Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 7
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 7. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 7 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 7. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CD)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7 - Cánh diều Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
Đọc thầm văn bản sau:
Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu đến
nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ.
Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu bé vẽ
hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo:
- Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy
hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng
quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được. Thầy lại nói:
- Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ
mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ
cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.
Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.
Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt
xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế
giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng. (Vẽ trứng)
Chọn đáp án trả lời đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Từ nhỏ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã yêu thích gì? A. Vẽ B. Ca hát C. Đánh đàn
Câu 2. Thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ gì? A. Vẽ phong cảnh B. Vẽ con người C. Vẽ quả trứng
Câu 3. Thầy Vê-rô-ki-ô muốn rèn luyện cho Lê-ô-nác-đô điều gì?
A. Khả năng quan sát sự vật một cách tỉ mỉ
B. Cách miêu tả sự vật trên giấy vẽ một cách chính xác C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Lê-ô-nác-đô trở thành một họa sĩ thiên tài? A. Dùng công khổ luyện B. Gặp được thầy hay C. Năng khiếu bẩm sinh
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Dấu ngoặc kép có những công dụng gì?
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
a. Nó đưa cho tôi ba đồng mà bảo: []Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn
quà; xưa nay con ở nhà mãi cũng không nuôi được bữa nào, thì con đi cũng chẳng
phải lo; thầy bòn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng
đủ ăn; con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có
tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!...[ ]. (Lão Hạc, Nam Cao)
b. Lão kiếm được ít tiền bằng cách ngồi mẫu cho mấy nghệ sĩ trẻ trong khu [ ] hoạ
sĩ [ ] ấy, những người không đủ tiền thuê người mẫu chuyên nghiệp.
(Chiếc lá cuối cùng, O. Henry)
Câu 3. Viết mở bài cho bài văn tả cây cối: a. Mở bài trực tiếp b. Mở bài gián tiếp III. Viết
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 4 - 5 câu) nói về một bộ phim mà em đã xem trong tháng này. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Từ nhỏ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã yêu thích gì? A. Vẽ
Câu 2. Thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ gì? C. Vẽ quả trứng
Câu 3. Thầy Vê-rô-ki-ô muốn rèn luyện cho Lê-ô-nác-đô điều gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Lê-ô-nác-đô trở thành một họa sĩ thiên tài? A. Dùng công khổ luyện III. Luyện tập Câu 1.
Công dụng của dấu ngoặc kép:
⚫ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn được dẫn trực tiếp.
⚫ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai.
⚫ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
a. Nó đưa cho tôi ba đồng mà bảo: [“]Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy
ăn quà; xưa nay con ở nhà mãi cũng không nuôi được bữa nào, thì con đi cũng
chẳng phải lo; thầy bòn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế
nào cũng đủ ăn; con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về,
không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!...[”]. (Lão Hạc, Nam Cao)
b. Lão kiếm được ít tiền bằng cách ngồi mẫu cho mấy nghệ sĩ trẻ trong khu [“] hoạ
sĩ [”] ấy, những người không đủ tiền thuê người mẫu chuyên nghiệp.
(Chiếc lá cuối cùng, O. Henry) Câu 3.
a. Trong khu vườn nhà em, rất nhiều loài cây được trồng. Nhưng em ấn tượng nhất với cây ổi.
b. Cây cối giống như người bạn của con người. Bởi vậy, chúng ta cần biết chăm
sóc và yêu mến chúng. Và trong thế giới loài cây, em cảm thấy yêu thích nhất là cây ổi. Câu 4.
