-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 23 (Nâng cao)
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 23 (Nâng cao). Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 23 giúp học sinh ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức của tuần học
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CD) 43 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 23 (Nâng cao)
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 23 (Nâng cao). Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 23 giúp học sinh ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức của tuần học
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CD) 43 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
TUẦN 23 Đề 1
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
“Đôi bàn tay nhỏ
Lướt trên phím đàn Bài nhạc ngân vang Trong chiều yên ả Đôi bàn tay nhỏ Giúp ông giúp bà Giúp mẹ giúp cha
Làm nhiều việc tốt Đôi bàn tay nhỏ
Viết dòng chữ xinh
Trang giấy trắng tinh
Điểm mười thắm đỏ Đôi bàn tay nhỏ
Còn biết nhiều điều Ai cũng mến yêu
Đôi bàn tay nhỏ.”
(Bàn tay nhỏ, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc thực hiện yêu cầu:
Câu 1. Câu thơ “Đôi bàn tay nhỏ” được lặp lại mấy lần trong bài? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 2. Ở khổ thứ 1, đôi bàn tay đã làm việc gì? A. Đánh đàn B. Vẽ tranh C. Đọc sách D. Tập viết
Câu 3. Đôi bàn tay đã giúp đỡ ông bà, cha mẹ việc gì? A. Làm nhiều việc tốt B. Học bài chăm chỉ C. Nấu cơm, quét nhà D. Vẽ tranh, viết chữ
Câu 4. Trong khổ thơ thứ ba, đôi bàn tay đã làm việc gì? A. Đọc sách, quét nhà B. Viết dòng chữ xinh C. Làm nhiều việc tốt
D. Không có đáp án đúng
Câu 5. Vị ngữ trong câu: “Ai cũng mến yêu” là gì? A. Ai B. cũng C. mến yêu D. cũng mến yêu
Câu 6. Tình cảm của mọi người dành cho đôi bàn tay? A. Mến yêu B. Ghét bỏ C. Chán nản D. Thất vọng
Câu 7. Từ “mến yêu” có nghĩa là gì?
A. Có tình cảm thân thiết, gần gũi B. Có tâm trạng tốt C. Không thèm để ý
D. Không bối rối, làm chủ được cảm xúc
Câu 8. Bài thơ gửi gắm bài học gì?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Đặt 2 câu có sử dụng dấu gạch ngang.
Bài 2. Điền dấu câu thích hợp để thay thế :
Giờ học hôm sau, thầy giáo nghiêm giọng hỏi:
Hôm qua, em nào phá đổ hàng rào, làm dập hoa trong vườn trường?
Thầy nhìn một lượt những gương mặt học trò, chờ đợi sự can đảm nhận lỗi Chú
lính nhỏ run lên. Chú sắp phun ra bí mật thì một cú véo nhắc chú ngồi yên. Thầy
giáo lắc đầu buồn bã:
Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa.
Khi tất cả túa ra khỏi lớp, chú lính nhỏ đợi viên tướng ở cửa nói khẽ: “Ra vườn đi!” Viên tướng khoát tay - Về thôi!
- Nhưng như vậy là hèn
Nói rồi chú lính quả quyết bước về phía vườn trường.
Những người lính và viên tướng đứng sững lại nhìn chú lính nhỏ.
Rồi cả đội bước nhanh theo chú, như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm (Người lính dũng cảm)
Bài 3. Thêm vị ngữ cho câu dưới đây: a. Ánh nắng… b. Cây cối ... c. Hà Lan...
d. Dế Mèn phiêu lưu kí… III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Đoàn thuyền đánh cá (Trích)
Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng,
Cá thu Biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn tả một con vật mà em cảm thấy yêu thích. Đề 2
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn
những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở
một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng
khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn,
sáng tạo của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có
người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm.
Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ
của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho
tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng
xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là
điều không thể nào tưởng tượng nổi.”
(Bàn tay người nghệ sĩ)
Giải thích từ ngữ
⚫ sáng tạo: tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần
⚫ trác tuyệt: cao vượt hẳn lên, không có gì sánh kịp (thường nói về những giá trị có tính chất siêu hình)
⚫ mĩ lệ: đẹp đẽ, trang trọng
Đọc văn bản và khoanh tròn vào đáp án đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Lúc nhàn rỗi Trương Bạch đã làm gì?
