Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 10

Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 10. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 10 được  giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 10. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10 - KNTT
Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm'
lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn
tham lam nên nói ngay:
- Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng!
Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả
táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không ai trên đời sung sướng hơn thế
nữa!
Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. lúc đó
ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi
vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi,
liền chắp tay cầu khẩn:
- Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:
- Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến
mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham.
Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng trước đây
ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng
bằng ước muốn tham lam.
(Điều ước của vua Mi-dát)
II. Đọc hiểu văn bản''
Câu 1. Vua Mi-dát đã ước điều gì khi được thần Đi-ô-ni-dốt cho một điều ước?
A. Xin thần cho vua có sức khỏe.\
B. Xin thần cho mọi vật vua chạm đến đều hóa thành vàng.\
C. Xin thần cho vua có nhiều của cải.\
Câu 2. Điều gì đã xảy ra khi vua ngồi vào bàn ăn?
A. Mọi thứ đều biến thành vàng.\
B. Vua xin thần lấy lại điều ước.\
C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Vua Mi-dát đã hiểu ra điều gì?
A. Những ước mơ tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.\
B. Kẻ tham lam sẽ phải chịu kết quả không tốt.\
C. Cả 2 đáp án trên
III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: sáng chế, ước mơ.\
Câu 2. Tìm động từ trong đoạn văn sau:
“Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng.
Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền.”
(Ăng-co-vát)\
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
a. Bố em đang tưới cây trong vườn.\
b. Những chú chim ca hát suốt cả ngày.\
c. Đàn bướm bay lượn tung tăng trong vườn hoa.\
d. Bác nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng.\
Câu 4. Viết đoạn văn kể về giấc mơ đẹp của em, chỉ ra hai động từ trong đoạn văn.
Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản''
Câu 1. Vua Mi-dát đã ước điều gì khi được thần Đi-ô-ni-dốt cho một điều ước?
B. Xin thần cho mọi vật vua chạm đến đều hóa thành vàng.\
Câu 2. Điều gì đã xảy ra khi vua ngồi vào bàn ăn?
C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Vua Mi-dát đã hiểu ra điều gì?
A. Những ước mơ tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.\
III. Luyện tập
Câu 1.'
Những sáng chế của cậu rất có ích cho môi trường.\
Tôi ước mơ trở thành một vận động viên bơi lội.\
Câu 2. Các động từ: quay, về, lặn, chiếu, soi, vào\
Câu 3.\
a. Bố em đang tưới cây trong vườn.\
b. Những chú chim ca hát suốt cả ngày.\
c. Đàn bướm bay lượn tung tăng trong vườn hoa.\
d. Bác nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng.\
Câu 4.\
Đêm qua, tôi một giấc cùng lạ. Trong giấc mơ, tôi đã lạc vào một khu
rừng rộng lớn. đó, tôi đã được chứng kiến cuộc thi hoa hậu của các loài hoa.\
Đêm chung kết diễn ra với sự tham gia của rất nhiều thí sinh. Cuộc thi sẽ gồm hai
phần thi tài năng phần thi vấn đáp. Phần thi tài năng được diễn ra với nhiều tiết
mục hấp dẫn, thú vị. Kết thúc phần thi tài năng còn lại ba thí sinh chị Hoa Hồng,
Hoa Đào và Hoa Lan. Đến phần thi vấn đáp, các thí sinh sẽ thuyết trình về bản thân.
Kết thúc phần thi, ban giám khảo rất khó khăn khi đưa ra sự lựa chọn về ngôi vị
Hoa hậu của các loài hoa. Cả ba thí sinh đều ngang sức ngang tài. Cuối cùng sau khi
thảo luận, ban giám khảo đã quyết định trao ngôi vị “Hoa hậu các loài hoa” cho chị
Hoa Hồng. Giấc mơ đã kết thúc với phần nhận giải của chị Hoa Hồng.\
Động từ: chứng kiến, tham gia
Đề 2''
I. Đọc hiểu văn bản
Bé ngồi tập tễnh làm thơ
Ôi khó quá! biết mấy giờ mới xong
Này đôi mắt sáng của ông
Này trắng xoá mái tóc bông của bà
Này trìu mến nụ cười ba
Này âu yếm giọng hiền hoà mẹ yêu
Làm sao... nói hết bao điều...
