Tóm tắt lý thuyết môn Bất động sản nội dung chương 2: Căn cứ và nguyên tắc định giá bất động sản

Tóm tắt lý thuyết môn Bất động sản nội dung chương 2: Căn cứ và nguyên tắc định giá bất động sản với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

 

lOMoARcPSD|38777299
1
CHƯƠNG II: CĂN C V NGUYÊN TC ĐNH GI BĐS
Nguyên tc ĐG BĐS:
1. Nguyên tc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất:
Đ/n:
Sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản đạt được mức hữu dụng tối đa có thể cho phép về mặt
pháp lý, về kỹ thuật, về tài chính trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội thực tế phù hợp đem lại giá trị cao
nhất cho tài sản. Một tài sản đang sử dụng thực tế không nhất thiết đã thể hiện khả năng sử dụng tốt nhất
có hiệu quả nhất của tài sản đó.
“Sử dụng cao nhất và tốt nhất” là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của việc xác định
giá trị bất động sản nói chung xác định giá trị đất đai nói riêng. Đất đai thể được sử dụng theo những
cách rất khác nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Sử dụng hợp pháp : như việc thỏa mãn các yếu tố về quy hoạch, về môi trường và các quy định của pháp
luật, được nhà nước công nhận bảo hộ. Việc sdụng không được pháp luật chấp nhận hay không thể
thực hiện được về mặt vật chất không được xem là sử dụng cao nhất và tốt nhất. Tuy nhiên, ngay cả việc
sử dụng thể thực hiện về mặt vật chất pháp luật cho phép cũng cần phải sự đánh giá thích đáng
của người định giá về tính hợp lý của việc sử dụng hiện tại.
- Đặc tính vật lý có thể thỏa mãn : Ví dụ như có đủ diện tích, các điều kiện về thổ nhưng và khả ng tiếp
cận mảnh đất,...
- Khả thi về mặt kinh tế: việc có thể dự đoán khả năng có được thu nhập từ việc sử dụng đất đai.
- Thu nhập ròng lớn nhất : Viêc “sử dụngthỏa mãn tất cả các điều kiện trên được thu nhập ròng
lớn nhất (hoặc có giá trị hiện tại của thu nhập ròng trong tương lai là cao nhất) trong một khoảng thời gian
xác định cho trước.
Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất dựa trên quan điểm cho rằng giữa hai hay nhiều bất động sản
thể có sự giống nhau về mặt vật chất hoặc tương tự với bất động sản khác, nhưng có thể khác nhau đáng kể
trong việc sử dụng. Một tài sản được sử dụng tối ưu là nền tảng cho việc xác định giá trị thị trường của nó.
Đối với bất động sản, nggười định giá phải xem xét cả việc sử dụng cao nhất và tốt nhất của đất (xem như
đất trống) và sử dụng cao nhất và tốt nhất của các công trình trên đất. Giá trị thị trường của đất dựa trên khái
niệm “sử dụng cao nhất tốt nhất” phản ánh tính hữu dụng bền vững của đất trong bối cảnh thị trường,
với các công trình trên đất tạo nên sự khác biệt giữa gtrị đất trồng tổng giá trị thị trường của đất đã cải
tạo.
Nôi dung:
- Về mặt vật chất: một tài sản được đánh giá sử dụng tối ưu khi nó thỏa mãn được nhiều sự lựa chọn sử
dụng nhất (cho nhiều người hoặc cho một người).
- Về mặt pháp luật: việc sử dụng tài sản phải hợp pháp, được pháp luật thừa nhận và bảo hộ.
- Về mặt sử dụng: việc sử dụng phải mang lại độ thỏa mãn lớn nhất hoặc thu nhập ròng hoăc giá trị hiện tạị
của thu nhập ròng trong tương lai lớn nhất.
- Về mặt thời gian: mang lại thu nhập ròng lâu nhất.
- Về mặt hiên thực: tài sản được sử dụng hoặc giả định sử dụng trong điều kiện thực, có độ tin cậy tạ thời
điểm ước tính giá trị tài sản. Tài sản đó phải đặt trong điều kiện khả thi về mặt tài chính. mỗi người hay
mỗi nhà đầu có thể sử dụng tài sản dựa theo chi phí cơ hội của riêng mình. tuy nhiên, nó phải phản ánh
tính chất khả thi về mặt tài chính.
Yêu cầu của nguyên tc:
lOMoARcPSD|38777299
2
Một tài sản đang sử dụng thực tế không nht thiết phải thể hiện khả năng sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất.
vì vậy nguyên tắc này đòi hỏi khi thẩm định gtài sản phải đặt tài sản trong tình huống sử dụng cao nhất và
tốt nhất, chứ không phải dựa trên sử dụng hiện tại nếu như sự sử dụng hiện tại chưa phải là cao nhất tốt nhất,
đặc biệt là đối với bất động sản. Bởi vì việc sử dụng cao nhất và tốt nhất quyết định giá trị thị trường của tài
sản.
Thẩm định viên phải chỉ ra các khả năng thực tế về việc sử dụng tài sản và những lợi ích của việc sử dụng
nó (thẩm định viên phải giả định được tình huống sử dụng phi thực tế, sử dụng trái pháp luật và không khả thi
về mặt tài chính).
Thẩm định viên phải khẳng định được tình huống nào là hội sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất của g
trị tài sản.
2. Nguyên tc cung - cầu:
Giá trị của một tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung và cầu về tài sản đó trên thị trường. Đồng thời,
giá trị của tài sản đó cũng tác động đến cung và cầu về tài sản. Giá trị của tài sản thay đổi tỷ lệ thuận với cầu
tỷ lệ nghịch với cung về tài sản. Các yếu tố về đặc điểm vật lý đặc điểm kinh tế - hội khác biệt với
những thuộc tính của các tài sản khác cũng được phản ánh trong cung - cầu và giá trị tài sản.
