-
Thông tin
-
Quiz
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 12
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 12 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 12. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây. Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 12
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 12
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 12 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 12. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây. Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 12
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
![](/storage/uploads/documents/9f367b3d52423bf92d4aa3223c881d70/bg1.png)
![](/storage/uploads/documents/9f367b3d52423bf92d4aa3223c881d70/bg2.png)
![](/storage/uploads/documents/9f367b3d52423bf92d4aa3223c881d70/bg3.png)
![](/storage/uploads/documents/9f367b3d52423bf92d4aa3223c881d70/bg4.png)
![](/storage/uploads/documents/9f367b3d52423bf92d4aa3223c881d70/bg5.png)
![](/storage/uploads/documents/9f367b3d52423bf92d4aa3223c881d70/bg6.png)
![](/storage/uploads/documents/9f367b3d52423bf92d4aa3223c881d70/bg7.png)
![](/storage/uploads/documents/9f367b3d52423bf92d4aa3223c881d70/bg8.png)
![](/storage/uploads/documents/9f367b3d52423bf92d4aa3223c881d70/bg9.png)
![](/storage/uploads/documents/9f367b3d52423bf92d4aa3223c881d70/bga.png)
![](/storage/uploads/documents/9f367b3d52423bf92d4aa3223c881d70/bgb.png)
![](/storage/uploads/documents/9f367b3d52423bf92d4aa3223c881d70/bgc.png)
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 - KNTT Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
Tết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa
tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt
còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu.
Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng. Hai người bột và chú bé Đất làm quen
với nhau. Sáng hôm sau, chàng kị sĩ phàn nàn với nàng công chúa:
- Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.
Cu Chắt bèn bỏ hai người bột vào cái lọ thủy tinh.
Còn một mình, chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng. Mới đến chái bếp,
gặp trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá. Chú bèn vào bếp, cời đống rấm ra sưởi.
Ban đầu thấy ấm và khoan khoái. Lúc sau nóng rát cả chân tay. Chú sợ, lùi lại.
Ông Hòn Rấm cười bảo:
- Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà!
Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại: - Nung ấy ạ?
- Chứ sao? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.
Nghe thế, chú bé Đất không thấy sợ nữa. Chú vui vẻ bảo: - Nào, nung thì nung!
Từ đấy, chú thành Đất Nung. (Chú Đất Nung)
Đọc và trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Kể tên những món đồ chơi của cu Chắt.
Câu 2. Chú bé Đất đã đi đâu? Chuyện gì đã xảy ra?
Câu 3. Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?
Câu 4. Suy nghĩ về nhân vật chú bé Đất?
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Đặt câu với các từ: ngơ ngác, kì diệu.
Câu 2. Cho đoạn văn sau:
Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng
sóng. Chú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì
rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. (Con chuồn chuồn nước)
Tìm các tính từ có trong đoạn văn.
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Như thế nào?
a. Chiếc điện thoại của cậu rất đẹp và mới.
b. Chị ong nâu thật chăm chỉ.
c. Mẹ của em không chỉ xinh đẹp mà còn dịu dàng. III. Viết (*)
Đề bài: Viết hướng dẫn cách làm một món đồ chơi mà em yêu thích.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Những món đồ chơi của cu Chắt: một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một
nàng công chúa ngồi trong mái lầu son và một chú bé bằng đất.
Câu 2. Chú bé Đất nhớ quê, tìm ra cánh đồng, gặp mưa, chú ngấm nước.
Câu 3. Vì chú muốn được xông pha, làm nhiều việc có ích.
Câu 4. Chú bé Đất rất can đảm.
II. Luyện từ và câu Câu 1.
⚫ Khuôn mặt của bé Hòa tỏ ra ngơ ngác.
⚫ Chúng ta cần đến một điều kì diệu. Câu 2.
Các tính từ: nhỏ xíu, nhanh, rộng, mênh mông, cao, xa, xanh.
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Như thế nào?
a. Chiếc điện thoại của cậu rất đẹp và mới.
b. Chị ong nâu thật chăm chỉ.
c. Mẹ của em không chỉ xinh đẹp mà còn dịu dàng. III. Viết (*)
Cách làm chong chóng giấy Chuẩn bị
⚫ Khoảng 2 - 3 tờ giấy bìa ⚫ Kéo ⚫ Dập ghim ⚫ Bút chì, thước kẻ
⚫ Một chiếc que nhựa hoặc que gõ.
Hướng dẫn thực hiện
⚫ Bước 1: Cắt giấy thành hình vuông.
⚫ Bước 2: Kẻ bốn đoạn chéo cách tâm hình vuông một khoảng bằng nhau.
⚫ Bước 3: Dùng kéo cắt theo bốn đoạn chéo đã kẻ, cách tâm hình vuông một đoạn bằng nhau.
⚫ Bước 3: Gấp bốn góc giấy vào đúng tâm rồi dám hoặc ghim lại.
⚫ Bước 4: Gắn chiếc chong chóng lên que nhựa hoặc gỗ. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Quy chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt. Màu vôi xanh mát hiện ra như
tấm màn ảnh rộng. Quy đọc nhẩm đề bài tập làm văn: “Em hãy tả lại quang cảnh
một trận mưa rào”. Quy thở dài: “Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa.”.
Quy nghĩ đến bố. Bố Quy là một người viết văn. Bố tài thật, cứ ngồi vào bàn là bố
viết được ngay. Cũng có khi, bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng vào bức tường trước mặt.
Nhìn một lúc, lúc nữa... rồi bố cầm bút, viết lia lịa, quên cả ăn cơm. Bức tường này
có phép lạ gì đây? Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài? Bố vào. Đúng lúc quá! Quy chạy lại:
– Bố ạ, con nhìn mãi bức tường như bố nhìn mà chẳng thấy trận mưa rào đâu cả.