A. Nặn những con giống bằng đất sét B. Luyện viết chữ C. Tạc những pho tượng
D. Làm các đồ thủ công
Câu 2. Điều gì khiến người dạy nghề của Trương Bạch cũng phải kinh ngạc? A. Sự khéo léo, tỉ mỉ
B. Sự kiên nhẫn, sáng tạo C. Tài năng hơn người D. Tính tình tốt bụng
Câu 3. Vị ngữ trong câu: “Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên.” là gì? A. Ngay từ nhỏ B. Trương Bạch C. đã rất yêu thích
D. đã rất yêu thích thiên nhiên
Câu 4. Câu văn miêu tả pho tượng Quan Âm do Trương Bạch tạc là?
A. Sự kiên nhẫn, sáng tạo của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
B. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm.
C. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.
D. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.
Câu 5. Điều không thể tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?
A. Đôi mắt tượng Quan Âm như biết nhìn theo.
B. Đôi mắt pho tượng nhìn long lanh như mắt người.
C. Pho tượng toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.
D. Pho tượng sống động đến lạ lùng giống như một người sống vậy.
Câu 6. Qua câu chuyện, em thấy Trương Bạch là người như thế nào?
A. Chăm chỉ, chịu khó và sáng tạo
B. Hiền lành và nhiệt huyết với công việc làm gốm
C. Yêu thích sự hoàn hảo
D. Say mê nghệ thuật có tính kiên nhẫn và sáng tạo
Câu 7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “Anh say mê làm việc hết mình,
không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình
chưa làm được.”
Câu 8. Đặt câu với các từ: sống động, tưởng tượng.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Gạch chân dưới vị ngữ trong câu dưới đây:
a. Bố em vừa đi làm về.
b. Hôm qua, em và Hoa đã đi mua sách.
c. Trên trời, những đám mây trắng như bông.
d. Cả vườn hoa rực rỡ sắc màu.
Bài 2. Thêm vị ngữ để hoàn thiện câu theo yêu cầu sau:
a. Vị ngữ dùng để giới thiệu: Bố của em…
b. Vị ngữ dùng để chỉ hành động: Bác Năm...
c. Vị ngữ dùng để bộc lộ cảm xúc: Hòa…
Bài 3. Xác định tác dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây:
a. Chuyến tàu từ Hà Nội - Hải Phòng sẽ được khởi hành lúc sáu giờ.
b. Mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đang ngày càng tốt đẹp. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả:
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn tả ngoại hình của một con vật, trong đó có sử dụng gấu gạch ngang. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Câu thơ “Đôi bàn tay nhỏ” được lặp lại mấy lần trong bài? C. 5
Câu 2. Ở khổ thứ 1, đôi bàn tay đã làm việc gì? A. Đánh đàn
Câu 3. Đôi bàn tay đã giúp đỡ ông bà, cha mẹ việc gì? A. Làm nhiều việc tốt
Câu 4. Trong khổ thơ thứ ba, đôi bàn tay đã làm việc gì? B. Viết dòng chữ xinh
Câu 5. Vị ngữ trong câu: “Ai cũng mến yêu” là gì? D. cũng mến yêu
Câu 6. Tình cảm của mọi người dành cho đôi bàn tay? A. Mến yêu
Câu 7. Từ “mến yêu” có nghĩa là gì?
A. Có tình cảm thân thiết, gần gũi
Câu 8. Bài thơ khuyên nhủ chúng ta phải siêng năng, chăm chỉ làm việc.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Đặt 2 câu có sử dụng dấu gạch ngang.
⚫ Chuyến xe Hà Nội - Huế đã khởi hành từ 10 giờ.
⚫ Các bác nông dân đang cấy lúa cho vụ Đông - Xuân.
Bài 2. Điền dấu câu thích hợp để thay thế :
Giờ học hôm sau, thầy giáo nghiêm giọng hỏi:
Hôm qua, em nào phá đổ hàng rào, làm dập hoa trong vườn trường?
Thầy nhìn một lượt những gương mặt học trò, chờ đợi sự can đảm nhận lỗi Chú
lính nhỏ run lên. Chú sắp phun ra bí mật thì một cú véo nhắc chú ngồi yên. Thầy
giáo lắc đầu buồn bã:
Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa.
Khi tất cả túa ra khỏi lớp, chú lính nhỏ đợi viên tướng ở cửa nói khẽ: “Ra vườn đi!” Viên tướng khoát tay: - Về thôi!
- Nhưng như vậy là hèn03
Nói rồi chú lính quả quyết bước về phía vườn trường.
Những người lính và viên tướng đứng sững lại nhìn chú lính nhỏ.
