Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 14
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 14. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 14 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 14. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CD)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 - Cánh diều Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản Hạt gạo làng ta Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay… Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy... Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà
Những năm cây súng Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông… Hạt gạo làng ta Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát
Hạt vàng làng ta… (Hạt gạo làng ta)
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Hạt gạo được làm nên từ những gì?
Câu 3. Tìm những câu thơ nói về nỗi vất vả của con người để làm ra hạt gạo?
Câu 4. Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?
III. Luyện từ và câu
Câu 1. Đặt câu với các từ lam lũ, tôn vinh.
Câu 2. Xác định các câu sau được viết theo mẫu câu nào?
a. Hoàng là lớp trưởng của lớp 5A.
b. Hà đang quét sân giúp bố mẹ.
c. Hường rất hiền lành, chăm chỉ.
d. Hoàng Anh là một học sinh gương mẫu.
Câu 3. (*) Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau:
a. Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật. Chúng không hề xa lạ mà vô cùng
gắn bó với cuộc sống của con người. Câu chuyện về chú chó trung thành cứu chủ
thoát chết. Hay hình ảnh con trâu cùng người nông dân lao động vất vả. Cả chú dế
mèn được các cậu học trò nâng niu như báu vật. Những loài động vật nhỏ bé đã
nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của mỗi người. Chúng tạo nên kí ức đẹp đẽ về bức
tranh cuộc sống đầy màu sắc.
b. Chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm. Bởi nguồn nước
không chỉ đang ngày càng cạn kiệt mà còn đang trở nên ô nhiễm. Suy nghĩ trái đất
chẳng có gì nhiều như nước quả là sai lầm. Đúng là khoảng tám mươi phần trăm
thế giới là nước. Nhưng đó không phải là nước ngọt mà con người có thể sử dụng
được. Hơn nữa chúng ta có thể nhịn ăn trong vài ngày, nhưng lại không thể sống
thiếu nước trong vài giờ. Hãy sử dụng tiết kiệm nước ngọt bởi nó có một tầm quan
trọng rất lớn đối với cuộc sống của nhân loại. III. Viết
Đề bài: Viết đoạn văn kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết. Xác định câu
chủ đề trong đoạn văn.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ bốn chữ.
Câu 2. Hạt gạo được làm từ thiên nhiên và con người: từ vị phù sa bồi đắp cho
ruộng đồng màu mỡ phì nhiêu, từ nước hồ sen tưới cho lúa tươi tốt, từ tình cảm và
công sức của con người (người mẹ) một nắng hai sương đổ ra trên đồng ruộng.
Câu 3. Những câu thơ nói về nỗi vất vả của con người để làm ra hạt gạo: Giọt mồ hôi sa.
Những trưa tháng sáu. Nước như ai nấu. Chết cả cá cờ. Cua ngoi lên bờ.
Mẹ em xuống cấy. * Hạt gạo làng ta Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Câu 4. Hạt gạo được gọi là hạt vàng, vì hạt gạo rất quý. Con người đã phải đổ mồ
hôi, công sức để làm ra được hạt gạo.
II. Luyện từ và câu Câu 1.
- Cuộc sống của bác Năm rất vất vả, lam lũ.
- Bác Hùng được tôn vinh trước toàn thôn về tấm gương người tốt, việc tốt.
Câu 2. Xác định các câu sau được viết theo mẫu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai như thế nào? d. Ai là gì? Câu 3.
a. Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật.
b. Chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm. III. Viết Gợi ý:
- Đoạn văn: Chị Võ Thị Sáu là người phụ nữ dũng cảm và tài năng. Chị sinh năm
1933 và mất năm 1952. Quê ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ năm mười lăm tuổi, chị
đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Vào tháng 5 năm
1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người
chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, chị bị đày ra Côn Đảo, bị xử tử. Năm 1993, Nhà
nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu
Anh hùng lực lượng vũ trang. Em rất ngưỡng mộ và yêu mến chị.
Câu chủ đề: Chị Võ Thị Sáu là người phụ nữ dũng cảm và tài năng. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Thời nhà Trần có một người tên là Yết Kiêu, sức khỏe phi thường. Đặc biệt, ông
bơi lội rất giỏi. Mỗi lần ông lặn xuống biển, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất
liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên.
Hồi ấy, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến
vào cửa biển Vạn Ninh. Nhà vua sai sứ giả đi tìm người đánh giặc. Yết Kiêu bèn tìm đến, tâu vua rằng:
- Thần tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ giặc vào bụng cá. Vua hỏi:
- Nhà ngươi cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền bè?
- Tâu bệ hạ, thần chỉ cần một cái dùi sắt, một chiếc búa – ông đáp.
Một mình ông lặn xuống biển, tìm đáy tàu giặc, đục thủng tàu. Tàu giặc đắm hết
chiếc này đến chiếc khác. Quân giặc vô cùng sợ hãi.
