-
Thông tin
-
Quiz
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 16
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 16. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 16 được cung cấp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt. Hãy cùng theo dõi tài liệu ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 16
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 16. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 16 được cung cấp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt. Hãy cùng theo dõi tài liệu ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
![](/storage/uploads/documents/869705e600ffe4cbc47040c3c6d8f39d/bg1.png)
![](/storage/uploads/documents/869705e600ffe4cbc47040c3c6d8f39d/bg2.png)
![](/storage/uploads/documents/869705e600ffe4cbc47040c3c6d8f39d/bg3.png)
![](/storage/uploads/documents/869705e600ffe4cbc47040c3c6d8f39d/bg4.png)
![](/storage/uploads/documents/869705e600ffe4cbc47040c3c6d8f39d/bg5.png)
![](/storage/uploads/documents/869705e600ffe4cbc47040c3c6d8f39d/bg6.png)
![](/storage/uploads/documents/869705e600ffe4cbc47040c3c6d8f39d/bg7.png)
![](/storage/uploads/documents/869705e600ffe4cbc47040c3c6d8f39d/bg8.png)
![](/storage/uploads/documents/869705e600ffe4cbc47040c3c6d8f39d/bg9.png)
![](/storage/uploads/documents/869705e600ffe4cbc47040c3c6d8f39d/bga.png)
![](/storage/uploads/documents/869705e600ffe4cbc47040c3c6d8f39d/bgb.png)
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 - KNTT Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
“Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát
Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng
Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống
Và khi con đến lớp
Lời ru ở cổng trường
Lời ru thành ngọn cỏ
Đón bước bàn chân con
Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông.”
(Lời ru của mẹ, Xuân Quỳnh)
Câu 1. Cụm từ nào được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ? A. Lời ru B. Giấc mộng C. Tấm chăn
Câu 2. Ở khổ thơ thứ hai, lời ru được so sánh với cái gì? A. con đường B. tấm chăn C. biển rộng
Câu 3. Trong bài thơ có sử dụng mấy từ láy? A. 4 B. 5 C. 6
Câu 4. Bài thơ gửi gắm nội dung gì?
A. Ý nghĩa, vai trò của lời ru B. Tình yêu thiên nhiên
C. Sự gắn bó với ngôi trường
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Đặt câu có sử dụng trạng ngữ chỉ phương tiện, trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Câu 2. (*) Thêm vị ngữ để hoàn thiện câu sau: a. Mùa xuân, cây cối … b. Ngày hôm qua, tôi … c. Con đường làng … d. Bức tranh của em …
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
a. Bác Hoa đang cấy lúa dưới cánh đồng.
b. Hùng đang làm bài tập về nhà.
c. Vĩ sẽ đọc bài cho các bạn trong lớp nghe.
d. Hôm qua, tôi đã đi chợ cùng mẹ. III. Viết
Đề bài: Viết đoạn văn tả ngoại hình của một con vật mà em yêu thích.
(*) Bài tập nâng cao Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Cụm từ nào được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ? A. Lời ru
Câu 2. Ở khổ thơ thứ hai, lời ru được so sánh với cái gì? B. tấm chăn
Câu 3. Trong bài thơ có sử dụng mấy từ láy? B. 5
Câu 4. Bài thơ gửi gắm nội dung gì?
A. Ý nghĩa, vai trò của lời ru
II. Luyện từ và câu Câu 1.
- Tôi đến trường bằng xe buýt.
- Trong vườn, khóm hoa hồng đang khoe sắc rực rỡ.
Câu 2. (*) Thêm vị ngữ để hoàn thiện câu sau:
a. Mùa xuân, cây cối trở nên tươi tốt.
b. Ngày hôm qua, tôi được đi chơi cùng bố mẹ.
c. Con đường làng vừa được sửa lại.
d. Bức tranh của em có rất nhiều màu sắc.
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
a. Bác Hoa đang cấy lúa dưới cánh đồng.
b. Hùng đang làm bài tập về nhà.
c. Vĩ sẽ đọc bài cho các bạn trong lớp nghe.
d. Hôm qua, tôi đã đi chợ cùng mẹ. III. Viết Học sinh tự viết. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
“Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ
xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên
cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là
bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất
nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với
những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.” (Con chuồn chuồn nước)
Câu 1. Chú chuồn chuồn nước đã làm gì?
