Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 9
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 9. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 9 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 8. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CD)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 - Cánh diều Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
“Nhác trông vắt vẻo trên cành,
Một anh Gà Trống tinh nhanh lõi đời.
Cáo kia đon đả ngỏ lời:
“Kìa anh bạn quý xin mời xuống đây
Để nghe cho rõ tin này
Muôn loài mạnh, yếu từ rày kết thân.
Lòng tôi sung sướng muôn phần
Báo cho bạn hữu xa gần đều hay.
Xin đừng e ngại xuống đây
Cho tôi hôn bạn, tỏ bày tình thân "
Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn,
Gà rằng: "Xin được ghi ơn, trong lòng
Hòa bình gà, cáo sống chung
Mừng này còn có tin mừng nào hơn.
Kìa, tôi thấy cặp chó săn
Từ xa chạy lại, chắc loan tin này!"
Cáo nghe hồn lạc phách bay,
Quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thì.
Gà ta khoái chí cười phì:
“Rõ phường gian dối, làm gì được ai”
(La Phông-ten, Nguyễn Minh dịch)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nhân vật trong bài gồm có? A. Cáo và Gà Trống B. Khỉ và Cáo C. Gà Trống và Ong
Câu 2. Cáo dụ Gà Trống bằng cách nào?
A. Cáo mời Gà Trống xuống đất để đi dự bữa tiệc muôn loài.
B. Cáo mời Gà Trống xuống để báo tin rằng từ nay muôn loài sẽ kết thân, Gà hãy
xuống để Cáo bày tỏ tình thân.
C. Cáo mời Gà Trống xuống để báo tin rằng loài người sắp đến làm hại muôn loài,
Cáo và Gà hãy cùng đi trốn.
Câu 3. Gà Trống đã trả lời Cáo như thế nào?
A. Cảm ơn lòng tốt của Cáo, nói với Cáo rằng có cặp chó săn đang chạy đến.
B. Gà tin lời Cáo, xuống đất để đi dự bữa tiệc muôn loài.
C. Gà cảm ơn lòng tốt của Cáo, xuống đất cùng Cáo đi chạy trốn.
Câu 4. Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì?
A. Kể chuyện Cáo gian ngoan mắc mưu Gà Trống
B. Kể chuyện Gà Trống đã làm Cáo sợ mất vía.
C. Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.
III. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm các danh từ riêng và danh từ chung :
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em.” (Ca dao)
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Sơn cũng thấy lạnh [ ] vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị [ ] Mẹ
Sơn nghe thấy, đặt chén nước chè xuống, bảo chị Lan [ ]
[ ] Con vào buồng lấy thúng áo ra mẹ mặc cho em, đi.
Rồi quay lại bảo Sơn [ ]
[ ] Con sang đây mà ngồi cho ấm. Bước khéo để cho em bé ngủ.
Sơn kéo chăn lên đắp cho em [ ] ngồi xếp bằng bên khay nước. Mẹ Sơn rót cho
một chén, Sơn cầm lấy chén chè nóng áp vào mặt, vào má cho ấm, rồi để mặt vào
miệng chén cho hơi bốc lên [ ] Bà Sơn thường vẫn bảo làm thế cho tỉnh mắt.
(Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)
Câu 3. (*) Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi?
a. Nhà Hoa có một vườn cây rất rộng lớn?
b. Cô Lan là giáo viên chủ nhiệm năm học lớp 4 của em?
c. Bạn thích nghe bài hát nào nhất?
d. Trong các môn học, bạn ghét nhất là môn nào?
e. Bạn có thích xem bóng đá không? III. Viết
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn về một món ăn mà em yêu thích, trong đó có sử dụng
hai danh từ (một danh từ chung và một danh từ riêng).
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật trong bài gồm có? A. Cáo và Gà Trống
Câu 2. Cáo dụ Gà Trống bằng cách nào?
B. Cáo mời Gà Trống xuống để báo tin rằng từ nay muôn loài sẽ kết thân, Gà hãy
xuống để Cáo bày tỏ tình thân.
Câu 3. Gà Trống đã trả lời Cáo như thế nào?
A. Cảm ơn lòng tốt của Cáo, nói với Cáo rằng có cặp chó săn đang chạy đến.
Câu 4. Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì?
C. Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm các danh từ riêng và danh từ chung :
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em.” (Ca dao)
⚫ Danh từ riêng: Đồng Đăng, Kỳ Lừa, Tô Thị, Tâm Thanh, Lạng
⚫ Danh từ chung: phố, nàng, chùa, xứ, anh, công, bác, mẹ, em
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Sơn cũng thấy lạnh [,] vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị [.] Mẹ
Sơn nghe thấy, đặt chén nước chè xuống, bảo chị Lan [:]
[-] Con vào buồng lấy thúng áo ra mẹ mặc cho em, đi.
Rồi quay lại bảo Sơn [:]
[-] Con sang đây mà ngồi cho ấm. Bước khéo để cho em bé ngủ.
