Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 22 (Nâng cao)
Tuyển tập Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 22 (Nâng cao), Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 22 (Nâng cao). Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 22 giúp học sinh ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức của tuần học.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CD)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TUẦN 22 Đề 1
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
“Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát
Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng
Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống
Và khi con đến lớp
Lời ru ở cổng trường
Lời ru thành ngọn cỏ
Đón bước bàn chân con
Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông.”
(Lời ru của mẹ, Xuân Quỳnh)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc thực hiện yêu cầu:
Câu 1. Cụm từ nào được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ? A. Lời ru B. Giấc mộng C. Tấm chăn D. Người mẹ
Câu 2. Các nhân vật xuất hiện trong bài thơ là? A. Con B. Mẹ C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 3. Ở khổ thơ thứ hai, lời ru được so sánh với cái gì? A. con đường B. tấm chăn C. biển rộng D. bóng mát
Câu 4. Lời ru gắn bó với con trong khoảng thời gian nào? A. Khi con ra đời B. Khi con nằm ngủ C. Khi con trường thành
D. Khi con ra đời đến lúc trưởng thành
Câu 5. Vị ngữ trong câu: “Lời ru thành ngọn cỏ” là gì? A. Lời ru B. thành C. thành ngọn cỏ
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 6. Theo em, bài thơ là lời của ai nói với ai? A. Con nói với mẹ B. Mẹ nói với con C. Con nói với bố D. Bố nói với con
Câu 7. Bài thơ gửi gắm nội dung gì?
A. Ý nghĩa, vai trò của lời ru trong cuộc đời mỗi người
B. Tình yêu, sự trân trọng dành cho thiên nhiên
C. Sự gắn bó với mái trường, thầy cô
D. Tình yêu quê hương, đất nước
Câu 8. Đặt câu với từ: gập ghềnh, mênh mông
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Đặt câu với từ: gan dạ, chân lí.
Bài 2. Gạch chân dưới vị ngữ trong câu dưới đây:
a. Mùa xuân, các loài hoa thi nhau khoe sắc.
b. Chù mèo nằm phơi nắng trên sân.
c. Đàn cá bơi lội tung tăng trong bể.
d. Hùng chơi cầu lông với Khánh.
Bài 3. Chọn thành ngữ thích hợp điền vào chỗ trống: a. Sức khỏe b. Tốc độ c. Vẻ đẹp
(Các thành ngữ: khỏe như voi, đẹp như tiên, nhanh như thỏ) III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Ảnh Bác Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn tả một loại vật nuôi. Đề 2
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Ngày xưa, khi rừng mây u ám
Sông núi còn vang um tiếng thần,
Con vua Hùng Vương thứ mười tám,
Mỵ Nương, xinh như tiên trên trần.
Tóc xanh viền má hây hây đỏ,
Miệng nàng hé thắm như san hô,
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ:
Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ.
Hùng Vương thường nhìn con yêu quá,
Chắp tay ngẩng lên giời tạ ân;
Rồi cười bảo xứng ngôi phò mã,
Trừ có ai ngang vì thần nhân.
Hay đâu thần tiên đi lấy vợ!
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lòng tơ vương,
Không quản rừng cao, sông cách trở,
Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương
Sơn Tinh có một mắt ở trán,
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì.
Một thần phi bạch hổ trên cạn,
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
Hai thần bên cửa thành thi lễ,
Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu.
Nhưng có một nàng mà hai rể,
Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều!
Thuỷ Tinh khoe thần có phép lạ,
Dứt lời, tay hất chòm râu xanh,
Bắt quyết hò mây to nước cả,
Dậm chân rung khắp làng gần quanh.
Ào ào mưa đổ xuống như thác,
Cây xiêu, cầu gẫy, nước hò reo,
Lăn, cuốn, gầm, lay, tung sóng bạc,
Bò, lợn, và cột nhà trôi theo.
Mỵ Nương ôm Hùng Vương kinh hãi.
Sơn Tinh cười, xin nàng đừng lo,
Vung tay niệm chú. Núi từng dải,
Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò
Chạy mưa. Vua tuỳ con kén chọn.
Mỵ Nương khép nép như cành hoa:
“Con đây phận đào tơ bé mọn,
Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha!”
Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước,
Rồi bảo mai lửa hồng nhuốm sương,
Lễ vật thần nào mang đến trước,
Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương.”
(Trích Sơn Tinh, Thủy Tinh - Nguyễn Nhược Pháp)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc thực hiện yêu cầu dưới đây:
Câu 1. Bài thơ viết về truyền thuyết nào? A. Sơn Tinh, Thủy Tinh B. Thánh Gióng C. Bánh chưng, bánh giầy D. Sự tích hồ Gươm
Câu 2. Đời Hùng Vương thứ mấy được nhắc đến trong văn bản? A. Hùng Vương thứ sáu B. Hùng Vương thứ nhất
C. Hùng Vương thứ mười tám
D. Hùng Vương thứ mười
Câu 2. Những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Mị Nương là?
A. Tóc xanh viền má hây hây đỏ,
B. Miệng nàng hé thắm như san hô,
C. Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Ai là người đã đến cầu hôn Mị Nương? A. Sơn Tinh B. Thủy Tinh C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 4. Sơn Tinh có đặc điểm ngoại hình, tài năng gì? A. có một mắt ở trán
B. vung tay niệm chú làm núi thành từng dải, nhà lớn, đồi con lổm cổm bò C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Thủy Tinh có đặc điểm ngoại hình, tài năng gì? A. Râu ria quăn xanh rì
B. Có phép lạ, hô mưa gọi gió
C. Dời từng quả núi, bốc từng quả đồi
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 6. Vua Hùng đã làm gì để lựa chọn ra người xứng đáng với Mị Nương
A. Tổ chức cuộc thi tài, ai thắng sẽ lấy được Mị Nương
B. Đưa ra các sính lễ, ai đến trước sẽ lấy được Mị Nương
C. Mị Nương sẽ tự lựa chọn người mà nàng thích
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 7. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm trong câu: “Sơn Tinh có một mắt ở trán”
A. Ai có một mắt ở trán?
B. Cái gì một mắt ở trán?
C. Con gì có một mắt ở trán?
D. Khi nào có một mắt ở trán?
Câu 8. Theo em, truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có ý nghĩa gì?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi gì?
a. Tôi là con út trong gia đình.
b. Chúng tôi đang chơi nhảy dây trên sân trường.
c. Bác Hùng là một cảnh sát đã về hưu.
d. Hoa rất xinh đẹp lại hiền lành.
Bài 2. Thêm vị ngữ cho câu, có sử dụng nhân hóa hoặc so sánh:
a. Đôi mắt của con mèo… b. Những chú chim… c. Gà trống… d. Cái đồng hồ…
Bài 3. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu:
a. Con hổ bị thương rất nặng.
b. Hà không chỉ ngoan ngoãn mà còn học giỏi.
c. Anh ta thật xấu xa, hèn nhát.
d. Những con ong thật chăm chỉ. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Thắng biển (Trích)
Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi
người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai
nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào
mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết bài văn tả một con vật mà em yêu thích. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Cụm từ nào được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ? A. Lời ru
Câu 2. Các nhân vật xuất hiện trong bài thơ là? C. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Ở khổ thơ thứ hai, lời ru được so sánh với cái gì? B. tấm chăn
Câu 4. Lời ru gắn bó với con trong khoảng thời gian nào?
D. Khi con ra đời đến lúc trưởng thành
Câu 5. Vị ngữ trong câu: “Lời ru thành ngọn cỏ” là gì? C. thành ngọn cỏ
Câu 6. Theo em, bài thơ là lời của ai nói với ai? B. Mẹ nói với con
Câu 7. Bài thơ gửi gắm nội dung gì?
A. Ý nghĩa, vai trò của lời ru trong cuộc đời mỗi người B. Câu 8.
- Con đường lên núi thật gập ghềnh.
- Cánh đồng lúa trải dài mênh mông.
II. Luyện từ và câu Bài 1.
- Hùng là một cậu bé gan dạ.
- Ông đã tìm ra chân lí cho mọi người.
Bài 2. Gạch chân dưới vị ngữ trong câu dưới đây:
a. Mùa xuân, các loài hoa thi nhau khoe sắc.
b. Chù mèo nằm phơi nắng trên sân.
c. Đàn cá bơi lội tung tăng trong bể.
d. Hùng chơi cầu lông với Khánh.
