-
Thông tin
-
Quiz
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 1
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 1 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 1. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 1
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 1 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 1. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
![](/storage/uploads/documents/1456fc6afeb76a8df816592b246bd8a6/bg1.png)
![](/storage/uploads/documents/1456fc6afeb76a8df816592b246bd8a6/bg2.png)
![](/storage/uploads/documents/1456fc6afeb76a8df816592b246bd8a6/bg3.png)
![](/storage/uploads/documents/1456fc6afeb76a8df816592b246bd8a6/bg4.png)
![](/storage/uploads/documents/1456fc6afeb76a8df816592b246bd8a6/bg5.png)
![](/storage/uploads/documents/1456fc6afeb76a8df816592b246bd8a6/bg6.png)
![](/storage/uploads/documents/1456fc6afeb76a8df816592b246bd8a6/bg7.png)
![](/storage/uploads/documents/1456fc6afeb76a8df816592b246bd8a6/bg8.png)
![](/storage/uploads/documents/1456fc6afeb76a8df816592b246bd8a6/bg9.png)
![](/storage/uploads/documents/1456fc6afeb76a8df816592b246bd8a6/bga.png)
![](/storage/uploads/documents/1456fc6afeb76a8df816592b246bd8a6/bgb.png)
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1 - KNTT Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)
Đọc và chọn phương án trả lời đúng:
Câu 1. Đọc bài thơ và cho biết tác giả viết về thời điểm nào trong ngày? A. Buổi sáng B. Buổi chiều tà C. Buổi đêm Câu 2.
Câu thơ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ
Câu 3. Tìm các danh từ có trong đoạn thơ trên?
Câu 4. Đặt câu với một danh từ đã tìm được.
III. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm danh từ trong các câu sau đây:
a. Ve sầu được thầy mời trình bày tác phẩm trước tiên.
b. Dế bước ra khỏe khoắn và trang nhã trong chiếc áo nâu óng. (Thi nhạc)
Câu 2. Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau:
a. Thành phố Đà Nẵng là quê hương của em. Nơi đây có rất nhiều cảnh đẹp. Nhưng
em ấn tượng nhất là bãi biển Mỹ Khê. Khung cảnh của bãi biển thật tuyệt vời. Nước
biển xanh, trong vắt. Những bãi cát vàng óng. Gió biển thổi lồng lộng. Phía xa là
núi Bà Nà hùng vĩ. Mỹ Khê được coi là bãi biển đẹp nhất hành tinh.
b. Em sinh ra và lớn lên ở thủ đô Hà Nội. Nơi đây có rất nhiều tòa nhà cao tầng.
Đường phố luôn tấp nập xe cộ. Hai bên đường, các cửa hàng có nhiều người mua
bán. Hà Nội còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như hồ Gươm, chùa
Một Cột, phố cổ Hà Nội…
Câu 3. Thi tìm nhanh các danh từ chỉ đồ dùng học tập. Đặt hai câu với các danh từ vừa tìm. III. Viết
Đề bài: Viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Đọc bài thơ và cho biết tác giả viết về thời điểm nào trong ngày? B. Buổi chiều tà Câu 2.
Câu thơ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” sử dụng biện pháp tu từ gì? B. So sánh Câu 3.
Các danh từ có trong đoạn thơ trên: mặt trời, biển, hòn lửa, sóng, then, đêm, cửa,
đoàn thuyền, khơi, câu hát, buồm. Câu 4.
⚫ Trên bầu trời, mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa khổng lồ.
⚫ Từng cơn sóng đang đánh vào bờ làm tung bọt trắng xóa. III. Luyện tập
Câu 1. Tìm danh từ trong các câu sau đây:
a. Ve sầu được thầy mời trình bày tác phẩm trước tiên.
b. Dế bước ra khỏe khoắn và trang nhã trong chiếc áo nâu óng. (Thi nhạc) Các danh từ:
a. Ve sầu, thầy, tác phẩm b. Dế, chiếc áo,
Câu 2. Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau:
a. Thành phố Đà Nẵng là quê hương của em. Nơi đây có rất nhiều cảnh đẹp. Nhưng
em ấn tượng nhất là bãi biển Mỹ Khê. Khung cảnh của bãi biển thật tuyệt vời. Nước
biển xanh, trong vắt. Những bãi cát vàng óng. Gió biển thổi lồng lộng. Phía xa là
núi Bà Nà hùng vĩ. Mỹ Khê được coi là bãi biển đẹp nhất hành tinh.
b. Em sinh ra và lớn lên ở thủ đô Hà Nội. Nơi đây có rất nhiều tòa nhà cao tầng.
