Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Học kì 1 | Cánh diều
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt sách Cánh diều Học kì 1 sẽ cung cấp cho các bạn các phiếu bài tập từ tuần 1 đến 18, có đáp án chi tiết cho từng tuần. Các dạng bài tập Tiếng Việt 4 bám sát chương trình học trên lớp, giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức của môn Tiếng Việt, thuộc sách Cánh diều. Mời tham khảo ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CD)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
Tiếng Việt - Tuần 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một
cách chế giễu và trịch thượng thế. Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt
bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm.
(Dế Mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Trong đoạn văn có những nhân vật nào? A. Dế Choắt B. Dế Mèn C. Cả 2 nhân vật trên
Câu 2. Dế Choắt có đặc điểm gì? A. cao lớn B. yếu đuối C. đọc ác
Câu 3. Từ “hàng xóm” là từ loại gì? A. danh từ B. động từ C. tính từ
Câu 4. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt? A. tôn trọng B. coi thường C. thương cảm III. Luyện tập
Câu 1. Phần gạch chân trong các câu sau đây trả lời cho câu hỏi nào?
a. Người lớn đánh trâu ra cày.
b. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
c. Chàng kị sĩ sợ quá, thúc ngựa vọt ra, chạy đến miệng cống.
d. Đi được ít lâu, Hoa gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây thổi sáo. Câu 2.
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm trăng, Hồ Chí Minh)
Tìm các danh từ trong đoạn thơ trên.
Câu 3. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
a. Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê.
b. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đê bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
c. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ "Người ta thì đi tàu ta" và treo một cái ống
để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu.
d. Mẹ khuyên nhủ tôi phải chăm chỉ học hành bằng một giọng nói rất nhẹ nhàng.
Câu 4. Sắp xếp các danh từ sau vào nhóm danh từ chung và danh từ riêng: Phố Huế,
cành hoa, bàn ghế, quả bóng, Thu Hà, Việt Nam, quyển sách, bóng đá, Lào, Mông
Cổ, máy tính, Hải Phòng, Nguyễn Đình Thi, Phạm Văn Đồng, sách giáo khoa, con
ong, Hòn Gai, Nghệ An, Nguyễn Đình Thi.
Câu 5. Viết đoạn văn về một nhân vật trong câu chuyện em đã đọc, có sử dụng ít nhất hai danh từ. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Trong đoạn văn có những nhân vật nào? C. Cả 2 nhân vật trên
Câu 2. Dế Choắt có đặc điểm gì? B. yếu đuối
Câu 3. Từ “hàng xóm” là từ loại gì? A. danh từ
Câu 4. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt? B. coi thường III. Luyện tập
Câu 1. Phần gạch chân trong các câu sau đây trả lời cho câu hỏi nào? a. Ai?. b. Làm gì? c. Ở đâu? d. Ai? Câu 2.
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm trăng, Hồ Chí Minh)
Các danh từ trong đoạn thơ: tù, rượu, hoa, cảnh, đêm nay, người, trăng, cửa sổ, khe cửa, nhà thơ
Câu 3. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
a. Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài b. Hôm nay c. Trên mỗi chiếc tàu
d. bằng một giọng nói rất nhẹ nhàng. Câu 4.
⚫ Danh từ chung: cành hoa, bàn ghế, quả bóng, quyển sách, bóng đá, máy tính, sách giáo khoa, con ong,
⚫ Danh từ riêng: Phố Huế, Thu Hà, Việt Nam, Lào, Mông Cổ, Hải Phòng, Nguyễn
Đình Thi, Phạm Văn Đồng, Hòn Gai, Nghệ An, Nguyễn Đình Thi Câu 5. Gợi ý:
Em đã đọc truyện cổ tích Thạch Sanh rất nhiều và cảm thấy yêu thích nhất nhân vật
Thạch Sanh. Chàng vốn là thái tử của học hoàng đầu thai xuống làm con của một
cặp vợ chồng đã lớn tuổi, sống hiền lành, phúc đức nhưng vẫn chưa có con. Từ nhỏ,
Thạch Sanh đã mồ côi cha mẹ. Hằng ngày, chàng lên rừng đốn củi để kiếm sống.
Sau này lớn lên, chàng được thiên thần xuống dạy cho mọi đủ phép biến hóa.Tình
cờ, Thạch Sanh gặp gỡ và kết nghĩa với Lí Thông. Chàng coi hắn như người thân
trong nhà và hết lòng giúp đỡ. Nhưng Lí Thông năm lần bảy lượt hãm hại chàng.
Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, đại bàng. Chàng còn cứu được công chúa và con
trai vua Thủy tề. Có thể nói, Thạch Sanh chính mang những vẻ đẹp tiêu biểu của
một dũng sĩ: khỏe mạnh, tài năng và dũng cảm. Nhưng mọi việc đã bị Lí Thông
cướp công. Trở về hoàng cung, công chúa không nói cũng chẳng cười. Vua cho mời
thầy thuốc cứu chữa không khỏi, phải cho hoãn đám cưới với Li Thông. Lúc này,
khi trở về trần gian, hồn chằn tinh và đại bàng đã bày mưu hãm hại, khiến Thạch
Sanh bị vu cho tội ăn cắp, bắt giam vào ngục Trong ngục, chàng đem cây đàn quý
được vua Thủy tề ra đánh. Kì lạ, công chúa nghe tiếng đàn liền nói được, cười được.
Nhà vua cho gọi Thạch Sanh vào, đến đây sự việc đã rõ. Thạch Sanh được quyền xử
tội Lí Thông, nhưng với tấm lòng nhân hậu, chàng đã tha chết cho hắn. Sau này,
Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho, chàng còn xuất sắc đánh bại mười tám
nước chư hầu. Khi nhà vua lớn tuổi, lại không có con trai nên đã truyền ngôi cho
Thạch Sanh. Với nhân vật Thạch Sanh, bài học được gửi gắm đến người đọc là “ở
hiền gặp lành”. Tài năng, mưu trí của Thạch Sanh khiến cho tôi cảm thấy khâm phục, yêu mến.
Tiếng Việt - Tuần 2
I. Luyện đọc diễn cảm
“Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của
Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào
tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn,
sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ
nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và
lơ đi vì không chấp trẻ em.”
(Trích Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật tôi quyết định làm gì?
Câu 2. Thái độ của nhân vật tôi với việc làm trên?
Câu 3. Nhân vật tôi có suy nghĩ gì về những bức tranh của Mèo? III. Luyện tập
Câu 1. Xếp các từ sau vào nhóm thích hợp: Đà Nẵng, con đường, cái quạt, Võ
Nguyên Giáp, bức tranh, anh em, Nhật Bản, Võ Thị Sáu, điện thoại, xe đạp, ô tô,
Thái Bình Dương, Ấn Độ, Kim Đồng, thước kẻ, học sinh, Hà Lan, Cửu Long. a. Danh từ chung b. Danh từ riêng
Câu 2. Tìm danh từ theo yêu cầu sau:
a. Danh từ chung chỉ một đồ dùng học tập
b. Danh từ riêng chỉ một nhà thơ, nhà văn
Câu 3. Đặt câu với các danh từ sau: mùa xuân, gia đình, Hồ Chí Minh, Tô Hoài.
Câu 4. Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật tôi quyết định xem trộm những bức tranh của Mèo.
Câu 2. Thái độ của nhân vật tôi: coi khinh, xấu hổ.
Câu 3. Nhân vật tôi có suy nghĩ về những bức tranh của Mèo: ngộ nghĩnh, đáng yêu III. Luyện tập Câu 1.
a. Danh từ chung: con đường, cái quạt, bức tranh, anh em, điện thoại, xe đạp, ô tô, thước kẻ, học sinh,
b. Danh từ riêng: Đà Nẵng, Võ Nguyên Giáp, Nhật Bản, Võ Thị Sáu, Thái Bình
Dương, Ấn Độ, Kim Đồng, Hà Lan, Cửu Long Câu 2.
a. Danh từ chung chỉ một đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, hộp bút, sách vở, cặp
sách, bút xóa, bút mực, cục tẩy…
b. Danh từ riêng chỉ một nhà thơ, nhà văn: Nguyễn Tuân, Kim Lân, Tô Hoài,
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Xuân Quỳnh…
Câu 3. Đặt câu với các danh từ sau: mùa xuân, gia đình, Hồ Chí Minh, Tô Hoài
- Mùa xuân đến, thời tiết trở nên ấm áp hơn.
- Gia đình của em có năm thành viên gồm ông, bà, bố, mẹ và em.
- Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
- Tô Hoài là tác giả của cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí.
Câu 4. Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Em rất yêu thích nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên. Bởi vì, Thạch
Sanh là một chàng trai khỏe mạnh, tốt bụng và có lòng dũng cảm. Chàng vốn là thái
tử, con trai của Ngọc Hoàng, đầu thai xuống trần làm con trai của một cặp vợ chồng.
