Ghi chú chương 1 | Môi trường và phát triển | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Ghi chú chương 1 trong môn học "Môi trường và Phát triển" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM là tài liệu tóm tắt các nội dung chính của chương đó. Trong ghi chú này, sinh viên thường ghi lại những ý chính, khái niệm quan trọng, ví dụ minh họa và các quan điểm từ giảng viên hoặc từ các nguồn tài liệu khác. Ghi chú giúp sinh viên tổ chức và làm rõ kiến thức, làm cho việc học và ôn tập trở nên hiệu quả hơn. Mục tiêu của ghi chú chương 1 là giúp sinh viên hiểu sâu hơn về nội dung và ý nghĩa của chương, đồng thời chuẩn bị cho việc tham gia vào các hoạt động học tập và thảo luận.
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU I.
TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG 1. Khái niệm chung:
1.1. Khái niệm môi trường
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật" (Quốc hội Việt Nam, 2014)
Môi trường có tính hệ thống. Đó là các hệ thống hở, gồm nhiều cấp, trong đó
con người và các yếu tố xã hội - nhân văn, thông qua các điều kiện tác
động, tác động vào hệ thống tự nhiên. Không thể có vấn đề môi trường nếu
thiếu hoạt động của con người.
Do môi trường có tính hệ thống nên công tác môi trường đòi hỏi những
kiến thức đa ngành, liên ngành. Những quyết định về môi trường chỉ dựa
trên một lĩnh vực chuyên môn nhất định là không hoàn hảo và không
hiệu quả, mà cần dựa trên sự hợp tác cửa nhiều ngành.
1.2. Thành phần môi trường
“Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồn đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất
khác.” (Quốc hội Việt Nam, 2014)
1.3. Tiêu chuẩn môi trường
“Tiêu chuẩn môi trường là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý
dùng làm tiêu chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá
trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.” (Quốc hội Việt Nam, 2014)
1.4. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
“Quy chuẩn kĩ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải,
các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.” (Quốc hội Việt Nam, 2014) 1 lOMoAR cPSD| 41487872
1.5. Ô nhiễm môi trường
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thu ật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây
ảnh hướng xấu đến con người và sinh vật.” (Quốc hội Việt Nam, 2014) a/ Ô nhiễm nước:
- Các yếu tố vật lý (pH, độ màu, độ đục, chất rắn tổng số - gồm chất rắn lơ
lửng và chất rắn hoà tan; các yếu tố hoá học (DO, BOD, COD, NH4+, NO3-,
NO2-, các hợp chất phenol, hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV), lignin, kim
loại năng) ; các yếu tố sinh học (tổng số vi khuẩn kỵ khí và háo khí).
- Bệnh dịch liên quan : tả, lỵ trực khuẩn, thương hàn, phó thương hàn, tiêu
chảy trẻ em, viêm gan siêu vi trùng (có thể truyền qua sò, hến), lỵ amip,
giun chỉ, sán ruột, giun gan,… b/ Ô nhiễm khí:
- Mưa axit, khói mù (SO2), khói nhà máy (F), CFC, CO, hóa chất BVTV,
chất phóng xạ
- Vi trùng, vi rút (gây bệnh lao, bạch hầu, cúm,…) - Tiếng ồn c/ Ô nhiễm đất:
- Phân bón vô cơ, hoá chất BVTV, chất diệt cỏ, chất phóng xạ, kim loại
nặng,… d/ Thoái hóa đất:
Mặn hoá thứ sinh do bốc hơi, do tưới;
- Xói mòn do nước và do gió ;
- Axit hoá thứ sinh : mưa axit. hoạt động dinh dưỡng chọn lọc của vị
cây trồng, phân khoáng, ôxy hoá pyrit (FeS2) ;
- Đá ong hoá, karst hoá;
- Rửa trôi, bạc màu ;
- Nhiễm mặn ;
- Cát lấp lũ quét ;
- Bùng phát cỏ dại.
1.6. Suy thoái môi trường
“Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.” (Quốc hội Việt Nam, 2014) 2 lOMoAR cPSD| 41487872
VD: - Mất an toàn nơi cư trú (do sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường và
mất ổn định xã hội)
- Cạn kiệt tài nguyên (do khai thác quá mức, sử dụng không hợp lý
và do biến động điều kiện tự nhiên)
- Xả thải quá mức, ô nhiễm.