Đường phố luôn tấp nập xe cộ. Hai bên đường, các cửa hàng có nhiều người mua
bán. Hà Nội còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như hồ Gươm, chùa
Một Cột, phố cổ Hà Nội. Em rất yêu thành phố Hà Nội. Câu chủ đề:
a. Thành phố Đà Nẵng là quê hương của em.
b. Em sinh ra và lớn lên ở thủ đô Hà Nội.
Câu 3. Thi tìm nhanh các danh từ chỉ đồ dùng học tập. Đặt hai câu với các danh từ vừa tìm.
- Các danh từ chỉ đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, hộp bút, cặp sách, quyển vở,
bút xóa, máy tính, bìa vở… - Đặt câu:
⚫ Chiếc thước kẻ của em được làm bằng gỗ.
⚫ Bà đã tặng cho em một chiếc cặp sách rất đẹp. Câu 4.
Tôi rất thích truyện Chuyện con mèo dạy hải âu bay. Truyện kể về chú mèo mun
Gióc-ba đã nuôi dưỡng con chim hải âu là Lắc-ki. Mẹ của Lắc-ki bị ngộ độc váng
dầu nên đã chết ngay sau khi để trứng. Vô tình chứng kiến cái chết của hải âu mẹ,
Gióc-ba đã hứa ba ba điều: ấp quả trứng, bảo vệ và nuôi lớn hải âu con, dạy nó bay.
Việc một con mèo chịu nuôi lớn chim hải âu thật kì lạ và thú vị. Điều này thôi thúc
tôi đọc tiếp câu chuyện xảy ra. Sau một thời gian sống với họ nhà mèo, Lắc-ki lớn
nhanh như thổi. Gióc-ba đã nhờ họ nhà mèo tìm cách dạy Lắc-ki biết bay. Nhưng
cậu không thích bay, cũng không thích làm hải âu. Một buổi chiều, Lắc-ki đi tới của
tiệm tạp hóa và đụng độ với con đười ươi Mát-thiu. Nó chê Lắc-ki là bẩn thỉu, và họ
nhà mèo nuôi Lắc-ki để ăn thịt. Biết chuyện, Gióc-ba nhẹ đã giải thích cho Lắc-ki
hiểu ra mọi chuyện. Cuối cùng, họ nhà mèo đã bàn bạc để đưa đến quyết định sẽ
nhờ con người giúp đỡ dạy Lắc-ki biết bay. Câu chuyện kết thúc khi Lắc-ki đã học
được cách bay. Cái kết của truyện thật có hậu. Truyện về chú mèo Gióc-ba đã dạy
cho tôi bài học về tình yêu thương trong cuộc sống. Chúng ta có thể dễ dàng để
chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó
khác mình thật sự rất khó khăn. . Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Hôm nay là ngày thi tốt nghiệp của các học trò thầy giáo vàng anh.
Ve sầu được thầy mời trình bày tác phẩm trước tiên. Mặc áo măng tô trong suốt, đôi
mắt nâu lấp lánh, đầy vẻ tự tin, ve sầu biểu diễn bản nhạc “Mùa hè”. Gian phòng
tràn ngập âm thanh sáng chói. Tiếng vi-ô-lông réo rắt, tiếng cla-ri-nét trong sáng,
xen-lô ấm áp,... Tiếng nhạc gợi màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng, bầu trời
xanh mênh mông. Bên hàng giậu, hoa mướp vàng và những cánh ong rù rì. Thầy
giáo xúc động, cúi xuống ghi điểm.
Sau ve sầu, gà trống đĩnh đạc bước lên, kiêu hãnh ngẩng đầu với cái mũ đỏ chói. Gà
mở đầu khúc nhạc “Bình minh” bằng tiết tấu nhanh, khoẻ, đầy hứng khởi: Tờ-réc...
Tờ-re-te-te-te... Phần cuối bản nhạc là niềm mãn nguyện khi thấy mặt trời lên rực rỡ.
