Giao lại hồ sơ cho Tòa án sơ thẩm xét xử lại theo quy định của pháp luật.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên xử: Ông
Bì, ông Thịnh và ông Tấc, mỗi người được sử dụng diện tích đất 90m2 và toàn bộ cây
trái vật kiến trúc trên đất. Ông Bì, ông Thịnh, ông Tấc mỗi người phải thanh toán trả
tiền chênh lệch tài sản là cây trái vật kiến trúc trên đất và tiền công bảo quản tu tạo,
duy trì tài sản cho ông Lai là 8.517.000 đồng. Ông Lai được sở hữu diện tích đất 90m2
di sản của cụ Lò và 01 nhà cấp bốn ba gian là di sản của cụ Lò và tạm giao cho ông Lai
quản lý sử dụng 360m2 đất di sản của cụ Bừa và 126,5m2 đất dư. Ông Lai tiếp tục kháng cáo;
Tại Bản án dân sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xử: Giữ
nguyên bản án sơ thẩm. Ông Lai tiếp tục có đơn đề nghị giám đốc thẩm.
Tại Quyết định Giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao: Hủy Bản án dân
sự phúc thẩm và Bản án dân sự sơ thẩm. Lý do hủy: Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm
chưa thu thập chứng cứ để làm rõ có hay không việc cụ Lò đến Ủy ban nhân dân xã
Hoa Động để làm giấy cho ông Lai đất (đơn đề nghị ngày 02/11/1977 và đơn xin
chứng nhận chia vườn cho con ngày 13/5/1983) và việc cho có phải là ý chí của cụ Lò
về việc định đoạt tài sản nhà đất của cụ Lò cho ông Lai hay không. Tòa án cấp sơ thẩm
và phúc thẩm chưa xem xét vấn đề này mà chỉ căn cứ vào lời khai của nguyên đơn để
cho rằng cụ Lò chưa cho ông lai đất từ đó chia thừa kế theo pháp luật phần di sản của
cụ Lò là chưa đủ căn cứ. Giao lại hồ sơ cho Tòa án sơ thẩm xét xử lại theo quy định của pháp luật.
- Một số trường hợp trong quá trình thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai xác định
chưa đúng quan hệ phát sinh tranh chấp, tư cách người tham gia tố tụng, bỏ sót người tham gia tố tụng... lOMoARcPSD| 38777299 33
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động xét xử của TAND huyện Thủy Nguyên
Những hạn chế trong hoạt động xét xử của TAND huyện Thủy Nguyên như
phân tích ở trên là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây: *Nguyên nhân khách quan:
Một là: Thủy Nguyên là một huyện đất rộng, dân đông, những năm gần đây
Thủy Nguyên là điểm đến của sự phát triển nhanh trên nhiều lĩnh vực phấn đầu lên
thành phố trước năm 2025, kết hợp với mặt trái của cơ chế thị trường, nên các quan hệ
dân sự phát sinh tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thủy
Nguyên trong những năm gần đây có sự gia tăng đột biến với quy mô, tính chất ngày
càng phức tạp gây khó khăn cho công tác xét xử.
Hai là: Tuy Tòa án huyện Thủy Nguyên đã được Tòa án nhân dân Tối cao cho
phép thành lập Tòa Dân sự chuyên trách. Tuy nhiên lại chưa quy định chức năng nhiệm
vụ, cơ chế hoạt động và quyền hạn của Tòa Dân sự dẫn đến hoạt động còn nhiều bất
hợp lý, thiếu hiệu quả chưa phát huy được sức mạnh trí tuệ tổng hợp, việc thành lập
Tòa chuyên trách mới chỉ dừng lại ở bộ khung mà chưa qua định rõ và cụ thể chức
năng nhiệm vụ của Tòa chuyên trách. Quan điểm về đánh giá chứng cứ, xác định quan
hệ pháp luật phát sinh tranh chấp còn có sự khác biệt, cách hiểu và cách vận dụng các
quy định của pháp luật hiện hành vào thực tiễn xét xử còn khác nhau. * Nguyên nhân chủ quan:
Một là: Một bộ phận Thẩm phán, thư ký ý thức chấp hành kỷ luật lao động chưa
cao, sắp xếp thời gian chưa khoa học, tinh thần và thái độ làm việc của bộ phận cán bộ
đối với công việc chưa nghiêm túc, chưa thực sự trú tâm vào công việc, khi gặp một
chút trở ngại thì bối rối, tìm cách đối phó, việc xây dựng hồ sơ vụ án sơ sài, thu thập
chứng cứ giản đơn, chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, việc đánh giá chứng cứ không
toàn diện, việc áp dụng pháp luật không đúng dẫn đến Bản án thiếu căn cứ pháp luật.
