-
Thông tin
-
Quiz
Dự án truyền thông “Nhà là nơi bão dừng sau cánh cửa” nhằm nâng cao ý thức về giá trị gia đình | Tiểu luân Lý thuyết truyền thông
Ai rồi cũng sẽ trở nên trưởng thành cha mẹ cũng sẽ trở nên già đi. Gia đình có còn là nơi ta tìm về sau những vất vả mỏi mệt, nhà có còn là nơi ta sẽ nghĩ về khi gặp khó khăn nữa không? Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người đặc biệt là giới trẻ ngày càng chạy theo những thành công của riêng mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lý thuyết truyền thông 33 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Dự án truyền thông “Nhà là nơi bão dừng sau cánh cửa” nhằm nâng cao ý thức về giá trị gia đình | Tiểu luân Lý thuyết truyền thông
Ai rồi cũng sẽ trở nên trưởng thành cha mẹ cũng sẽ trở nên già đi. Gia đình có còn là nơi ta tìm về sau những vất vả mỏi mệt, nhà có còn là nơi ta sẽ nghĩ về khi gặp khó khăn nữa không? Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người đặc biệt là giới trẻ ngày càng chạy theo những thành công của riêng mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý thuyết truyền thông 33 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ --------
TIỂU LUẬN
MÔN: LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
Dự án truyền thông “N à
h là nơi bão dừng sau cánh cửa”
nhằm nâng cao ý thức về g á
i trị gia đình. Nhóm sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Bích
Chu Thị Thu Chà
Nguyễn Nhật Hà
Nguyễn Minh Thuần
Nguyễn Thị Đoan Trang
Đặng Thị Thương
Lớp: TTĐC – A2 – K 2 4
Hà Nội, tháng 12, năm 2022
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 3
1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 3 2. Tổng quan về dự á
n............................................................................................ 4
NỘI DUNG ................................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG .... 5
1. Phân tích thực trạng theo mô hình SWOT ..................................................... 5
2. Nghiên cứu đối tượng ........................................................................................ 9
2.1. Nghiên cứu đối tượng dựa trên 3 bình diện ................................................ 9
2.1.1. Nghiên cứu nhân khẩu học xã hội ....................................................... 9
2.1.2. Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng .12
2.1.3. Sở thích, thói quen, nhu cầu thị hiếu tiếp xúc với các sản phẩm
truyền thông của công chúng .......................................................................16
2.2.Kết quả nghiên cứu công chúng.................................................................20
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ THÔNG ĐIỆP ................................................................22
Mục tiêu của dự án truyền thông “Nhà là nơi bão dừng sau cánh cửa” ..................22
1. Mục tiêu dài hạn ...........................................................................................22
2. Mục tiêu ngắn hạn ........................................................................................22
3. Bảng xác định đối tượng và mục tiêu ..........................................................24
4. Thiết kế thông điệp ......................................................................................26 1
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG TÀI LIỆU VÀ LỰA CHỌN KÊNH TRUYỀN
THÔNG ....................................................................................................................27
Lựa chọn kênh truyền thông ....................................................................................27
Xây dựng tài liệu truyền thông ................................................................................30
1. Bản tóm tắt kế hoạch phát triển tài liệu .......................................................30
2. Thiết kế các thông điệp chính ..........................................................................31
3. Thử nghiệm tài liệu (giả định) .........................................................................32
4. Hiệu chỉnh sau đánh giá và thử nghiệm lặp lại (giả định) ...............................32
