Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 17
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 17. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 17 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt. Hãy cùng tham khảo ngay sau đây.
Tài liệu bao gồm:
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CD)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 - Cánh diều Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
“Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên
bờ biển. Ngày ngày chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi.
Một hôm, người chồng ra biển đánh cá. Lần đầu kéo lưới chỉ thấy có bùn; lần thứ
nhì kéo lưới chỉ chỉ thấy cây rong biển; lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng.
Con cá cất tiếng kêu vang:
- Ông lão ơi! Ông sinh phúc tha tôi trở về biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được.
Ông lão ngạc nhiên, nhưng rồi cũng thả con cá xuống biển và bảo:
- Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả,
ta cũng chẳng cần gì.”
(Trích Ông lão đánh cá và con cá vàng, Pu-skin)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nhân vật ông lão trong đoạn trích là nghề gì? A. Đánh cá B. Đốn củi C. Làm ruộng D. Bán hàng
Câu 2. Lần thứ mấy ông lão kéo lưới thì vớt được cá vàng? A. Lần đầu B. Lần thứ hai C. Lần thứ ba D. Lần thứ tư
Câu 3. Con cá vàng đã đề nghị ông lão điều gì?
A. Tha cho nó trở về biển
B. Ông lão muốn gì cũng được C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 4. Ông lão đã làm gì trước lời đề nghị của cá vàng?
A. Đồng ý thả cá vàng đi
B. Không đòi hỏi gì cả C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Gạch chân dưới trạng ngữ trong các câu sau:
a. Tết đến, trẻ con cảm thấy háo hức vì được mua quần áo mới.
b. Để giúp đỡ các bạn nhỏ vùng cao, em đã ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập.
c. Chú chim nhỏ đang ở trong chiếc tổ nhỏ bé của mình.
d. Trời nắng nóng, cây cối trong vườn trông thật thiếu sức sống.
Câu 2. Sắp xếp các từ sau theo hai nhóm danh từ và tính từ: cây cối, con đường,
nhà cửa, xinh đẹp, mùa thu, hiền lành, bông hoa, Hà Nội, ồn ào, nhanh nhẹn, sông
núi, tươi tốt, máy tính, chăm chỉ, xấu xa, con mèo, công viên.
Câu 3. Đặt câu với các tính từ sau: xinh đẹp, ngoan ngoãn, tốt bụng, hiền lành. III. Viết (*)
Đề bài: Tả chiếc hộp bút của em, trong bài có sử dụng một câu văn so sánh. (*) Bài tập nâng cao Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật ông lão trong đoạn trích là nghề gì? A. Đánh cá
Câu 2. Lần thứ mấy ông lão kéo lưới thì vớt được cá vàng? C. Lần thứ ba
Câu 3. Con cá vàng đã đề nghị ông lão điều gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Ông lão đã làm gì trước lời đề nghị của cá vàng? C. Cả A, B đều đúng
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Gạch chân dưới trạng ngữ trong các câu sau:
a. Tết đến, trẻ con cảm thấy háo hức vì được mua quần áo mới.
b. Để giúp đỡ các bạn nhỏ vùng cao, em đã ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập.
c. Chú chim nhỏ đang ở trong chiếc tổ nhỏ bé của mình.
d. Trời nắng nóng, cây cối trong vườn trông thật thiếu sức sống. Câu 2.
⚫ Danh từ: cây cối, con đường, nhà cửa, mùa thu, bông hoa, Hà Nội, sông núi,
tươi tốt, máy tính, con mèo, công viên
⚫ Tình từ: xinh đẹp, hiền lành, ồn ào, nhanh nhẹn, tươi tốt, chăm chỉ, xấu xa
Câu 3. Đặt câu với các tính từ sau: xinh đẹp, ngoan ngoãn, tốt bụng, hiền lành. III. Viết (*)
Mỗi học sinh có rất nhiều đồ dùng học tập. Nhưng em yêu thích và trân trọng nhất
chính là chiếc hộp bút. Đó là món quà sinh nhật của bố đã tặng cho em.
Chiếc hộp bút tuy giản đơn, không hề cầu kỳ nhưng lại rất đẹp. Nó được làm bằng
nhựa cứng rất bền và chắc. Hộp bút có hình chữ nhật. Chiều dài khoảng mười lăm
xăng-ti-mét. Chiều rộng khoảng năm xăng-ti-mét.