Bài 3. Chọn thành ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Sức khỏe: khỏe như voi
b. Tốc độ: nhanh như thỏ
c. Vẻ đẹp: đẹp như tiên
(Các thành ngữ: khỏe như voi, đẹp như tiên, nhanh như thỏ) III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý:
Mỗi lần về quê chơi, em lại cảm thấy thích thú vì được thấy những chú trâu. Chúng
có thân hình to lớn. Da của chúng có màu đen, dày. Hai cái tai trâu to như hai cái lá
đa, lúc nào cũng ve vẩy đuổi ruồi. Tai trâu rất thính, giúp nó nghe rõ mọi động tĩnh
xung quanh. Mũi trâu to, miệng trâu rộng, sừng có hình lưỡi liềm. Đuôi trâu ngắn,
có một túm lông ở cuối lúc nào cũng phe phẩy. Chúng có bốn cái chân trông rất to
và khỏe. Những chú trâu vô trông thật đáng yêu biết bao. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về truyền thuyết nào? A. Sơn Tinh, Thủy Tinh
Câu 2. Đời Hùng Vương thứ mấy được nhắc đến trong văn bản?
C. Hùng Vương thứ mười tám
Câu 2. Những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Mị Nương là? D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Ai là người đã đến cầu hôn Mị Nương? C. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Sơn Tinh có đặc điểm ngoại hình, tài năng gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Thủy Tinh có đặc điểm ngoại hình, tài năng gì?
D. Cả A, B đáp án đều đúng
Câu 6. Vua Hùng đã làm gì để lựa chọn ra người xứng đáng với Mị Nương
B. Đưa ra các sính lễ, ai đến trước sẽ lấy được Mị Nương
Câu 7. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm trong câu: “Sơn Tinh có một mắt ở trán”
A. Ai có một mắt ở trán?
Câu 8. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh lí giải hiện tượng lũ lụt.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi gì? a. Là gì? b. Làm gì? c. Ai? d. Như thế nào?
Bài 2. Thêm vị ngữ cho câu, có sử dụng nhân hóa hoặc so sánh:
a. Đôi mắt của con mèo giống như hai hòn bi ve.
b. Những chú chim đang chăm chỉ kiếm mồi.
c. Gà trống thức dậy từ rất sớm.
d. Cái đồng hồ đánh thức mọi người.
Bài 3. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu:
a. Con hổ/bị thương rất nặng. (Chủ ngữ/vị ngữ)
b. Hà/không chỉ ngoan ngoãn mà còn học giỏi. (Chủ ngữ/vị ngữ)
c. Anh ta/thật xấu xa, hèn nhát. (Chủ ngữ/vị ngữ)
d. Những con ong/thật chăm chỉ. (Chủ ngữ/vị ngữ) III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết Bài 2. Tập làm văn Gợi ý:
Con trâu là một loài vật quen thuộc với người nông dân Việt Nam. Nghỉ hè về quê,
em đã được nhìn thấy con vật này.
Nhà bác Năm có nuôi một con trâu. Thân hình của nó rất to lớn. Cân nặng khoảng
ba trăm ki-lô-gam. Lớp da rất dày, đen xì và bóng nhẵn. Trên đầu có hai cái sừng
nhọn hoắt, và rất cứng cáp. Tai nó to bằng cái lá đa, thỉnh thoảng lại phe phẩy như
cái quạt. Đôi mắt của trâu to bằng hạt mít. Cái đuôi giống bông cỏ lau. Bốn cái
chân chắc khỏe. Nó rất to và khỏe.
Trâu là loài động vật hiền lành, chăm chỉ. Chúng thường giúp các bác nông dân
cày bừa, kéo đồ vật. Hàng tuần, em phụ bố vệ sinh chuồng trại cho trâu. Việc chăm
sóc trâu rất quan trọng, trâu có khoe thì cày bừa mới tốt và cho nhiều thóc lúa. Bởi
vậy mới nói con trâu chính là đầu cơ nghiệp là như thế.
Từ lâu, trâu đã trở thành bạn tốt của người nông dân. Những chú trâu mới hiền
lành và đáng yêu làm sao!