Hai là: Một bộ phận Thẩm phán thư ký năng lực và trình độ chuyên môn còn
hạn chế, chưa chịu khó học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, chưa dành thời gian hợp
lý cho việc nghiên cứu các văn bản pháp quy và hướng dẫn về nghiệp vụ của Tòa án
cấp trên dẫn đến khi gặp án khó hoặc gặp các vấn đề phát sinh mà pháp luật chưa điều lOMoARcPSD| 38777299 34
chỉnh hoặc pháp luật đã quy định nhưng lại có nhiều cách hiểu khác nhau thì lúng túng
về đường lối khiến vụ án bị hủy, bị cải sửa vì những các sai sót không đáng có.
Ba là: Sự phối hợp giữa các Thẩm phán trong công tác chuyên môn rời rạc,
mạnh ai người ấy làm. Chưa xây dựng được quy chế họp án tập thể, chưa phát huy trí
tuệ tập thể. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động xét xử án dân sự.
2.4. Những vướng mắc phát sinh khi áp dụng pháp luật để giải quyết tranh
chấp đất đai của Tòa án nhân dân
Qua nghiên cứu thực tiễn thụ lý giải quyết vụ án tranh chấp đất đai của Tòa án
có thể rút ra những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng pháp luật để giải quyết loại tranh chấp này như sau:
Thứ nhất, những vướng mắc liên quan đến hê thống pháp luậ t: Pháp luậ t
chưa ̣ thât thống nhất, đồng bộ giữa Luậ
t, Nghị định, Pháp lệ nh cùng với các
văn bản pháp ̣ luât của các ngành liên quan như Luật Xây dựng, Luậ t Nhà ở. Nếu như Bộ luậ
t Dân sự ̣ năm 1995 cụ thể hóa Luât Đất đai năm 1993 thì Bộ Luậ t
Dân sự năm 2005 lại xây ̣ dựng đuổi theo cho phù hợp với Luât Đất đai năm 2003, khi
Luật đất đai 2013 ra đời ̣ thì Bộ luật dân sự 2015 cũng có những thay đổi bổ sung đáng
kể. Luât đã có hiệ u lực ̣ lại phải chờ Nghị định, Thông tư hướng dẫn...trong khi số
lượng các vụ án mà Tòa án nhân dân phải thụ lý, giải quyết ngày càng tăng, tính chất
vụ viêc ngày càng phức tạp, ̣ sô vụ án có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều. Trong khi
đó, các văn bản trước tuy hết hiêu lực nhưng vẫn còn được áp dụng để giải quyết mộ
t số vụ án tranh chấp quyền sử ̣ dụng đất tùy thuôc vào thời điểm xảy ra tranh chấp và
tình tiết của vụ án đã khiến việ
c ̣ áp dụng pháp luật găp nhiều khó khăn hơn.̣
Môt thực tế cho thấy từ trước đến nay là có quá nhiều văn bản hướng dẫn thi ̣
hành bất câp về cả số lượng lẫn nộ i dung mâu thuẫn chồng chéo với văn bản gốc, với ̣
các văn bản khác về cùng môt vấn đề điều chỉnh. Vấn đề này mặ c dù đã được
khắc ̣ phục đáng kể, tuy nhiên vẫn còn tồn tại trong và giữa các văn bản hướng dẫn thi hành
Luât Đất đai trong thời gian qua.̣
Thứ hai, môt số vướng mắc khi áp dụng quy định của Điều 202 Luậ t Đất đai ̣
2013 vào giải quyết tranh chấp đất đai: lOMoARcPSD| 38777299 35
Một là: Theo quy định của Luât Đất đai năm 2013 và Điều 88 Nghị định 43 ̣
ngày 15/5/2014 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 thì kết quả hòa
giải phải được lâp thành biên bản, có chữ ký của các bên và có xác nhậ n hòa giải
thành ̣ hoăc không thành của UBND xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên hiệ n nay khi UBND cấp ̣ xã triêu tậ
p các bên để hòa giải trong nhiều trường hợp phía bị đơn không đến (mặ
c dù ̣ đã được tống đạt giấy triêu tậ p hợp lệ )̣ do vây
phát sinh vấn đề: Khi bị đơn không đến ̣ thì UBND không thể tiến hành hòa giải được,
trong biên bản hòa giải cũng không thể có chữ ký của bị đơn. Giả sử UBND có lâp biên
bản không tiến hành hòa giải được vì ̣ bị đơn không đến thì biên bản này có được coi là
biên bản hòa giải không thành hay không? Trên thực tế chưa tiến hành hoạt đông hòa
giải, nếu biên bản này không được ̣ coi là biên bản hòa giải không thành thì phía
nguyên đơn có quyền khởi kiên TCĐĐ ̣ trong trường hợp phải hòa giải ở cơ sở không?
Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nhưng chưa được hướng dẫn thống
nhất. Trường hợp này, người viết tham luận cho rằng Toà án cần phải thụ lý vụ án để
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phía nguyên đơn. Bởi lẽ, nếu hết thời gian hòa
giải mà phía bị đơn không đến thì UBND cấp xã không hòa giải được, đây cũng phải
coi là trường hợp “hòa giải không thành” bởi trên thực tế UBND đã có sự chuẩn bị hòa
giải, đã mở phiên hòa giải nhưng do sự vắng măt của bị đơn nên hòa giải không thành.
Nếu sau đó phía nguyên đơn khởi kiệ
n vụ án ̣ tại Tòa án có thẩm quyền thì Tòa án
vẫn phải thụ lý và giải quyết.
Hai là, kết quả hòa giải thành tại UBND không có giá trị bắt buộc thực hiện đối
với các bên đương sự, nên nếu sau khi UBND cấp xã hòa giải thành xong mà các bên
không thực hiện thì phải xử lý như thế nào. Vì trong thực tế, có nhiều trường hợp trong
thời gian chờ thực hiện kết quả hòa giải thành thì hết thời hiệu khởi kiện. Trong khi đó,
có nhiều Tòa án ở một số địa phương thì lại không chấp nhận tính trừ thời gian hòa giải
vào thời hiệu khởi kiện cho đương sự (ví dụ một số trường hợp kiện chia thừa kế quyền
sử dụng đất). Vấn đề này cũng có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng
cần tính cả thời gian hòa giải vào thời hiệu khởi kiện cho đương sự nhưng cũng có
trường hợp cho rằng không nên tính thời gian này vào thời hiệu khởi kiện cho đương
sự. Về vấn đề này, người viết cho rằng nên tính thời gian hòa giải ở UBND cấp xã vào
thời hiệu khởi kiện cho đương sự vì đó cũng là một bước trong giải quyết tranh chấp
liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất, tránh gây phức tạp, gây khó khăn cho đương sự khi khởi kiện. lOMoARcPSD| 38777299 36
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT TCĐĐ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiên pháp luậ t về đất đai, hiệ n nay tuy Quốc Hội đạ̃
ban hành rất nhiều văn bản pháp luât về đất đai nhưng các quy định còn tản mạn,̣ chồng
chéo, thiếu sự thống nhất. Do đó, cần giao nhiêm vụ cho các cơ quan có thẩṃ quyền
nghiên cứu soạn thảo và ban hành các quy phạm pháp luât về đất đai cho phụ̀ hợp với
điều kiên phát triển mới của đất nước. Đây là mộ t phương diệ n rất quan trọng̣ bởi lẽ khi
xây dựng được môt hệ thống pháp luậ t cả về nộ i dung và hình thức đầy đủ,̣ cụ thể và
có chất lượng thì đó là cơ sở pháp lý để Tòa án nhân dân áp dụng pháp luât,̣ thi hành
pháp luât đúng đắn, thống nhất và có hiệ u quả cao.̣
Cụ thể, khi bàn về việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai; BLTTHS hiện hành, có
những quan điểm khác nhau về chế định “Hòa giải TCĐĐ”.
