Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 16
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 16. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 16 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 16.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CD)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 - Cánh diều Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
“Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng
Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín
Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh
Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon
Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn
Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ
Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế!
- Không mẹ ơi! Con đã ngoan đâu
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan!”
(Khi mẹ vắng nhà, Trần Đăng Khoa)
Đọc và trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Khi mẹ vắng nhà, em bé trong bài thơ đã làm những công việc gì?
Câu 2. Khi mẹ về đã thấy những gì?
Câu 3. Nhận xét về tình cảm của em bé với mẹ?
III. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm các từ chỉ hoạt động trong lớp học.
Câu 2. Xác định chủ ngữ trong các câu sau?
a. Chúng em đang chơi nhảy dây dưới sân trường.
b. Cây cối trong vườn thật tươi tốt.
c. Em cùng các bạn đến thăm cô Hồng.
d. Những chú chim nhảy nhót trên cành cây.
Câu 3. Đặt câu theo mẫu: a. Ai là gì? b. Cái gì như thế nào? III. Viết
Đề bài: Viết một bức thư hỏi thăm người thân. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Khi mẹ vắng nhà, em bé đã luộc khoai, cùng chị giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ
vườn, quét sân và quét cổng.
Câu 2. Khi mẹ về đã thấy: thấy khoai đã chín, gạo đã trắng tinh, cơm dẻo và ngon,
cỏ đã quang vườn, cổng nhà sạch sẽ.
Câu 3. Tình cảm của em bé: yêu thương, thấu hiểu những vất vả của mẹ.
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Các từ chỉ hoạt động trong lớp học: viết bài, đọc sách, nghe giảng, phát biểu,... Câu 2. a. Chúng em b. Cây cối c. Em cùng các bạn d. Những chú chim
Câu 3. Đặt câu theo mẫu:
a. Bố của em là một bác sĩ đa khoa.
b. Bông hoa trong vườn thơm ngát. III. Viết Mẫu 1
Hà Nội, ngày… tháng… năm… Bà nội kính mến,
Cháu là Hoàng Anh đây ạ! Lâu lắm rồi, cháu không viết thư cho bà. Vậy nên hôm
nay, cháu mới ngồi viết lá thư này. Đầu tiên, cháu muốn gửi lời hỏi thăm đến bà.
Bố mẹ và hai chị em cháu vẫn rất khỏe mạnh. Kết quả học tập của cháu rất tốt.
Điểm thi cuối kì của môn Toán và Tiếng Việt, cháu đều được mười. Bà có tự hào về cháu không ạ?
Lâu lắm rồi cháu không được ăn những món ăn mà bà nấu. Cháu nhớ nhất là món
canh chua siêu ngon của bà. Nghỉ hè, cháu sẽ xin phép bố mẹ về quê. Cháu sẽ ở
cùng bà suốt ba tháng hè luôn. Bà có đồng ý không ạ?
Cuối thư, cháu chúc bà có thật nhiều sức khỏe. Cháu yêu bà nhiều lắm! Cháu của bà Hoàng Anh Đỗ Hoàng Anh Mẫu 2
Hà Nội, ngày… tháng … năm 20…
Anh Hồng Đức thân mến của em!
Thế là năm nay anh lại kỷ niệm sinh nhật 24 tuổi của mình ở Sing-ga-po. Hôm qua
bố mẹ có nhắc em hỏi xem năm nay em tổ chức sinh nhật của mình có vui không?
Các bạn có đến dự đông đủ không?
Thay mặt anh em nói chuyện với bố mẹ rằng anh và các bạn đi “cáp treo" ra bờ
biển để vừa thư giãn vừa tổ chức sinh nhật ở một quán nào đó có bán các món ăn
Việt Nam. Bố mẹ phì cười cho rằng em “phịa” như thật! Có đúng như thế không
anh. Hãy viết tỉ mỉ cho em để em còn học tập khi tổ chức sinh nhật cho mình.
Xa nhà vắng bố mẹ và thiếu em nhưng; có nhiều bạn bè tới dự chắc cũng vui lắm
anh nhỉ? Nay mai khi về nước anh em mình sẽ tổ chức sinh nhật thật rôm rả để bố mẹ vui.
Tuy em đã tưởng tượng ra vài nét sinh nhật của anh, nhưng khi nhận được lá thơ
này anh vẫn viết thật kĩ về cái ngày đó của anh cho em nhé, viết càng nhiều, càng kể tỉ mỉ càng tốt.