Vừa sinh ra, Thạch Sanh đã mồ côi cha, về sau người mẹ cũng qua đời. Từ đó,
chàng sống lủi thủi một mình. Cả gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại. Tình cờ, Thạch
Sanh gặp gỡ và kết nghĩa với Lí Thông. Chàng coi hắn như người thân trong nhà và
hết lòng giúp đỡ. Nhưng Lí Thông năm lần bảy lượt hãm hại chàng. Dù vậy, Thạch
Sanh vẫn vượt qua, giết chết chằn tinh, đại bàng. Chàng còn cứu được công chúa và
con trai vua Thủy tề. Nhân vật này hiện lên với lòng dũng cảm, tài năng hơn người
và sự tốt bụng. Em đã học tập những đức tính tốt đẹp của Thạch Sanh.
Tiếng Việt - Tuần 3
I. Luyện đọc diễn cảm
“Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp
lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như
thủy tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú
đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.” (Con chuồn chuồn nước)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Đôi cánh của chuồn chuồn được so sánh với? A. giấy bóng B. cách hoa C. cánh bướm
Câu 2. Bộ phận nào được so sánh với thủy tinh? A. đôi chân B. hai con mắt C. cái đầu
Câu 3. Chú chuồn chuồn đang đậu ở đâu? A. trên mặt nước B. trên một bong hoa
C. trên một cành lộc vừng
Câu 4. Câu “Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” thuộc kiểu câu? A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai như thế nào? III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: ân hận, hẻo lánh.
Câu 2. Tìm các danh từ trong câu sau và xếp chúng vào nhóm: danh từ chung, danh từ riêng.
a. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam.
b. Bố của em là một bác sĩ nha khoa.
c. Em đang học tại trường Tiểu học Hai Bà Trưng.
d. Con đường trồng rất nhiều cây xanh.
Câu 3. Hãy viết đơn xin nghỉ học. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Đôi cánh của chuồn chuồn được so sánh với? A. giấy bóng
Câu 2. Bộ phận nào được so sánh với thủy tinh? B. hai con mắt
Câu 3. Chú chuồn chuồn đang đậu ở đâu?
C. trên một cành lộc vừng
Câu 4. Câu “Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” thuộc kiểu câu? C. Ai như thế nào? III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Tôi rất ân hận về việc làm của mình.
⚫ Khu rừng này thật hẻo lánh.
Câu 2. Tìm các danh từ trong câu sau và xếp chúng vào nhóm: danh từ chung, danh từ riêng.
a. Hà Nội, thủ đô, Việt Nam
b. bố, em, bác sĩ, nha khoa c. Hòa d. con đường, cây
⚫ Danh từ chung: thủ đô, bố, em, bác sĩ, nha khoa, trường, con đường, cây
⚫ Danh từ riêng: Hà Nội, Việt Nam, Hòa Câu 3.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, ngày ... tháng... năm 20... ĐƠN XIN NGHỈ HỌC
Kính gửi: Nguyễn Hồng Đào, GVCN lớp 4A
Em tên là: Hoàng Thu Phương Học sinh lớp: 4A
Hôm qua, trên đường đi học về, trời đổ mưa to. Do chủ quan, em đã không mang
theo áo mưa. Về đến nhà, em đã bị cảm. Vì vậy, em viết đơn này để xin phép cô
được nghỉ buổi học hôm nay, thứ… ngày… tháng… năm…
Em xin hứa sau khi đi học lại sẽ chép lại bài học và làm bài tập đầy đủ.
Em xin chân thành cảm ơn! Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên)
Tiếng Việt - Tuần 4
I. Luyện đọc diễn cảm
Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho
mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc
nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua.
Chôm lo lắng đến trước nhà vua, quỳ tâu:
- Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng
dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc bấy giờ nhà vua mới ôn tồn nói:
- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được?
Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!
Rồi vua dõng dạc nói tiếp:
- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
(Truyện dân gian Khmer)
II. Đọc hiểu văn bản
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhà vua đã làm gì để tìm người nối ngôi?
Câu 2. Chôm đã thú nhận với vua điều gì?
Câu 3. Vì sao thóc giống không nảy mầm?
Câu 4. Bài học qua câu chuyện? III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ sau: chăm chỉ, ngoan ngoãn
Câu 2. Cho đoạn văn sau:
“Tin-tin và Mi-tin được một bà tiên giúp đỡ, đã vượt qua nhiều thử thách, đến
nhiều xứ sở để tìm con Chim Xanh về chữa bệnh cho một người bạn hàng xóm.
Đoạn trích dưới đây thuật lại việc hai em tới Vương quốc Tương Lai và trò chuyện
với những người bạn sắp ra đời.”
(Ở vương quốc Tương Lai)
Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn.
Câu 3. Điền ch hoặc tr:
a. Hoa rất …ăm chỉ và cẩn thận.
b. Đậu là một chú chó …ung thành.
c. Tôi và Hòa đã có cuộc …ò …uyện vui vẻ.
d. Vận động viên đang …ạy trên sân.
Câu 4. Viết đoạn văn về một người bạn chăm học, chăm làm trong lớp. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhà vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và
giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Câu 2. Chôm đã thú nhận với vua không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Câu 3. Vì thóc giống đã được luộc kĩ rồi.
Câu 4. Bài học về đức tính trung thực trong cuộc sống. III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Bé Thỏ rất chăm chỉ làm việc nhà.
⚫ Thu là một cô bé ngoan ngoãn và tốt bụng.
Câu 2. Cho đoạn văn sau:
“Tin-tin và Mi-tin được một bà tiên giúp đỡ, đã vượt qua nhiều thử thách, đến
nhiều xứ sở để tìm con Chim Xanh về chữa bệnh cho một người bạn hàng xóm.”
(Ở vương quốc Tương Lai)
⚫ Danh từ chung: bà tiên, thử thách, xứ sở, con, người bạn, hàng xóm
⚫ Danh từ riêng: Tin-tin, Mi-tin, Chim Xanh
Câu 3. Điền ch hoặc tr:
a. Hoa rất chăm chỉ và cẩn thận.
b. Đậu là một chú chó trung thành.
c. Tôi và Hòa đã có cuộc trò …chuyện vui vẻ.
d. Vận động viên đang chạy trên sân.
Câu 4. Viết đoạn văn về một người bạn chăm học, chăm làm trong lớp.
Hoàng Đức là người bạn thân thiết của tôi. Bạn là một học sinh học, chăm làm.
Thành tích học tập của Đức luôn đứng đầu lớp. Trong giờ học, bạn luôn hăng hay
giơ tay xây dựng bài. Bạn luôn làm bài tập về nhà, học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
Nhiều bạn trong lớp coi Đức là một tấm gương để học tập. Không chỉ vậy Đức còn
rất tài năng. Bạn hát rất hay, còn biết đánh đàn ghi-ta. Đức cũng là một cậu con trai
vô cùng tốt bụng. Cậu thường xuyên giúp đỡ bạn bè như trực nhật, giảng bài hay
thay bình nước. Mỗi khi có bài tập khó, hoặc chưa hiểu bài, tôi sẽ nhờ Đức giảng
bài cho. Những lúc như vậy, cậu luôn kiên nhẫn giảng bài cho tôi. Nhờ có Đức, tôi
đã chịu khó học hành chăm chỉ hơn. Tôi rất yêu mến và ngưỡng mộ Đức.
Tiếng Việt - Tuần 5
I. Luyện đọc diễn cảm
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra...
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
(Cây dừa, Trần Đăng Khoa)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về loài cây nào?
Câu 2. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào trong bài thơ?
Câu 3. Suy nghĩ của em về hình ảnh cây dừa trong bài thơ? III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ khiêm nhường, chính trực.
Câu 2. Tìm biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn văn sau:
Sáng sớm, không khí thật trong lành. Trên cao, bầu trời trong xanh, cao vời vợi.
Đám mây trắng như bông đang chậm chạp di chuyển. Từ phía đông, ông mặt trời
thức giấc sau một đêm dài nghỉ ngơi. Những cô cậu nắng tinh nghịch chạy nhảy
khắp mọi nơi. Những cánh én nhỏ đang bay lượn trên cao. Hạt sương trong veo vẫn
còn đọng lại trên cành lá. Tiếng chim hót líu lo vang khắp cánh đồng. Em yêu biết bao quê hương của mình.
Câu 3. Tả một loài cây mà em yêu thích, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về cây dừa. Câu 2.
- So sánh: quả dừa - đàn lợn con, tàu dừa - chiếc lược, dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
- Nhân hóa: dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng, đứng canh trời đất, dừa đủng đỉnh.
Câu 3. Hình ảnh cây dừa hiện lên gần gũi, sinh động. III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ khiêm nhường, chính trực. ⚫
Bác Hoàng là một người khiêm nhường. ⚫
Cậu ta rất chính trực và lương thiện.
Câu 2. Tìm biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn văn sau:
Nhân hóa: đám mây chậm chạp di chuyển, ông mặt trời thức giấc sau một đêm dài
nghỉ ngơi, những cô cậu nắng tinh nghịch chạy nhảy khắp mọi nơi Câu 3.
Tuổi học trò gắn bó với rất nhiều những loài cây. Và cây bàng là một trong số đó.