BĐS (quyền sử dụng đất đai/ QSH BĐS) là một hàng hóa đặc biệt. Tuy nhiên, cũng như mọi loại hàng hóa
khác, giá cả của nó được hình thành trên cơ sở tương tác của cung và cầu trên thị trường.
Cầu trong thị trường BĐS được hiểu số lượng đất đai/BĐS tại một thời điểm xác định người tiêu
dùng sẵn sàng chấp nhận và có khả năng thanh toán và cung trong thị trường BĐS được coi là số lượng diện
tích đất sẵn sàng đưa ra trao đổi trên thị trường tại một thời điểm xác định với một mức giá nhất định. Cũng
như các thị trường khác, khi cung cầu của TTBĐS biến động cùng chiều (cùng tăng hoặc cùng giảm) thì
giá s tăng hoặc giảm tùy theo chênh lệch về tốc đtăng, giảm của cung cầu. Nếu tốc độ tăng của cầu lớn hơn
của cung thì giá sẽ tăng và ngược lại.
Trong một khoảng thời gian nhất định, cung về đất đai phụ thuộc vào các yếu tố chính như sau : i) Giá
của đất đai ii) Thu nhập của người tiêu dùng iii) Giá của các mặt hàng có liên quan bao gồm các mặt hàng
thay thế hoặc bổ sung iv) Những kỳ vọng của khách hàng về cung và cầu (thông qua dự đoán về giá cả) của
đất đai trong tương lai v) Sở thích và ưu tiên của người tiêu dùng.
Do đặc thù riêng của hàng hóa đất đai, cung về đất đai trước hết phụ thuộc vào qu đất tự nhiên của từng
địa phương cơ cấu các loại đất trong quỹ đất tự nhiên này. Ngoài ra, cung của hàng hóa này còn phụ thuộc
vào quy hoạch sử dụng đất của nhà nước. Nhà nước có thể thay đổi cơ cấu các loại đất trong quỹ đất tự nhiên
bằng việc thay đổi quy hoạch về sử dụng đất đai. Nói một cách khác, cung của mỗi loại đất ở các địa phương
có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống tùy theo chính sách quy hoạch sử dụng đất của nhà nước. Nếu loại
trừ việc phù sa bồi lắng hoặc sụt lở đất, tổng quỹ đất tự nhiên của từng địa phương hay của một quốc gia nói
chung có thể nói là một đai lượng không đổi, hay tổng cung về đất có thể coi là một đại lượng không đổi. Vì
vậy, nếu đất đai là đồng nhất, giá cả của nó chỉ phụ thuộc vào cầu. Tuy nhiên, trong thực tế các loại đất có thể
chuyển hóa cho nhau và vì vậy, cung về từng loại đất cũng có biến động và vì vậy giá cả của từng loại đất cụ
thể phụ thuộc vào cung và cầu của loại đất đó.
Một diện tích đất nông nghiệp trước đây có thể trở thành đất ở, đất đô thị hoặc đất dùng cho sản xuất công
nghiệp khi được chuyển mục đích sử dụng. Tương tự, một diện tích đất rừng nào đó cũng có thể trở thành đất
sản xuất nông nghiệp nếu diện tích đó được chuyển đổi. Trong các trường hợp này, mặc dù tổng cung của đất
lOMoARcPSD|38777299
3
đai là cố định, cung về đất ở, đất đô thị (đối vối trường hợp thứ nhất) và đất nông nghiệp (đối với trường hợp
thứ hai) đã tăng lên.
Yêu cầu của nguyên tắc:
Giá trị thị trường của tài sản được xác định bởi sự tác động qua lại của các lực lượng cung và cầu trên thị
trường bất động sản. Do đó trong thẩm định giá bất động sản cần phân tích các yếu tố cung, cầu trên thị trường,
đặc biệt sức mua, tình hình đầu kinh doanh, chủ trương chính ch của Nhà nước đối với thị trường…
Phải dự báo trước các nhân tố thay đổi quan hệ cung cầu trên thị trường; Khi áp dụng nguyên tắc y cần phải
xác định xem giá của bất động sản đó là giá thỏa thuận hay là giá ép buộc.
3. Nguyên tc phù hợp:
Tài sản cần phải phù hợp với môi trường của nó nhằm đạt được mức sinh lời tối đa hoặc mức hữu dụng cao
nhất. Do đó, thẩm định viên phải phân tích xem liệu tài sản đó có phù hợp với môi trường hay không khi thẩm
định viên xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.
Nội dung nguyên tắc phù hợp:
Việc thẩm định giá phải trên cơ sở một g trị sử dụng duy nhất đối với toàn bộ tài sản đó. Nôi dung này
thể hiện rõ nhất đối với một bất động sản. Trên thực tế, một bất động sản có thể cùng sử dụng vào nhiều mục
đích và có thể có nhiều giá trị khác nhau: giá trị đở, giá trị kinh doanh thương mại. Sự phù hợp, nhất quán
thể hiện chỗ mục đích sử dụng đất với mục đích sử dụng công trình gắn liền với đất phải thống nhất trong
phần thẩm định giá. Trong đó, mục đích sử dụng đất là căn cứ mang tính pháp lý và giữ vai trò quan trọng chi
phối toàn bộ mục đích sử dụng bất động sản. Phù hợp với các yếu tố bên ngoài: hạ tầng, môi trường. Phù hợp
với quan niệm và tập quán sử dụng khai thác BĐS Yêu cầu nguyên tắc:
Khi tiền hành thẩm định giá, thẩm định viên phải căn cứ vào mục đích sử dụng tài sản do cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt để tiến hành thẩm định giá. Việc sử dụng tài sản phải hợp pháp, được pháp luật thừa nhận và
bảo hộ. Trường hợp mâu thuẫn giữa mục đích sử dụng hiện hành mục đích sử dụng ban đầu (được
quan có thẩm quyền phê duyệt) thì mục đích sử dụng tài sản ban đầu là cơ sở để thẩm định giá trị toàn bộ tài
sản.