5. Sản xuất và đăng tải tài liệu chính thức trên các kênh truyền thông đã lựa chọn
của chiến dịch .......................................................................................................34
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ, HOẠCH ĐỊNH LỊCH TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG ....35
CHƯƠNG 5: LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU PHẢN HỒI ................................43
Nghiên cứu phản hồi ................................................................................................43
1. Câu hỏi cho bản hỏi Anket...........................................................................43
2. Qua phỏng vấn sâu .......................................................................................43
3. Phân tích phản hồi ........................................................................................45
Giám sát, đánh giá, động viên ..................................................................................50
1. Giám sát hoạt động, kế hoạch truyền thông ....................................................50
2. Đánh giá hoạt động truyền thông .....................................................................53
3. Đánh giá ưu nhược điểm của kế hoạch ............................................................54
4. Động viên .....................................................................................................55
KẾT LUẬN ..............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................58 2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ai rồi cũng sẽ trở nên trưởng thành cha mẹ cũng sẽ trở nên già đi. Gia đình có
còn là nơi ta tìm về sau những vất vả mỏi mệt, nhà có còn là nơi ta sẽ nghĩ về khi
gặp khó khăn nữa không? Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người đặc biệt là giới
trẻ ngày càng chạy theo những thành công của riêng mình, bên cạnh đó những áp
lực từ cuộc sống từ bạn bè đồng trang lứa đã khiến họ cũng quên đi mất gia đình,
xem gia đình cũng như là một phần áp lực của bản thân. Vấn đề ấy càng đáng báo
động hơn khi những người con ấy dần vô cảm, có những hành vi thờ ơ trước gia
đình mình, và số lượng ngày một gia tăng và phổ biến hơn trong cuộc sống. Những
bạn trẻ ấy dường như đã quên mất rằng gia đình đã là nơi sinh thành và nuôi dưỡng
họ cho khi đến khi trường thành.
Mặc dù, chủ đề gia đình đã phổ biến và quá đỗi quen thuộc với chúng ta,
nhưng với xã hội hiện giờ, với sự phát triển ngày càng nhanh của mạng xã hội,
chúng tô inghĩ tầm quan trọng của gia đình nên được nhấn mạnh thêm một lần nữa,
để mọi người đặc biệt là giới trẻ có thể yêu thương mái ấm gia đình mình hơn.
Hiểu được điều đó, chúng tôi, những bạn trẻ đang theo học tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyền xin được đề xuất một bản kế hoạch truyền thông về tầm quan trọng
của gia đình trên hành trình trưởng thành của mỗi người - dự án mang tên “Nhà là
nơi bão dừng sau cánh cửa” với thông điệp “Nếu bạn có một nơi để về, đó gọi là
nhà. Nếu bạn có một người để yêu thương, đó gọi là gia đình. Nếu bạn có cả hai,
đó là một phước lành.” 3
2. Tổng quan về dự án
“Nhà là nơi bão dừng sau cánh cửa.”
Trong thẳm sâu trái tim mỗi người, gia đình nắm giữ vai trò vĩ đại mà không
thể lay chuyển. Gia đình - hai tiếng thiêng liêng mà khi cất lên lại khơi gợi trong ta
bao xúc cảm. Đó là nơi ta thuộc về, là điểm cuối của mọi con đường trong hành
trình cuộc đời. Nếu nơi lạnh lẽo nhất là nơi không có tình người, vậy gia đình sẽ là
chốn nương náu ấm áp nhất, nồng hậu nhất. Trong xã hội xô bồ và ganh đua đầy
rẫy, liệu ta có vì quá mải mê mà đã quên mất một nơi gọi là “nhà”? Ngày nay, với
sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, đặc biệt là các phương tiện
truyền thông đại chúng, khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình lại càng
“nới rộng”. Giới trẻ dành phần lớn thời gian họ có để “chôn” mình vào thế giới
điện tử. Họ ưu tiên việc giao lưu với những thân phận “ảo” trên các trang mạng xã
hội thay vì trò chuyện cùng những tình cảm “thật” từ gia đình.