Không giống như loài hoa phượng đỏ rực báo hiệu một mùa hè về, cũng không
giống như hoa bằng lăng tím thẫm khi chia tay đám học trò. Cây bàng mang một
dáng vẻ lặng lẽ hơn nhưng cũng thật nhiều tình cảm.
Bốn mùa xuân, hạ, thu và đông đem đến cho cây những vẻ đẹp khác nhau. Vào mùa
xuân, cây bàng mang trong mình những chồi non mơn mởn, nhỏ bé mà thật xinh
xắn.Thật kì lạ khi biết rằng, chỉ ít lâu nữa thôi, những chồi non nhỏ bé ấy sẽ sinh sổi
nảy nở và phát triển thành những tán cây to lớn. Khi mùa hè đến, những tán cây
bàng lúc này đã trở nên to lớn. Nó giống như một chiếc ô khổng lồ che mát cho học
trò chúng em khi chơi dưới sân trường. Có lẽ, cây bàng vào mùa thu là đẹp nhất.
Những chiếc lá đã chuyển sang màu đỏ. Mùa đông về, cây bàng đứng lặng im trên
sân trường. Thân cây như đen lại, lớp vỏ khô khốc. Những cành cây khẳng khiu, xơ
xác lộ ra trông thật thiếu sức sống. Những bộ rễ to nổi lên mặt đất cũng trở nên xấu xí hơn.
Đối với tụi học trò như chúng em, cây bàng đã trở thành một người bạn không thể
thiếu. Nó đã gắn bó với biết bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Những buổi học
thể dục dưới sân trường, cây bàng tỏa bóng mát khiến cái nắng oi bức trở nên dịu
nhẹ hơn. Ngày chia tay, cây bàng đứng lặng lẽ buồn bã giữa sân trường trong không
gian ồn ào tiếng ve kêu, tiếng chào tạm biệt của học sinh.
Mai đây, khi trưởng thành, sẽ có rất nhiều điều thay đổi. Nhưng sự gắn bó và chia
sẻ của những “người bạn đặc biệt” này có lẽ sẽ không bao giờ mất đi. Em luôn cảm
thấy yêu mến và trân trọng cây bàng - một trong những loài cây của tuổi học trò:
“Cây bàng ơi, toả bóng tháng năm dài dưới vòm lá, tuổi thơ dễ thương bao mơ
mộng đẹp, rồi một sớm lớn khôn nhặt chiếc lá mà lòng nghĩ suy…” (Lời bài hát Cây bàng, Trần Lập).
Tiếng Việt - Tuần 6
I. Luyện đọc diễn cảm
“Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên
bờ biển. Ngày ngày chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi.
Một hôm, người chồng ra biển đánh cá. Lần đầu kéo lưới chỉ thấy có bùn; lần thứ
nhì kéo lưới chỉ chỉ thấy cây rong biển; lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng.
Con cá cất tiếng kêu vang:
- Ông lão ơi! Ông sinh phúc tha tôi trở về biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được.
Ông lão ngạc nhiên, nhưng rồi cũng thả con cá xuống biển và bảo:
- Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả,
ta cũng chẳng cần gì.”
(Ông lão đánh cá và con cá vàng, Pu-skin)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật ông lão làm công việc gì?
Câu 2. Các lần kéo lưới, ông lão vớt được gì?
Câu 3. Ông lão đã làm gì với con cá?
Câu 4. Bài học mà em rút ra được? III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: sững sờ, khoác lác.
Câu 2. Xác định kiểu nhân hóa được sử dụng trong các câu thơ, câu văn sau: a.
Trâu ơi ta bảo trâu này:
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày giữ nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. (Ca dao) b.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận) c.
Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào,
giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay.
(Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
Câu 3. Đặt câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối, trong câu có hình ảnh nhân hóa.
Câu 4. Viết một bài văn tả cây ổi trong vườn nhà em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật ông lão làm nghề đánh cá.
Câu 2. Các lần đánh cá, ông lão vớt được: lần đầu kéo lưới chỉ thấy có bùn; lần thứ
nhì kéo lưới chỉ chỉ thấy cây rong biển; lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng.
Câu 3. Ông lão đã thả con cá về biển.
Câu 4. Bài học mà em rút ra được: tấm lòng nhân hậu, giúp đỡ không mong báo đáp. III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Hoàng sững sờ khi nhìn thấy mẹ trở về.
⚫ Cậu ta là một kẻ chỉ biết khoác lác.
Câu 2. Xác định kiểu nhân hóa được sử dụng trong các câu thơ, câu văn sau:
a. Nói với sự vật như nói với người
b. Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người
c. Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người. Câu 3.
⚫ Chú ong làm việc chăm chỉ và cần mẫn.
⚫ Con tàu đang nằm nghỉ ở bến.
⚫ Chị hoa hồng đang khoe sắc thắm. Câu 4.
Trong khu vườn nhà em, rất nhiều loài cây được trồng. Nhưng em ấn tượng nhất với
cây ổi. Cây được bố trồng khoảng bốn năm rồi.
Cây ổi cao khoảng hai mét. Thân cây rất cứng cáp, to bằng bắp tay người lớn. Bên
ngoài thân được phủ một lớp vỏ màu nâu sẫm, bóc lớp vỏ ấy ra sẽ để lộ phần thân
trắng bên trong. Từ thân, nhiều cành, nhiều nhánh thi nhau tỏa ra các hướng. Đến
mùa, từng chùm hoa ổi trắng muốt sẽ nở ra, xinh đẹp chẳng kém gì hoa mận.
Chẳng bao lâu, từ những chùm hoa ấy, kết thành các chùm ổi nhỏ, xanh mướt. Mới
đầu, quả ổi chỉ nhỏ xíu, nhưng qua mấy tháng cần mẫn tắm gió, sưởi nắng, chúng
lớn dần lên. Những quả ổi thường to bằng nắm tay, có quả còn to bằng cái bát ăn
cơm. Khi chín, quả ổi trở nên mềm hơn. Vỏ có màu vàng nhạt. Khi ăn, thì bên trong
lớp vỏ, là phần thịt giòn, ngọt, bên trong nữa là phần thịt mềm mại, có ít hạt ổi nhỏ
vàng vàng trắng. Ổi không chỉ ngon ngọt mà còn có mùi thơm dịu rất dễ ngửi.
Em thích cây ổi lắm. Mỗi khi có bạn đến chơi nhà, em đều tự hào dẫn các bạn lại
xem cây. Em mong rằng, cây sẽ tiếp tục lớn lên và phát triển tốt, đem đến nhiều trái ngon cho em và gia đình.
Tiếng Việt - Tuần 7
I. Luyện đọc diễn cảm
Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu đến
nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ.
Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu bé vẽ
hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo:
- Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy
hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng quả
trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được. Thầy lại nói:
- Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ
và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ cái
gì cũng đều có thể vẽ được như ý.
Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.
Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt
xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế
giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.
(Vẽ trứng, SGK Tiếng Việt 4, tập 1)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Từ nhỏ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã yêu thích gì? A. Vẽ B. Ca hát C. Đánh đàn
Câu 2. Thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ gì? A. Vẽ phong cảnh B. Vẽ con người C. Vẽ quả trứng
Câu 3. Thầy Vê-rô-ki-ô muốn rèn luyện cho Lê-ô-nác-đô điều gì?
A. Khả năng quan sát sự vật một cách tỉ mỉ
B. Cách miêu tả sự vật trên giấy vẽ một cách chính xác C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Lê-ô-nác-đô trở thành một họa sĩ thiên tài? A. Dùng công khổ luyện B. Gặp được thầy hay C. Năng khiếu bẩm sinh III. Luyện tập
Câu 1. Dấu ngoặc kép có những công dụng gì?
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
a. Nó đưa cho tôi ba đồng mà bảo: []Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn
quà; xưa nay con ở nhà mãi cũng không nuôi được bữa nào, thì con đi cũng chẳng
phải lo; thầy bòn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng
đủ ăn; con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có
tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!...[ ]. (Lão Hạc, Nam Cao)
b. Lão kiếm được ít tiền bằng cách ngồi mẫu cho mấy nghệ sĩ trẻ trong khu [ ] hoạ
sĩ [ ] ấy, những người không đủ tiền thuê người mẫu chuyên nghiệp.
(Chiếc lá cuối cùng, O. Henry)
Câu 3. Viết mở bài cho bài văn tả cây cối: a. Mở bài trực tiếp b. Mở bài gián tiếp
Câu 4. Viết đoạn văn nói về một bộ phim em đã xem trong tháng này. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Từ nhỏ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã yêu thích gì? A. Vẽ
Câu 2. Thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ gì? C. Vẽ quả trứng
Câu 3. Thầy Vê-rô-ki-ô muốn rèn luyện cho Lê-ô-nác-đô điều gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Lê-ô-nác-đô trở thành một họa sĩ thiên tài? A. Dùng công khổ luyện III. Luyện tập Câu 1.
Công dụng của dấu ngoặc kép:
⚫ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn được dẫn trực tiếp
⚫ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai.