4. Nguyên tc thay thế:
Trong trường hợp hai hay nhiều tài sản thể thay thế lẫn nhau trong quá trình sử dụng, thì giá trị của
những tài sản đó được xác định bởi sự tác động lẫn nhau của tài sản này đến tài sản khác.
Khi hai tài sản tính hữu ích như nhau, tài sản nào chào bán mức giá thấp nhất thì tài sản đó sẽ bán
được trước. Giới hạn trên của giá trị tài sản xu hướng được thiết lập bởi chi phí mua một tài sản thay thế
cần thiết tương đương, với điều kiện không có sự chậm trquá mức làm ảnh hưởng đến sự thay thế. Một người
mua thận trọng sẽ không trả gcao hơn chi phí mua một tài sản thay thế trong cùng một thị trường một
thời điểm.
Giá của những tài sản tương tự, cùng khu vực xu hướng áp đặt lên giá trài sản cần thẩm định giá, với
điều kiện những tài sản so sánh được bán trong khoảng gian gần với thời điểm thẩm định giá.
Yêu cầu của nguyên tắc:
Thẩm định viên phải nắm vững nguyên tắc để lựa chọn những tài sản so nh có khả năng thay thế tốt nhất
cho tài sản cần thẩm định (đối với cách tiếp cận từ thị trường); lựa chọn tài sản tương tự mang lại thu nhập và
tỷ suất vốn hóa tương đương (đối với cách tiếp cận từ thu nhập); lựa chọn tài sản mức độ hao mòn giảm
giá tích lũy tương đương (đối với cách tiếp cận từ chi phí).
lOMoARcPSD|38777299
4
Thẩm định viên phải nắm được các thông tin về gcả hay chi phí sản xuất của các tài sản tương tự, gần
với thời điểm định giá để lấy đó làm sở so sánh xác định giới hạn cao nhất của giá trị tài sản cần định
giá.
Thẩm định viên nhất thiết phải được trang bị các kỹ năng về cách điều chỉnh sự khác biệt giữa các loại tài
sản nhằm bảo đảm tính chất có thể thay thế hay so sánh với nhau về giá cả, về chi phí sản xuất.
5. Nguyên tc thay đổi:
Giá trị của tài sản thay đổi theo sự thay đổi của những yếu tố hình thành và tác động đến giá trị của nó.
Giá trị của tài sản cũng được hình thành trong quá trình thay đổi liên tục phản ánh hàng loạt các mối quan
hệ nhân quả giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị. Bản thân các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị luôn luôn thay
đổi. Do đó, trong thẩm định giá tài sản, thẩm định viên phải nắm được mối quan hệ nhân quả giữa các nhân
tố ở trạng thái động, phải phân tích quá trình thay đổi nhằm xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu
quả nhất.
Là sự tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nhà nước và pháp luật, xã hội và môi trường liên quan
đến giá trị làm cho giá trị tài sản tăng lên, giảm đi. Giá trị của tài sản thay đổi theo sự thay đổi của những yếu
tố hình thành và tác động đến giá trị của nó. Yêu cầu nguyên tắc:
Thẩm định viên phải theo dõi, cập nhật, dự báo, pn tích các yếu tố chung, vĩ mô, tổng quát (kinh tế, nhà
nước pháp luật, hội môi trường) các yếu tố vi (chính sách chính quyền địa phương, tài sản
thẩm định, tài sản kê biên) ảnh hưởng đến gí trị của tài sản tại thời điểm thẩm định giá.
6. Nguyên tc cân bằng:
Khi các yếu tố cấu thành của tài sản đạt được sự cân bằng thì tài sản đạt được khả năng sinh lời tối đa hay
mức hữu dụng cao nhất. Do đó, để ước tính mức sử dụng tốt nhất hiệu quả nhất của tài sản, cần phải
phân tích về sự cân bằng của các yếu tố cấu thành của tài sản cần thẩm định giá.
sự đầu hợp lý giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá thị trường của một tài sản hoc các tài sản trong
cùng một khu vực, một vùng xác định, để giá trị từ chúng duy trì ổn định và đạt được cao nhất. Khi c yếu
tố cấu thành của tài sản đạt được sự cân bằng thì tài sản đạt được khả năng sinh lời tối đa hay mức hữu dụng
cao nhất.
Yêu cầu của nguyên tắc:
Thẩm định viên cần điều tra kỹ lưng, phân tích, đánh giá các yếu tố tạo nên giá trị tài sản cả ở gc độ nội
tại và không gian xung quanh tài sản.
7. Nguyên tc đóng góp:
Mức độ mà mỗi bộ phận của tài sản đóng góp vào tổng thu nhập từ toàn bộ tài sản có tác động đến tổng giá
trị của tài sản đó. Giá trị của một tác nhân sản xuất hay một bộ phận cấu thành tài sản phụ thuộc vào sự vắng
mặt của tác nhân đó làm giảm đi bao nhiêu giá trị của toàn bộ tài sản, nghĩa lượng giá trị đóng
góp vào giá trị toàn bộ là bao nhiêu. Khi xem xét giá trị của tài sản bộ phận, thẩm định viên cần phải xem xét
nó trong mối quan hệ với tài sản tổng thể.
Nguyên tắc này nguyên tắc bản trong việc xem xét tính khả thi của việc đầu bổ sung vào tài sản
khi thẩm định viên xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.
Yêu cầu của nguyên tắc:
lOMoARcPSD|38777299
5
Thẩm định viên cần nhìn nhận các bộ phn tạo thành tài sản như một tổng thể thống nhất, mỗi bộ phận có
vai trò riêng và có đóng góp tạo thành thu nhập từ tổng thể tài sản đầu tư.
