Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 10
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 10. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 10 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 10. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CD)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10 - Cánh diều Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
Bé ngồi tập tễnh làm thơ
Ôi khó quá! biết mấy giờ mới xong
Này đôi mắt sáng của ông
Này trắng xoá mái tóc bông của bà
Này trìu mến nụ cười ba
Này âu yếm giọng hiền hoà mẹ yêu
Làm sao... nói hết bao điều...
Bé ngồi lặng lẽ giữa chiều nắng phơi
Dù thơ chưa viết thành lời
Nhưng bao ý tứ đã khơi trong lòng
Bài thơ bé đã làm xong
Là lòng thương kính từ trong chân tình.
(Làm thơ, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nhân vật em bé trong bài đang làm gì?
Câu 2. Kết quả của công việc đó như thế nào?
Câu 3. Em có suy nghĩ gì khi đọc bài thơ?
Câu 4. Tìm hai tính từ trong bài thơ?
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Nhân hóa là gì? Lấy ví dụ?
Câu 2. Đặt 2 câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
Câu 3. (*) Phần gạch chân dưới đây trả lời cho câu hỏi gì?
a. Một viên thị vệ hớt hải chạy vào.
b. Trong rừng, muôn loài đang tổ chức cuộc thi chạy để tìm ra nhà vô địch.
c. Hoàng rất cao lớn, khỏe mạnh.
d. Ngồi trong lớp, tôi chăm chú lắng nghe cô giáo giảng bài.
e. Hôm qua, tôi đã được điểm mười môn Toán.
g. Mẹ tôi đã đưa bà ngoại về vào chiều chủ nhật. III. Viết
Đề bài: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật em bé trong bài đang tập tễnh làm thơ
Câu 2. Kết quả của công việc là thơ vẫn chưa được viết thành lời
Câu 3. Em cảm nhận được tình cảm yêu mến của em bé dành cho những người thân yêu.
Câu 4. Tính từ: khó, sáng
II. Luyện từ và câu Câu 1.
- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được
dụng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên
gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. - Ví dụ: Ông trời
Mặc áo giáp đen (Mưa, Trần Đăng Khoa)
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta (Ca dao) Câu 2.
⚫ Bác đồng hồ đang chăm chỉ làm việc.
⚫ Chú khỉ leo lên ngọn cây thật nhanh.
Câu 3. Phần gạch chân dưới đây trả lời cho câu hỏi gì? a. Ai? b. Ở đâu? c. Như thế nào? d. Làm gì? e. Khi nào? g. Làm gì? III. Viết Gợi ý:
Hôm qua, lớp em đã đến tham quan tại đền Gióng ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm,
Hà Nội. Chúng em đã có một chuyến đi rất bổ ích và thú vị. Cô giáo đã cho cả lớp
chia thành từng nhóm nhỏ để tự đi tham quan. Em đang cùng các bạn tham quan ở
tượng Thánh Gióng. Bỗng nhiên, một luồng ánh làm cả nhóm chói mắt. Sau đó,
một tráng sĩ cao to xuất hiện. Trên người tráng sĩ mặc một bộ áo giáp sắt thật oai
phong. Tráng sĩ giới thiệu rằng mình là Thánh Gióng. Cả nhóm đã vô cùng ngạc
nhiên. Sau đó, tráng sĩ đã kể lại cuộc chiến chống lại giặc Ân. Chúng em say sưa
ngồi nghe mà quên mất thời gian. Ai cũng đều tỏ ra khâm phục Thánh Gióng, vị
anh hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Thời gian trôi qua thật nhanh, Thánh
Gióng nói đã đến lúc phải từ biệt. Trước khi đi, Thánh Gióng còn khuyên nhủ
chúng em phải chăm chỉ học tập, rèn luyện và có lòng yêu nước. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Tin-tin: Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé thứ nhất: Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên Trái Đất.
Tin-tin: Cậu sáng chế cái gì?
Em bé thứ nhất: Khi nào ra đời, mình sẽ chế ra một vật làm con người hạnh phúc.
Mi-tin: Vật đó ăn ngon chứ? Nó có ồn ào không?
Em bé thứ nhất: Không đâu, chẳng ồn ào tí gì cả. Mình chế sắp xong rồi, cậu có muốn xem không?
Tin-tin: Có chứ! Nó đâu?
Em bé thứ hai: Cậu có muốn xem vật mình sáng chế không?
Tin-tin: Có chứ, cái gì đấy?
Em bé thứ hai: Có ba mươi vị thuốc trường sinh ở kia, trong những chiếc lọ xanh.
Em bé thứ ba: (Từ trong đám đông đi ra) Mình mang đến một thứ ánh sáng mà
chưa ai biết cả. (Em bé tỏa ra một thứ ánh sáng lạ thường). Thật là kì lạ phải không?
Em bé thứ tư: (Kéo tay Tin-tin) Cậu lại đây xem cái máy của mình, nó biết bay
trên không như một con chim.
Em bé thứ năm: Hãy lại xem cái máy của mình đã. Nó biết dò tìm những kho báu
còn giấu kín trên Mặt Trăng.
(Trích Ở vương quốc tương lai)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nhân vật chính trong truyện là? A. Tin-tin B. Mi-tin C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Có mấy nhân vật em bé trong truyện? A. 3 B. 4 C. 5
Câu 3. Các em bé lần lượt đưa ra những phát minh gì?
Câu 4. Em thích phát minh nào nhất? Vì sao?
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Đặt câu với các từ họa sĩ, ước mơ
Câu 2. Tìm động từ trong đoạn văn dưới đây:
Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy
qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi
ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: “Vì sao
quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”
(Người tìm đường lên các vì sao)
Câu 3. (*) Xác định trạng ngữ trong câu và cho biết đó là trạng ngữ gì?
a. Vào dịp cuối tuần, gia đình của em sẽ đi chơi ở Đà Nẵng.
b. Trong phòng học, cô giáo đang say sưa giảng bài.
c. Chúng em đang ôn tập lại kiến thức để chuẩn bị cho kì thi.
d. Chiếc bánh được gói bằng hộp giấy. III. Viết
Đề bài: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
(*) Bài tập nâng cao Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật chính trong truyện là? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Có mấy nhân vật em bé trong truyện? C. 5
Câu 3. Các em bé lần lượt đưa ra những phát minh:
⚫ Em bé thứ nhất: một vật làm con người hạnh phúc
⚫ Em bé thứ hai: ba mươi vị thuốc trường sinh ở kia, trong những chiếc lọ xanh
⚫ Em bé thứ ba: một thứ ánh sáng mà chưa ai biết cả
⚫ Em bé thứ tư: cái máy biết bay trên không như một con chim
⚫ Em bé thứ năm: cái máy biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên Mặt Trăng Câu 4.
Em thích phát minh của em bé thứ nhất, vì nó sẽ giúp con người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.
II. Luyện từ và câu Câu 1.
Bác Cường là một họa sĩ tài năng.
Ước mơ của Tùng là trở thành một nhạc sĩ.
Câu 2. Động từ: mơ ước, bay, nhảy, ngã, gãy, nảy, ra Câu 3. (*)
a. Vào dịp cuối tuần - thời gian, ở Đà Nẵng - nơi chốn
b. Trong phòng học - nơi chốn
c. để chuẩn bị cho kì thi - mục đích
d. bằng hộp giấy - phương tiện III. Viết Học sinh tự viết.