Bây giờ anh cho phép em dừng bút và chúc anh vui, khoẻ, học tập tiến bộ. Đó là
những món quà quý đối với bố mẹ và em. Em của anh Anh Tú Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng. ”
(Trích Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh)
Đọc và khoanh tròn vào đáp án đúng:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Sáu chữ
Câu 2. Âm thanh được nhắc đến trong bài thơ? A. Tiếng gà trưa B. Tiếng ve kêu C. Tiếng nước chảy
Câu 3. Người cháu nhớ lại kỉ niệm gì?
A. Kỉ niệm được bà đưa đi học
B. Kỉ niệm xem trộm gà đẻ trứng
C. Kỉ niệm đi ăn trộm trứng gà
Câu 4. Đoạn trích gợi cho em về tình cảm gì? A. Tình cảm bà cháu B. Tình cảm bạn bè C. Tình yêu xóm làng
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Xác định chủ ngữ trong các câu sau?
a. Chúng em đang chơi nhảy dây dưới sân trường.
b. Cây cối trong vườn thật tươi tốt.
c. Em cùng các bạn đến thăm cô Hồng.
d. Những chú chim nhảy nhót trên cành cây.
Câu 2. Cụm từ gạch chân trả lời cho câu hỏi:
a. Các bác nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng.
b. Chú bé sớm tỏ ra thông minh từ khi còn nhỏ.
c. Bà ngoại sẽ đến thăm gia đình em vào ngày mai.
d. Con gà trống nhà em rất đẹp.
Câu 3. Sắp xếp các từ sau vào hai nhóm từ ghép và từ láy: hoa huệ, con mèo, lấp
ló, xao xuyến, chập chờn, lịch sử, bài thơ, hộp bút, thấp thoáng, sách vở, mênh
mông, bút chì, Việt Nam, công cốc, cảnh sát. III. Viết (*)
Đề bài: Tả về một con vật nuôi, trong đoạn văn có sử dụng một biện pháp tu từ đã học.
(*): Bài tập nâng ca Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ? B. Năm chữ
Câu 2. Âm thanh được nhắc đến trong bài thơ? A. Tiếng gà trưa
Câu 3. Người cháu nhớ lại kỉ niệm gì?
B. Kỉ niệm xem trộm gà đẻ trứng
Câu 4. Đoạn trích gợi cho em về tình cảm gì? A. Tình cảm bà cháu
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Xác định chủ ngữ trong các câu sau? a. Chúng em b. Cây cối c. Em cùng các bạn d. Những chú chim
Câu 2. Cụm từ gạch chân trả lời cho câu hỏi: a. Đang làm gì? b. Ai? c. Ở đâu? d. Như thế nào? Câu 3.
⚫ Từ ghép: hoa huệ, con mèo, lịch sử, bài thơ, hộp bút, sách vở, bút chì, Việt Nam, cảnh sát.
⚫ Từ láy: lấp ló, xao xuyến, chập chờn, thấp thoáng, mênh mông, công cốc III. Viết (*) Gợi ý:
Mùa hè năm nay, em đã về quê ngoại chơi. Em rất thích thú vì ở nhà bà ngoại có
nuôi rất nhiều con vật. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất với chú gà chọi duy nhất
trong khu vườn. Thân hình của chú cao hơn hẳn với những con gà xung quanh.
Ban đầu, em không biết chú ta thuộc giống gà chọi, chỉ đến khi hỏi ông ngoại. Vẻ
bề ngoài của gà chọi thực sự ấn tượng. Đôi chân dài và to khiến cho mỗi bước đi
trở nên dũng mãnh. Bắp chân chắc nịch và nổi lên đầy những cơ bắp. Điều đặc biệt
là cái đầu to và cứng cùng với bộ móng sắc và nhọn luôn được chăm sóc kỹ càng
để luôn sẵn sàng cho mọi cuộc chiến đấu. Bộ da của gà chọi lúc nào cũng có màu
đỏ gắt. Mỗi buổi sớm thức dậy, chú gà chọi luôn đánh thức mọi người bằng tiếng
gáy đầy uy lực của mình. Hôm nay, nhóm trẻ con trong làng tổ chức thi chọi gà,
em cùng thằng Tùng - con bác Lan (chị của mẹ em), đem chú gà chọi ra cánh đồng
ở đầu làng tham gia thi đấu. Cuộc thi diễn ra thật náo nhiệt. Tuy cuối cùng không
giành chiến thắng nhưng em và Tùng rất vui vì chú gà chọi của mình đã chiến đấu hết mình. Nhân hóa: chú gà chọi