Quan điểm thứ nhất: Cho rằng, các quy định của Luật đất đai và BLTTHS về chế
định hòa giải TCĐĐ là sự kế thừa từ Luật đất đai năm 1993 đến Luật đất đai năm 2003
và Luật đất đai năm 2013 theo hướng ngày càng đầy đủ, phù hợp với thực tiễn lịch sử.
Quan điểm thứ hai: Cho rằng, cần bãi bỏ quy định về hòa giải TCĐĐ vì mặc dù
hòa giải được quy định là một biện pháp mang tính “khuyến khích”, nhưng trong quy
định về “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai” thì các chủ thể có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất chỉ giải quyết khi tranh chấp đã được
hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà các đương sự không nhất trí được. Điều luật
này đã khiến cho “Hòa giải” trở thành một thủ tục bắt buộc, không hoàn toàn phù hợp
với tinh thần “khuyến khích” trên, cũng như quy định của pháp luật về quyền tự định đoạt của đương sự.
Người viết tham luận nghiêng về quan điểm thứ hai, bởi lẽ qua thực tiễn xét xử
TCĐĐ cho thấy rất ít các vụ việc TCĐĐ hòa giải thành ở địa phương trong khi đa số các
vụ TCĐĐ đều không thể tiến hành hòa giải do một bên vắng mặt mặc dù đã được triệu
tập hợp lệ nhiều lần. Do vậy quy định này chủ yếu mang tính chất thủ tục, không phù
hợp với tinh thần cải cách hành chính. lOMoAR cPSD| 38777299 37
Thứ hai: Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức
nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Trong mọi công việc, vấn
đề cán bộ - con người là nhân tố quan trọng, trung tâm và “động” nhất của mọi lĩnh vực.
Xi rê on một nhà hùng biện nổi tiếng La Mã đã nói “Đạo luật dù hoàn bị đến mấy cũng
chỉ là một vị quan tòa câm. Quan tòa mới là một đạo luật biết nói”. Sinh thời, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ vì “Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Trong hoạt động thụ
lý, giải quyết vụ án TCĐĐ của Tòa án nhân dân thì chủ thể áp dụng pháp luật là Thẩm
phán. Do vậy, đòi hỏi cán bộ Tòa án nói chung, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải có
trình độ chuyên môn cao, hiểu biết xã hội rộng, kỹ năng thuần thục và đạo đức nghề
nghiệp trong sáng trong việc áp dụng pháp luật nhằm bảo vệ công lý, mang lại sự công
bằng, đảm bảo xã hội được ổn định và phát triển. Cụ thể:
Đối với Thẩm phán đương nhiệm cần tiến hành rà soát cả về chuyên môn nghiệp
vụ, năng lực công tác và phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, từ đó có kế hoạch bố trí
sắp xếp công việc hợp lý, khoa học. Mỗi Thẩm phán phải thực sự cầu thị không ngừng
học hỏi chuyên môn và đạo đức công vụ, tự nâng mình lên để đáp ứng đòi hỏi ngày càng
cao của thực tiễn. Nếu có Thẩm phán yếu về năng lực chuyên môn cần phải tiếp tục bồi
dưỡng hoặc chuyển công tác khác. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, luân
chuyển cán bộ, kiện toàn bộ máy tổ chức và làm tốt công việc bồi dưỡng về nghiệp vụ,
phẩm chất chính trị cho Thẩm phán, là giải pháp trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả
trong hoạt động thụ lý giải quyết các vụ án dân sự trong đó có án TCĐĐ.
Bên cạnh việc kiểm tra, rà soát đội ngũ Thẩm phán đương nhiệm cần phải có kế
hoạch xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thẩm phán chuyên trách ở cấp huyện,
những Thẩm phán tương lai mà nguồn chủ yếu là đội ngũ Thư ký, Thẩm tra viên. Những
người này đều là cán bộ trẻ, có trình độ, tâm huyết với nghề nhưng chưa có nhiều kinh
nghiệm. Ngoài việc bồi dưỡng, đào tạo họ về chuyên môn nghiệp vụ (cử đi học tập, tập
huấn thường xuyên, khuyến khích đi học sau đại học) cần phải được rèn luyện trong thực
tế, phải bồi dưỡng, đào tạo về lý luận chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức. Thực hiện
được điều này cũng chính là thực hiện chiến lược đào tạo con người trong tiến trình cải
cách tư pháp trong giai đoạn mới.