Thấu hiểu được vấn đề này, chúng tôi là nhóm sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền quyết định cùng nhau xây dựng dự án truyền thông ngắn hạn về
tình cảm gia đình mang tên “Nhà là nơi bão dừng sau cánh cửa” được lên ý tưởng
và phát động trên nền tảng Facebook (page “Chốn để về”) vào tháng 12.2022, gồm
02 phần nội dung chính “Thơ bé” và “Trưởng thành” với thông điệp xuyên suốt
“Nếu bạn có một nơi để về, đó gọi là nhà. Nếu bạn có một người để yêu thương,
đó gọi là gia đình. Nếu bạn có cả hai, đó là một phước lành.” Dự án hướng tới
mục đích nâng cao tầm quan trọng của gia đình trong nhận thức giới trẻ, đặc biệt là
các bạn sinh viên Học viện báo chí và Tuyên truyền. 4 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢN G
1. Phân tích thực trạng theo mô hình SWOT Phân tích
Tích cực
/ Cơ hội trong việc đạt được
Tiêu cực/Nguy cơ trong SWOT
mục tiêu mà dự án “Nhà là nơi bão
việc đạt được mục tiêu mà
dừng sau cánh cửa” đề r . a
dự án “Nhà là nơi bão
dừng sau cánh cửa” đề ra. 1. Dự án được
• Nắm bắt được tâm lý, tình trạng,
• Ở độ tuổi 15-18 thường thực hiện
biểu hiện từ ảnh hưởng của gia đình
xảy ra trường hợp áp lực bởi các bạn đối với giới trẻ gia đình, áp lực đồng trẻ độ tuổi
trang lứa, nhiều áp lực tuổi đó chủ y u là
18 vẫn đang • Những người ở độ ế trong cuộc sống, nên suy
đang xa gia đình, dễ gợi nên cảm xúc ở trong gia nghĩ thường sẽ theo
và tình yêu trong gia đình đến độc đình cùng hướng tiêu cực. giả. bố mẹ, chưa
thành lập gia • Giàu sức sáng tạo, linh động trong • Thiếu cái nhìn khách đình riêng.
các cách truyền tải thông điệp để đạt
quan, cũng có thể trường
được mục tiêu một cách hiệu quả.
hợp thiếu vắng gia đình. 5
2. Dự án thực • Hiệu quả tức thời, nhanh chóng, rõ
• Khó đạt được mục tiêu hiện trong rệt. dài hạn lan tỏa năng khoảng
lượng tích cực tầm quan
• Tập trung mọi nguồn lực, mọi ý thời gian quan trọng của gia đình
tưởng cho dự án, các hoạt động ngắn hạn
đối với mỗi người trên
truyền thông cho dự án sẽ được thực
hành trình trưởng thành. (1 tháng).
hiện tối đa, gia tăng lượt tương tác,
giữ vững, ổn định mức theo dõi.
• Không mất quá nhiều thời gian để
duy trì dự án, không tốn quá nhiều kinh phí duy trì dự án. 3. Dự án được thực
• Nắm bắt rõ tâm lý giới trẻ - đối • Trải nghiệm nghiệm hiện bởi
tượng chủ yếu của dự án thực tiễn chưa nhiều. các bạn
• Có kinh nghiệm, sức sáng tạo, sử ạ ẹp. sinh viên • Kinh phí h n h
dụng thông thạo nhiều phương tiện đã đang truyền thông .
• Chưa tạo được sức hút từng có cũng như độ uy tín, kinh
• Có mạng lưới quan hệ truyền thông thương hiệu nhằm thu nghiệm
giúp đẩy nhanh quá trình đưa dự án hút sự chú ý. quản lí
đến gần với công chúng. thành lập 6 các dự án khác nhau.