⚫ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
a. Nó đưa cho tôi ba đồng mà bảo: [“]Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy
ăn quà; xưa nay con ở nhà mãi cũng không nuôi được bữa nào, thì con đi cũng
chẳng phải lo; thầy bòn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào
cũng đủ ăn; con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về,
không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!...[”]. (Lão Hạc, Nam Cao)
b. Lão kiếm được ít tiền bằng cách ngồi mẫu cho mấy nghệ sĩ trẻ trong khu [“] hoạ
sĩ [”] ấy, những người không đủ tiền thuê người mẫu chuyên nghiệp.
(Chiếc lá cuối cùng, O. Henry) Câu 3.
a. Trong khu vườn nhà em, rất nhiều loài cây được trồng. Nhưng em ấn tượng nhất với cây ổi.
b. Cây cối giống như người bạn của con người. Bởi vậy, chúng ta cần biết chăm sóc
và yêu mến chúng. Và trong thế giới loài cây, em cảm thấy yêu thích nhất là cây ổi. Câu 4.
Chủ nhật tuần trước, em được đi xem phim cùng bố mẹ. Một bộ phim hoạt hình rất
hấp dẫn. Bộ phim có tên là “Những mảnh ghép cảm xúc”. Bố đã xếp hàng để mua
vé. Đến giờ, cả nhà vào rạp chiếu phim. Nội dung của bộ phim hoạt hình kể về cô
bé Riley. Trong trung khu não bộ của cô là năm nhân vật chính là bản nhân cách
hóa của năm cảm xúc cơ bản: Joy (vui vẻ), Anger (giận dữ), Disgust (chán ghét),
Fear (sợ hãi) và Sadness (buồn bã). Họ đã bước ra cuộc sống và tác động đến hành
động của Riley qua một bảng điều khiển. Dưới sự chỉ huy của Joy (vui vẻ), các
mảnh ghép cảm xúc vận hành để tạo nên những ký ức hàng ngày cho chủ nhân.
Nhưng việc cô bé chuyển đến nơi ở mới đã tạo ra nhiều áp lực và khó khăn, nảy
sinh tình trạng hỗn loạn xảy ra giữa các cảm xúc. Một hôm, Joy (vui vẻ) và Sadness
(buồn bã) bị cuốn vào mê cung ký ức dài hạn. Họ đã gặp gỡ nhiều nhân vật đã và
đang tồn tại trong tâm trí cô bé, trong đó có cả người bạn tưởng tượng của cô bé
thời ấu thơ là Bing Boong. Bộ phim kết thúc khi Riley đã dần làm quen được với
môi trường mới, cảm thấy hạnh phúc hơn. Em cảm thấy rất vui vẻ sau khi xem xong phim.
Tiếng Việt - Tuần 8
I. Luyện đọc diễn cảm
“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”
(Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
Câu 2. Tình cảm của tác giả với chuyện cổ? Câu thơ nào đã thể hiện được điều đó?
Câu 3. Đọc bốn câu thơ cuối, em hình dung ra những truyện cổ tích nào?
Câu 4. Suy nghĩ của em về chuyện cổ? III. Luyện tập
Câu 1. Đặt 2 câu có sử dụng dấu ngoặc kép.
Câu 2. Gạch chân dưới trạng ngữ trong các câu sau. Cho biết loại trạng ngữ?
a. Trong giờ học, cô giáo giảng bài rất say sưa.
b. Hôm nay, em được đi chơi ở vườn bách thú.
c. Em đi đến trường bằng xe đạp.
d. Trên bầu trời, đám mây trắng đang trôi chầm chậm.
Câu 3. Kể tên một số truyện cổ tích em đã đọc?
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn kể chuyện em đến đọc sách ở thư viện. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. Câu 2.
⚫ Tình cảm của tác giả với chuyện cổ: yêu mến
⚫ Câu thơ: Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Câu 3. Đọc bốn câu thơ cuối, em hình dung ra những truyện cổ tích: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường
Câu 4. Suy nghĩ về chuyện cổ: yêu mến, trân trọng và tự hào III. Luyện tập Câu 1.
a. Bà ngoại của em giống như “bà tiên” trong các truyện cổ tích vậy.
b. Tôi hỏi Hồng: “Cậu đã làm bài tập về nhà chưa?”.
Câu 2. Gạch chân dưới trạng ngữ trong các câu sau. Cho biết loại trạng ngữ?
a. Trong giờ học, cô giáo giảng bài rất say sưa.
b. Hôm nay, em được đi chơi ở vườn bách thú.
c. Em đi đến trường bằng xe đạp.
d. Trên bầu trời, đám mây trắng đang trôi chầm chậm.
⚫ Trạng ngữ chỉ thời gian: a, b
⚫ Trạng ngữ chỉ nơi chốn: trên bầu trời
⚫ Trạng ngữ chỉ phương tiện: c
Câu 3. Một số truyện cổ tích em đã đọc: Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt,
Sọ Dừa, Cậu bé thông minh,... Câu 4.
Thành phố của em có một thư viện. Cuối tuần này, tôi đã đến thư viện đọc sách. Từ
nhà, tôi mất khoảng mười lăm phút đạp xe. Đến nơi, tôi gửi xe rồi vào thư viện.
Khuôn viên của thư viện gồm có một tòa nhà. Diện tích khá rộng rãi và có năm tầng.
Tôi lên phòng đọc sách tại chỗ ở tầng 3. Đầu tiên, tôi cần mua phiếu mượn sách.
Tiếp đến, tôi đến khu vực tra cứu thông tin sách. Những chiếc máy vi tính đều còn
rất mới. Tôi tra cứu thông tin sách trên máy rồi ghi vào phiếu mượn sách. Tôi đã
tìm đọc cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài. Sau đó, tôi mang đến
cho các cô thủ thư. Khoảng năm phút, tôi đã nhận được cuốn sách. Cuối cùng, tôi
mang sách ra khu vực đọc sách và ngồi đọc. Tôi mất một buổi sáng để đọc xong
cuốn sách. Tôi cảm thấy việc đọc sách thật bổ ích và thú vị. Vì vậy, tôi sẽ thường
xuyên đến thư viện để đọc sách.
Tiếng Việt - Tuần 9
I. Luyện đọc diễn cảm
“Nhác trông vắt vẻo trên cành,
Một anh Gà Trống tinh nhanh lõi đời.
Cáo kia đon đả ngỏ lời:
“Kìa anh bạn quý xin mời xuống đây
Để nghe cho rõ tin này
Muôn loài mạnh, yếu từ rày kết thân.
Lòng tôi sung sướng muôn phần
Báo cho bạn hữu xa gần đều hay.
Xin đừng e ngại xuống đây
Cho tôi hôn bạn, tỏ bày tình thân”
Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn,
Gà rằng: “Xin được ghi ơn, trong lòng
Hòa bình gà, cáo sống chung
Mừng này còn có tin mừng nào hơn.
Kìa, tôi thấy cặp chó săn
Từ xa chạy lại, chắc loan tin này!”
Cáo nghe hồn lạc phách bay,
Quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thì.
Gà ta khoái chí cười phì:
“Rõ phường gian dối, làm gì được ai”.”
(La Phông-ten, Nguyễn Minh dịch)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật trong bài gồm có? A. Cáo và Gà Trống B. Khỉ và Cáo C. Gà Trống và Ong
Câu 2. Cáo dụ Gà Trống bằng cách nào?
A. Cáo mời Gà Trống xuống đất để đi dự bữa tiệc muôn loài.
B. Cáo mời Gà Trống xuống để báo tin rằng từ nay muôn loài sẽ kết thân, Gà hãy
xuống để Cáo bày tỏ tình thân.
C. Cáo mời Gà Trống xuống để báo tin rằng loài người sắp đến làm hại muôn loài,
Cáo và Gà hãy cùng đi trốn.
Câu 3. Gà Trống đã trả lời Cáo như thế nào?
A. Cảm ơn lòng tốt của Cáo, nói với Cáo rằng có cặp chó săn đang chạy đến.
B. Gà tin lời Cáo, xuống đất để đi dự bữa tiệc muôn loài.
C. Gà cảm ơn lòng tốt của Cáo, xuống đất cùng Cáo đi chạy trốn.
Câu 4. Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì?
A. Kể chuyện Cáo gian ngoan mắc mưu Gà Trống
B. Kể chuyện Gà Trống đã làm Cáo sợ mất vía.
C. Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào. III. Luyện tập
Câu 1. Tìm các danh từ riêng và danh từ chung :
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em.” (Ca dao)
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Sơn cũng thấy lạnh [ ] vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị [ ] Mẹ
Sơn nghe thấy, đặt chén nước chè xuống, bảo chị Lan [ ]
[ ] Con vào buồng lấy thúng áo ra mẹ mặc cho em, đi.
Rồi quay lại bảo Sơn [ ]
[ ] Con sang đây mà ngồi cho ấm. Bước khéo để cho em bé ngủ.
Sơn kéo chăn lên đắp cho em [ ] ngồi xếp bằng bên khay nước. Mẹ Sơn rót cho một
chén, Sơn cầm lấy chén chè nóng áp vào mặt, vào má cho ấm, rồi để mặt vào miệng
chén cho hơi bốc lên [ ] Bà Sơn thường vẫn bảo làm thế cho tỉnh mắt.
(Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)
Câu 3. Viết đoạn văn ngắn về một món ăn mà em yêu thích, trong đó có sử dụng
hai danh từ (một danh từ chung và một danh từ riêng). Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật trong bài gồm có? A. Cáo và Gà Trống
Câu 2. Cáo dụ Gà Trống bằng cách nào?
B. Cáo mời Gà Trống xuống để báo tin rằng từ nay muôn loài sẽ kết thân, Gà hãy
xuống để Cáo bày tỏ tình thân.
Câu 3. Gà Trống đã trả lời Cáo như thế nào?
A. Cảm ơn lòng tốt của Cáo, nói với Cáo rằng có cặp chó săn đang chạy đến.
Câu 4. Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì?
C. Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào. III. Luyện tập
Câu 1. Tìm các danh từ riêng và danh từ chung :
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em.” (Ca dao)
⚫ Danh từ riêng: Đồng Đăng, Kỳ Lừa, Tô Thị, Tâm Thanh, Lạng
⚫ Danh từ chung: phố, nàng, chùa, xứ, anh, công, bác, mẹ, em
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Sơn cũng thấy lạnh [,] vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị [.] Mẹ
Sơn nghe thấy, đặt chén nước chè xuống, bảo chị Lan [:]
[-] Con vào buồng lấy thúng áo ra mẹ mặc cho em, đi.
Rồi quay lại bảo Sơn [:]
[-] Con sang đây mà ngồi cho ấm. Bước khéo để cho em bé ngủ.
Sơn kéo chăn lên đắp cho em [,] ngồi xếp bằng bên khay nước. Mẹ Sơn rót cho một
chén, Sơn cầm lấy chén chè nóng áp vào mặt, vào má cho ấm, rồi để mặt vào miệng
chén cho hơi bốc lên [.] Bà Sơn thường vẫn bảo làm thế cho tỉnh mắt.
(Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam) Câu 3.
Em sinh ra và lớn lên ở thủ đô Hà Nội. Nơi đây có rất nhiều đặc sản. Nhưng em
thích nhất là bún chả. Nguyên liệu chính gồm có bún, chả và nước chấm. Chả
thường được làm từ thịt lợn băm hoặc thái miếng. Người ta sẽ tẩm gia vị vào rồi
nướng lên. Còn nước chấm được pha từ nước mắm với công thức riêng. Mọi người
thường ăn bún chả vào buổi sáng. Bún chấm với nước mắm, ăn cùng với chả rất
ngon. Em rất thích món ăn này.
⚫ Danh từ chung: đặc sản
⚫ Danh từ riêng: Hà Nội
Tiếng Việt - Tuần 10
I. Luyện đọc diễn cảm
Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:
- Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng!
Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả
táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!
Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó
ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi
vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi,
liền chắp tay cầu khẩn:
- Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:
- Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến
mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham.
Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây
ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng
bằng ước muốn tham lam.
(Điều ước của vua Mi-dát)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Vua Mi-dát đã ước điều gì khi được thần Đi-ô-ni-dốt cho một điều ước?
A. Xin thần cho vua có sức khỏe.
B. Xin thần cho mọi vật vua chạm đến đều hóa thành vàng.
C. Xin thần cho vua có nhiều của cải.
Câu 2. Điều gì đã xảy ra khi vua ngồi vào bàn ăn?
A. Mọi thứ đều biến thành vàng.
B. Vua xin thần lấy lại điều ước. C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Vua Mi-dát đã hiểu ra điều gì?
A. Những ước mơ tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.
B. Kẻ tham lam sẽ phải chịu kết quả không tốt. C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: sáng chế, ước mơ.
Câu 2. Tìm động từ trong đoạn văn sau:
“Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng.
Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền.” (Ăng-co-vát)
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
a. Bố em đang tưới cây trong vườn.
b. Những chú chim ca hát suốt cả ngày.
c. Đàn bướm bay lượn tung tăng trong vườn hoa.
d. Bác nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng.
Câu 4. Viết đoạn văn kể về giấc mơ đẹp của em, chỉ ra hai động từ trong đoạn văn. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Vua Mi-dát đã ước điều gì khi được thần Đi-ô-ni-dốt cho một điều ước?
B. Xin thần cho mọi vật vua chạm đến đều hóa thành vàng.
Câu 2. Điều gì đã xảy ra khi vua ngồi vào bàn ăn? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Vua Mi-dát đã hiểu ra điều gì?
A. Những ước mơ tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Những sáng chế của cậu rất có ích cho môi trường.
⚫ Tôi ước mơ trở thành một vận động viên bơi lội.
Câu 2. Các động từ: quay, về, lặn, chiếu, soi, vào Câu 3.
a. Bố em đang tưới cây trong vườn.
b. Những chú chim ca hát suốt cả ngày.
c. Đàn bướm bay lượn tung tăng trong vườn hoa.
d. Bác nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng. Câu 4.
Đêm qua, tôi có một giấc mơ vô cùng kì lạ. Trong giấc mơ, tôi đã lạc vào một khu
rừng rộng lớn. Ở đó, tôi đã được chứng kiến cuộc thi hoa hậu của các loài
hoa. Đêm chung kết diễn ra với sự tham gia của rất nhiều thí sinh. Cuộc thi sẽ gồm
hai phần thi tài năng và phần thi vấn đáp. Phần thi tài năng được diễn ra với nhiều
tiết mục hấp dẫn, thú vị. Kết thúc phần thi tài năng còn lại ba thí sinh là chị Hoa
Hồng, Hoa Đào và Hoa Lan. Đến phần thi vấn đáp, các thí sinh sẽ thuyết trình về
bản thân. Kết thúc phần thi, ban giám khảo rất khó khăn khi đưa ra sự lựa chọn về
ngôi vị Hoa hậu của các loài hoa. Cả ba thí sinh đều ngang sức ngang tài. Cuối cùng
sau khi thảo luận, ban giám khảo đã quyết định trao ngôi vị “Hoa hậu các loài hoa”
cho chị Hoa Hồng. Giấc mơ đã kết thúc với phần nhận giải của chị Hoa Hồng.
Động từ: chứng kiến, tham gia
Tiếng Việt - Tuần 11
I. Luyện đọc diễn cảm
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. (Ngắm trăng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? A. Trong tù
B. Ở chiến khu Việt Bắc C. Khi ở Hà Nội
Câu 2. Chủ ngữ trong câu: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ? A. Người B. ngắm trăng soi C. ngoài cửa sổ
Câu 3. Bài thơ ca ngợi điều gì?
A. Tinh thần lạc quan của Bác trong hoàn cảnh ngục tù.
B. Tình yêu thiên nhiên, yêu của sống của Bác. C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Đâu là từ láy? A. hững hờ B. cảnh đẹp C. nhà thơ III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: lúng túng, rả rích.
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Như thế nào?
a. Cô Hạnh không chỉ đảm đang mà còn tài giỏi.
b. Cậu bé này vốn nổi tiếng thông minh.
Câu 3. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
a. Trên trời, những đám mây đen bắt đầu kéo đến.
b. Khoảng mười phút sau, trời bắt đầu mưa.
c. Cây cối trong vườn sau cơn mưa trông đầy sức sống.
d. Từng giọng sương đọng trên phiến lá.
Câu 4. Viết đoạn văn về một người họ hàng của em, trong đó có sử dụng tính từ. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? A. Trong tù
Câu 2. Chủ ngữ trong câu: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ? A. Người
Câu 3. Bài thơ ca ngợi điều gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Đâu là từ láy? A. hững hờ III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Câu hỏi của cậu khiến tôi cảm thấy lúng túng.
⚫ Ngoài trời, tiếng mưa rơi rả rích.
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Như thế nào?
a. Cô Hạnh không chỉ đảm đang mà còn tài giỏi.
b. Cậu bé này vốn nổi tiếng thông minh. Câu 3. a. Trên trời b. Khoảng mười phút sau
c. trong vườn, sau cơn mưa d. trên phiến lá. Câu 4.
Chị họ của em là Đỗ Anh Thư. Năm nay, chị mười chín tuổi rồi. Chị đang là sinh
viên của trường Đại học Luật Hà Nội. Dáng người của chị dong dỏng cao. Mái tóc
dài khiến chị thêm dịu dàng. Chị có nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen
cùng với khuôn mặt hình trái xoan. Còn đôi môi nhỏ xinh cùng với hàm răng trắng
đều. Mỗi khi cười, chiếc răng khểnh duyên dáng lại lộ ra, càng tô thêm vẻ dễ
thương. Mọi người nhận xét rằng chị rất giống mẹ, xinh đẹp và dịu dàng. Thành tích
học tập của chị rất tốt. Mỗi năm, chị đều đạt được danh hiệu học sinh giỏi. Năm vừa
rồi, chị đã thi đỗ đại học với số điểm rất cao, trở thành thủ khoa của trường. Điều đó
khiến bố mẹ rất tự hào về chị. Chị Thư không chỉ học giỏi, mà còn rất tài năng và
khéo léo. Giọng hát của chị rất hay. Chị đã từng tham gia nhiều chương trình văn
nghệ của trường, và đạt giải cao. Ở nhà, chị là một đầu bếp cừ khôi. Em rất thích ăn
món sườn xào chua ngọt do chị nấu. Bạn bè đều rất yêu mến, vì chị luôn nhiệt tình
giúp đỡ mọi người. Em cũng rất ngưỡng mộ và yêu thương chị. Tính từ: cao, tốt
Tiếng Việt - Tuần 12
I. Luyện đọc diễn cảm “Bé bấm số
Và chờ nghe chuông đổ Bố vừa alô! Bé cũng vừa a lô! Bố ơi! Bố ơi!