Rồi cả đội bước nhanh theo chú, như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm (Người lính dũng cảm)
Bài 3. Thêm vị ngữ cho câu dưới đây:
b. Ánh nắng vẫn còn rực rỡ, chói chang.
b. Cây cối thật tươi tốt.
c. Hà Lan rất duyên dáng và dễ thương.
d. Dế Mèn phiêu lưu kí là cuốn sách yêu thích của em. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết. Bài 2. Gợi ý:
Nhà em có nuôi một chú thỏ. Chú thỏ của em có màu trắng như tuyết. Bộ lông dày
và rất mềm mại. Chú thỏ có hai chiếc tai rất dài ở trên đầu. Chiếc mũi nhỏ xinh.
Hai chiếc răng dài trông rất đáng yêu. Đôi mắt của chú thỏ rất tròn và to, lúc nào
cũng long lanh sáng. Bốn chân nhỏ xinh có thể chạy nhanh thoăn thoắt. Chú rất
hiền lành và ngoan ngoãn. Em rất yêu mến chú thỏ. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Lúc nhàn rỗi Trương Bạch đã làm gì?
A. Nặn những con giống bằng đất sét
Câu 2. Điều gì khiến người dạy nghề của Trương Bạch cũng phải kinh ngạc?
B. Sự kiên nhẫn, sáng tạo
Câu 3. Vị ngữ trong câu: “Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên.” là gì?
D. đã rất yêu thích thiên nhiên
Câu 4. Câu văn miêu tả pho tượng Quan Âm do Trương Bạch tạc là?
D. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.
Câu 5. Điều không thể tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?
A. Đôi mắt tượng Quan Âm như biết nhìn theo.
Câu 6. Qua câu chuyện, em thấy Trương Bạch là người như thế nào?
D. Say mê nghệ thuật có tính kiên nhẫn và sáng tạo Câu 7. ⚫ Chủ ngữ: Anh
⚫ Vị ngữ: say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những
chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Câu 8. Đặt câu:
- Bức tranh của Ngọc Huyền sống động như thật vậy.
- Tôi đã tưởng tượng ra một thế giới cổ tích giống như trong truyện Cô bé bán diêm.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Gạch chân dưới vị ngữ trong câu dưới đây:
a. Bố em vừa đi làm về.
b. Hôm qua, em và Hoa đã đi mua sách.
c. Trên trời, những đám mây trắng như bông.
d. Cả vườn hoa rực rỡ sắc màu.
Bài 2. Thêm vị ngữ để hoàn thiện câu theo yêu cầu sau:
b. Bố của em là một bác sĩ.
c. Bác Năm đang cấy lúa trên cành đồng.
d. Hòa mới xinh đẹp làm sao!
Bài 3. Xác định tác dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây:
a. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
b. Nối các từ ngữ trong một liên danh III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý:
Mùa hè năm nay, em đã bắn chuyến xe Hà Nội - Hải Phòng để về quê chơi. Em rất
thích thú vì ở nhà bà ngoại có nuôi rất nhiều con vật. Nhưng em cảm thấy ấn tượng
nhất với chú gà chọi duy nhất trong khu vườn. Thân hình của chú cao hơn hẳn với
những con gà xung quanh. Ban đầu, em không biết chú ta thuộc giống gà chọi, chỉ
đến khi hỏi ông ngoại. Vẻ bề ngoài của gà chọi thực sự ấn tượng. Đôi chân dài và
to khiến cho mỗi bước đi trở nên dũng mãnh. Bắp chân chắc nịch và nổi lên đầy
những cơ bắp. Điều đặc biệt là cái đầu to và cứng cùng với bộ móng sắc và nhọn
luôn được chăm sóc kỹ càng để luôn sẵn sàng cho mọi cuộc chiến đấu. Bộ da của
gà chọi lúc nào cũng có màu đỏ gắt. Mỗi buổi sớm thức dậy, chú gà chọi luôn đánh
thức mọi người bằng tiếng gáy đầy uy lực của mình. Hôm nay, nhóm trẻ con trong
làng tổ chức thi chọi gà, em cùng thằng Tùng đem chú gà chọi ra cánh đồng ở đầu
làng tham gia thi đấu. Cuộc thi diễn ra thật náo nhiệt. Tuy cuối cùng không giành
chiến thắng nhưng em và Tùng rất vui vì chú gà chọi của mình đã chiến đấu hết mình.
Câu sử dụng dấu gạch ngang: Mùa hè năm nay, em đã bắn chuyến xe Hà Nội - Hải Phòng để về quê chơi.