4. Không phải • Dễ dàng trong việc xin hỗ trợ truyền • Tính cạnh tranh cao, đòi là vấn đề thông.
hỏi phải có sự đổi mới mới, từng để thu hút công chúng
• Có cơ hội định hướng nhìn nhận có nhiều một cách nhanh chóng.
khắc phục từ những dự án đã thành dự án
lập để thay thay đổi tránh rủi ro thành lập
trong quá trình thực hiện mục tiêu. • Rất dễ bị trùng ý tưởng, nội dung khiến đối
• Có nguồn thông tin tham khảo dồi tượng truyền thông dào. nhầm lẫn, bỏ qua. 7
5. Là một vấn • Gia đình luôn là một nhân tố quan • Sẽ gây nhàm chán, đề tất yếu
trọng và thiết yếu trong xã hội, không có yếu tố kích trong xã
lượng tiếp cận đông đảo, hầu như tất
thích hay bất ngờ, vì chỉ hội
cả mọi người dù từ trẻ đến già.
cần nhắc đến gia đình
thì ai cũng sẽ biết và tự
• Sẽ được hỗ trợ bởi các cơ cộng đồng giác hiểu.
xã hội, hệ thống báo chí, bởi vấn đề
mang tính cấp thiết và nhân văn 6. Dự án
• Sẽ gợi được tinh thần đồng cảm với
• Nhiều người không chú được thực độc giả, ở
b i trong dịp sát Tết, nhữn g ý hơn vì thường dịp hiện trong
người con xa quê sẽ cảm thấy nhớ cuối năm, mọi người tháng 12
nhà, ước muốn được Tết đoàn viên thường bận rộn hơn, (cuối năm
sum vầy. Từ đó nâng cao được hiệu không có đủ thời gian 2022)
quả truyền thông của chiến dịch. để quan tâm các dự án truyền thông. 8
2. Nghiên cứu đối tượng
2.1. Nghiên cứu đối tượng dựa trên 3 bình diện
2.1.1. Nghiên cứu nhân khẩu học xã hội
- Bằng phương pháp Phỏng vấn An-ket (bảng hỏi)
• Hầu hết những đối tượng tham gia khảo sát đều ở độ tuổi từ 18-30 tuổi đang
sinh sống và học tập, làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội; độ tuổi trên 30 và
độ tuổi dưới 18 chỉ chiếm số lượng nhỏ. Trong đó:
o Hơn 80% là sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng và những người
đang đi làm (có thể có gia đình).
o 10,5% là những người trên 30 tuổi, đã có gia đình ổn định.
o 7,9% là học sinh dưới 18 tuổi học tập các trường THCS, THPT. 9
• Tỉ lệ nam - nữ tham gia khảo sát cũng chênh lệch rõ rệt khi có: o 84,2% là nữ. o 15,8% là nam. -
Bằng phương pháp Phỏng vấn sâu
Q: Chào bạn, bạn có thể giới thiệu một chút về bản thân mình được không?
A: Mình tên là Vũ Huyền Trang, năm nay mình 18 tuổi và mình đến từ Hưng Yên.
Hiện tại mình đang là sinh viên năm nhất tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. -
Bằng phương pháp khai thác tài liệu trên Internet •
Theo báo Tuyên giáo, trong môi trường (gia đình, nhà trường, xã hội) thì gia
đình và giáo dục gia đình góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển
nhân cách của mỗi con người, nhất là định hình trên hành trình trưởng thành. Với
ý nghĩa là môi trường văn hoá đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân từ khi chào đời đến
phát triển và trưởng thành liên tục được tiếp nhận những tình cảm tốt đẹp từ các
thành viên, văn hoá gia đình là giá trị cốt lõi của văn hoá xã hội, vì rằng, đó là 10
khởi nguồn sinh ra con người, nuôi dưỡng con người từ thuở lọt lòng đến khi
trưởng thành. Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm ban đầu đối với quá trình xã hội
hoá của con trẻ/ cá nhân, ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành phẩm chất,
nhân cách gốc của mỗi người. Nhưng bên cạnh đó, thực tế cho thấy, một bộ phận
những người trẻ đang chịu tác động xấu bởi tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, lối sống
thực dụng, trọng tiền tài, vật chất nói chung. Họ không còn coi gia đình là điểm
để về, bắt đầu thờ ơ với gia đình và mải chạy theo những chủ nghĩa cá nhân của bản thân mình. •
Tìm hiểu của trang Oilgas.vn về sự khác biệt giữa gia đình phương Tây và
gia đình phương Đông, ở gia đình phương Tây, trẻ sẽ phải tự lao động để kiếm
tiền từ rất sớm, chúng độc lập với cha mẹ mình. Còn ở gia đình phương Đông,
con cái sinh ra là báu vật, họ sẽ dành tất cả những gì tốt nhất cho con, hi sinh vì
con để con có thể có một hành trình trưởng thành tốt. Chính điều này cũng góp
phần lý giải tại sao tầm ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi con người thường
được cho là quan trọng ở các nước Châu Á thay vì Châu Âu, Châu Mỹ.