8. Nguyên tc cạnh tranh:
Nguyên tắc cạnh tranh trên thị trường được hiểu là hành vi của các chủ thể tài sản cùng loại trên thị trường,
nhằm mục đích loại trừ hành vi tương ứng của các chủ thể tài sản khác, nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích bản
thân.
Lợi nhuận cao vượt trội sẽ thúc đẩy cạnh tranh, đồng thời, cạnh tranh quá mức có thể làm giảm lợi nhuận
cuối cùng có thể không còn lợi nhuận. Đối với tài sản, mối quan hệ cạnh tranh cũng được quan sát giữa các
tài sản với nhau và giữa tài sản này với tài sản khác. Khi tiến hành thẩm định giá, thẩm định viên cần xem xét,
đánh giá tác động của yếu tố cạnh tranh đến thu nhập của tài sản, đặc biệt khi sử dụng cách tiếp cận từ thu
nhập để xác định giá trị của tài sản. Yêu cầu nguyên tắc:
Khi tiến hành thẩm định giá đối với tài sản đầu tưu (cách tiếp cận thu nhập), thẩm định viên cần nhìn nhận
phân tích xu hướng cạnh tranh từ những tài sản đầu tương tự, tác động của sự cạnh tranh đó đến việc
tăng hiệu quả kinh doanh, vận hành, cho thuê tài sản tương tự và tài sản thẩm định giá.
9. Nguyên tc dự tính lợi ích tương lai:
Đ/n: hành vi phân đoán của người mua tài sản về quyền, lợi ích tài sản mang lại trong tương lai,
dựa vào kinh nghiệm và tình hình thực tế của thị trường.
Giá trị của tài sản có thể được xác định bằng việc dự tính khả năng sinh lợi trong tương lai.
Giá trị của tài sản cũng chịu ảnh hưởng bởi việc dự kiến thị phần của những người tham gia thị trường
những thay đổi có thể dự tính trước trong yếu tố này cũng ảnh hưởng đến giá trị. Việc ước tính giá trị của tài
sản luôn luôn dựa trên các triển vọng tương lai, lợi ích dự kiến nhận được từ quyền sử dụng tài sản của người
mua.
Yêu cầu nguyên tắc:
Nguyên tắcy là cơ sở cho cách tiếp cận thu nhập. Việc dự báo trong tương lai luôn hàm chứa những yếu
tố rủi ro. Do đó lựa chọn tỷ suất chiết khấu hoặc tỷ suất vốn hóa cần thể hiện các yếu tố: giá trị theo thời gian
của tiền, chi phí cơ hội và những rủi ro đi kèm.
Thẩm định viên phải dự kiến được những lợi ích nhất thiết phải dựa vào các khoản lợi ích đó đước
tính giá trị tài sản.
Thẩm định viên phải thu thập những chứng cứ của thị trường ở thời điểm gần nhất (chứng cứ về giá cả, g
cho thuê, tỷ lệ chiết khấu,...) của các tài sản tương tự để tiến hành so sánh, phân tích, điều chỉnh và ước tính
giá trị của tài sản.
10. Nguyên tc thu nhập tăng hoặc giảm:
Khái niệm: Là sự gia tăng hoặc giảm bớt lợi nhuận thu được từ tài sản đầu tư do việc đầu tư đem lại.
Tổng thu nhập trên khoản đầu tư tăng lên sẽ tăng liên tục tới một điểm nhất định, sau đó mặcđầu tư tiếp
tục tăng nhưng mức thu nhập tăng thêm đó sẽ giảm dần.
Khi gia tăng liên tục một nhân tố của quá trình sản xuất, xây dựng (các yếu tố khác không đổi) thì thu nhập
ròng từ tài sản đầu tư sẽ tăng đến điểm giới hạn và sau đó giảm xuống. Tổng thu nhập trên khoản đầu tư tăng
lên sẽ tăng liên tục tới một điểm nhất định, sau đó mặc dù đầu tư tiếp tục tăng nhưng mức thu nhập tăng thêm
đó sẽ giảm dần.
lOMoARcPSD|38777299
6
Yêu cầu của nguyên tắc:
Nguyên tắc này đòi hỏi thẩm định viên kinh nghiệm am hiểu thị trường để quyết định xác đáng về
mức đầu tư từng hạng mục công trình. Nguyên tắc này là sự kết hợp với cá nguyên tắc cân bằng, ng suất và
đóng góp đầu tư.
11. Nguyên tc phân phối thu nhập:
Tổng thu nhập sinh ra từ sự kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, quản lý)
có thể được phân phối cho từng yếu tố này. Nếu việc phân phối được thực hiện theo nguyên tắc tương ứng thì
phần tổng thu nhập còn lại sau khi đã phân phối cho vốn, lao động và quản lý sẽ thể hiện giá trị của đất đai.
Theo nguyên tắc này, để ước tính giá trị của tài sản đầu tư, cần đánh giá đầy đủ các yếu tố tham gia quá
trình tạo ra thu nhập ròng từ tài sản gồm: Đất đai; Vốn; Lao động; Quản lý Nguyên tắc này, cùng với nguyên
tắc đóng góp là cơ sở áp dụng phương pháp lợi nhuận, phương pháp phần dư khi thẩm định giá tài sản đầu tư.
u cầu nguyên tắc:
Thẩm định viên phải am hiểu kiến thức về kế toán doanh nghiệp để xác định doanh thu, chi phí hợp lý phát
sinh của loại hình kinh doanh trên bất động sản đi thuê. Phải tiến hành so sánh các chỉ tiêu lợi nhuận, tiền thuê
mặt bằng của doanh nghiệp cần thẩm định với t suất lợi nhuận, tiền thuê phổ thông trên thị trường của những
doanh nghiệp cùng loại hình kinh doanh, quy mô, đặc điểm…trong khu vực.
| 1/6

Preview text:

lOMoARcPSD| 38777299 1
CHƯƠNG II: CĂN CỨ VÀ NGUYÊN TẮC ĐỊNH GIÁ BĐS
Nguyên tắc ĐG BĐS:
1. Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất: Đ/n:
Sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản là đạt được mức hữu dụng tối đa có thể cho phép về mặt
pháp lý, về kỹ thuật, về tài chính trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội thực tế phù hợp và đem lại giá trị cao
nhất cho tài sản. Một tài sản đang sử dụng thực tế không nhất thiết đã thể hiện khả năng sử dụng tốt nhất và
có hiệu quả nhất của tài sản đó.