Bố hiểu ngay, tủm tỉm:
– Bố thấy những trận mưa rào hồi năm ngoái, năm kia. Con chạy ra nghịch mưa, ướt hết. Quy nhoẻn miệng cười: – Vâng.
– Bố còn gặp lại trận mưa bão khi bố còn bé tí. Bà nội đi cấy về, sấm chớp liên hồi. Quy chớp mắt:
– Bố có thấy cái thuyền giấy con thả ở rãnh nước không ạ? – Có chứ!
– Cả chiếc ô tô chạy trong mưa? Hôm ấy, trời đang nắng thì mưa... Bố lại tủm tỉm:
– Thế mà con bảo chẳng thấy gì. Quy ngơ ngác: – Thật đấy ạ.
– Bây giờ con ngồi vào bàn. Mắt nhìn bức tường, nhưng con hãy nghĩ đến những trận mưa mà con biết!
Quy ngồi vào bàn, nhìn lên bức tường và thấy chiếc thuyền giấy trôi bồng bềnh
giữa sân, những vai áo ướt sũng nước mưa của người đi cày, những hạt mưa đan
nhau rơi xuống rào rào,...
Quy cầm bút, cắm cúi viết, quên cả ngẩng lên nhìn bức tường có nhiều phép lạ.
(Bức tường có nhiều phép lạ)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Các nhân vật trong truyện Bức tường có nhiều phép lạ? A. Quy B. Bố của Quy C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Quy đang làm gì?
A. Đọc nhẩm đề bài tập làm văn
B. Chơi đá bóng cùng bạn C. Ăn cơm cùng bố mẹ
Câu 3. Bố kể cho Quy nghe về những trận mưa để làm gì?
A. Những trận mưa gắn với tuổi thơ của bố
B. Bố muốn Quy nhớ lại những trận mưa mà cậu đã gặp C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Vì sao Quy có thể làm bài văn mà không cần nhìn bức tường nữa?
A. Bố đã gợi cho Quy nhớ về những trận mưa mà cậu đã gặp
B. Quy đã tưởng tượng ra những trận mưa để viết
C. Quy được xem bức tranh về một trận mưa
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Hãy cho biết các câu sau thuộc kiểu câu gì? (Câu kể, câu cảm, câu cầu khiến, câu hỏi) a. Tôi vừa đi học về.
b. Các bạn hãy giữ trật tự!
c. Giọng hát của Thu mới tuyệt vời làm sao!
d. Cô Hằng đã về nhà chưa?
Câu 2. Tìm tính từ trong các câu sau:
a. Con hổ bị thương rất nặng.
b. Hà không chỉ ngoan ngoãn mà còn học giỏi.
c. Anh ta thật xấu xa, hèn nhát.
d. Ánh nắng chói chang làm con người mệt mỏi.
Câu 3. (*) Cho đoạn văn sau:
Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu
lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên cao
hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao
với những khóm khoai nước rung rinh. (Con chuồn chuồn nước)
a. Tìm các từ láy trong đoạn văn.
b. Tìm từ trái nghĩa với tính từ: cao, xa
c. Xác định thành phần câu: Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. III. Viết
Đề bài: Viết một bức thư cho bố đang đi công tác xa nhà.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện Bức tường có nhiều phép lạ? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Quy đang làm gì?
A. Đọc nhẩm đề bài tập làm văn
Câu 3. Bố kể cho Quy nghe về những trận mưa để làm gì?
B. Bố muốn Quy nhớ lại những trận mưa mà cậu đã gặp
Câu 4. Vì sao Quy có thể làm bài văn mà không cần nhìn bức tường nữa?
A. Bố đã gợi cho Quy nhớ về những trận mưa mà cậu đã gặp
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Hãy cho biết các câu sau thuộc kiểu câu gì? (Câu kể, câu cảm, câu cầu khiến, câu hỏi) a. Câu kể b. Câu cầu khiến c. Câu cảm thán d. Câu hỏi
Câu 2. Tìm tính từ trong các câu sau: a. nặng b. ngoan ngoãn, giỏi c. xấu xa, hèn nhát d. chói chang
Câu 3. (*) Cho đoạn văn sau:
Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu
lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên cao
hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao
với những khóm khoai nước rung rinh. (Con chuồn chuồn nước)
a. Các từ láy: mênh mông, rì rào, rung rinh b. cao - thấp, xa - gần c. ⚫ CN: Cái bóng chú
⚫ VN: nhỏ xíu lướt nhanh ⚫ TN: trên mặt hồ III. Viết Gợi ý: … ngày … tháng … năm Gửi bố kính yêu!
Đầu thư, con muốn gửi lời hỏi thăm sức khỏe đến bố. Sau đó, bố cho con gửi lời
chào, lời hỏi thăm sức khỏe đến các cô các chú trong đơn vị bố nhé. Hôm nay cô
giáo giao bài tập với đề bài: Viết thư cho bố đi công tác xa. Nếu các bạn khác ít
nhiều loay hoay khó viết vì các bạn luôn gần bố mỗi ngày, còn con hoàn thành rất
nhanh bởi bố con là bộ đội, thường xuyên đi công tác.
Mọi người ở nhà vẫn khỏe mạnh. Công việc của mẹ khá bận rộn. Nên con thường
làm việc nhà giúp mẹ. Em Mít rất ngoan, ăn khỏe và ngủ khỏe lắm ạ. Cuối học kì,
điểm thi môn Toán và tiếng Việt của con đều được mười. Bố có cảm thấy tự hào về con không ạ?
Bố ơi, con mong bố sớm về thăm gia đình. Con nhớ bố nhiều lắm! Con gái của bố Minh Huyền