• Theo bài báo của Bộ văn hoá, thể thao và du lịch nghiên cứu về vai trò của
nữ giới và nam giới trong gia đình. Kết quả này cho thấy phụ nữ có vai trò trọng
yếu trong việc điều hoà các mối quan hệ gia đình và so với phụ nữ thì nam giới có
nhiều điểm không sánh bằng. Nam giới trong gia đình kiếm tiền để đóng góp vào
kinh tế gia đình do vậy họ có ít thời gian chăm sóc con cái và quan tâm đến gia
đình. Ngược lại người phụ nữ trong gia đình trực tiếp tham gia, quản lý mọi việc
trong nhà sẽ có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến con cái và gia đình, quán
xuyến mọi việc. Do đó nữ giới sẽ có thiên hướng quan tâm nhiều về gia đình hơn là nam giới. 11 -
Từ những nghiên cứu trên, cho thấy rằng những đối tượng quan tâm tới
những dự án về gia đình chủ yếu thuộc lứa tuổi đang là sinh viên, người đi làm (có
thể có gia đình) thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. Và phần đông là số lượng nữ
tham gia, quan tâm khảo sát chiếm gần 90%. Điều này cũng xuất phát từ lý do rằng
tính cách ở nữ giới thường tinh tế, nhạy cảm và có xu hướng quan tâm đến gia đình nhiều hơn nam giới.
2.1.2. Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượn g
- Bằng phương pháp An-két: • Nhận thức:
Kết quả cho thấy, 100% những người tham gia có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của gia đình. 12 • Thái độ:
Hầu hết mọi người đều quan tâm đến hiện tượng “vô cảm” với gia đình trong giới
trẻ, chỉ 13,2% không đồng ý với điều đó. 13 • Hành vi:
Đa số mọi người đều sẵn sàng thể hiện tình cảm với gia đình, theo nhiều cách khác
nhau, bên cạnh đó tồn tại một bộ phận vẫn ngần ngại trong việc này.
- Bằng phương pháp phỏng vấn sâu: • Nhận thức:
Q: Theo bạn, trên hành trình trưởng thành, gia đình có vai trò như thế nào đối với
mỗi người? Tại sao bạn lại nghĩ như vậy?
A: Mình nghĩ rằng gia đình giống như 1 điểm tựa vững chắc để những đứa con lấy
đó làm động lực, vươn tới những chân trời xa, là bến đỗ bình yên giúp xoa dịu
những tổn thương, những phút yếu lòng của con người. Bởi lẽ đó, mối quan hệ
giữa gia đình và các thành viên trong tập thể này được liên kết bởi 1 sợi dây tình
cảm vô hình, rất thiêng liêng và vô giá. Chính vì thế, gia đình là cội nguồn của mỗi
người, tình cảm gia đình được trân trọng và tôn vinh hơn bất kì tình cảm khác. 14 • Thái độ:
Q: Bạn có cảm thấy giới trẻ ngày nay đang dần trở nên vô cảm với gia đình
không? Bạn có quan tâm đến việc khắc phục tình trạng này không?