“Sử dụng cao nhất và tốt nhất” là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của việc xác định
giá trị bất động sản nói chung và xác định giá trị đất đai nói riêng. Đất đai có thể được sử dụng theo những
cách rất khác nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Sử dụng hợp pháp : như việc thỏa mãn các yếu tố về quy hoạch, về môi trường và các quy định của pháp
luật, được nhà nước công nhận và bảo hộ. Việc sử dụng không được pháp luật chấp nhận hay không thể
thực hiện được về mặt vật chất không được xem là sử dụng cao nhất và tốt nhất. Tuy nhiên, ngay cả việc
sử dụng có thể thực hiện về mặt vật chất và pháp luật cho phép cũng cần phải có sự đánh giá thích đáng
của người định giá về tính hợp lý của việc sử dụng hiện tại.
- Đặc tính vật lý có thể thỏa mãn : Ví dụ như có đủ diện tích, các điều kiện về thổ nhưỡng và khả năng tiếp cận mảnh đất,...
- Khả thi về mặt kinh tế: việc có thể dự đoán khả năng có được thu nhập từ việc sử dụng đất đai.
- Thu nhập ròng lớn nhất : Viêc “sử dụng” thỏa mãn tất cả các điều kiện trên và có được thu nhập ròng ̣
lớn nhất (hoặc có giá trị hiện tại của thu nhập ròng trong tương lai là cao nhất) trong một khoảng thời gian xác định cho trước.
Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất dựa trên quan điểm cho rằng giữa hai hay nhiều bất động sản có
thể có sự giống nhau về mặt vật chất hoặc tương tự với bất động sản khác, nhưng có thể khác nhau đáng kể
trong việc sử dụng. Một tài sản được sử dụng tối ưu là nền tảng cho việc xác định giá trị thị trường của nó.
Đối với bất động sản, nggười định giá phải xem xét cả việc sử dụng cao nhất và tốt nhất của đất (xem như
đất trống) và sử dụng cao nhất và tốt nhất của các công trình trên đất. Giá trị thị trường của đất dựa trên khái
niệm “sử dụng cao nhất và tốt nhất” phản ánh tính hữu dụng và bền vững của đất trong bối cảnh thị trường,
với các công trình trên đất tạo nên sự khác biệt giữa giá trị đất trồng và tổng giá trị thị trường của đất đã cải tạo. Nôi dung:̣
- Về mặt vật chất: một tài sản được đánh giá là sử dụng tối ưu khi nó thỏa mãn được nhiều sự lựa chọn sử
dụng nhất (cho nhiều người hoặc cho một người).
- Về mặt pháp luật: việc sử dụng tài sản phải hợp pháp, được pháp luật thừa nhận và bảo hộ.
- Về mặt sử dụng: việc sử dụng phải mang lại độ thỏa mãn lớn nhất hoặc thu nhập ròng hoăc giá trị hiện tạị
của thu nhập ròng trong tương lai lớn nhất.
- Về mặt thời gian: mang lại thu nhập ròng lâu nhất.
- Về mặt hiên thực: tài sản được sử dụng hoặc giả định sử dụng trong điều kiện có thực, có độ tin cậy tạị thời
điểm ước tính giá trị tài sản. Tài sản đó phải đặt trong điều kiện khả thi về mặt tài chính. mỗi người hay
mỗi nhà đầu tư có thể sử dụng tài sản dựa theo chi phí cơ hội của riêng mình. tuy nhiên, nó phải phản ánh
tính chất khả thi về mặt tài chính.
Yêu cầu của nguyên tắc: lOMoARcPSD| 38777299 2
Một tài sản đang sử dụng thực tế không nhất thiết phải thể hiện khả năng sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất.
vì vậy nguyên tắc này đòi hỏi khi thẩm định giá tài sản phải đặt tài sản trong tình huống sử dụng cao nhất và
tốt nhất, chứ không phải dựa trên sử dụng hiện tại nếu như sự sử dụng hiện tại chưa phải là cao nhất tốt nhất,
đặc biệt là đối với bất động sản. Bởi vì việc sử dụng cao nhất và tốt nhất quyết định giá trị thị trường của tài sản.
Thẩm định viên phải chỉ ra các khả năng thực tế về việc sử dụng tài sản và những lợi ích của việc sử dụng
nó (thẩm định viên phải giả định được tình huống sử dụng phi thực tế, sử dụng trái pháp luật và không khả thi về mặt tài chính).
Thẩm định viên phải khẳng định được tình huống nào là cơ hội sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất của giá trị tài sản.
2. Nguyên tắc cung - cầu:
Giá trị của một tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung và cầu về tài sản đó trên thị trường. Đồng thời,
giá trị của tài sản đó cũng tác động đến cung và cầu về tài sản. Giá trị của tài sản thay đổi tỷ lệ thuận với cầu
và tỷ lệ nghịch với cung về tài sản. Các yếu tố về đặc điểm vật lý và đặc điểm kinh tế - xã hội khác biệt với
những thuộc tính của các tài sản khác cũng được phản ánh trong cung - cầu và giá trị tài sản.
