Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 4
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 4 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 4. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây. Tuyển tập Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 4
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CD)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 - Cánh diều Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho
mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc
nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua.
Chôm lo lắng đến trước nhà vua, quỳ tâu:
- Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng
dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc bấy giờ nhà vua mới ôn tồn nói:
- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được?
Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!
Rồi vua dõng dạc nói tiếp:
- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé
trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh. (Truyện dân gian Khmer)
Câu 1. Nhà vua đã làm gì để tìm người nối ngôi?
Câu 2. Chôm đã thú nhận với vua điều gì?
Câu 3. Vì sao thóc giống không nảy mầm?
Câu 4. Bài học qua câu chuyện?
III. Luyện từ và câu
Câu 1. Đặt câu với các từ sau: chăm chỉ, ngoan ngoãn
Câu 2. Cho đoạn văn sau:
“Tin-tin và Mi-tin được một bà tiên giúp đỡ, đã vượt qua nhiều thử thách, đến
nhiều xứ sở để tìm con Chim Xanh về chữa bệnh cho một người bạn hàng xóm.
Đoạn trích dưới đây thuật lại việc hai em tới Vương quốc Tương Lai và trò chuyện
với những người bạn sắp ra đời.”
(Ở vương quốc Tương Lai)
Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn.
Câu 3. Điền ch hoặc tr:
a. Hoa rất …ăm chỉ và cẩn thận.
b. Đậu là một chú chó …ung thành.
c. Tôi và Hòa đã có cuộc …ò …uyện vui vẻ.
d. Vận động viên đang …ạy trên sân. III. Viết
Đề bài: Viết đoạn văn về một người bạn chăm học, chăm làm trong lớp. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhà vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và
giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Câu 2. Chôm đã thú nhận với vua không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Câu 3. Vì thóc giống đã được luộc kĩ rồi.
Câu 4. Bài học về đức tính trung thực trong cuộc sống.
II. Luyện từ và câu Câu 1.
⚫ Bé Thỏ rất chăm chỉ làm việc nhà.
⚫ Thu là một cô bé ngoan ngoãn và tốt bụng.
Câu 2. Cho đoạn văn sau:
“Tin-tin và Mi-tin được một bà tiên giúp đỡ, đã vượt qua nhiều thử thách, đến
nhiều xứ sở để tìm con Chim Xanh về chữa bệnh cho một người bạn hàng xóm.”
(Ở vương quốc Tương Lai)
⚫ Danh từ chung: bà tiên, thử thách, xứ sở, con, người bạn, hàng xóm
⚫ Danh từ riêng: Tin-tin, Mi-tin, Chim Xanh
Câu 3. Điền ch hoặc tr:
a. Hoa rất chăm chỉ và cẩn thận.
b. Đậu là một chú chó trung thành.
c. Tôi và Hòa đã có cuộc trò …chuyện vui vẻ.
d. Vận động viên đang chạy trên sân. III. Viết Gợi ý:
Hoàng Đức là người bạn thân thiết của tôi. Bạn là một học sinh học, chăm làm.
Thành tích học tập của Đức luôn đứng đầu lớp. Trong giờ học, bạn luôn hăng hay
giơ tay xây dựng bài. Bạn luôn làm bài tập về nhà, học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
Nhiều bạn trong lớp coi Đức là một tấm gương để học tập. Không chỉ vậy Đức còn
rất tài năng. Bạn hát rất hay, còn biết đánh đàn ghi-ta. Đức cũng là một cậu con trai
vô cùng tốt bụng. Cậu thường xuyên giúp đỡ bạn bè như trực nhật, giảng bài hay
thay bình nước. Mỗi khi có bài tập khó, hoặc chưa hiểu bài, tôi sẽ nhờ Đức giảng
bài cho. Những lúc như vậy, cậu luôn kiên nhẫn giảng bài cho tôi. Nhờ có Đức, tôi
đã chịu khó học hành chăm chỉ hơn. Tôi rất yêu mến và ngưỡng mộ Đức. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Đã hơn một tháng nay, hễ tôi hỏi đến cuốn truyện tranh Giên mượn, em lại lúng
búng: “Xin lỗi cô, em quên mang theo. Cô đừng báo với nhà trường ạ.”
Giên gọi là trường nhưng thực chất đây chỉ là một lớp dạy chữ miễn phí ở một
vùng quê Châu Phi hẻo lánh. Đa số trẻ em ở đây phải ở nhà bế em, nấu nướng hoặc
ra đồng giúp cha mẹ. Chỉ chừng hai chục em được đi học.
Tối hôm đó, mất hai giờ đồng hồ vượt qua những quãng đồng vắng, tối tăm, tôi
mới tìm đến được xóm nhà Giên. Người ta chỉ cho tôi một túp lều. Tới sát cánh
cửa đan bằng thân sậy khép hờ, tôi nghe thấy những tiếng ê a đánh vần.