Bé ngồi lặng lẽ giữa chiều nắng phơi
Dù thơ chưa viết thành lời
Nhưng bao ý tứ đã khơi trong lòng
Bài thơ bé đã làm xong
Là lòng thương kính từ trong chân tình.
(Làm thơ, Nguyễn Lãm Thắng)\
Đọc và trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nhân vật em bé trong bài đang làm gì?
Câu 2. Kết quả của công việc đó như thế nào?
Câu 3. Em có suy nghĩ gì khi đọc bài thơ?
Câu 4. Tìm hai tính từ trong bài thơ?
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, hoàn thiện các câu sau:
a. Đàn ong…
b. Những bông hoa hồng…\
c. Chiếc đồng hồ…
Câu 2. Sắp xếp các từ sau vào hai nhóm từ ghép và từ láy: chiếc thuyền, cái mũi,
gầy gò, thăm thẳm, cao lớn, con lợn, gia đình, cái quạt, rì rào, vòng tay, dây buộc
tóc, bánh chưng, rực rỡ, dịu dàng.\
Câu 3. (*) Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
“Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.”
(Trăng ơi từ đâu đến)\
a. Trăng được so sánh với những hình ảnh nào?
b. Tìm 2 danh từ, 2 động từ, 2 tính từ trong bài.\\
c. Tìm từ trái nghĩa với từ chín, tròn (theo nghĩa của từ trong bài thơ).\
III. Viết
Đề bài: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.\
IV. Nói và nghe
Em hãy giới thiệu một sản phẩm mà em tự tay làm ra.\
Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật em bé trong bài đang tập tễnh làm thơ
Câu 2. Kết quả của công việc là thơ vẫn chưa được viết thành lời
Câu 3. Em cảm nhận được tình cảm yêu mến của em bé dành cho những người thân
yêu.\
Câu 4. Tính từ: khó, sáng
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, hoàn thiện các câu sau:
a. Đàn ong đang làm việc chăm chỉ.\
b. Những bông hoa hồng trông thật kiêu hãnh.\
c. Chiếc đồng hồ kêu vang để đánh thức mọi người.\
Câu 2.'
- Từ ghép: chiếc thuyền, cái mũi, cao lớn, con lợn, gia đình, cái quạt, vòng tay, dây
buộc tóc, bánh chưng
- Từ láy: gầy gò, thăm thẳm, rì rào, rực rỡ, dịu dàng
Câu 3. (*)'
1. Trăng được so sánh với những hình ảnh: quả chín, mắt cá.\
2. 2 danh từ: trăng, mắt cá; 2 tính từ: tròn, xa, 2 động từ: đến, chớp
3. Từ trái nghĩa với từ chín: xanh; tròn - méo.
III. Viết
Gợi ý:O
Hôm qua, lớp em đã đến tham quan tại đền Gióng Phù Đổng, huyện Gia Lâm,
Nội. Chúng em đã một chuyến đi rất bổ ích thú vị. giáo đã cho cả lớp
chia thành từng nhóm nhỏ để tự đi tham quan. Em đang cùng các bạn tham quan
tượng Thánh Gióng. Bỗng nhiên, một luồng ánh làm cả nhóm chói mắt. Sau đó, một
tráng sĩ cao to xuất hiện. Trên người tráng sĩ mặc một bộ áo giáp sắt thật oai phong.
Tráng giới thiệu rằng mình Thánh Gióng. Cả nhóm\ đã cùng ngạc nhiên.
Sau đó, tráng đã kể lại cuộc chiến chống lại giặc Ân. Chúng em say sưa ngồi
nghe quên mất thời gian. Ai cũng đều tỏ ra khâm phục Thánh Gióng, vị anh
hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Thời gian trôi qua thật nhanh, Thánh
Gióng nói đã đến lúc phải từ biệt. Trước khi đi, Thánh Gióng còn khuyên nhủ
chúng em phải chăm chỉ học tập, rèn luyện và có lòng yêu nước.\
IV. Nói và nghe
OGợi ý:
- Một số sản phẩm như: máy bay giấy, chiếc diều, đèn ông sao,...\
- Nội dung bài giới thiệu:\
Hình dáng, màu sắc, chất liệu, các bước làm…
Công dụng của sản phẩm
- Kết hợp sử dụng tranh, ảnh hoặc sản phẩm thật.\\
| 1/12

Preview text:

Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10 - KNTT Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:
- Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng!
Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả
táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!
Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó
ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi
vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi,
liền chắp tay cầu khẩn:
- Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:
- Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến
mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham.
Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây
ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
(Điều ước của vua Mi-dát)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Vua Mi-dát đã ước điều gì khi được thần Đi-ô-ni-dốt cho một điều ước?
A. Xin thần cho vua có sức khỏe.
B. Xin thần cho mọi vật vua chạm đến đều hóa thành vàng.
C. Xin thần cho vua có nhiều của cải.
Câu 2. Điều gì đã xảy ra khi vua ngồi vào bàn ăn?
A. Mọi thứ đều biến thành vàng.
B. Vua xin thần lấy lại điều ước. C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Vua Mi-dát đã hiểu ra điều gì?
A. Những ước mơ tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.
B. Kẻ tham lam sẽ phải chịu kết quả không tốt. C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: sáng chế, ước mơ.
Câu 2. Tìm động từ trong đoạn văn sau:
“Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng.
Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền.” (Ăng-co-vát)
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
a. Bố em đang tưới cây trong vườn.
b. Những chú chim ca hát suốt cả ngày.
c. Đàn bướm bay lượn tung tăng trong vườn hoa.
d. Bác nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng.
Câu 4. Viết đoạn văn kể về giấc mơ đẹp của em, chỉ ra hai động từ trong đoạn văn. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Vua Mi-dát đã ước điều gì khi được thần Đi-ô-ni-dốt cho một điều ước?
B. Xin thần cho mọi vật vua chạm đến đều hóa thành vàng.
Câu 2. Điều gì đã xảy ra khi vua ngồi vào bàn ăn? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Vua Mi-dát đã hiểu ra điều gì?
A. Những ước mơ tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. III. Luyện tập Câu 1.
Những sáng chế của cậu rất có ích cho môi trường. 
Tôi ước mơ trở thành một vận động viên bơi lội.
Câu 2. Các động từ: quay, về, lặn, chiếu, soi, vào Câu 3.
a. Bố em đang tưới cây trong vườn.
b. Những chú chim ca hát suốt cả ngày.
c. Đàn bướm bay lượn tung tăng trong vườn hoa.
d. Bác nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng. Câu 4.
Đêm qua, tôi có một giấc mơ vô cùng kì lạ. Trong giấc mơ, tôi đã lạc vào một khu
rừng rộng lớn. Ở đó, tôi đã được chứng kiến cuộc thi hoa hậu của các loài hoa.
Đêm chung kết diễn ra với sự tham gia của rất nhiều thí sinh. Cuộc thi sẽ gồm hai
phần thi tài năng và phần thi vấn đáp. Phần thi tài năng được diễn ra với nhiều tiết
mục hấp dẫn, thú vị. Kết thúc phần thi tài năng còn lại ba thí sinh là chị Hoa Hồng,
Hoa Đào và Hoa Lan. Đến phần thi vấn đáp, các thí sinh sẽ thuyết trình về bản thân.
Kết thúc phần thi, ban giám khảo rất khó khăn khi đưa ra sự lựa chọn về ngôi vị
Hoa hậu của các loài hoa. Cả ba thí sinh đều ngang sức ngang tài. Cuối cùng sau khi
thảo luận, ban giám khảo đã quyết định trao ngôi vị “Hoa hậu các loài hoa” cho chị
Hoa Hồng. Giấc mơ đã kết thúc với phần nhận giải của chị Hoa Hồng.
Động từ: chứng kiến, tham gia Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Bé ngồi tập tễnh làm thơ
Ôi khó quá! biết mấy giờ mới xong
Này đôi mắt sáng của ông
Này trắng xoá mái tóc bông của bà
Này trìu mến nụ cười ba
Này âu yếm giọng hiền hoà mẹ yêu
Làm sao... nói hết bao điều...