Con nhớ bố thật nhiều
Bố cười nói rằng
Bố rất nhớ con yêu Gọi điện cho bố Bố đang ở nơi xa Vì con nhớ bố
Nên con gọi đó mà! Gọi điện cho bố Bố đang ở nơi xa Vì con nghe bố nói
Giống như đang ở nhà.”
(Gọi điện cho bố, Nguyễn Lãm Thắng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Em bé trong bài thơ đang làm gì?
Câu 2. Vì sao em bé làm việc đó?
Câu 3. Qua bài thơ, em có cảm nhận gì? III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ sau: hối hả, đẹp đẽ.
Câu 2. Tìm các tính từ chỉ: a. tính cách b. màu sắc
Câu 3. Đặt câu hỏi cho phần được gạch chân:
a. Cường rất cao to, khỏe mạnh.
b. Ngày hôm qua, bố mẹ đã về thăm ông bà.
c. Bức tranh của em vẽ rất đẹp.
d. Con đường làng đã được làm lại.
Câu 4. Viết đoạn văn kể về người họ hàng cùng lứa tuổi với em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Em bé trong bài thơ đang gọi điện cho bố.
Câu 2. Em bé gọi điện cho bố vì cảm thấy rất nhớ bố.
Câu 3. Qua bài thơ, em cảm nhận được tình cảm bố con thật ấm áp. III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Mọi người đang hối hả trở về nhà sau một ngày.
⚫ Khung cảnh thiên nhiên thật đẹp đẽ làm sao! Câu 2.
a. tính cách: hiền lành, hung dữ, hòa đồng, ích kỉ, ác độc,...
b. màu sắc: trắng tinh, vàng ươm, đỏ chót, xanh đậm, trắng muốt, đỏ rực,... Câu 3. a. Cường như thế nào?
b. Bố mẹ đã về thăm ông bà khi nào?
c. Cái gì vẽ rất đẹp?
d. Con đường làng đã được làm gì? Câu 4.
Em có một người anh họ. Anh là con trai của chú Năm. Tên của anh là Nguyễn
Tuấn Anh. Hiện tại, anh đang là sinh viên của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Anh có dáng người cao gầy. Chiều cao của anh khoảng một mét tám mươi xăng-ti-
mét. Cân nặng khoảng sáu mươi ki-lô-gam. Khuôn mặt rất điển trai. Nước da ngăm
đen trông thật khỏe khoắn. Đôi mắt đen ánh lên vẻ tự tin. Vầng trán cao cho thấy sự
thông minh. Mái tóc luôn được cắt ngắn gọn gàng. Phong cách ăn mặc của anh cũng
rất trẻ trung, năng động. Anh Tuấn Anh khá hiền lành và tốt bụng. Anh luôn nhiệt
tình giúp đỡ mọi người xung quanh. Thành tích học tập của anh rất tốt. Nhiều năm
liền, anh giành được học bổng của trường. Có thể nhận xét rằng, anh là một người
con trai vô cùng hoàn hảo. Điều đó khiến chú Năm rất tự hào về anh. Em cảm thấy
vô cùng ngưỡng mộ và yêu mến anh.
Tiếng Việt - Tuần 13
I. Luyện đọc diễn cảm
Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ
xôi. Dân bản đặt tên cho chú là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai
mười tám; mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.
Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật. Chẳng
mấy chốc, làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. Thương dân bản,
Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.
Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm
vồ đóng cọc để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống,
cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Hỏi chuyện, Cẩu Khây biết tên cậu là Nắm Tay
Đóng Cọc. Nắm Tay Đóng Cọc sốt sắng xin được cùng Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh.
Đến một vùng khác, hai người nghe có tiếng tát nước ầm ầm. Họ ngạc nhiên thấy
một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.
Nghe Cẩu Khây nói chuyện, Lấy Tai Tát Nước hăm hở cùng hai bạn lên đường.
Đi được ít lâu, ba người lại gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây, lấy móng tay
đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. Cẩu Khây cùng các bạn đến làm quen
và nói rõ chí hướng của ba người. Móng Tay Đục Máng hăng hái xin được làm em út đi theo.
(Truyện cổ dân tộc Tày)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Kể tên các nhân vật trong truyện.
Câu 2. Cẩu Khây có gì khác thường?
Câu 3. Vì sao Cẩu Khây muốn diệt trừ yêu tinh?
Câu 4. Nhận xét về nhân vật Cẩu Khây. III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: nông dân, lao động.
Câu 2. Xác định câu chủ đề của các đoạn văn sau:
a. Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị
mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại
ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. (Dế Mèn phiêu lưu kí)
b. Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám
mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng
tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những
bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn
cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son,
chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. (Đường đi Sa Pa)
Câu 3. Tìm trạng ngữ trong các câu sau và cho biết đó là trạng ngữ chỉ gì?
a. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào.
b. Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc nọ buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở
đó không ai biết cười.
c. Trong rừng, muôn loài đang tổ chức cuộc thi chạy để tìm ra nhà vô địch.
d. Ngồi trong lớp, tôi chăm chú lắng nghe cô giáo giảng bài.
Câu 4. Viết đoạn văn về một câu chuyện em thích. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát
Nước, Móng Tay Đục Máng
Câu 2. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám; mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.
Câu 3. Vì thương dân bản bị yêu tinh giết hại.
Câu 4. Nhận xét: Cẩu Khây là một người dũng cảm, giàu tình yêu thương. III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Các bác nông dân đang hăng say gặt lúa.
⚫ Hôm nay, chúng em có một buổi lao động ở trường. Câu 2. Câu chủ đề:
a. Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột.
b. Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh.
Câu 3. Tìm trạng ngữ trong các câu sau và cho biết đó là trạng ngữ chỉ gì?
a. Đúng lúc đó: thời gian
b. Ngày xửa ngày xưa: thời gian c. Trong rừng: nơi chốn
d. Ngồi trong lớp: nơi chốn Câu 4.
Em rất thích câu chuyện “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Nội dung
của câu chuyện kể về cuộc đời của cậu bé An. Sau ngày độc lập, An sống cùng ba
mẹ ở thành phố. Đến khi thực dân Pháp trở lại xâm lược, gia đình cậu phải di tản,
chạy hết từ vùng này đến vùng khác ở miền Tây Nam Bộ. Trên đường, cậu bị lạc
mất cha mẹ, trở thành đứa trẻ lang thang. Từ đó, An đã gặp gỡ với nhiều người,
trong đó có gia đình ông lão bán rắn. Cậu đã đi theo họ, trở thành con nuôi của ông
lão bán rắn. Kể từ đó, cậu đã có nhiều phiêu lưu hấp dẫn. Sau này, An còn tham gia
vào du kích. Khi đọc câu chuyện, em có cảm giác như đang được phiêu lưu cùng
với An vậy. Không chỉ vậy, em còn học được bài học giá trị.
Tiếng Việt - Tuần 14
I. Luyện đọc diễn cảm Hạt gạo làng ta Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay… Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy… Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà
Những năm cây súng Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông… Hạt gạo làng ta Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát
Hạt vàng làng ta… (Hạt gạo làng ta)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Hạt gạo được làm nên từ những gì?
Câu 3. Tìm những câu thơ nói về nỗi vất vả của con người để làm ra hạt gạo?
Câu 4. Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”? III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ lam lũ, tôn vinh.
Câu 2. Xác định các câu sau được viết theo mẫu câu nào?
a. Hoàng là lớp trưởng của lớp 5A.
b. Hà đang quét sân giúp bố mẹ.
c. Hường rất hiền lành, chăm chỉ.
d. Hoàng Anh là một học sinh gương mẫu.
Câu 3. Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau:
a. Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật. Chúng không hề xa lạ mà vô cùng
gắn bó với cuộc sống của con người. Câu chuyện về chú chó trung thành cứu chủ
thoát chết. Hay hình ảnh con trâu cùng người nông dân lao động vất vả. Cả chú dế
mèn được các cậu học trò nâng niu như báu vật. Những loài động vật nhỏ bé đã
nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của mỗi người. Chúng tạo nên kí ức đẹp đẽ về bức tranh
cuộc sống đầy màu sắc.
b. Chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm. Bởi nguồn nước
không chỉ đang ngày càng cạn kiệt mà còn đang trở nên ô nhiễm. Suy nghĩ trái đất
chẳng có gì nhiều như nước quả là sai lầm. Đúng là khoảng tám mươi phần trăm thế
giới là nước. Nhưng đó không phải là nước ngọt mà con người có thể sử dụng được.