Sơn kéo chăn lên đắp cho em [,] ngồi xếp bằng bên khay nước. Mẹ Sơn rót cho
một chén, Sơn cầm lấy chén chè nóng áp vào mặt, vào má cho ấm, rồi để mặt vào
miệng chén cho hơi bốc lên [.] Bà Sơn thường vẫn bảo làm thế cho tỉnh mắt.
(Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam) Câu 3. (*)
Các câu không phải là câu hỏi: a, g III. Viết Gợi ý:
Em sinh ra và lớn lên ở thủ đô Hà Nội. Nơi đây có rất nhiều đặc sản. Nhưng em
thích nhất là bún chả. Nguyên liệu chính gồm có bún, chả và nước chấm. Chả
thường được làm từ thịt lợn băm hoặc thái miếng. Người ta sẽ tẩm gia vị vào rồi
nướng lên. Còn nước chấm được pha từ nước mắm với công thức riêng. Mọi người
thường ăn bún chả vào buổi sáng. Bún chấm với nước mắm, ăn cùng với chả rất
ngon. Em rất thích món ăn này.
⚫ Danh từ chung: đặc sản
⚫ Danh từ riêng: Hà Nội Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm
đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu
riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín
quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.
Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương
bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như
vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa.
Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống
những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta. (Sầu riêng)
Đọc và chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Sầu riêng là loại trái quý của? A. Miền Bắc B. Miền Trung C. Miền Nam
Câu 2. Sầu riêng thơm mùi của?
A. mít chín quyện với hương bưởi
B. béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Hoa sầu riêng nở vào khi nào? A. Đầu năm B. Cuối năm C. Giữa năm
Câu 4. Câu: “Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến” sử dụng biện pháp? A. Nhân hoá B. So sánh C. Cả 2 đáp án trên
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm các trạng ngữ trong các câu sau:
a. Trên bàn học, em đặt sách vở rất gọn gàng.
b. Những chú chim đang nằm trong chiếc tổ của mình.
c. Từ trên cao, quả bóng rơi xuống.
d. Em sống cùng với bố mẹ trong ngôi nhà của mình.
Câu 2. Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi gì?
a. Tôi là con út trong gia đình.
b. Chúng tôi đang chơi nhảy dây trên sân trường.
c. Bác Hùng là một cảnh sát đã về hưu.
d. Hoa rất xinh đẹp lại hiền lành.
Câu 3 (*) . Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Hôm nay, cô giáo đã đến nhà gặp mẹ em.
b. Hoa hồng nở rực rỡ trong khu vườn.
c. Chiếc máy tính này vẫn còn mới.
d. Trên bầu trời, từng đàn chim én bay lượn. III. Viết (*)
Đề bài: Viết bài văn tả chiếc hộp bút, trong đó có ít nhất một câu văn có sử dụng
biện pháp tu từ so sánh.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Sầu riêng là loại trái quý của? C. Miền Nam
Câu 2. Sầu riêng thơm mùi của? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Hoa sầu riêng nở vào khi nào? B. Cuối năm
Câu 4. Câu: “Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến” sử dụng biện pháp? B. So sánh
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm các trạng ngữ trong các câu sau: a. Trên bàn học
b. trong chiếc tổ của mình. c. Từ trên cao
d. trong ngôi nhà của mình.
Câu 2. Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi gì? a. Là gì? b. Làm gì? c. Ai? d. Như thế nào?
Câu 3 (*) . Phân tích thành phần câu trong các câu sau: a. ⚫ TN: Hôm nay ⚫ CN: cô giáo
⚫ VN: đã đến nhà gặp mẹ em. b. ⚫ CN: Hoa hồng ⚫ VN: nở rực rỡ ⚫ TN: trong khu vườn. c.
⚫ CN:Chiếc máy tính này ⚫ VN: vẫn còn mới. d. ⚫ TN: Trên bầu trời, ⚫ CN: từng đàn chim én ⚫ VN: bay lượn. III. Viết (*) Gợi ý:
Mỗi học sinh có rất nhiều đồ dùng học tập. Nhưng em yêu thích và trân trọng nhất
chính là chiếc hộp bút. Đó là món quà sinh nhật của bố đã tặng cho em.
Chiếc hộp bút tuy giản đơn, không hề cầu kỳ nhưng lại rất đẹp. Nó được làm bằng
nhựa cứng rất bền và chắc. Hộp bút có hình chữ nhật. Chiều dài khoảng mười lăm
xăng-ti-mét. Chiều rộng khoảng năm xăng-ti-mét.
Mặt trên của hộp bút có in hình một con lợn rất dễ thương. Hộp bút có hai ngăn, có
khóa để đóng mở. Nó giúp em đựng được nhiều đồ dùng học tập như thước kẻ, tẩy,
bút chì, bút bi… Từ ngày có chiếc hộp bút này, em cất đồ dùng học tập dễ dàng và
gọn gàng hơn. Mỗi cuối tuần, em thường bỏ hết đồ dùng học tập ra khỏi chiếc hộp.
Sau đó, em sẽ dùng khăn mềm lau để hộp bút luôn sạch đẹp.
Em rất thích chiếc hộp bút đó. Chiếc hộp bút giống như một món báu vật vô giá
của em. Em sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận.
So sánh: Chiếc hộp bút giống như một món báu vật vô giá của em.