Mặt trên của hộp bút có in hình một con lợn rất dễ thương. Hộp bút có hai ngăn, có
khóa để đóng mở. Nó giúp em đựng được nhiều đồ dùng học tập như thước kẻ, tẩy,
bút chì, bút bi… Từ ngày có chiếc hộp bút này, em cất đồ dùng học tập dễ dàng và
gọn gàng hơn. Mỗi cuối tuần, em thường bỏ hết đồ dùng học tập ra khỏi chiếc hộp.
Sau đó, em sẽ dùng khăn mềm lau để hộp bút luôn sạch đẹp.
Em rất thích chiếc hộp bút đó. Chiếc hộp bút giống như người bạn của em. Em sẽ
giữ gìn nó thật cẩn thận.
Câu văn so sánh: Chiếc hộp bút giống như người bạn của em. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản “Bé bấm số
Và chờ nghe chuông đổ Bố vừa alô! Bé cũng vừa a lô! Bố ơi! Bố ơi!
Con nhớ bố thật nhiều
Bố cười nói rằng
Bố rất nhớ con yêu Gọi điện cho bố Bố đang ở nơi xa Vì con nhớ bố
Nên con gọi đó mà! Gọi điện cho bố Bố đang ở nơi xa Vì con nghe bố nói
Giống như đang ở nhà.”
(Gọi điện cho bố, Nguyễn Lãm Thắng)
Câu 1. Em bé trong bài đang làm gì? A. Gọi điện cho bố B. Viết thư cho bố C. Đến thăm bố D. Hát cho bố nghe
Câu 2. Vì sao em bé lại làm việc đó? A. Vì em bé nhớ bố B. Vì bố đang ở nơi xa C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 3. Xác định chủ ngữ trong câu: “Bố đang ở nơi xa” A. Bố B. đang C. ở D. nơi xa
Câu 4. Từ “nói” thuộc từ loại gì? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Thán từ
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm các động từ có trong bài thơ Gọi điện cho bố ở phần Đọc hiểu văn bản,
đặt câu với một động từ vừa tìm được.
Câu 2. Xác định chủ ngữ trong các câu sau:
a. Hàng ngày tôi đi học cùng với Lan Anh.
b. Tùng và Hùng là những người bạn tốt của nhau.
c. Trên bầu trời chị mây đang dạo chơi.
d. Nhà em gồm có năm thành viên.
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn văn sau:
“Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị
mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại
ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng
chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.” (Dế Mèn phiêu lưu kí)
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (4 - 5 câu) tả một bông hoa (hoặc một cây rau).
Gạch chân dưới chủ ngữ trong mỗi câu văn. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Em bé trong bài đang làm gì? A. Gọi điện cho bố
Câu 2. Vì sao em bé lại làm việc đó? C. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Xác định chủ ngữ trong câu: “Bố đang ở nơi xa” A. Bố
Câu 4. Từ “nói” thuộc từ loại gì? B. Động từ II. Luyện tập Câu 1.
⚫ Các động từ: bấm, chờ, nghe, nhớ, cười, nói, gọi, ở, nghe
⚫ Đặt câu: Em bé mỉm cười trông thật đáng yêu.
Câu 2. Xác định chủ ngữ trong các câu sau: a. tôi b. Tùng và Hùng c. chị mây d. Nhà em
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nhân hóa và kiểu nhân hóa trong đoạn văn sau:
“Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột.” (Dế Mèn phiêu lưu kí)
⚫ Dùng từ vốn gọi người để gọi vật: chị Nhà Trò
⚫ Dùng từ vốn để chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật: gầy yếu Câu 4.
Thế giới loài hoa rất phong phú và đa dạng. Nhưng em thích nhất là hoa hướng
dương. Một bông hoa có thể to bằng bàn tay của người lớn. Hoa hướng dương có
màu vàng rực rỡ. Những cánh hoa mỏng và dài sẽ xếp lên nhau. Giữa bông hoa là
nhị hoa có màu đen. Khi nở, hoa sẽ hướng về phía mặt trời. Hoa hướng dương
chính là biểu tượng của niềm tin và hy vọng.