Câu 2. Những hình ảnh miêu tả khung cảnh đất nước?
Câu 3. Tác giả đã thể hiện tình cảm gì?
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Đặt câu với các từ: thông minh, nhanh nhẹn
Câu 2. Xác định công dụng của dấu gạch ngang trong các câu sau:
a. Chuyến tàu Hà Nội - Hải Phòng sẽ khởi hành vào lúc sáu giờ. b. Chú thích:
- anh hùng lao động: danh hiệu Nhà nước phong tặng đơn vị hoặc người có thành
tích đặc biệt trong lao động.
- tiện nghi: các vật dùng cần thiết giúp cho sinh hoạt hằng ngày được thuận tiện, thoải mái.
- cương vị: vị trí công tác, chức vụ.
- mạo hiểm: liều lĩnh làm việc dù biết là nguy hiểm.
- đô hộ: thống trị, cai quản một nước phụ thuộc. (Sưu tầm) c. Tôi thét:
- Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã
mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu đuối như thế này.
Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không? (Dế Mèn phiêu lưu kí)
Câu 3. Hãy cho biết các câu sau thuộc kiểu câu gì? (Câu kể, câu cảm, câu cầu khiến)
a. Bà ngoại thường nấu cơm cho em ăn.
b. Cậu giúp tớ làm bài này nhé!
c. Trời hôm nay mới đẹp làm sao!
d. Chú chó nhà em có một bộ lông màu xám.
e. Đừng nói chuyện trong giờ học! III. Viết
Đề bài: Miêu tả một con vật mà em đã chăm sóc và gắn bó. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên
Câu 2. Những hình ảnh miêu tả khung cảnh đất nước: cánh đồng với những đàn
trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi
Câu 3. Tác giả đã thể hiện tình cảm: yêu thiên nhiên, đất nước
II. Luyện từ và câu Câu 1.
⚫ Chó là một loài động vật thông minh.
⚫ Bốn chiếc chân của chú mèo bước đi rất nhanh nhẹn. Câu 2.
a. Nối các từ ngữ trong một liên danh
b. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
c. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
Câu 3. Hãy cho biết các câu sau thuộc kiểu câu gì? (Câu kể, câu cảm, câu cầu khiến) a. câu kể b. câu cầu khiến c. câu cảm thán d. câu kể e. câu cầu khiến III. Viết
Mỗi gia đình thường sẽ nuôi một loài động vật như chó, mèo, lợn, gà,... Gia đình
của em cũng nuôi một chú mèo.
Chú mèo là món quà của bà nội. Em đã đặt tên cho nó là Mít Ướt. Chú mèo nặng
khoảng ba ki-lô-gam. Thân hình trông khá mập mạp. Chiếc đầu tròn với đôi tai
hình tam giác. Chiếc mũi hồng lúc nào cũng ươn ướt. Cái miệng với những chiếc
răng nhọn. Bộ ria mép màu đen, rất dài. Bốn cái chân nhỏ nhưng có những chiếc
móng sắc nhọn. Những lúc đói, Mít Ướt lại kêu “meo… meo…” để đòi ăn.
Mít Ướt là một chú mèo thông minh, nhanh nhẹn. Đặc biệt, nó bắt chuột rất giỏi.
Ngay cả chuột tinh nhanh, nhạy bén cũng bị bắt. Trong một lần bắt chuột, Mít Ướt
bị rơi từ trên ban công tầng một xuống. Chiếc đuôi bị kẹt vào miếng tôn sắc nên bị
chảy máu. Chú rất đau đớn, không ngừng kêu “meo meo”. Mẹ của em đã đưa chú
đi bác sĩ. Vết thương không nặng nên chỉ vài ngày là Mít Ướt đã khỏe mạnh. Chú
lại trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát như bình thường. Buổi chiều, em thường dắt Mít Ướt đi chơi.
Em rất thương Mít Ướt. Nó giống như một người bạn, một thành viên trong gia đình của em vậy.