A: Một bộ phận trong giới trẻ ngày nay đang bộc lộ rõ thái độ thờ ơ và có phần
chểnh mảng trong việc bồi đắp và hun đúc tình cảm gia đình. Nguyên nhân chủ
yếu là do họ bị cuốn vào guồng quay ác liệt của cuộc sống, công việc và bận tâm
nhiều hơn đến các mối quan hệ khác trong cuộc sống. Cá nhân mình dành nhiều sự
quan tâm đến việc khắc phục tình trạng này, luôn tự nhắc nhở bản thân là cho dù
cuộc sống có bận rộn đến đâu thì cũng cần phải dành 1 sự ưu tiên cho gia đình. • Hành vi:
Q: Bạn làm gì để chứng tỏ tầm quan trọng của gia đình với bản thân?
A: Để chứng minh cho điều ấy, chúng ta không cần làm những điều quá phô
trương hay khuếch đại. Đơn giản là xuất phát từ chính thâm tâm mình: luôn nghĩ
về gia đình, dành cho họ sự quan tâm, chăm sóc, động viên họ sau những vấp ngã.
Từ lúc lên đại học, mình luôn muốn trở về nhà và nếu có cơ hội là tranh thủ về
ngay lập tức. Mình cũng đang nỗ lực phấn đấu thành con ngoan trò giỏi, thực hiện
tốt trách nhiệm của 1 người con trong gia đình.
Theo kết quả thu được từ những nghiên cứu trên, đa số công chúng đều có
nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của gia đình trong mỗi người. Họ có 1 thái
độ tương đối tích cực về vấn đề này, đa số dành sự quan tâm và sẵn sàng hành
động để chứng minh điều ấy cũng như tìm ra giải pháp cho những con người nhận
thức chưa đúng về vai trò của gia đình. 15
2.1.3. Sở thích, thói quen, nhu cầu thị hiếu tiếp xúc với các sản phẩm truyền
thông của công chúng
- Bằng phương pháp bảng hỏi Anket:
• Đa số đối tượng tham gia nghiên cứu đều thường xuyên tiếp xúc với phương
tiện truyền thông là mạng xã hội. Mọi người chủ yếu tương tác và tiếp nhận
các thông tin, sản phẩm truyền thông qua các ứng dụng, trang mạng xã hội
chiếm tỉ lệ cao lệ tới 85%
• Một lượng nhỏ công chúng chọn phương tiện in ấn như giấy báo, sách vở,
tạp chí để tiếp nhận sản phẩm truyền thông 10%
• Ngoài ra, chỉ có 5% tiếp xúc sản phẩm truyền thông qua các kênh truyền hình. 16
• 60% công chúng có thói quen và sở thích sử dụng mạng xã hội là công cụ
để bày tỏ, chia sẻ trạng thái của mình.
• 20% không thường xuyên sử dụng mạng xã hội để đăng tải các khoảnh khắc, thông điệp.
• Số 20% còn lại không có hoạt động đăng tải gì trên mạng xã hội.
• Đa số mọi người (85%) có chung suy nghĩ việc đăng tải và quảng bá chiến
dịch, dự án lên các nền tảng xã hội sẽ đem lại hiệu quả 17 -
Bằng phương pháp phỏng vấn sâu:
Q1: Bạn là một người thường xuyên tiếp xúc với các ứng dụng, trang mạng xã hội
thì liệu bạn có quan tâm tới dự án liên quan tới Gia đình không?
A1: Vì là 1 người rất thường xuyên tiếp xúc với các ứng dụng, trang mạng xã hội
nên tôi rất quan tâm tới dự án tới Gia đình. Bởi lẽ tôi thấy nó vô cùng ý nghĩa,
điều đó có thể gắn kết các thành viên lại với nhau hơn… Và tôi hi vọng sắp
tới sẽ có nhiều dự án liên quan tới Gia đình nhiều hơn nữa để chúng ta thấy
được tầm quan trọng và sự cần thiết của nó đến với mỗi cá nhân thời đại 4.0 ngày nay!
