Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 1
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 1 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 1. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CD)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 - Cánh diều Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một
cách chế giễu và trịch thượng thế. Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt
bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm.
(Dế Mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài)
Đọc văn bản trên và khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Câu 1. Trong đoạn văn có những nhân vật nào? A. Dế Choắt B. Dế Mèn C. Cả 2 nhân vật trên
Câu 2. Dế Choắt có đặc điểm gì? A. cao lớn B. yếu đuối C. đọc ác
Câu 3. Từ “hàng xóm” là từ loại gì? A. danh từ B. động từ C. tính từ
Câu 4. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt? A. tôn trọng B. coi thường C. thương cảm
III. Luyện từ và câu
Câu 1. Phần gạch chân trong các câu sau đây trả lời cho câu hỏi nào?
a. Người lớn đánh trâu ra cày.
b. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
c. Chàng kị sĩ sợ quá, thúc ngựa vọt ra, chạy đến miệng cống.
d. Đi được ít lâu, Hoa gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây thổi sáo. Câu 2.
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm trăng, Hồ Chí Minh)
Tìm các danh từ trong đoạn thơ trên.
Câu 3. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
a. Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê.
b. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đê bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
c. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ "Người ta thì đi tàu ta" và treo một cái ống
để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu.
d. Mẹ khuyên nhủ tôi phải chăm chỉ học hành bằng một giọng nói rất nhẹ nhàng.
Câu 4. Sắp xếp các danh từ sau vào nhóm danh từ chung và danh từ riêng: Phố Huế,
cành hoa, bàn ghế, quả bóng, Thu Hà, Việt Nam, quyển sách, bóng đá, Lào, Mông
Cổ, máy tính, Hải Phòng, Nguyễn Đình Thi, Phạm Văn Đồng, sách giáo khoa, con
ong, Hòn Gai, Nghệ An, Nguyễn Đình Thi. III. Viết
Đề bài: Viết đoạn văn về một nhân vật trong câu chuyện em đã đọc, có sử dụng ít nhất hai danh từ. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Trong đoạn văn có những nhân vật nào? C. Cả 2 nhân vật trên
Câu 2. Dế Choắt có đặc điểm gì? B. yếu đuối
Câu 3. Từ “hàng xóm” là từ loại gì? A. danh từ
Câu 4. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt? B. coi thường
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Phần gạch chân trong các câu sau đây trả lời cho câu hỏi nào? a. Ai?. b. Làm gì? c. Ở đâu? d. Ai? Câu 2.
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm trăng, Hồ Chí Minh)
Các danh từ trong đoạn thơ: tù, rượu, hoa, cảnh, đêm nay, người, trăng, cửa sổ, khe cửa, nhà thơ
Câu 3. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
a. Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài b. Hôm nay c. Trên mỗi chiếc tàu
d. bằng một giọng nói rất nhẹ nhàng. Câu 4.
⚫ Danh từ chung: cành hoa, bàn ghế, quả bóng, quyển sách, bóng đá, máy tính, sách giáo khoa, con ong,
⚫ Danh từ riêng: Phố Huế, Thu Hà, Việt Nam, Lào, Mông Cổ, Hải Phòng, Nguyễn
Đình Thi, Phạm Văn Đồng, Hòn Gai, Nghệ An, Nguyễn Đình Thi III. Viết Gợi ý:
Em đã đọc truyện cổ tích Thạch Sanh rất nhiều và cảm thấy yêu thích nhất nhân vật
Thạch Sanh. Chàng vốn là thái tử của học hoàng đầu thai xuống làm con của một
cặp vợ chồng đã lớn tuổi, sống hiền lành, phúc đức nhưng vẫn chưa có con. Từ nhỏ,
Thạch Sanh đã mồ côi cha mẹ. Hằng ngày, chàng lên rừng đốn củi để kiếm sống.
Sau này lớn lên, chàng được thiên thần xuống dạy cho mọi đủ phép biến hóa.Tình
cờ, Thạch Sanh gặp gỡ và kết nghĩa với Lí Thông. Chàng coi hắn như người thân
trong nhà và hết lòng giúp đỡ. Nhưng Lí Thông năm lần bảy lượt hãm hại chàng.
Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, đại bàng. Chàng còn cứu được công chúa và con
trai vua Thủy tề. Có thể nói, Thạch Sanh chính mang những vẻ đẹp tiêu biểu của
một dũng sĩ: khỏe mạnh, tài năng và dũng cảm. Nhưng mọi việc đã bị Lí Thông
cướp công. Trở về hoàng cung, công chúa không nói cũng chẳng cười. Vua cho mời
thầy thuốc cứu chữa không khỏi, phải cho hoãn đám cưới với Li Thông. Lúc này,
khi trở về trần gian, hồn chằn tinh và đại bàng đã bày mưu hãm hại, khiến Thạch
Sanh bị vu cho tội ăn cắp, bắt giam vào ngục Trong ngục, chàng đem cây đàn quý
được vua Thủy tề ra đánh. Kì lạ, công chúa nghe tiếng đàn liền nói được, cười được.