Suy thoái môi trường thường là quá trình chậm, khó định lượng chính xác,
khó (nhưng không phải là không thể) đảo ngược nên đòi hỏi phải được can
thiệp bằng một chiến lược, bằng các chương trình phát triển bền vững.
1.7. Sự cố môi trường
“Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người
hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường
nghiêm trọng.” (Quốc hội Việt Nam, 2014)
Sự cố môi trườ ng bao gồm: s ự cố tự nhiên (động đất, sóng thần, sa mạc hóa,
nhiễm mặn…) và sự cố nhân tạo (nổ nhà máy hạt nhân, vỡ đập thủy điện,…).
2. Cấu trúc môi trường Gồm 3 phân hệ:
- Phân hệ sinh thái tự nhiên: các thành phần của tự nhiên và mối liên hệ
giữa chúng tạo ra các loại tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, nơi cư
trú và nơi chứa đựng chất thải. (ví dụ: đất, nước, khí hậu, sinh vật,…)
- Phân hệ xã hội: tạo ra các chủ thể tác động lên phân hệ tự nhiên. (ví dụ:
Dân cư, nguồn lao động, phong tục, tập quán,…)
- Phân hệ các điều kiện: các hoạt động kinh tế tạo ra các phương thức,
các kiểu loại, các mức độ tác động lên phân hệ sinh thái tự nhiên và
phân hệ xã hội nhân văn.
+ Tự nhiên gây ra cho con người: tác động môi trường.
+ Con người gây ra cho tự nhiên: sức ép môi trường.
3. Phân loại môi trường
3.1. Theo chức năng
- Môi trường tự nhiên (Natural environment): bao gồm các thành phần
tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,…
- Môi trường xã hội (Social environment): bao gồm các quan hệ xã hội
giữa người – người, ví dụ: giám đốc – nhân viên, thầy – trò, quyền con người,…
- Môi trường nhân tạo (hay còn gọi là Môi trường kỹ thuật - Artificial
environment): bao gồm các đối tượng lao động do con người tạo ra và
chịu sự chi phối của con người, ví dụ: nhà ở, công trình giao thông,
điểm dân cư,… 3 lOMoAR cPSD| 41487872 Lưu ý:
• Các loại môi trường có quan hệ mật thiết với nhau và thương
xuyên biến đổi.
• Môi trường tự nhiên là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của con
người → sự thay đổi môi trường tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
3.2. Theo sự sống
- Môi trường vật lý (Physical environment): là các thành phần vô
sinh (không có sự sống) của môi trường tự nhiên, như thạch
quyển, thủy quyển, khí quyển,…
- Môi trường sinh học (Bio-environment): là thành phần hữu sinh (diễn
ra sự sống) của môi trường, như các hệ sinh thái, các quẩn thể thực vật,
động v ật, vi sinh vật và cả con người. Từ thuật ngữ môi trường sinh
học đã đưa đến thuậ t ngữ Môi trường sinh thái (Ecological
environment) nhấn mạnh đến “tính sinh học” và bảo vệ sự sống.
3.3. Theo thành phần tự nhiên: môi trường đất (soil environment),
môi trường nước (water environment), môi trường không khí (air environment),…
3.4. Theo v ị trí địa lý: môi trường ven biển (coastal zone environment),
môi trường đồng bằng (delta environment), môi trường đồi núi (hill environment).
3.5. Theo khu vực dân cư sinh sống: thành thị, nông thôn
4. Chức năng của môi trường
Môi trường có 5 chức năng:
- Không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật
- Cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất
của con người.
- Nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và
sản xuất và có khả năng tự làm sạch nhờ vào các cơ chế: vật lí (pha
loãng, xáo trộn, sa lắng, phát tán,…), hóa học (các phản ứng hóa học),
sinh học (sự hấp thu, biến đổi, phân hủy,… các chất của sinh vật).
- Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh
vật, ví dụ: tầng ozone ngăn tia cực tím, nước mặt cân bằng nhiệt độ,
độ ẩm không khí, hồ tự nhiên điều tiết nguồn nước, rừng đầu nguồn
giảm lũ quét, rừng ven biển chắn sóng,…
- Lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người:
+ Lưu giữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa (thung lũng sông, hóa thạch,…). 4 lOMoAR cPSD| 41487872
+ Cung cấp chỉ thị môi trường (vân gỗ, nấm đá, thủy triều đỏ, phân bố
rạn san hô, bão nhiệt đới, chuồn chuồn bay thấp, kiến rời tổ,…)
+ Cung cấp ý tưởng cho con người.