Thứ ba: Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ (nhất là tập
tuấn chuyên sâu các chuyên đề về lĩnh vực tranh chấp và kỹ năng giải quyế TCĐĐ) cho
đội ngũ cán bộ, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, cập nhật các văn bản hướng dẫn áp dụng lOMoAR cPSD| 38777299 38
pháp luật của các cơ quan tư pháp cấp trên, đặc biệt là các hướng dẫn về thủ tục tố tụng
dân sự (như Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, các Thông tư liên tịch
của TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Tư pháp...). Tiếp tục quán triệt những chủ
trương, nhiệm vụ về cải cách tư pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết số 08/NQ -TW
ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số hiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong
thời gian tới” và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã được cụ thể hoá trong mục tiêu, chương trình
hành động của TAND Tối cao và Ban chỉ đạo cải cách tư pháp thành phố Hải Phòng.
Thứ tư, tổ chức bồi dưỡng, tâp huấn nghiệ p vụ cho độ i ngũ cáṇ bô tòa án nhân dân: Việ
c bồi dưỡng nghiệ p vụ cho độ i ngũ cán bộ toà án nhân dân, đặ c ̣ biêt là độ i ngũ Thẩm
phán là mộ t trong những khâu then chốt để bảo đảm công tác giảị quyết các tranh chấp
đất đai đạt hiêu quả cao.̣
Trong thời gian qua Toà án nhân dân tối cao tuy có tổ chức môt số lớp tậ p huấn,̣
bồi dưỡng nghiêp vụ cho các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký toà án về mộ t sộ́
chuyên đề cụ thể, song chưa có chuyên đề sâu về loại viêc tranh chấp về đất đai. Mặ ṭ
khác loại viêc này có xu hướng ngày càng gia tăng về số lượng, phức tạp về tính chất,̣
chiếm tỷ lê tương đối lớn trong tổng số các vụ việ c về dân sự nói chung mà Toà áṇ nhân
dân thụ lý, giải quyết hàng năm. Do nhiều lý do khác nhau, nên Toà án nhân dân tối cao
chưa tiến hành viêc tổng kết công tác xét xử loại việ c nêu trên mộ t cách đầy đủ ̣ làm cơ
sở cho viêc xây dựng đường lối giải quyết loại việ c tranh chấp về đất đai và xâỵ dựng
cơ sở cho viêc bồi dưỡng, tậ p huấn về chuyên đề quan trọng này.̣
Thứ tư: Xây dựng được nôi dung bồi dưỡng, tậ p huấn nghiệ p vụ thụ lý TCĐĐ̣
có chất lượng, thiết thực đối với những người tham gia lớp tâp huấn là khâu trọng tâṃ
nhất có ý nghĩa quyết định đến kết quả của công tác này. Viêc bồi dưỡng, tậ p huấṇ
nghiêp vụ TCĐĐ phải có trọng tâm, trọng điểm, nộ
i dung cụ thể và phải đáp ứng
được ̣ những yêu cầu sau đây: -
Làm rõ tính chất đăc thù trong việ c thụ lý các tranh chấp đất đai: Nộ i
dung nàỵ rất cần thiết giúp cho các Thẩm phán và các cán bô toà án nhân dân qua các
đợt bồị dưỡng, tâp huấn nghiệ p vụ nhậ n thức được tính chất đặ c thù trong quá trình
thụ lý, giảị quyết các tranh chấp về đất đai để từ đó những người này nắm vững được
các nguyên tắc chỉ đạo, áp dụng đúng các quy định của pháp luât về đất đai, cũng như
các quy địnḥ của pháp luât về tố tụng dân sự nhằm giải quyết các vụ việ c có hiệ u
quả và chất lượng ̣ cao. lOMoAR cPSD| 38777299 39 -
Bồi dưỡng, tâp huấn về kỹ năng nghề nghiệ p trong việ c thụ lý, giải quyết
các̣ tranh chấp về đất đai, cụ thể như: Kỹ năng nhận và xem xét đơn khởi kiện TCĐĐ,
xây dựng hồ sơ vụ án TCĐĐ; kỹ năng tiến hành điều tra, thu thâp chứng cứ, giám định,̣
định giá quyền sử dụng đất, lấy ý kiến của chính quyền, cơ quan địa chính, nhà đất... nơi
xảy ra TCĐĐ; kỹ năng tiến hành hoà giải TCĐĐ. Đây là công viêc rất quan trọng̣ và
cũng rất phức tạp vì phần lớn các vụ tranh chấp về đất đai đều có mức đô quyết liệ ṭ cao.
