Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 8
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 8. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 8 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 8. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CD)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 - Cánh diều
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Tuần 8
I. Luyện đọc diễn cảm
“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”
(Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
Câu 2. Tình cảm của tác giả với chuyện cổ? Câu thơ nào đã thể hiện được điều đó?
Câu 3. Đọc bốn câu thơ cuối, em hình dung ra những truyện cổ tích nào?
Câu 4. Suy nghĩ của em về chuyện cổ? III. Luyện tập
Câu 1. Đặt 2 câu có sử dụng dấu ngoặc kép.
Câu 2. Gạch chân dưới trạng ngữ trong các câu sau. Cho biết loại trạng ngữ?
a. Trong giờ học, cô giáo giảng bài rất say sưa.
b. Hôm nay, em được đi chơi ở vườn bách thú.
c. Em đi đến trường bằng xe đạp.
d. Trên bầu trời, đám mây trắng đang trôi chầm chậm.
Câu 3. Kể tên một số truyện cổ tích em đã đọc?
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn kể chuyện em đến đọc sách ở thư viện.
Đáp án bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Tuần 8
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. Câu 2.
⚫ Tình cảm của tác giả với chuyện cổ: yêu mến
⚫ Câu thơ: Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Câu 3. Đọc bốn câu thơ cuối, em hình dung ra những truyện cổ tích: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường
Câu 4. Suy nghĩ về chuyện cổ: yêu mến, trân trọng và tự hào III. Luyện tập Câu 1.
a. Bà ngoại của em giống như “bà tiên” trong các truyện cổ tích vậy.
b. Tôi hỏi Hồng: “Cậu đã làm bài tập về nhà chưa?”.
Câu 2. Gạch chân dưới trạng ngữ trong các câu sau. Cho biết loại trạng ngữ?
a. Trong giờ học, cô giáo giảng bài rất say sưa.
b. Hôm nay, em được đi chơi ở vườn bách thú.
c. Em đi đến trường bằng xe đạp.
d. Trên bầu trời, đám mây trắng đang trôi chầm chậm.
⚫ Trạng ngữ chỉ thời gian: a, b
⚫ Trạng ngữ chỉ nơi chốn: trên bầu trời
⚫ Trạng ngữ chỉ phương tiện: c
Câu 3. Một số truyện cổ tích em đã đọc: Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt,
Sọ Dừa, Cậu bé thông minh,... Câu 4.
Thành phố của em có một thư viện. Cuối tuần này, tôi đã đến thư viện đọc sách. Từ
nhà, tôi mất khoảng mười lăm phút đạp xe. Đến nơi, tôi gửi xe rồi vào thư viện.
Khuôn viên của thư viện gồm có một tòa nhà. Diện tích khá rộng rãi và có năm
tầng. Tôi lên phòng đọc sách tại chỗ ở tầng 3. Đầu tiên, tôi cần mua phiếu mượn
sách. Tiếp đến, tôi đến khu vực tra cứu thông tin sách. Những chiếc máy vi tính
đều còn rất mới. Tôi tra cứu thông tin sách trên máy rồi ghi vào phiếu mượn sách.
Tôi đã tìm đọc cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài. Sau đó, tôi
mang đến cho các cô thủ thư. Khoảng năm phút, tôi đã nhận được cuốn sách. Cuối
cùng, tôi mang sách ra khu vực đọc sách và ngồi đọc. Tôi mất một buổi sáng để
đọc xong cuốn sách. Tôi cảm thấy việc đọc sách thật bổ ích và thú vị. Vì vậy, tôi sẽ
thường xuyên đến thư viện để đọc sách.