+ Lưu trữ nguồn gen.
II. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN
1. Khái niệm tài nguyên:
Tài nguyên (resources) là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được
con người sử dụng để tạo ra của cải vật chất hay tạo ra giá trị sử dụng mới.
2. Phân loại tài nguyên
2.1. Tài nguyên thiên nhiên
- Theo thuộc tính tự nhiên: tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản
- Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,…
- Theo khả năng bị hao kiệt trong quá trình sử dụng: tài nguyên có
thể bị hao kiệt, tài nguyên không bị hao kiệt
Trong Khoa học môi trường, tài nguyên thiên nhiên được chia thành ba loại:
- Tài nguyên vĩnh cửu (perpetual resources): loại tài nguyên có liên quan
trực tiếp hay gián tiếp đến năng lượng mặt trời (tài nguyên vô tận)
➔ Có thể phân ra:
• Năng lượng trực tiếp: là nguồn năng lượng chiếu sáng trực tiếp từ
mặt trời
• Năng lượng gián tiếp: là những dạng năng lượng gián tiếp của bức xạ
mặt trời bao gồm: gió, sóng biển, thủy triều,…
- Tài nguyên tái tạo (renewable resources): có thể tự duy trì, tự bổ
sung liên tục khi được quản lý hợp lý
VD: tài nguyên rừng, tài nguyên nước, đất,… 5 lOMoAR cPSD| 41487872
- Tài nguyên không tái tạo (unrenewable resources): bị biến đổi hay mất
đi sau quá trình sử dụng
VD: tài nguyên khoáng sản, nguồn gen di truyền
2.2. Tài nguyên nhân tạo: do con người tạo ra (chế độ xã hội, tập quán, tín ngưỡng,…)
3. Tổng quan về phát triển
3.1. Khái niệm phát triển
- Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh
thần cho con người
- Nếu sự phát triển chủ yếu dựa vào tăng trưởng kinh tế (bỏ qua các
yếu tố khác) → phát triển không bền vững
- Ủy ban Môi trường và Phát triển LHQ (1987) đã đưa ra khái niệm
phát triển bền vững là phát triển sao cho thế hệ hiện tại đáp ứng được
nhu cầu của mình mà không làm hại đến thế hệ tương lai và đáp ứng
được nhu cầu của họ.
- "Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế
hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng
kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường"
(Theo Điểm 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường VN, 2014) 6 lOMoARcPSD|414 878 72
- Phát triển bền vững đòi hỏi: 7 lOMoAR cPSD| 41487872
+ Về kinh tế: phải tự trang trải được các nhau cầu hợp lý với chi phí
không vượt quá thu nhập.
+ Về xã hội: phải thỏa mãn hợp lý các nhu cầu về tin thần, vật chất và
văn hóa của con người, bảo vệ tính đa dạng văn hóa.
+ Về môi trường (sinh thái): đảm bảo duy trì sự ổn định và an toàn
lâu dài của các hệ sinh thái.
3.2. Các chỉ số về phát triển
a/ Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội – GDP (Gross Domestic Product)
"Giá trị thị trường của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được
tạo ra hay sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong
khoảng thời gian nhất định" (Cục thống kê (2017), Niên giám thống kê
2016, NXB Thống kê, tr.155)
* Ý nghĩa: dùng để so sánh mức độ thu nhập của cư dân giữa các
vùng lãnh thổ, giũa các quốc gia
* Hạn chế của chỉ số GDP
- Cho biết sự phát triển KT nhưng không đánh giá chính xác về mức sống
- Không tính đến kinh tế phi tiền tệ (sản xuất hàng hóa tại gia đình,
công việc tình nguyện,…)
- Không tính đến sự phát triển bền vững (khi khai thác quá
mức tài nguyên, ô nhiễm môi trường)
→ Dù còn nhiều hạn chế, chưa có một công cụ đo lường hiện tại nào có
thể thay thế hoàn hảo cho GDP. Vì thế, thay vì tiếp tục tranh luận về GDP
và đòi hỏi thay đổi bằng một khuôn khổ mới – phức tạp và cần sự thay
đổi hoàn toàn hệ thống và dữ liệu hiện tại, các nhà thông kê nên tìm cách
cải thiện dữ liệu của GDP.