Hơn nữa chúng ta có thể nhịn ăn trong vài ngày, nhưng lại không thể sống thiếu
nước trong vài giờ. Hãy sử dụng tiết kiệm nước ngọt bởi nó có một tầm quan trọng
rất lớn đối với cuộc sống của nhân loại.
Câu 4. Viết đoạn văn kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết. Xác định câu
chủ đề trong đoạn văn. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ bốn chữ.
Câu 2. Hạt gạo được làm từ thiên nhiên và con người: từ vị phù sa bồi đắp cho
ruộng đồng màu mỡ phì nhiêu, từ nước hồ sen tưới cho lúa tươi tốt, từ tình cảm và
công sức của con người (người mẹ) một nắng hai sương đổ ra trên đồng ruộng.
Câu 3. Những câu thơ nói về nỗi vất vả của con người để làm ra hạt gạo: Giọt mồ hôi sa.
Những trưa tháng sáu. Nước như ai nấu. Chết cả cá cờ. Cua ngoi lên bờ.
Mẹ em xuống cấy. * Hạt gạo làng ta Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Câu 4. Hạt gạo được gọi là hạt vàng, vì hạt gạo rất quý. Con người đã phải đổ mồ
hôi, công sức để làm ra được hạt gạo. III. Luyện tập Câu 1.
- Cuộc sống của bác Năm rất vất vả, lam lũ.
- Bác Hùng được tôn vinh trước toàn thôn về tấm gương người tốt, việc tốt.
Câu 2. Xác định các câu sau được viết theo mẫu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai như thế nào? d. Ai là gì? Câu 3.
a. Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật.
b. Chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm. Câu 4.
- Đoạn văn: Chị Võ Thị Sáu là người phụ nữ dũng cảm và tài năng. Chị sinh năm
1933 và mất năm 1952. Quê ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ năm mười lăm tuổi, chị
đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Vào tháng 5 năm
1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người
chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, chị bị đày ra Côn Đảo, bị xử tử. Năm 1993, Nhà
nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu
Anh hùng lực lượng vũ trang. Em rất ngưỡng mộ và yêu mến chị.
Câu chủ đề: Chị Võ Thị Sáu là người phụ nữ dũng cảm và tài năng.
Tiếng Việt - Tuần 15
I. Luyện đọc diễn cảm
“Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực.
Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long
Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập
con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để
nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long
Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.”
(Một người chính trực)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Tô Hiến Thành nổi tiếng là người như thế nào?
Câu 2. Chiêu Linh thái hậu đã làm gì để nhờ Tô Hiến Thành giúp đỡ?
Câu 3. Tô Hiến Thành đã làm gì trước lời nhờ vả của Chiêu Linh thái hậu?
Câu 4. Bài học sau khi đọc truyện? III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: kì quái, thư giãn
Câu 2. Xác định chủ ngữ trong các câu sau:
a. Hôm nay, cô giáo đã đến nhà gặp mẹ em.
b. Hoa hồng nở rực rỡ trong khu vườn.
c. Chiếc máy tính này vẫn còn mới.
d. Trên bầu trời, từng đàn chim én bay lượn.
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai? a. Mẹ em rất dịu dàng.
b. Tuần trước, chúng em đã tổng vệ sinh toàn lớp học.
c. Hoa là một học sinh chăm chỉ.
d. Em đã làm xong bài tập về nhà.
Câu 4. Viết đoạn văn về một câu chuyện em yêu thích và cho biết vì sao em thích câu chuyện đó. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Tô Hiến Thành nổi tiếng là người chính trực
Câu 2. Chiêu Linh thái hậu đã cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ
Câu 3. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua
Câu 4. Con người cần có lòng chính trực, không dối trá. III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Cậu Năm có tính cách khá kì quái.
⚫ Cuối tuần, em đã có những phút giây thư giãn bên gia đình.
Câu 2. Xác định chủ ngữ trong các câu sau: a. cô giáo b. Hoa hồng c. Chiếc máy tính này d. từng đàn chim én
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai? a. Mẹ em rất dịu dàng.
b. Tuần trước, chúng em đã tổng vệ sinh toàn lớp học.
c. Hoa là một học sinh chăm chỉ.
d. Em đã làm xong bài tập về nhà. Câu 4.
Em rất thích truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. Vì truyên rất hấp dẫn và đem
đến cho em bài học giá trị. Truyện kể về một ông lão đánh cá, sống cùng vợ trong
một túp lều rách nát. Hằng ngày, người chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi. Một
hôm, ông lão ra biển đánh cá. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai thì
thấy cây rong biển, lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng. Con cá van
xin ông lão thả mình ra và hứa sẽ trả ơn. Ông lão thả cá vàng nhưng không yêu cầu
bất cứ điều gì. Về đến nhà, ông lão kể cho mụ vợ, bị mụ mắng té tát và quay lại.
Lần thứ nhất, mụ đòi một cái máng cho lợn ăn mới. Lần thứ hai, mụ đòi một cái nhà
rộng. Lần thứ ba, mụ muốn trở thành nhất phẩm phu nhân. Lần thứ tư, mụ vợ muốn
làm một nữ hoàng. Tất cả mong muốn đều được cá vàng đáp ứng. Nhưng chẳng
được bao lâu, mụ vợ lại bắt ông lão xin cá vàng cho mụ trở thành Long Vương để
có thể ngự trị biển khơi và bắt cá vàng làm mọi thứ mụ yêu cầu. Cá vàng không nói
gì cả mà chỉ quẫy đuôi rồi lặn xuống biển biến mất. Ông lão trở về nhà thì thấy túp
lều nát năm xưa, còn mụ vợ thì đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ. Cuối cùng,
nhân vật mụ vợ tham lam, độc ác đã bị trừng phạt.
Tiếng Việt - Tuần 16
I. Luyện đọc diễn cảm
“Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng
Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín
Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh
Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon
Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn
Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ
Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế!
- Không mẹ ơi! Con đã ngoan đâu
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan!”
(Khi mẹ vắng nhà, Trần Đăng Khoa)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Khi mẹ vắng nhà, em bé trong bài thơ đã làm những công việc gì?
Câu 2. Khi mẹ về đã thấy những gì?
Câu 3. Nhận xét về tình cảm của em bé với mẹ? III. Luyện tập
Câu 1. Tìm các từ chỉ hoạt động trong lớp học.
Câu 2. Xác định chủ ngữ trong các câu sau?
a. Chúng em đang chơi nhảy dây dưới sân trường.
b. Cây cối trong vườn thật tươi tốt.
c. Em cùng các bạn đến thăm cô Hồng.
d. Những chú chim nhảy nhót trên cành cây.
Câu 3. Đặt câu theo mẫu: a. Ai là gì? b. Cái gì như thế nào?
Câu 4. Viết một bức thư hỏi thăm người thân. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Khi mẹ vắng nhà, em bé đã luộc khoai, cùng chị giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ
vườn, quét sân và quét cổng.
Câu 2. Khi mẹ về đã thấy: thấy khoai đã chín, gạo đã trắng tinh, cơm dẻo và ngon,
cỏ đã quang vườn, cổng nhà sạch sẽ.
Câu 3. Tình cảm của em bé: yêu thương, thấu hiểu những vất vả của mẹ. III. Luyện tập
Câu 1. Các từ chỉ hoạt động trong lớp học: viết bài, đọc sách, nghe giảng, phát biểu,... Câu 2. a. Chúng em b. Cây cối c. Em cùng các bạn d. Những chú chim
Câu 3. Đặt câu theo mẫu:
a. Bố của em là một bác sĩ đa khoa.
b. Bông hoa trong vườn thơm ngát. Câu 4. Mẫu 1
Hà Nội, ngày… tháng… năm… Bà nội kính mến,
Cháu là Hoàng Anh đây ạ! Lâu lắm rồi, cháu không viết thư cho bà. Vậy nên hôm
nay, cháu mới ngồi viết lá thư này. Đầu tiên, cháu muốn gửi lời hỏi thăm đến bà. Bố
mẹ và hai chị em cháu vẫn rất khỏe mạnh. Kết quả học tập của cháu rất tốt. Điểm
thi cuối kì của môn Toán và Tiếng Việt, cháu đều được mười. Bà có tự hào về cháu không ạ?
Lâu lắm rồi cháu không được ăn những món ăn mà bà nấu. Cháu nhớ nhất là món
canh chua siêu ngon của bà. Nghỉ hè, cháu sẽ xin phép bố mẹ về quê. Cháu sẽ ở
cùng bà suốt ba tháng hè luôn. Bà có đồng ý không ạ?
Cuối thư, cháu chúc bà có thật nhiều sức khỏe. Cháu yêu bà nhiều lắm! Cháu của bà Hoàng Anh Đỗ Hoàng Anh Mẫu 2
Hà Nội, ngày… tháng … năm 20…
Anh Hồng Đức thân mến của em!