A2: Theo mình, những dự án về gia đình có ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là đối với giới
trẻ hiện nay, vì vậy mình luôn có sự quan tâm đối với những dự án như vậy.
A3: Đây là một dự án mà mình rất quan tâm và mong đợi bởi gia đình k chỉ quan
trọng đối với mỗi cá nhân chúng ta trên hành trình trưởng thành mà còn là
nhân tố quan trọng đến sự phát triển của xã hội
Q2: Bạn mong chờ điều gì từ dự án này sẽ đem lại cho bạn và mọi người?
A1: Mình muốn không chỉ mình mà tất cả mọi người biết được lịch sử, n guồn gốc,
ý nghĩa ngày cha mẹ. Thông qua đó cha mẹ và con cái có thể gần gũi, thấu
hiểu nhau hơn, để không còn những vướng mắc trong bất cứ chuyện gì, trong
bất cứ hoàn cảnh nào. Đối với mình đây là một dự án rất bổ ích và thú vị, vì
vậy mình sẽ chia sẻ dự án này đến với những người thân quen của mình.
A2: Chúng ta đôi khi hờ hững với những thứ quen thuộc, nhưng hài hứng với
những thứ xa lạ với Dự án này sẽ cho mọi người thấy tầm quan trọng, giá trị
của gia đình, qua đó sẽ giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn, chia
sẻ tâm sự với nhau nhiều hơn.
A3: Gia đình là tế bào của xã hội và nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành nhân cách mỗi con người , gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc của 18
mỗi ng trên hành trình trưởng thành . Thế nhưng ta thấy xã hội phát triển cũng
kéo theo nhiều vấn đề xấu , gần đây ta bắt gặp nhiều vụ án thương tâm liên
quan đến người trong cùng một gia đình nó thật đáng buồn và đáng sợ . Chính
vì vậy mình mong dự án này sẽ đem lại nhiều giá trị tích cực và ý nghĩa , có
sức lan tỏa mạnh mẽ đến với cộng đồng.
- Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu:
• Lief - phiên bản chính thức có mặt trên App Store và Google Play vào cuối
tháng 10.2015 đã gây sự chú ý và tranh cãi từ phía người dùng khi chỉ cho
phép kết nối với 12 người quan trọng nhất. Giải thích về việc Lief chỉ cho
mời 12 người, nhà sáng lập Lief người Hà Lan - Marco Van Aggele cho
rằng ông đang nhận thấy nhu cầu của người dùng về một mạng xã hội tạo
ra không gian gắn kết thật sự và riêng tư đang rất bức thiết. Thống kê của
Trung tâm nghiên cứu Pew chỉ ra 27% người sử dụng không hài lòng với
Facebook vì người khác dễ dàng xem các thông tin mà họ đăng tải, 36%
người dùng đang phập phồng với nỗi quan ngại lớn nhất là danh tính và
hình ảnh của mình bị người khác chia sẻ mà không hỏi ý kiến. Hơn nữa,
một nghiên cứu tại trường đại học Utah Mỹ cũng chỉ ra rằng mỗi người
không có quá 9 người bạn thân thiết.
• Nhãn hàng sữa đậu nành Fami là đơn vị nổi bật trong những hoạt động
cộng đồng hướng đến gia đình với chiến dịch gây tiếng vang “Nhà là
nơi…”, được khởi xướng từ năm 2015. Là thương hiệu được yêu thương và
chia sẻ bởi hàng triệu gia đình Việt Nam. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Fami
kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam 28/6. Chiến dịch năm 2016 mang chủ đề
“Nhà là nơi sẻ chia bao xúc cảm”, mong muốn lan tỏa thông điệp về sự sẻ
chia, cùng nhau bày tỏ suy nghĩ, tình cảm dành cho ông bà, bố mẹ, anh chị 19