b/ Chỉ số tiến bộ đích thực – GPI (Genuine Progress Indicator) 8 lOMoAR cPSD| 41487872
- Khác với GDP, GPI lượng hóa và cộng thêm vào các công việc thiện
nguyện và trừ đi các phí tổn chi cho các hiệu ứng tiêu cực như tội phạm,
ô nhiễm, suy thoái tài nguyên,…
- Nhiều nước phát triển đang sử dụng GPI thay thế cho GDP nhằm
đánh giá sự hưng thịnh đích thực và toàn diện
c/ Chỉ số phát triển con người – HDI (Human Development Index)
* Ý nghĩa: phản ánh chất lượng cuộc sống của dân cư trong một quốc
gia * HDI được tính dựa trên 3 chỉ thị:
- GDP tính theo đầu người hoặc GNI đầu người tính bằng USD theo PPP → kinh tế
- Tỉ lệ người biết chữ và số năm được đi học → giáo dục
- Tuổi thọ trung bình → y tế
* HDI được đánh giá trên thang điểm từ 0-
1 - HDI < 0,500 → thấp, chậm phát triển
- HDI từ 0,501 đến 0,799 → trung bình
- HDI > 0,800 → cao, phát triển cao
d/ Chỉ số nghèo tổng hợp – HPI (Human Poverty Index)
Chỉ số HPI biểu thị mức sống của một quốc gia.
Đối với các nước đang phát triển, dựa trên 3 nhân tố cơ bản là: tuổi
thọ, kiến thức và mức sống (GDP/người)
Đối với các nước phát triển, dựa trên 4 nhân tố: tuổi th ọ, kiến
thức và mức s ống, thêm nhân tố vị thế của người dân trong xã hội
(được tôn trọng, tham gia vào các hoạt động, mức độ dân chủ,…)
3.3. Một số mô hình kinh tế:
a/ Mô hình truyền thống (phát triển thiế u bề n vững): Là mô hình
phát triển KT – XH nhằm cổ vũ cho một xã hội tiêu thụ, nổi bật là các
hoạt động kinh doanh. (“Kinh doanh là sử dụng nguyên liệu, năng
lượng và áp dụng công nghệ để sản xuất ra hàng hóa, tạo ra chất thải
và bán hàng hóa đến người tiêu dùng”)
Kinh doanh = Sản xuất + Thương mại
* Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh đến môi
trường - Khai thác tài nguyên đến mức suy thoái
- Gây ô nhiễm môi trường (do chất thải trong hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa) 9 lOMoAR cPSD| 41487872
* Đặc điểm của phát triển theo mô hình tăng trưởng thiếu bền vững:
- Tăng GDP gần như là mục tiêu duy nhất, tách hoạt động
kinh tế khỏi hệ thống xã hội và nhân văn.
- Phát triển kinh tế không chú ý đến bảo tồn tự nhiên, gây suy
thoái tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.
- Không tính chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm, không giải
quyết tận gốc đói nghèo.
b/ Mô hình phát triển bền vững:
- Mô hình mong đợi (kỳ vọng của các quốc gia)
- Phát triển dựa trên sự cân bằng giữa các mục tiêu KT- XH –
MT trong hiện tại và tương lai (Tăng trưởng kinh tế bền vững,
Xây dựng xã hội bền vững, Bảo vệ môi trường)
→ Quốc gia tiêu biểu: Na Uy, Phần Lan
4. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
Phát triển và môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau:
- Môi trường có một vị trí đặc biệt đối với con người và phát triển,
môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển. Tài nguyên và
môi trường là đầu vào của mọi nền kinh tế, mọi quá trình phát triển.
- Sự bất ổn về môi trường, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên tất yếu sẽ dẫn
đến sự suy thoái của một nền văn minh, của một quá trình phát triển.
- Phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi đối với môi trường, thể
hiện sự tác động hai chiều. Phát triển ồ ạt và thiếu kiểm soát sẽ gây ra
nhiều tác động có hại đến môi trường và ngược lại ô nhiễm hoặc suy
thoái môi trường là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
--------------------------------
Câu hỏi ôn tập chương 1.