Thế là năm nay anh lại kỷ niệm sinh nhật 24 tuổi của mình ở Sing-ga-po. Hôm qua
bố mẹ có nhắc em hỏi xem năm nay em tổ chức sinh nhật của mình có vui không?
Các bạn có đến dự đông đủ không?
Thay mặt anh em nói chuyện với bố mẹ rằng anh và các bạn đi “cáp treo" ra bờ biển
để vừa thư giãn vừa tổ chức sinh nhật ở một quán nào đó có bán các món ăn Việt
Nam. Bố mẹ phì cười cho rằng em “phịa” như thật! Có đúng như thế không anh.
Hãy viết tỉ mỉ cho em để em còn học tập khi tổ chức sinh nhật cho mình.
Xa nhà vắng bố mẹ và thiếu em nhưng; có nhiều bạn bè tới dự chắc cũng vui lắm
anh nhỉ? Nay mai khi về nước anh em mình sẽ tổ chức sinh nhật thật rôm rả để bố mẹ vui.
Tuy em đã tưởng tượng ra vài nét sinh nhật của anh, nhưng khi nhận được lá thơ
này anh vẫn viết thật kĩ về cái ngày đó của anh cho em nhé, viết càng nhiều, càng kể tỉ mỉ càng tốt.
Bây giờ anh cho phép em dừng bút và chúc anh vui, khoẻ, học tập tiến bộ. Đó là
những món quà quý đối với bố mẹ và em. Em của anh Anh Tú
Tiếng Việt - Tuần 17
I. Luyện đọc diễn cảm
An-đrây-ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca: “Bố khó thở lắm!…”. Mẹ liền bảo An-
đrây-ca đi mua thuốc. Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp đứa
bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy
một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang vào nhà.
Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã
qua đời. “Chỉ vì mình chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết.” - An-đrây-ca oà
khóc và kể hết mọi chuyện mẹ nghe. Mẹ an ủi em:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con ra khỏi nhà.
Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi khóc nức nở dưới gốc
cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá
mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được một ít năm nữa!”
(Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. An-đrây-ca được mẹ nhờ việc gì?
Câu 2. Khi trở về, An-đrây-ca thấy điều gì? An-đrây-ca cảm thấy như thế nào?
Câu 3. Câu chuyện đã mang đến bài học gì? III. Luyện tập
Câu 1. Tìm 2 danh từ, 2 động từ, 2 tính từ trong văn bản “Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca”.
Câu 2. Xác định chủ ngữ trong các câu sau:
a. Hàng ngày tôi đi học cùng với Lan Anh.
b. Tùng và Hùng là những người bạn tốt của nhau.
c. Trên bầu trời chị mây đang dạo chơi.
d. Nhà em gồm có năm thành viên.
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nhân hóa trong câu sau:
“Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột” (Dế Mèn phiêu lưu kí)
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (4 - 5 câu) tả một bông hoa (hoặc một cây rau).
Gạch chân dưới chủ ngữ trong mỗi câu văn. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. An-đrây-ca được mẹ nhờ đi mua thuốc cho ông. Câu 2.
⚫ Khi trở về, An-đrây-ca thấy ông đã mất.
⚫ An-đrây-ca cảm thấy xót xa, hối hận. Cậu nghĩ rằng chỉ vì mình chơi bóng, mua
thuốc về chậm mà ông mất.
Câu 3. Câu chuyện đã mang đến bài học: tình cảm yêu thương và ý thức trách
nhiệm với người thân và lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của chính mình. III. Luyện tập Câu 1. ⚫ Danh từ: mẹ, ông ⚫ Tính từ: yếu, vội ⚫ Danh từ: nói, đi Câu 2. a. tôi b. Tùng và Hùng c. chị mây d. Nhà em Câu 3.
⚫ Dùng từ vốn gọi người để gọi vật: chị Nhà Trò
⚫ Dùng từ vốn để chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật: gầy yếu Câu 4.
Thế giới loài hoa rất phong phú và đa dạng. Nhưng em thích nhất là hoa hướng
dương. Một bông hoa có thể to bằng bàn tay của người lớn. Hoa hướng dương có
màu vàng rực rỡ. Những cánh hoa mỏng và dài sẽ xếp lên nhau. Giữa bông hoa là
nhị hoa có màu đen. Khi nở, hoa sẽ hướng về phía mặt trời. Hoa hướng dương
chính là biểu tượng của niềm tin và hy vọng.
Tiếng Việt - Tuần 18
I. Luyện đọc diễn cảm
Một nhà văn đã từng nói: “Con người là động vật duy nhất biết cười”.
Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày, trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần
cười kéo dài 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười 400 lần.
Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100
ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất
làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong
trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu.
Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để điều trị bệnh nhân. Mục
đích của việc này là làm rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà nước.
Bởi vậy, có thể nói: ai có tính hài hước, người đó chắc chắn sẽ sống lâu hơn.
(Tiếng cười là liều thuốc bổ)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Theo thống kê khoa học, trung bình mỗi ngày người lớn cười mấy phút? A. 6 phút B. 7 phút C. 8 phút
Câu 2. Theo thống kê khoa học, một đứa mỗi ngày cưới trung bình mấy lần? A. 400 lần B. 500 lần C. 600 lần
Câu 3. Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để làm gì? A. Điều trị bệnh nhân
B. Giúp con người vui vẻ
C. Tăng khả năng giao tiếp
Câu 4. Tiếng cười được so sánh với? A. Bông hoa B. Điểm mười C. Liều thuốc bổ III. Luyện tập
Câu 1. Tìm trong đoạn văn sau 3 danh từ riêng, 3 danh từ chung
“Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực.
Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long
Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập
con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để
nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long
Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.”
(Một người chính trực)
Câu 2. Xác định chủ ngữ trong các câu sau:
a. Trong nhà, em yêu quý mẹ nhất.
b. Chúng em đang chơi trò trốn tìm.
c. Em rất ngưỡng mộ các chú bộ đội, công an.
d. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.
Câu 3. Đặt 2 câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: a. Một loài vật b. Một đồ vật
Câu 4. Viết bài văn tả một vườn hoa hoặc vườn rau. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Theo thống kê khoa học, trung bình mỗi ngày người lớn cười mấy phút? A. 6 phút
Câu 2. Theo thống kê khoa học, một đứa mỗi ngày cưới trung bình mấy lần? A. 400 lần
Câu 3. Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để làm gì? A. Điều trị bệnh nhân
Câu 4. Tiếng cười được so sánh với? C. Liều thuốc bổ III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Danh từ riêng: Tô Hiến Thành, Lý Anh Tông, Long Cán,...
⚫ Danh từ chung: quan, người, vua,... Câu 2. a. em b. Chúng em c. Em d. cây gạo
Câu 3. Đặt 2 câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa:
a. Một loài vật: Chị ong đang tìm mật trong vườn.
b. Một đồ vật: Bác đồng hồ làm việc thật chăm chỉ. Câu 4.
Nhà em có một mảnh đất nhỏ ở trước nhà. Mẹ đã trồng rất nhiều loại rau trên mảnh
đất. Các luống rau mẹ em trồng rất xanh tốt.
Mẹ đã chia mảnh đất nhỏ xinh ấy làm ba luống đất bằng nhau để dễ dàng trồng và
chăm bón. Mỗi luống rau rộng chừng một mét, dài hơn ba mét và rất đều nhau.
Giữa các luống rau là những rãnh nhỏ được mẹ vét đất kĩ càng và làm thành lối đi rất sạch sẽ
Mẹ trồng rau cải ở luống thứ nhất. Khi mới gieo chừng ba bốn ngày, những mầm
cây xanh non lấm tấm mọc lên phủ kín màu nâu của đất. Rồi vài ngày sau nữa, từng
cây rau cải xanh bóng, mỡ màng đang thi nhau mọc lên rất đều và đẹp mắt. Tiếp
đến, luống thứ hai mẹ trồng su hào. Những củ su hào mơn mởn, nhờ bàn tay mẹ
chăm bón mà lớn nhanh từng ngày. Đến nay mỗi củ đã to bằng nắm tay em và sắp
được thu hoạch. Luống thứ ba mẹ trồng rau xà lách và các loại rau thơm. Từng cây
xà lách to, xanh mướt cuộn tròn lại nhìn thật ngon lành. Xen kẽ những cây xà lách
ấy là rau mùi ta xanh mượt, thơm phức. Những bụi húng láng vừa thơm vừa tốt
cũng muốn góp phần tô điểm cho luống rau thêm xanh đẹp hơn.
Cứ mỗi sáng sớm, em lại ra vườn để ngắm nhìn những cây rau xanh tốt. Thỉnh
thoảng, em còn giúp mẹ tưới nước. Mỗi luống rau mẹ trồng đều cho thu hoạch được
rất nhiều rau sạch. Nhờ đó mà bữa cơm hàng ngày của nhà em đều có cơm ngon, canh ngọt.
Vườn rau tuy nhỏ nhưng mang lại lợi ích rất lớn cho gia đình em. Mẹ thường nói
trồng rau giúp mẹ thấy vui vẻ hơn. Em cũng cảm thấy như vậy.