-
Thông tin
-
Quiz
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 18
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 18. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 18 được cung cấp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt. Hãy cùng theo dõi tài liệu ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 18
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 18. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 18 được cung cấp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt. Hãy cùng theo dõi tài liệu ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 18 Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
“Một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi: Bức
tranh của nó được trao giải nhất. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở
việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.
Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín
bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều
Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra
ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất
lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ
mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:
- Con có nhận ra con không?
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự
ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến
thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”.
Vậy mà dưới mắt tôi thì…
- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói
rằng: “Không phải con đâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
(Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bức tranh của nhân vật em gái được trao giải gì? A. Giải Nhất B. Giải Nhì C. Giải Ba D. Giải Tư
Câu 2. Bức tranh của nhân vật em gái vẽ ai? A. Người mẹ B. Người anh trai C. Người bố D. Người chị gái
Câu 3. Chọn câu văn miêu tả tâm trạng của người anh khi nhìn thấy bức tranh như thế nào?
A. Tôi giật sững người.
B. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?
C. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
D. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ.
Câu 4. Đoạn trích nói về tình cảm gì? A. Tình anh em B. Tình mẫu tử C. Tình bà cháu D. Tình bạn
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm 2 danh từ, 2 động từ, 2 tính từ trong đoạn văn dưới đây:
“Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị
mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại
ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng
chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.”
(Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
Câu 2. Tra từ điển nghĩa của các từ: mạo hiểm, đô hộ
Câu 3. Đặt câu có sử dụng các từ vừa giải thích ở Câu 2. III. Viết
Câu 1. Viết chính tả:
Chuyện cổ tích về loài người
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc (Xuân Quỳnh)
Câu 2. Viết bài văn miêu tả con vật nuôi mà em từng nuôi hoặc từng nhìn thấy và
có ấn tượng đặc biệt. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bức tranh của nhân vật em gái được trao giải gì? A. Giải Nhất
Câu 2. Bức tranh của nhân vật em gái vẽ ai? B. Người anh trai
Câu 3. Chọn câu văn miêu tả tâm trạng của người anh khi nhìn thấy bức tranh như thế nào?
C. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
Câu 4. Đoạn trích nói về tình cảm gì? A. Tình anh em
II. Luyện từ và câu Câu 1. ⚫ Danh từ: áo, cánh ⚫ Tính từ: gầy, mỏng ⚫ Động từ: mặc, mở
Câu 2. Tra từ điển nghĩa của các từ: mạo hiểm, đô hộ
⚫ liều lĩnh làm một việc gì đó dù biết là nguy hiểm, có thể gây ra tai họa
⚫ đô hộ: thống trị, cai trị một nước phụ thuộc Câu 3.
⚫ Trò chơi rất nguy hiểm.
⚫ Đất nước Việt Nam bị đô hộ bởi thực dân Pháp. III. Viết
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. (1). Mở bài
Giới thiệu về loài vật. (2). Thân bài
⚫ Tả bao quát: thân hình, cân nặng, chiều cao
⚫ Tả chi tiết từng bộ phận: bộ lông, chân tay, cái đầu,… (3). Kết bài
Tình cảm dành cho loài vậtm. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản Tre xanh, Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
Măng non là búp măng non.
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu Mai sau, Mai sau, Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy)
Câu 1. Hình ảnh cây tre gợi lên phẩm chất gì của người Việt Nam?
Câu 2. Tìm những câu thơ tượng trưng cho từng phẩm chất.
Câu 3. Suy nghĩ, cảm nhận của em về hình ảnh cây tre.
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
“Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt
xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế
giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.” (Vẽ trứng)
Tìm 2 danh từ, 2 động từ, 2 tính từ trong đoạn văn.
Câu 2. Xác định kiểu nhân hóa trong các câu sau:
a. Chú mèo có một lông trắng tinh.
b. Đàn ong đang làm việc chăm chỉ.
c. Gà trống ơi, sao mày đáng yêu đến thế?
Câu 3. Xác định công dụng của dấu gạch ngang trong các câu sau: a.
Mười lăm phút sau, cô giáo hỏi:
- Các em đã làm xong chưa?
Học sinh đồng thanh trả lời:
- Chúng em làm xong rồi ạ!
b. Chuyến bay Hà Nội - Huế sẽ khởi hành vào lúc mười sáu giờ ba mươi phút. III. Viết
Đề bài: Viết bài văn miêu tả một con vật mà em từng nuôi hoặc từng thấy và có ấn tượng đặc biệt. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Hình ảnh cây tre gợi lên phẩm chất: cần cù, đoàn kết và ngay thẳng
Câu 2. Những câu thơ tượng trưng cho từng phẩm chất: - Cần cù:
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. - Đoàn kết:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu, tre gần nhau thêm
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người *
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con. - Ngay thẳng:
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Câu 3. Hình ảnh cây tre gần gũi, gắn bó và tượng trưng cho những phẩm chất tốt
đẹp của con người Việt Nam. III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Danh từ: danh họa, tác phẩm
⚫ Động từ: trưng bày, trở thành ⚫ Tính từ: lớn, khổ
Câu 2. Xác định kiểu nhân hóa trong các câu sau:
a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
b. Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật c. Trò chuyện với vật
Câu 3. Xác định công dụng của dấu gạch ngang trong các câu sau:
a. Đánh dấu lời nói của nhân vật trong đoạn đối thoại
b. Đánh dấu ranh giới giữa một liên danh Câu 4.
Những loài vật nuôi luôn gắn bó với con người. Trước đây, gia đình của em cũng từng nuôi một con mèo.
Em đặt cho nó cái tên là Đỗ. Nó thuộc giống mèo tam thể. Bộ lông mềm mại với
ba màu vàng, đen và trắng. Thân hình của nó nhỏ bé, nặng chắc khoảng hai ki-lô-
gam. Chiếc đầu nhỏ cử động rất linh hoạt. Đôi tai có hình tam giác, lúc nào cũng
vểnh lên cao. Đôi mắt của Đỗ tròn xoe như hai hòn bi ve. Vào ban đêm, đôi mắt có
màu xanh và phát sáng. Chiếc mũi nhỏ xinh của Đỗ lúc nào cũng ươn ướt. Bốn
chiếc chân rất linh hoạt, ở bàn chân còn có những chiếc móng sắc nhọn.
Cũng giống như những chú mèo khác, Đỗ rất thích bắt chuột. Nhờ có Đỗ mà
không có một con chuột nào dám bén mảng quanh nhà em. Những lúc rảnh, em
thường chơi đùa với Đỗ. Hàng ngày, mỗi khi em đi học là Đỗ lại chạy đến để được
em vuốt ve. Đỗ đã sống được ở nhà em hơn một năm. Gần đây, mẹ mới sinh em bé.
Hệ hô hấp của em không được tốt. Lông mèo sẽ gây ảnh hướng đến em. Chính vì
vậy, mẹ mang gửi Đỗ sang nhà bà ngoại. Em cảm thấy rất buồn và tiếc nuối. Ở bên
nhà bà ngoại, Đỗ được cưng chiều. Bà mua biết bao nhiêu là đồ ăn ngon cho nó.
Thỉnh thoảng, cuối tuần, em lại đạp xe sang nhà bà ngoại chơi với Đỗ. Lúc đó, nó
tỏ ra vui mừng lắm, cứ quấn quýt bên em.
Em rất thương Đỗ. Nó giống như một người bạn của em vậy. Dù không thường
xuyên gặp Đỗ nữa nhưng em sẽ luôn trân trọng nó.