1. Khái niệm và các thành phần của môi trường.
2. Cấu trúc, phân loại và chức năng của môi trường
3. Khái niệm về phát triển
4. Một số chỉ thị về phát triển
5. Quan hệ giữa môi trường và phát triển
-------------------------------- 10 lOMoAR cPSD| 41487872
CHƯƠNG 2: DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Các thông số cơ bản của dân số học
- Tỷ lệ sinh: là số lượng con sinh ra trên 1000 người dân trong 1 năm. Số
con thì tính cho cả năm, còn dân số thì lấy số liệu vào giữa năm tính.
- Tỷ lệ tử: là số người chết tính trên 1000 người dân trong 1 năm.
- Tỷ lệ tăng dân số: là hiệu số giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử (r = b - d). Lưu ý rằng
tỷ lệ tăng dân số r tính trên 1000 người dân. Các nhà dân số học còn dùng
một thuật ngữ khác mà ta cần tránh nhầm lẫn là % tăng dân số hàng năm.
Nó được tính là số lượng dân gia tăng hàng năm trên 100 người dân.
1.1. Quy mô: - Thời điểm
→ Như dân số Việt Nam ngày 1/4/2019 - Thời kỳ
→ Như tổng dân số trong năm 2019
→ Theo trình độ phát triển xã hội (như xã hội nông nghiệp,
xã hội công nghiệp v.v…)
(Ngày dân số Thế giới (11/7) )
1.2. Cơ cấu dân số: - Theo giới tính
+ Khái niệm: là sự tương quan giữa giới nam so với giới nữ
hoặc so với tổng số dân (đơn vị tính: %)
+ Đặc điểm cơ cấu dân số theo giới
• Biến động theo thời gian
• Khác nhau ở từng nước và từng khu
vực VD: nước phát triển: nữ > nam
Nước đang phát triển: nữ < nam
+ Cấu trúc theo giới tính ở VN:
• Cơ cấu theo giới tính: 49,8% nam (2019)
• Tỉ số giới tính: 99,1 nam / 100 nữ (2019)
• Tỉ số giới tính khi sinh: 111,5 trai / 100 bé gái (2019) - Theo tuổi
+ Khái niệm: là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo
những nhóm tuổi nhất định
+ Cơ cấu các nhóm tuổi:
• Dưới tuổi lao động: 0-14
• Trong tuổi lao động: 15-59 (nam) (hoặc đến 54 với nữ) 11 lOMoAR cPSD| 41487872
• Trên tuổi lao động: >=60 (nam) (hoặc >=55 với nữ)
- Theo trình độ học vấn
- Theo khu vực kinh tế
+ Khu vực I: Nông – lâm – ngư nghiệp
+ Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng
+ Khu vực III: Dịch vụ
- Theo tôn giáo: là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo
nhựng nhóm tôn giáo nhất định
- Theo dân tộc: là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo các
dân tộc trên một lãnh thổ nhất định
VD: Ở VN (2018) có gần 90% dân số là dân tộc Kinh MỞ RỘNG
* Cơ cấu dân số vàng
- Biểu hiện:
+ Số người phụ thuộc nhỏ hơn 50%
+ Số người trong độ tuổi lao động chiếm >60% dân số ( hoặc cứ 2
người lao động nuôi 1 người không lao động)
- Thời gian kéo dài cơ cấu dân số vàng khoảng 30-40 năm
- Cơ cấu dân số vàng chỉ xảy ra một lần duy nhất cho một quốc gia,
một lãnh thổ
- Tổng cục Thống kê (2009) định nghĩa cơ hội dân số vàng xảy ra khi tỉ lệ
trẻ em (0-14) thấp hơn 30% và tỉ lệ người cao tuổi (65 trở lên) thấp hơn 15% * Già hóa dân số:
- Tiêu chí xác định già hóa dân số +
Người trên 65 tuổi >= 7% dân số +
Người trên 60 tuổ >= 10% dân số
1.3. Biến động dân số
a/ Biến động tự nhiên
Mối quan hệ giữa tỉ lệ sinh – tử
b/ Biến động cơ học
Mối quan hệ giữa xuất cư – nhập
cư 1.4. Phân bố dân cư
- Dân số Việt Nam phân bố không đều giữa các cùng, tập trung chủ
yếu vào các vùng có điều kiện phát triển kinh tế xã hội thuận lợi
hơn như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng song Cửu Long...
- Mật độ dân số Việt Nam thuộc loại cao trên thế giới. 12 lOMoAR cPSD| 41487872
2. Sự gia tăng dân số thế giới
- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng
gấp đôi rút ngắn lại.