BĐS (quyền sử dụng đất đai/ QSH BĐS) là một hàng hóa đặc biệt. Tuy nhiên, cũng như mọi loại hàng hóa
khác, giá cả của nó được hình thành trên cơ sở tương tác của cung và cầu trên thị trường.
Cầu trong thị trường BĐS được hiểu là số lượng đất đai/BĐS tại một thời điểm xác định mà người tiêu
dùng sẵn sàng chấp nhận và có khả năng thanh toán và cung trong thị trường BĐS được coi là số lượng diện
tích đất sẵn sàng đưa ra trao đổi trên thị trường tại một thời điểm xác định với một mức giá nhất định. Cũng
như các thị trường khác, khi cung và cầu của TTBĐS biến động cùng chiều (cùng tăng hoặc cùng giảm) thì
giá sẽ tăng hoặc giảm tùy theo chênh lệch về tốc độ tăng, giảm của cung cầu. Nếu tốc độ tăng của cầu lớn hơn
của cung thì giá sẽ tăng và ngược lại.
Trong một khoảng thời gian nhất định, cung về đất đai phụ thuộc vào các yếu tố chính như sau : i) Giá
của đất đai ii) Thu nhập của người tiêu dùng iii) Giá của các mặt hàng có liên quan bao gồm các mặt hàng
thay thế hoặc bổ sung iv) Những kỳ vọng của khách hàng về cung và cầu (thông qua dự đoán về giá cả) của
đất đai trong tương lai v) Sở thích và ưu tiên của người tiêu dùng.
Do đặc thù riêng của hàng hóa đất đai, cung về đất đai trước hết phụ thuộc vào quỹ đất tự nhiên của từng
địa phương và cơ cấu các loại đất trong quỹ đất tự nhiên này. Ngoài ra, cung của hàng hóa này còn phụ thuộc
vào quy hoạch sử dụng đất của nhà nước. Nhà nước có thể thay đổi cơ cấu các loại đất trong quỹ đất tự nhiên
bằng việc thay đổi quy hoạch về sử dụng đất đai. Nói một cách khác, cung của mỗi loại đất ở các địa phương
có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống tùy theo chính sách quy hoạch sử dụng đất của nhà nước. Nếu loại
trừ việc phù sa bồi lắng hoặc sụt lở đất, tổng quỹ đất tự nhiên của từng địa phương hay của một quốc gia nói
chung có thể nói là một đai lượng không đổi, hay tổng cung về đất có thể coi là một đại lượng không đổi. Vì
vậy, nếu đất đai là đồng nhất, giá cả của nó chỉ phụ thuộc vào cầu. Tuy nhiên, trong thực tế các loại đất có thể
chuyển hóa cho nhau và vì vậy, cung về từng loại đất cũng có biến động và vì vậy giá cả của từng loại đất cụ
thể phụ thuộc vào cung và cầu của loại đất đó.
Một diện tích đất nông nghiệp trước đây có thể trở thành đất ở, đất đô thị hoặc đất dùng cho sản xuất công
nghiệp khi được chuyển mục đích sử dụng. Tương tự, một diện tích đất rừng nào đó cũng có thể trở thành đất
sản xuất nông nghiệp nếu diện tích đó được chuyển đổi. Trong các trường hợp này, mặc dù tổng cung của đất lOMoARcPSD| 38777299 3
đai là cố định, cung về đất ở, đất đô thị (đối vối trường hợp thứ nhất) và đất nông nghiệp (đối với trường hợp thứ hai) đã tăng lên.
Yêu cầu của nguyên tắc:
Giá trị thị trường của tài sản được xác định bởi sự tác động qua lại của các lực lượng cung và cầu trên thị
trường bất động sản. Do đó trong thẩm định giá bất động sản cần phân tích các yếu tố cung, cầu trên thị trường,
đặc biệt là sức mua, tình hình đầu tư kinh doanh, chủ trương chính sách của Nhà nước đối với thị trường…
Phải dự báo trước các nhân tố thay đổi quan hệ cung cầu trên thị trường; Khi áp dụng nguyên tắc này cần phải
xác định xem giá của bất động sản đó là giá thỏa thuận hay là giá ép buộc.
3. Nguyên tắc phù hợp:
Tài sản cần phải phù hợp với môi trường của nó nhằm đạt được mức sinh lời tối đa hoặc mức hữu dụng cao
nhất. Do đó, thẩm định viên phải phân tích xem liệu tài sản đó có phù hợp với môi trường hay không khi thẩm
định viên xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.
Nội dung nguyên tắc phù hợp:
Việc thẩm định giá phải trên cơ sở một giá trị sử dụng duy nhất đối với toàn bộ tài sản đó. Nôi dung này
thể hiện rõ nhất đối với một bất động sản. Trên thực tế, một bất động sản có thể cùng sử dụng vào nhiều mục
đích và có thể có nhiều giá trị khác nhau: giá trị để ở, giá trị kinh doanh thương mại. Sự phù hợp, nhất quán
thể hiện ở chỗ mục đích sử dụng đất với mục đích sử dụng công trình gắn liền với đất phải thống nhất trong
phần thẩm định giá. Trong đó, mục đích sử dụng đất là căn cứ mang tính pháp lý và giữ vai trò quan trọng chi
phối toàn bộ mục đích sử dụng bất động sản. Phù hợp với các yếu tố bên ngoài: hạ tầng, môi trường. Phù hợp
với quan niệm và tập quán sử dụng khai thác BĐS Yêu cầu nguyên tắc:
Khi tiền hành thẩm định giá, thẩm định viên phải căn cứ vào mục đích sử dụng tài sản do cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt để tiến hành thẩm định giá. Việc sử dụng tài sản phải hợp pháp, được pháp luật thừa nhận và
bảo hộ. Trường hợp có mâu thuẫn giữa mục đích sử dụng hiện hành và mục đích sử dụng ban đầu (được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt) thì mục đích sử dụng tài sản ban đầu là cơ sở để thẩm định giá trị toàn bộ tài sản.