Bé ngồi lặng lẽ giữa chiều nắng phơi
Dù thơ chưa viết thành lời
Nhưng bao ý tứ đã khơi trong lòng
Bài thơ bé đã làm xong
Là lòng thương kính từ trong chân tình.
(Làm thơ, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nhân vật em bé trong bài đang làm gì?
Câu 2. Kết quả của công việc đó như thế nào?
Câu 3. Em có suy nghĩ gì khi đọc bài thơ?
Câu 4. Tìm hai tính từ trong bài thơ?
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, hoàn thiện các câu sau: a. Đàn ong…
b. Những bông hoa hồng… c. Chiếc đồng hồ…
Câu 2. Sắp xếp các từ sau vào hai nhóm từ ghép và từ láy: chiếc thuyền, cái mũi,
gầy gò, thăm thẳm, cao lớn, con lợn, gia đình, cái quạt, rì rào, vòng tay, dây buộc
tóc, bánh chưng, rực rỡ, dịu dàng.
Câu 3. (*) Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
“Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.”
(Trăng ơi từ đâu đến)
a. Trăng được so sánh với những hình ảnh nào?
b. Tìm 2 danh từ, 2 động từ, 2 tính từ trong bài.
c. Tìm từ trái nghĩa với từ chín, tròn (theo nghĩa của từ trong bài thơ). III. Viết
Đề bài: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. IV. Nói và nghe
Em hãy giới thiệu một sản phẩm mà em tự tay làm ra. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật em bé trong bài đang tập tễnh làm thơ
Câu 2. Kết quả của công việc là thơ vẫn chưa được viết thành lời
Câu 3. Em cảm nhận được tình cảm yêu mến của em bé dành cho những người thân yêu.
Câu 4. Tính từ: khó, sáng
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, hoàn thiện các câu sau:
a. Đàn ong đang làm việc chăm chỉ.
b. Những bông hoa hồng trông thật kiêu hãnh.
c. Chiếc đồng hồ kêu vang để đánh thức mọi người. Câu 2.
- Từ ghép: chiếc thuyền, cái mũi, cao lớn, con lợn, gia đình, cái quạt, vòng tay, dây buộc tóc, bánh chưng
- Từ láy: gầy gò, thăm thẳm, rì rào, rực rỡ, dịu dàng Câu 3. (*)
1. Trăng được so sánh với những hình ảnh: quả chín, mắt cá.
2. 2 danh từ: trăng, mắt cá; 2 tính từ: tròn, xa, 2 động từ: đến, chớp
3. Từ trái nghĩa với từ chín: xanh; tròn - méo. III. Viết Gợi ý:
Hôm qua, lớp em đã đến tham quan tại đền Gióng ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm,
Hà Nội. Chúng em đã có một chuyến đi rất bổ ích và thú vị. Cô giáo đã cho cả lớp
chia thành từng nhóm nhỏ để tự đi tham quan. Em đang cùng các bạn tham quan ở
tượng Thánh Gióng. Bỗng nhiên, một luồng ánh làm cả nhóm chói mắt. Sau đó, một
tráng sĩ cao to xuất hiện. Trên người tráng sĩ mặc một bộ áo giáp sắt thật oai phong.
Tráng sĩ giới thiệu rằng mình là Thánh Gióng. Cả nhóm đã vô cùng ngạc nhiên.
Sau đó, tráng sĩ đã kể lại cuộc chiến chống lại giặc Ân. Chúng em say sưa ngồi
nghe mà quên mất thời gian. Ai cũng đều tỏ ra khâm phục Thánh Gióng, vị anh
hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Thời gian trôi qua thật nhanh, Thánh
Gióng nói đã đến lúc phải từ biệt. Trước khi đi, Thánh Gióng còn khuyên nhủ
chúng em phải chăm chỉ học tập, rèn luyện và có lòng yêu nước. IV. Nói và nghe Gợi ý:
- Một số sản phẩm như: máy bay giấy, chiếc diều, đèn ông sao,...
- Nội dung bài giới thiệu: 
Hình dáng, màu sắc, chất liệu, các bước làm… 
Công dụng của sản phẩm
- Kết hợp sử dụng tranh, ảnh hoặc sản phẩm thật.
Document Outline

  • Đề 1
  • Đáp án
  • Đề 2
  • Đáp án