Chủ nhật tuần trước, em được đi xem phim cùng bố mẹ. Một bộ phim hoạt hình rất
hấp dẫn. Bộ phim có tên là “Những mảnh ghép cảm xúc”. Bố đã xếp hàng để mua
vé. Đến giờ, cả nhà vào rạp chiếu phim. Nội dung của bộ phim hoạt hình kể về cô
bé Riley. Trong trung khu não bộ của cô là năm nhân vật chính là bản nhân cách
hóa của năm cảm xúc cơ bản: Joy (vui vẻ), Anger (giận dữ), Disgust (chán ghét),
Fear (sợ hãi) và Sadness (buồn bã). Họ đã bước ra cuộc sống và tác động đến hành
động của Riley qua một bảng điều khiển. Dưới sự chỉ huy của Joy (vui vẻ), các
mảnh ghép cảm xúc vận hành để tạo nên những ký ức hàng ngày cho chủ nhân.
Nhưng việc cô bé chuyển đến nơi ở mới đã tạo ra nhiều áp lực và khó khăn, nảy
sinh tình trạng hỗn loạn xảy ra giữa các cảm xúc. Một hôm, Joy (vui vẻ) và
Sadness (buồn bã) bị cuốn vào mê cung ký ức dài hạn. Họ đã gặp gỡ nhiều nhân
vật đã và đang tồn tại trong tâm trí cô bé, trong đó có cả người bạn tưởng tượng
của cô bé thời ấu thơ là Bing Boong. Bộ phim kết thúc khi Riley đã dần làm quen
được với môi trường mới, cảm thấy hạnh phúc hơn. Em cảm thấy rất vui vẻ sau khi xem xong phim. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Đọc thầm văn bản sau: 1. Những thư viện cổ
Từ hơn 5000 năm trước, những mảnh xương khắc chữ đã được lưu giữ ở tu viện
thành Ba-bi-lon. Kho tài liệu ấy đã đánh dấu sự ra đời của thư viện. Một trong
những thư viện nổi tiếng nhất thời cổ đại là Thư viện A-lếch-xan-đri-a ở Ai Cập,
xây dựng cách đây hơn 2000 năm. Năm 2002, thư viện được xây lại trên nền cũ.
Bên ngoài, nó giống như một chiếc đồng hồ Mặt Trời, hướng ra biển. 2. Thư viện lớn nhất
Đó là thư viện Quốc hội Mỹ. Thư viện có hơn 18 triệu cuốn sách được viết bằng
125 thứ tiếng, hơn 54 triệu bản thảo viết tay và hàng triệu bản đồ, bản nhạc, bản vẽ, phim,…. 3. Thư viện thiếu nhi
Trong thư viện Quốc gia Việt Nam có một thư viện nhỏ dành cho thiếu nhi. Đây là
nơi trẻ em có thể đọc sách, xem phim, nghe nhạc, trải nghiệm các loại nhạc cụ, sử
dụng máy tính để học ngoại ngữ và làm toán,…
(Những thư viện đặc biệt)
Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Một trong những thư viện nổi tiếng nhất thời cổ đại ở đâu? A. Ai Cập B. Ấn Độ C. Hy Lạp
Câu 2. Thư viện lớn nhất thế giới là thư viện nào?
A. Thư viện A-lếch-xan-đri-a
B. Thư viện quốc hội Mỹ
C. Thư viện Quốc gia Việt Nam
Câu 3. Thư viện Quốc gia Việt Nam có điểm gì đặc biệt A. Diện tích rộng rãi B. Khuôn viên lãng mạn
C. Có một thư viện nhỏ dành cho thiếu nhi
Câu 4. Qua văn bản, em thấy thư viện hiện nay đã phát triển như thế nào so với thư viện đầu tiên?
A. Hiện đại, tiện nghi hơn về cơ sở vật chất
B. Lưu trữ nhiều loại sách hơn C. Cả 2 đáp án trên
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Em hãy tìm trạng ngữ có trong các câu văn dưới đây:
a. Chú bé sớm tỏ ra thông minh từ khi còn bé.
b. Một hôm, Hồng xin mẹ được đi chơi cùng với các bạn.
c. Hôm nay, bọn chúng chăng tơ ngang đường để bắt em.
d. Bà ngoại sẽ đến thăm gia đình em vào ngày mai.