4. Nguyên tắc thay thế:
Trong trường hợp hai hay nhiều tài sản có thể thay thế lẫn nhau trong quá trình sử dụng, thì giá trị của
những tài sản đó được xác định bởi sự tác động lẫn nhau của tài sản này đến tài sản khác.
Khi hai tài sản có tính hữu ích như nhau, tài sản nào chào bán ở mức giá thấp nhất thì tài sản đó sẽ bán
được trước. Giới hạn trên của giá trị tài sản có xu hướng được thiết lập bởi chi phí mua một tài sản thay thế
cần thiết tương đương, với điều kiện không có sự chậm trễ quá mức làm ảnh hưởng đến sự thay thế. Một người
mua thận trọng sẽ không trả giá cao hơn chi phí mua một tài sản thay thế trong cùng một thị trường và một thời điểm.
Giá của những tài sản tương tự, cùng khu vực có xu hướng áp đặt lên giá trài sản cần thẩm định giá, với
điều kiện những tài sản so sánh được bán trong khoảng gian gần với thời điểm thẩm định giá.
Yêu cầu của nguyên tắc:
Thẩm định viên phải nắm vững nguyên tắc để lựa chọn những tài sản so sánh có khả năng thay thế tốt nhất
cho tài sản cần thẩm định (đối với cách tiếp cận từ thị trường); lựa chọn tài sản tương tự mang lại thu nhập và
tỷ suất vốn hóa tương đương (đối với cách tiếp cận từ thu nhập); lựa chọn tài sản có mức độ hao mòn giảm
giá tích lũy tương đương (đối với cách tiếp cận từ chi phí). lOMoARcPSD| 38777299 4
Thẩm định viên phải nắm được các thông tin về giá cả hay chi phí sản xuất của các tài sản tương tự, gần
với thời điểm định giá để lấy đó làm cơ sở so sánh và xác định giới hạn cao nhất của giá trị tài sản cần định giá.
Thẩm định viên nhất thiết phải được trang bị các kỹ năng về cách điều chỉnh sự khác biệt giữa các loại tài
sản nhằm bảo đảm tính chất có thể thay thế hay so sánh với nhau về giá cả, về chi phí sản xuất.
5. Nguyên tắc thay đổi:
Giá trị của tài sản thay đổi theo sự thay đổi của những yếu tố hình thành và tác động đến giá trị của nó.
Giá trị của tài sản cũng được hình thành trong quá trình thay đổi liên tục phản ánh hàng loạt các mối quan
hệ nhân quả giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị. Bản thân các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị luôn luôn thay
đổi. Do đó, trong thẩm định giá tài sản, thẩm định viên phải nắm được mối quan hệ nhân quả giữa các nhân
tố ở trạng thái động, phải phân tích quá trình thay đổi nhằm xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.
Là sự tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nhà nước và pháp luật, xã hội và môi trường liên quan
đến giá trị làm cho giá trị tài sản tăng lên, giảm đi. Giá trị của tài sản thay đổi theo sự thay đổi của những yếu
tố hình thành và tác động đến giá trị của nó. Yêu cầu nguyên tắc:
Thẩm định viên phải theo dõi, cập nhật, dự báo, phân tích các yếu tố chung, vĩ mô, tổng quát (kinh tế, nhà
nước và pháp luật, xã hội và môi trường) và các yếu tố vi mô (chính sách chính quyền địa phương, tài sản
thẩm định, tài sản kê biên) ảnh hưởng đến gí trị của tài sản tại thời điểm thẩm định giá.
6. Nguyên tắc cân bằng:
Khi các yếu tố cấu thành của tài sản đạt được sự cân bằng thì tài sản đạt được khả năng sinh lời tối đa hay
mức hữu dụng cao nhất. Do đó, để ước tính mức sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản, cần phải
phân tích về sự cân bằng của các yếu tố cấu thành của tài sản cần thẩm định giá.
Là sự đầu tư hợp lý giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá thị trường của một tài sản hoặc các tài sản trong
cùng một khu vực, một vùng xác định, để giá trị từ chúng duy trì ổn định và đạt được cao nhất. Khi các yếu
tố cấu thành của tài sản đạt được sự cân bằng thì tài sản đạt được khả năng sinh lời tối đa hay mức hữu dụng cao nhất.
Yêu cầu của nguyên tắc:
Thẩm định viên cần điều tra kỹ lưỡng, phân tích, đánh giá các yếu tố tạo nên giá trị tài sản cả ở giác độ nội
tại và không gian xung quanh tài sản.
7. Nguyên tắc đóng góp:
Mức độ mà mỗi bộ phận của tài sản đóng góp vào tổng thu nhập từ toàn bộ tài sản có tác động đến tổng giá
trị của tài sản đó. Giá trị của một tác nhân sản xuất hay một bộ phận cấu thành tài sản phụ thuộc vào sự vắng
mặt của tác nhân đó làm giảm đi bao nhiêu giá trị của toàn bộ tài sản, có nghĩa là lượng giá trị mà nó đóng
góp vào giá trị toàn bộ là bao nhiêu. Khi xem xét giá trị của tài sản bộ phận, thẩm định viên cần phải xem xét
nó trong mối quan hệ với tài sản tổng thể.
Nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản trong việc xem xét tính khả thi của việc đầu tư bổ sung vào tài sản
khi thẩm định viên xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.
Yêu cầu của nguyên tắc: lOMoARcPSD| 38777299 5
Thẩm định viên cần nhìn nhận các bộ phận tạo thành tài sản như một tổng thể thống nhất, mỗi bộ phận có
vai trò riêng và có đóng góp tạo thành thu nhập từ tổng thể tài sản đầu tư.