Để hoà giải có kết quả đòi hỏi các Thẩm phán phải kiên trì và có “nghê thuậ t” hoạ̀ giải,
phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, tránh làm hình thức, chiếu lê.̣
Thứ Năm: Tăng cường công tác tổng kết, rút kinh nghiệm, tăng cường sự phối
hợp giữa Tòa án các cấp trong hoạt động thụ lý tranh chấp đất đai. Công tác tổng kết, rút
kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng thụ lý, xét xử và thống nhất áp dụng pháp luật
là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Toà án. Việc tổng kết rút kinh
nghiệm, tìm ra những hạn chế, nguyên nhân nhân và giải pháp khắc phục những hạn chế
trong hoạt động thụ lý TCĐĐ của Toà án có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu bảo
đảm chất lượng áp dụng pháp luật của hoạt động này. Bên cạnh việc tổng kết hàng năm,
theo định kỳ (hàng tháng, hàng quý) Toà án cũng cần tự đánh giá, phân tích xác định
nguyên nhân và trách nhiệm trong việc thụ lý TCĐĐ không có căn cứ pháp luật để có
biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.
Cùng với việc tổng kết, rút kinh nghiệm trong hoạt động áp dụng pháp luật của
Tòa án, cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề nghiên cứu khoa học phục vụ công tác
giải quyết, xét xử án dân sự trong đó có các chuyên đề riêng về thụ lý TCĐĐ. Việc xây
dựng chuyên đề thụ lý TCĐĐ cần có sự tham gia của các Tòa chuyên trách, Thẩm phán,
Thư ký Tòa án hai cấp và các chuyên gia trong lĩnh vực TCĐĐ. Chuyên đề cần được
đưa ra hội thảo và áp dụng vào thực tiễn công tác thụ lý TCĐĐ để phát huy hiệu quả.
Cuối cùng, thông qua trang thông tin điên tử nhằm đăng tải công khai bản án,̣
quyết định của Tòa án, tạo diễn đàn phổ biến trao đổi nghiêp vụ áp dụng pháp luậ ṭ trong
việc thụ lý, giải quyết xét xử án dân sự trong đó có án TCĐĐ là hết sức cần thiết trong
giai đoạn hiên nay để đảm bảo quy chế dân chủ, tính công khai, minh bạch, tínḥ đôc lậ
p và tuân theo pháp luậ t cũng như sự giám sát của toàn dân đối với hoạt động thụ̣ lý,
giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân. lOMoARcPSD| 38777299 40 KẾT LUẬN
Hoạt động xét xử TCĐĐ của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên trong thời
gian vừa qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần giữ vững an ninh, chính
trị, ổn định trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện để huyện Thủy Nguyên có bước phát triển
nhanh, bền vững tương xứng với tiềm năng và vị trí chiến lược của mình. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên
cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập nhất định do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan khác nhau, cần được phân tích làm rõ để từ đó có những giải pháp khắc phục mang
tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động xét xử, đáp ứng kịp thời yêu cầu
của cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về những kết quả đã đạt được cũng như
những hạn chế trong hoạt động xét xử của TAND huyện Thủy Nguyên thời gian vừa
qua; tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến việc xét xử của Tòa án còn tồn tại án bị hủy,
án quá hạn, án bị cải sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán, người viết đã mạnh dạn đề
xuất một số giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật đúng đắn trong hoạt động xét xử trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Đất đai 2013
2. https://haiphong.toaan.gov.vn/webcenter/portal/haiphong/chitiettin?dDocName=TAN D213770
3. https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/thuc-trang-giai-quyet-tranh-chap-dat-dai-
vakien-nghi-sua-doi-bo-sung-luat-dat-dai-2013-5570
4. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y_Nguy%C3%AAn
5. https://vansudia.net/gioi-thieu-khai-quat-huyen-thuy-nguyen/