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:
Một hôm [ ] Trạng túc trực trong phủ chúa. Chúa bảo [ ]
[ ] Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Ngươi có biết
thứ gì ngon thì mách cho ta. Trạng bẩm [ ]
- Chúa đã xơi [ ] mầm đá [ ] chưa ạ?
Bữa ấy, chúa đợi món “mầm đá” đã quá bữa, thấy đói bụng bèn hỏi:
- “Mầm đá” đã chín chưa [ ] Trạng đáp: - Dạ, chưa ạ.
Chốc chốc, đói quá, chúa lại hỏi, Trạng lại tâu:
[ ] Thứ ấy phải ninh thật kĩ, không thì khó tiêu.
Đã khuya [ ] chúa lại hỏi. Trạng Quỳnh biết chúa đã đói lả, mới tâu:
- Xin chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn “mầm đá” thần xin dâng sau. (Mầm đá)
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì?
a. Hôm qua, em đã được xem một trận thi đấu bóng đá.
b. Ngày kia, bác Hà về quê thăm ông bà nội.
c. Cuối tuần, em được nghỉ học.
d. Mùa hè, chúng em phải tạm biệt mái trường thân yêu. III. Viết
Viết một đoạn văn ( khoảng 4 - 5 câu) nói về một câu chuyện hoặc một bài văn, bài
thơ mà em đã đọc trong tháng này. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Một trong những thư viện nổi tiếng nhất thời cổ đại ở đâu? A. Ai Cập
Câu 2. Thư viện lớn nhất thế giới là thư viện nào?
B. Thư viện quốc hội Mỹ
Câu 3. Thư viện Quốc gia Việt Nam có điểm gì đặc biệt
C. Có một thư viện nhỏ dành cho thiếu nhi
Câu 4. Qua văn bản, em thấy thư viện hiện nay đã phát triển như thế nào so với thư viện đầu tiên? C. Cả 2 đáp án trên
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Em hãy tìm trạng ngữ có trong các câu văn dưới đây: a. từ khi còn bé b. Một hôm c. Hôm nay d. ngày mai
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:
Một hôm [,] Trạng túc trực trong phủ chúa. Chúa bảo [:]
[-] Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Ngươi có biết
thứ gì ngon thì mách cho ta. Trạng bẩm [:]
- Chúa đã xơi [“] mầm đá [”] chưa ạ?
Bữa ấy, chúa đợi món “mầm đá” đã quá bữa, thấy đói bụng bèn hỏi:
- “Mầm đá” đã chín chưa [?] Trạng đáp: - Dạ, chưa ạ.
Chốc chốc, đói quá, chúa lại hỏi, Trạng lại tâu:
[-] Thứ ấy phải ninh thật kĩ, không thì khó tiêu.
Đã khuya [,] chúa lại hỏi. Trạng Quỳnh biết chúa đã đói lả, mới tâu:
- Xin chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn “mầm đá” thần xin dâng sau. (Mầm đá)
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì?
a. Hôm qua, em đã được xem một trận thi đấu bóng đá.
b. Ngày kia, bác Hà về quê thăm ông bà nội.
c. Cuối tuần, em được nghỉ học.
d. Mùa hè, chúng em phải tạm biệt mái trường thân yêu. III. Viết Gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu về câu chuyện hoặc một bài văn, bài thơ mà em đã đọc trong tháng này. - Thân đoạn:
⚫ Tóm tắt nội dung chính của câu chuyện hoặc một bài văn, bài thơ.
⚫ Ý nghĩa, giá trị hay bài học rút ra từ câu chuyện.
⚫ Nêu lí do em thích câu chuyện hoặc một bài văn, bài thơ.
- Kết đoạn: Khẳng định lại tình cảm với câu chuyện, giá trị của câu chuyện.