Tiết tấu trở nên vui nhộn khi gà sử dụng bộ gõ: Cục – cục!... Cục – cục!.... Cục – cục!...
Đến lượt dế mèn. Dế bước ra khoẻ khoắn và trang nhã trong chiếc áo nâu óng. Bản
nhạc “Mùa thu” gợi hình ảnh những chiếc lá khô xoay tròn, rơi rơi trong nắng.
Tiếng gió xào xạc thầm thì với lá... Đôi mắt thấy vàng anh nhoà đi.
Trong tà áo dài tha thướt, hoạ mi trông thật dịu dàng, uyển chuyển. Bản nhạc “Mùa
xuân” vang lên réo rắt, say đắm, rồi dần chuyển sang tiết tấu rạo rực, tưng bừng.
Những giọt mưa xuân rơi trên đôi má nóng rực. Những chiếc mầm bật khỏi cành.
Hoa đào rộ lên hoa mắt…
Thầy vàng anh đứng dậy, vẻ nghiêm trang. Các học trò im lặng, hồi hộp.
- Thấy rất vui vì sự thành công của các em. Các em đã tạo dựng cho mình một
phong cách độc đáo, không ai bắt chước ai. Cảm ơn các em đã cho thầy niềm vui này. (Thi nhạc)
Đọc và chọn phương án trả lời đúng:
Câu 1. Các nhân vật trong truyện gồm có?
A. Ve sầu, gà trống, dế mèn, họa mi
B. Gà trống, dế mèn, họa mi, thầy giáo vàng anh
C. Ve sầu, gà trống, dế mèn, họa mi, thầy giáo vàng anh
Câu 2. Sự kiện gì đã diễn ra?
A. Ngày thi tốt nghiệp của các học trò thầy giáo vàng anh
B. Thầy giáo vàng anh tổ chức một buổi biểu diễn âm nhạc
C. Buổi lễ khai giảng lớp học của thầy giáo vàng anh
Câu 3. Thứ tự trình bày lần lượt của các nhân vật là?
A. Ve sầu - gà trống - dế mèn - họa mi
B. Gà trống - ve sầu - họa mi - dế mèn
C. Dế mèn - họa mi - gà trống - ve sầu
Câu 4. Thầy giáo vàng anh cảm thấy như thế nào sau phần biểu diễn của học trò? A. vui vẻ B. buồn bã C. thất vọng
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm các danh từ chỉ loài chim.
Câu 2. Đặt câu với các từ: kì diệu, tự hào III. Viết
Viết câu chủ đề cho đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện. IV. Nói và nghe
Giới thiệu những điểm nổi bật của bản thân. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện gồm có?
C. Ve sầu, gà trống, dế mèn, họa mi, thầy giáo vàng anh
Câu 2. Sự kiện gì đã diễn ra?
A. Ngày thi tốt nghiệp của các học trò thầy giáo vàng anh
Câu 3. Thứ tự trình bày lần lượt của các nhân vật là?
A. Ve sầu - gà trống - dế mèn - họa mi
Câu 4. Thầy giáo vàng anh cảm thấy như thế nào sau phần biểu diễn của học trò? A. vui vẻ
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Các danh từ chỉ loài chim: chích bông, chào mào, chim sẻ, đại bàng, bói cá, chim sáo,... Câu 2.
- Một điều kì diệu đã xảy ra vào ngày hôm qua.
- Bố mẹ rất tự hào về anh Hùng. III. Viết Gợi ý:
Tôi đã đọc nhiều truyện hấp dẫn, nhưng có lẽ tôi cảm thấy yêu thích nhất truyện
Chuyện con mèo dạy hải âu bay. IV. Nói và nghe Gợi ý:
Xin chào thầy cô và các bạn, tên của tôi là Trần Thu Hà. Tôi đang là học sinh lớp
4B, trường Tiểu học Ban Mai. Tôi có ngoại hình khá ưa nhìn. Dáng người cao và
mảnh mai. Khuôn mặt trái xoan cùng với nước da trắng. Tôi khá thân thiện và dễ
tính. Lúc rảnh rỗi, tôi thích tìm hiểu về khoa học. Ước mơ của tôi là trở thành một
phi hành gia. Trên đây là phần giới thiệu về những đặc điểm nổi bật của tôi. Cảm ơn
thầy cô và các bạn đã lắng nghe!