Mãi về sau, giặc đem một cái ống nhòm thủy tinh có phép nhìn thấu qua nước, thấy
ông đi lại thoăn thoắt như đi trên bộ. Chúng bèn đem cái vó bằng sắt, nhân lúc ông
đang mải đục một chiếc tàu, buông xuống chụp lấy ông. Bắt được Yết Kiêu, giặc tra khảo ông:
- Nước Nam có bao nhiêu kẻ lặn được như ngươi? Ông bảo chúng:
- Không kể những người đi lại dưới nước suốt mười ngày không lên, còn như hạng
ta thì một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng không chở hết.
Giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác. Ông giả vờ nghe theo, rồi thừa
lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi. Bấy giờ quân giặc đã bị thiệt hại khá
nặng, lại nghe nói nước Nam nhiều người có tài lặn nên đành phải quay tàu trở về,
không dám quấy nhiễu nữa. (Ông Yết Kiêu)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Ông Yết Kiêu có tài năng gì? A. Bơi lội rất giỏi B. Sáng tác văn chương C. Đấu vật
Câu 2. Ông Yết Kiêu dùng đồ vật gì để đánh giặc? A. Một cái dùi sắt B. Một chiếc búa C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Khi giặc dụ dỗ Yết Kiêu đưa chúng đi bắt những người khác, ông đã làm gì? A. Giả vờ nghe theo
B. Thừa lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Qua câu chuyện, ông Yết Kiêu hiện lên là người có tính cách như thế nào? A. Dũng cảm, mưu trí
B. Hèn nhát, ngốc nghếch C. Nhân hậu, tốt bụng
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a. Ngôi nhà của em trông rất đẹp đẽ và … (xấu xí/khang trang)
b. Những luống rau trong vườn thật … (tươi tốt/tươi vui)
c. Đàn cò (trắng muốt/trắng toát) đang bay lượn trên bầu trời.
d. Bé Hà có nụ cười rất (dễ dàng/dễ thương).
Câu 2. Xác định thành phần câu:
a. Hàng ngày, tôi đi học cùng với Lan Anh.
b. Tùng và Hùng là những người bạn tốt của nhau.
c. Trên bầu trời, chị mây đang dạo chơi.
d. Nhà em gồm có năm thành viên.
Câu 3. Điền dấu câu thích hợp:
Một hôm [ ] Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:
- Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông [ ]
Tô Hiến Thành không do dự, đáp [ ]
[ ] Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Thái hậu ngạc nhiên hỏi:
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông [ ] sao không tiến cử? Tô Hiến Thành tâu [ ]
- Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường [ ] còn hỏi
người tài ba giúp nước [ ] thần xin cử Trần Trung Tá [ ]
(Một người chính trực) III. Viết (*)
Đề bài: Viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn, xác định câu chủ đề của đoạn văn đó.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Ông Yết Kiêu có tài năng gì? A. Bơi lội rất giỏi
Câu 2. Ông Yết Kiêu dùng đồ vật gì để đánh giặc? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Khi giặc dụ dỗ Yết Kiêu đưa chúng đi bắt những người khác, ông đã làm gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Qua câu chuyện, ông Yết Kiêu hiện lên là người có tính cách như thế nào? A. Dũng cảm, mưu trí
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a. Ngôi nhà của em trông rất đẹp đẽ và … (khang trang)
b. Những luống rau trong vườn thật … (tươi tốt)
c. Đàn cò (trắng muốt đang bay lượn trên bầu trời.
d. Bé Hà có nụ cười rất (dễ thương). Câu 2.
a. Hàng ngày/ tôi/ đi học cùng với Lan Anh. (Trạng ngữ - Chủ ngữ - Vị ngữ)
b. Tùng và Hùng/ là những người bạn tốt của nhau. (Chủ ngữ - Vị ngữ)
c. Trên bầu trời/ chị mây/ đang dạo chơi. (Trạng ngữ - Chủ ngữ - Vị ngữ)
d. Nhà em/ gồm có năm thành viên. (Chủ ngữ - Vị ngữ)
Câu 3. Điền dấu câu thích hợp:
Một hôm [,] Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:
- Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông [?]
Tô Hiến Thành không do dự, đáp [:]
[-] Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Thái hậu ngạc nhiên hỏi:
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông [,] sao không tiến cử? Tô Hiến Thành tâu [:]
- Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường [,] còn hỏi
người tài ba giúp nước [,] thần xin cử Trần Trung Tá [.]
(Một người chính trực) III. Viết (*) Gợi ý:
Trong thế giới loài vật, em thích nhất là con gà trống tía. Thân hình của nó cân đối,
chắc nịch như chiếc ấm giỏ. Trên đầu trống tía rung rinh chiếc mào đỏ tươi. Lông
cổ màu vàng xen đỏ đậm, còn lông cánh thì màu xanh đen. Toàn thân nó lại phủ
một lớp lông vũ mềm mại màu xám sẫm. Chiếc đuôi của nó vổng cao, những cái
lông đuôi dài và cong rủ xuống trông thật là đẹp. Đôi chân nhỏ xíu màu vàng bóng
nhưng lại rất chắc khỏe, với cái móng cứng và sắc, chiếc cựa nhọn hoắt chĩa ngang.
Mỗi buổi sáng, nó thường cất tiếng kêu để đánh thức mọi người dậy. Em yêu chú gà của nhà mình lắm.
Câu chủ đề: Trong thế giới loài vật, em thích nhất là con gà trống tía.