Tôi nhìn qua khe cửa. Khoảng sáu, bảy đứa trẻ ngồi quanh bếp lửa. Cạnh chúng là
một phụ nữ trẻ và một bà lão. Hai người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy từ khó.
Ngón tay họ dò trên chính cuốn sách mà Giên mượn về. Đám trẻ con đã đọc xong,
ngóng cổ chờ hai người phụ nữ đánh vần nốt. “Cô giáo” Giên đang nhiệt tình chỉ bảo “học trò”.
Mẹ của Giên ra mở cửa, không giấu khỏi sự ngạc nhiên:
- Ông bà, cha mẹ rồi tới các anh chị tôi không ai biết chữ cả. Tôi cũng không nốt. - Bà mẹ trẻ nói.
- Từ cha sinh mẹ đẻ, có bao giờ tôi mơ được học chữ. Giờ tôi biết kha khá rồi đấy.
Tôi đọc cô giáo nghe thử nhé. - Bà của Giên ngượng nghịu nhìn cuốn sách lấm lem nhọ nồi.
Cũng như ở lớp, Giên lại thì thào: “Em xin lỗi cô.”. Nhưng rồi em tròn mắt ngạc
nhiên trước câu trả lời nghẹn ngào của tôi: “Ồ không, Giên! Cô phải xin lỗi em mới đúng.” (Cô giáo nhỏ)
Đọc và chọn đáp án đúng:
Câu 1. Trường học của Giên ở đâu?
A. Vùng quê châu Phi hẻo lánh
B. Một thành phố hiện đại ở châu Phi C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Ngôi trường của Giên có gì đặc biệt?
A. Thực chất đây chỉ là một lớp dạy chữ miễn phí
B. Chỉ có chừng khoảng hai chục học sinh C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Khi đến nhà Giên, cô giáo chứng kiến điều gì?
A. Sáu, bảy đứa trẻ ngồi quanh bếp lửa, cạnh chúng là một phụ nữ trẻ và một bà lão
B. Hai người lớn đang cố chụm môi cố vật lộn với mấy từ khó lúc đến nhà Giên C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Bài học rút ra từ câu chuyện?
A. Tấm lòng yêu thương, giúp đỡ mọi người
B. Vai trò của việc học hành C. Cả 2 đáp án trên
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm hai danh từ trong bài đọc hiểu “Cô giáo nhỏ" và đặt câu với từ tìm được.
Câu 2. Điền l hoặc n? - …o bụng - …ung linh - …ừa đảo - …ước biển
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì?
a. Tôi đi dọc lối vào khu vườn.
b. Bỗng từ trên cây cáo, một con chim sẻ lao xuống.
c. Buổi chiều, tôi cùng các bạn trong lớp tổng vệ sinh lớp học.
d. Trên đường về nhà, tôi đã giúp một cụ bà sang đường. III. Viết
Đề bài: Viết đơn xin nghỉ học vì lí do sức khỏe hoặc lí do khác. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Trường học của Giên ở đâu?
A. Vùng quê châu Phi hẻo lánh
Câu 2. Ngôi trường của Giên có gì đặc biệt? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Khi đến nhà Giên, cô giáo chứng kiến điều gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Bài học rút ra từ câu chuyện? C. Cả 2 đáp án trên
II. Luyện từ và câu Câu 1.
- Danh từ: phụ nữ, cô giáo - Đặt câu:
Mẹ em là người phụ nữ tuyệt vời nhất.
Cô giáo của em rất xinh đẹp và dịu dàng.
Câu 2. Điền l hoặc n? - no bụng - lung linh - lừa đảo - nước biển Câu 3.
a. Tôi đi dọc lối vào khu vườn.
b. Bỗng từ trên cây cáo, một con chim sẻ lao xuống.
c. Buổi chiều, tôi cùng các bạn trong lớp tổng vệ sinh lớp học.
d. Trên đường về nhà, tôi đã giúp một cụ bà sang đường. III. Viết
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày… tháng… năm… ĐƠN XIN NGHỈ HỌC
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4A.
Em tên là: Nguyễn Thùy Linh
Sinh ngày: … Giới tính: Nữ
Học sinh lớp: 4A, trường Tiểu học Hai Bà Trưng
Do thời tiết thay đổi, em đã bị cảm lạnh và không đủ sức khỏe để tham gia lớp hôm
nay. Vậy nên em viết đơn này xin phép cô cho em được nghỉ buổi học ngày … .
Em xin hứa sẽ ghi chép và làm bù đủ các bài tập cô giao.
Em xin chân thành cảm ơn! Người làm đơn Linh Nguyễn Thùy Linh