- Gia tăng dân số chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển.
+ Chiếm 80% dân số thế giới
+ Chiếm 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới
➔ Gia tăng dân số chịu ảnh hưởng lớn của tỉ trọng dân số trong độ
tuổi sinh sản
*Gia tăng dân số tại Việt Nam:
- Tỉ lệ gia tăng: 1,14% (2019) → Dân số còn tăng nhanh
- Xu hướng giảm dần: 1,56% (1989-1999) → 1,24% (1999-2009)
3. Gia tăng dân số và các vấn đề về tài nguyên, môi trường
3.1. Tác động môi trường của sự gia tăng dân số
a/ Công thức thể hiện tác động của sự gia tăng dân số đến môi trường (Miller, 1993) I=C.P.E Trong đó:
- I (Intensity) → Mức độ tác động đến môi trường
- P (Population) → Dân số (sự gia tăng)
- C (Consumption) → Số đơn vị tài nguyên, năng lượng mỗi
người tiêu thụ
- E (Effects) → Mức độ suy thoái và ô nhiễm môi trường do tiêu
thụ một đơn vị tài nguyên, năng lượng.
Yếu tố quan trọng nhất trong công thức trên cần được kiểm
soát nhằm giảm áp lực lên môi trường ở các quốc gia đang phát
triển là: P (Population)
b/ Các tác động của sự gia tăng dân số đến tài nguyên, môi trường
1 – Sức ép lớn lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường Trái đất
(*) → giảm mức tiêu thụ nguồn tài nguyên tái tạo trên đầu người
2 – Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy
của môi trường tự nhiên trong khu vực đô thị, khu sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp
3 – Sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu thụ dư
thừa tài nguyên ở các nước phát triển → tình trạng di dân 13 lOMoAR cPSD| 41487872
* Nghịch lý: Tài nguyên khai thác ở các nước đang phát triển
nhưng tiêu thụ chủ yếu ở các nước phát triển.
VD: Nước Mỹ chỉ chiếm 4,7% dân số thế giới, nhưng:
+ Tiêu thụ 25% các nguồn tài nguyên thế giới
+ Thải ra 25-30% chất thải
4 – Sự gia tăng dân số đô thị và hình thành các thành phố lớn, các siêu
đô thị làm cho môi trường cục bộ ở các khu vực này bị suy thoái
nghiêm trọng. Các vấn đề xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
* Hậu quả của đô thị hóa tự phát
- Nông thôn: mất đi một phần nhân lực - Thành phố:
"Sự di cư (chủ yếu là người trong độ tuổi lao động), khiến vùng ĐBSCL thiếu hụt
nguồn nhân lực để phát triển. Tỷ lệ dân số tốt nghiệp Trung học phổ thông trong
vùng chỉ còn 11,3% và tỷ lệ dân số có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ còn 9,7%
(thấp nhất nước)." -Vnexpress
3.2. Quan hệ gữa dân số và tài nguyên, môi trường 14 lOMoAR cPSD| 41487872
- Dân số và tài nguyên đất đai: Hàng năm trên thế giới có gần 70.000
km2 đất canh tác bị hoang mạc hóa do sự gia tăng dân số. Hoang mạc hóa
đang đe dọa gần 1/3 diện tích Trái đất, ảnh hưởng đến cuộc sống của ít
nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn và
không còn khả năng trồng trọt do tác động gián tiếp của con người.
- Dân số và tài nguyên rừng: Dân số gia tăng dẫn đến thu hẹp diện tích
rừng do các nhu cầu: khai thác gỗ phục vụ xây dựng và sinh hoạt, phá
rừng làm rẫy, mở đường giao thông, nuôi trồng thủy sản,...
- Dân số và tài nguyên nước: Tác động chính của việc gia tăng dân số
đối với tài nguyên nước như sau:
+ làm giảm diện tích mặt nước (ao, hồ, sông ngòi,...)
+ làm ô nhiễm các nguồn nước do chất thải sinh hoạt, sản xuất công - nông nghiệp,...
+ làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy sông suối.
--------------------------------
Câu hỏi ôn tập chương 2.
1. Các thông số cơ bản của dân số học
2. Sự gia tăng dân số thế giới
3. Các giai đoạn của chuyển tiếp dân số
4. Tác động môi trường của sự gia tăng dân số
5. Quan hệ giữa dân số và tài nguyên 15