8. Nguyên tắc cạnh tranh:
Nguyên tắc cạnh tranh trên thị trường được hiểu là hành vi của các chủ thể tài sản cùng loại trên thị trường,
nhằm mục đích loại trừ hành vi tương ứng của các chủ thể tài sản khác, nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích bản thân.
Lợi nhuận cao vượt trội sẽ thúc đẩy cạnh tranh, đồng thời, cạnh tranh quá mức có thể làm giảm lợi nhuận
và cuối cùng có thể không còn lợi nhuận. Đối với tài sản, mối quan hệ cạnh tranh cũng được quan sát giữa các
tài sản với nhau và giữa tài sản này với tài sản khác. Khi tiến hành thẩm định giá, thẩm định viên cần xem xét,
đánh giá tác động của yếu tố cạnh tranh đến thu nhập của tài sản, đặc biệt khi sử dụng cách tiếp cận từ thu
nhập để xác định giá trị của tài sản. Yêu cầu nguyên tắc:
Khi tiến hành thẩm định giá đối với tài sản đầu tưu (cách tiếp cận thu nhập), thẩm định viên cần nhìn nhận
và phân tích xu hướng cạnh tranh từ những tài sản đầu tư tương tự, tác động của sự cạnh tranh đó đến việc
tăng hiệu quả kinh doanh, vận hành, cho thuê tài sản tương tự và tài sản thẩm định giá.
9. Nguyên tắc dự tính lợi ích tương lai:
• Đ/n: Là hành vi phân đoán của người mua tài sản về quyền, lợi ích tài sản mang lại trong tương lai,
dựa vào kinh nghiệm và tình hình thực tế của thị trường.
Giá trị của tài sản có thể được xác định bằng việc dự tính khả năng sinh lợi trong tương lai.
Giá trị của tài sản cũng chịu ảnh hưởng bởi việc dự kiến thị phần của những người tham gia thị trường và
những thay đổi có thể dự tính trước trong yếu tố này cũng ảnh hưởng đến giá trị. Việc ước tính giá trị của tài
sản luôn luôn dựa trên các triển vọng tương lai, lợi ích dự kiến nhận được từ quyền sử dụng tài sản của người mua. • Yêu cầu nguyên tắc:
Nguyên tắc này là cơ sở cho cách tiếp cận thu nhập. Việc dự báo trong tương lai luôn hàm chứa những yếu
tố rủi ro. Do đó lựa chọn tỷ suất chiết khấu hoặc tỷ suất vốn hóa cần thể hiện các yếu tố: giá trị theo thời gian
của tiền, chi phí cơ hội và những rủi ro đi kèm.
Thẩm định viên phải dự kiến được những lợi ích và nhất thiết phải dựa vào các khoản lợi ích đó để ước tính giá trị tài sản.
Thẩm định viên phải thu thập những chứng cứ của thị trường ở thời điểm gần nhất (chứng cứ về giá cả, giá
cho thuê, tỷ lệ chiết khấu,...) của các tài sản tương tự để tiến hành so sánh, phân tích, điều chỉnh và ước tính giá trị của tài sản.
10. Nguyên tắc thu nhập tăng hoặc giảm:
• Khái niệm: Là sự gia tăng hoặc giảm bớt lợi nhuận thu được từ tài sản đầu tư do việc đầu tư đem lại.
Tổng thu nhập trên khoản đầu tư tăng lên sẽ tăng liên tục tới một điểm nhất định, sau đó mặc dù đầu tư tiếp
tục tăng nhưng mức thu nhập tăng thêm đó sẽ giảm dần.
Khi gia tăng liên tục một nhân tố của quá trình sản xuất, xây dựng (các yếu tố khác không đổi) thì thu nhập
ròng từ tài sản đầu tư sẽ tăng đến điểm giới hạn và sau đó giảm xuống. Tổng thu nhập trên khoản đầu tư tăng
lên sẽ tăng liên tục tới một điểm nhất định, sau đó mặc dù đầu tư tiếp tục tăng nhưng mức thu nhập tăng thêm đó sẽ giảm dần. lOMoARcPSD| 38777299 6
• Yêu cầu của nguyên tắc:
Nguyên tắc này đòi hỏi thẩm định viên có kinh nghiệm và am hiểu thị trường để quyết định xác đáng về
mức đầu tư từng hạng mục công trình. Nguyên tắc này là sự kết hợp với cá nguyên tắc cân bằng, năng suất và đóng góp đầu tư.
11. Nguyên tắc phân phối thu nhập:
Tổng thu nhập sinh ra từ sự kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, quản lý) và
có thể được phân phối cho từng yếu tố này. Nếu việc phân phối được thực hiện theo nguyên tắc tương ứng thì
phần tổng thu nhập còn lại sau khi đã phân phối cho vốn, lao động và quản lý sẽ thể hiện giá trị của đất đai.
Theo nguyên tắc này, để ước tính giá trị của tài sản đầu tư, cần đánh giá đầy đủ các yếu tố tham gia quá
trình tạo ra thu nhập ròng từ tài sản gồm: Đất đai; Vốn; Lao động; Quản lý Nguyên tắc này, cùng với nguyên
tắc đóng góp là cơ sở áp dụng phương pháp lợi nhuận, phương pháp phần dư khi thẩm định giá tài sản đầu tư. Yêu cầu nguyên tắc:
Thẩm định viên phải am hiểu kiến thức về kế toán doanh nghiệp để xác định doanh thu, chi phí hợp lý phát
sinh của loại hình kinh doanh trên bất động sản đi thuê. Phải tiến hành so sánh các chỉ tiêu lợi nhuận, tiền thuê
mặt bằng của doanh nghiệp cần thẩm định với tỷ suất lợi nhuận, tiền thuê phổ thông trên thị trường của những
doanh nghiệp cùng loại hình kinh doanh, quy mô, đặc điểm…trong khu vực.