Nhà vua cho gọi Thạch Sanh vào, đến đây sự việc đã rõ. Thạch Sanh được quyền xử
tội Lí Thông, nhưng với tấm lòng nhân hậu, chàng đã tha chết cho hắn. Sau này,
Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho, chàng còn xuất sắc đánh bại mười tám
nước chư hầu. Khi nhà vua lớn tuổi, lại không có con trai nên đã truyền ngôi cho
Thạch Sanh. Với nhân vật Thạch Sanh, bài học được gửi gắm đến người đọc là “ở
hiền gặp lành”. Tài năng, mưu trí của Thạch Sanh khiến cho tôi cảm thấy khâm phục, yêu mến. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Tôi có một cái răng khểnh. Thỉnh thoảng, tụi bạn lại trêu tôi. Có bạn còn nói: “Đó là
vì cậu không chịu đánh răng. Người siêng đánh răng, răng sẽ mòn đều.” Từ đó, tôi ít khi cười. Một hôm, bố tôi hỏi:
- Sao dạo này bố ít thấy con cười? Tôi nói:
- Tại sao con phải cười hả bố?
- Đơn giản thôi. Khi cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ. Khuôn mặt người ta, đẹp nhất là nụ cười.
- Nhưng con cười sẽ rất xấu.
- Tại sao? – Bố ngạc nhiên. – Ai nói với con vậy?
- Không ai cả, nhưng con biết rất xấu! Đẹp sao được khi có cái răng khểnh?
- Ái chà! – Bố bật cười. – Thì ra là vậy. Bố thấy đẹp lắm! Nó làm nụ cười con khác
với các bạn. Đáng lí con phải tự hào chứ. Mỗi người có một nét riêng. Hãy quan sát
đi rồi con sẽ thấy rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình.
Một hôm, tôi thuật lại câu nói của bố về điều bí mật cho cô giáo. Cô nhìn tôi, dịu dàng hỏi:
- Vậy em có điều gì bí mật không?
- Dạ có. Nhưng em sẽ không kể cho cô nghe đâu ạ.
- Khi em kể điều bí mật cho một người biết giữ nó thì bí mật vẫn còn. Khi em kể
cho cô, sẽ có hai người cùng giữ chung một bí mật.
Tôi đã kể cho cô nghe bí mật của tôi. Tôi cũng muốn kể cho các bạn nghe nữa, như
vậy các bạn sẽ giữ giùm tôi một điều bí mật, bí mật về một câu bé hay cười vì có cái răng khểnh. (Cái răng khểnh)
Đọc văn bản trên và khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Câu 1. Bạn nhỏ trong bài có điểm gì đặc biệt?
A. Một chiếc răng khểnh B. Mái tóc rất dài C. Đôi bàn tay búp măng
Câu 2. Vì sao bạn nhỏ ít khi cười?
A. Bạn nhỏ cảm thấy buồn chán
B. Bạn nhỏ thường bị bạn bè trêu về chiếc răng khểnh
C. Bạn nhỏ không thích cười
Câu 3. Khi bạn nhỏ giải thích, người bố đã nói gì?
A. Chiếc răng khểnh khiến nụ cười của bạn nhỏ đẹp hơn
B. Mỗi người đều có một nét riêng và bạn nhỏ cần tự hào về điều đó C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Theo em, bài học sau gửi gắm qua câu chuyện là gì?
A. Mỗi người đều có một điểm riêng, không giống ai
B. Chúng ta cần yêu những khuyết điểm của chính mình C. Cả 2 đáp án trên
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Đặt câu với từ rạng rỡ, tươi sáng.
Câu 2. Em hãy tìm các danh từ chỉ các loài hoa.
Câu 3. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm:
a. Chiếc điện thoại này có rất nhiều tiện ích.
b. Nhà em trồng rất nhiều cây cam trong vườn.
c. Hoa phượng là loài hoa của tuổi học trò.
d. Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc. III. Viết
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu bản thân hoặc một người bạn. Chỉ ra
danh từ mà em đã sử dụng trong câu. Đáp án
Câu 1. Bạn nhỏ trong bài có điểm gì đặc biệt?
A. Một chiếc răng khểnh
Câu 2. Vì sao bạn nhỏ ít khi cười?
B. Bạn nhỏ thường bị bạn bè trêu về chiếc răng khểnh
Câu 3. Khi bạn nhỏ giải thích, người bố đã nói gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Theo em, bài học sau gửi gắm qua câu chuyện là gì? C. Cả 2 đáp án trên
II. Luyện từ và câu Câu 1.
- Bạn Như có nụ cười rạng rỡ.
- Tương lai tươi sáng đang chờ cậu phía trước.
Câu 2. Các danh từ chỉ các loài hoa: hoa hồng, hoa mai, hoa đào, hoa lan, hoa huệ,
hoa cúc, hoa hướng dương,.... Câu 3.
a. Cái gì có rất nhiều tiện ích?
b. Nhà em trồng rất nhiều cây cam ở đâu?
c. Cái gì là loài hoa của tuổi học trò?
d. Khi nào cây cối đâm chồi nảy lộc? III. Viết Gợi ý:
Tôi tên là Nguyễn Minh Phương. Hiện tại, tôi đang là học sinh lớp 4A1, trường
Tiểu học Nguyễn Du. Gia đình của tôi gồm có bốn thành viên là bố, mẹ, anh Hoàng
và tôi. Tôi rất thích đọc sách và chơi game. Môn học yêu thích của tôi là Tiếng Việt.
Tôi ước mơ có thể trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người.
Danh từ: Nguyễn Minh Phương, học sinh, Nguyễn Du, gia đình,...