-
Thông tin
-
Quiz
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 19 (Nâng cao)
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 19 (Nâng cao). Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 19 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 19. Mời tham khảo ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 19 (Nâng cao)
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 19 (Nâng cao). Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 19 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 19. Mời tham khảo ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 19 Đề ① (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
“Ve đã ngưng tiếng hát
Phượng kết trái đầy cành
Sen cũng vừa tra hạt
Lá phai dần sắc xanh
Chùm vải đi đâu mất
Tiếng giông rền về đâu?
Cái nắng oi bức thế
Cũng biệt tăm nơi nào?
Gió hiền ngoan quá đỗi
Dìu mây bay lưng trời
Ngợp đường hương cốm mới
Vừa gần vừa xa xôi
Mùa thu về khắp chốn Lá vàng sân nhà ai
Dưới đêm trăng lồng lộng
Ếch siêng năng học bài”
(Sang thu, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc văn bản và khoanh tròn vào đáp án đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Sáu chữ D. Bảy chữ
Câu 2. Tác giả đã viết về khoảnh khắc giao mùa nào trong bài thơ? A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông
Câu 3. Ở hai khổ thơ đầu, các hình ảnh thiên nhiên gợi nhắc về mùa nào? A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông
Câu 4. Ở hai khổ thơ sau, mùa thu xuất hiện với hình ảnh? A. Gió, mây, hương cốm
B. Lá vàng, đêm trăng, ếch C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Câu thơ “Tiếng giông rền về đâu?” thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán
Câu 6. Trong câu thơ “Phượng kết trái đầy cành”, phần được gạch chân trả lời cho câu hỏi gì? A. Là gì? B. Ở đâu? C. Như thế nào? D. Làm gì?
Câu 7. Tìm tính từ trong khổ thơ:
“Gió hiền ngoan quá đỗi
Dìu mây bay lưng trời
Ngợp đường hương cốm mới
Vừa gần vừa xa xôi”
Câu 8. Nêu cảm nhận của em về bài thơ.
II. Luyện từ và câu Bài 1. Nối: Nghề nghiệp Hoạt động 1. giáo viên
a. giảng dạy, soạn giáo án,… 2. bác sĩ b. ca hát, nhảy múa,… 3. nông dân
c. khám bệnh, phẫu thuật,… 4. ca sĩ
d. gieo trồng, chăn nuôi,… Đáp án:
Bài 2. Sắp xếp các từ sau đây thành câu văn hoàn chỉnh:
a. chạy/trong sân./Em bé/lon ton/
b. những ngôi sao/Trên bầu trời,/tỏa sáng/lấp lánh.
c. lúa/thơm/ngào ngạt./chín/Dưới cánh đồng,
d. to tròn/như/hòn bi./Đôi mắt/chú mèo/của
Bài 3. Đặt câu kể theo mẫu: a. Ai làm gì? b. Ai là gì? III. Viết
Bài 1. Viết chính tả
“Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị
mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại
ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng
chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.”
(Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Lập dàn ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người thân thiết, gần gũi. Đề ② (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn
những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở
một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng
khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn,
sáng tạo của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có
người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm.
Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ
của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho
tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng
xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là
điều không thể nào tưởng tượng nổi.”
(Bàn tay người nghệ sĩ)
Giải thích từ ngữ
⚫ sáng tạo: tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần
⚫ trác tuyệt: cao vượt hẳn lên, không có gì sánh kịp (thường nói về những giá trị có tính chất siêu hình)
⚫ mĩ lệ: đẹp đẽ, trang trọng
Đọc văn bản và khoanh tròn vào đáp án đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Lúc nhàn rỗi Trương Bạch đã làm gì?
A. Nặn những con giống bằng đất sét B. Luyện viết chữ C. Tạc những pho tượng
D. Làm các đồ thủ công
Câu 2. Điều gì khiến người dạy nghề của Trương Bạch cũng phải kinh ngạc? A. Sự khéo léo, tỉ mỉ
B. Sự kiên nhẫn, sáng tạo C. Tài năng hơn người D. Tính tình tốt bụng
Câu 3. Câu văn: “Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt” thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán
Câu 4. Câu văn miêu tả pho tượng Quan Âm do Trương Bạch tạc là?
A. Sự kiên nhẫn, sáng tạo của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
B. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm.
C. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.
D. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.
Câu 5. Điều không thể tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?
A. Đôi mắt tượng Quan Âm như biết nhìn theo.
B. Đôi mắt pho tượng nhìn long lanh như mắt người.
C. Pho tượng toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.
D. Pho tượng sống động đến lạ lùng giống như một người sống vậy.
Câu 6. Qua câu chuyện, em thấy Trương Bạch là người như thế nào?
A. Chăm chỉ, chịu khó và sáng tạo
B. Hiền lành và nhiệt huyết với công việc làm gốm
C. Yêu thích sự hoàn hảo
D. Say mê nghệ thuật có tính kiên nhẫn và sáng tạo
Câu 7. Tìm các tính từ trong đoạn văn dưới đây:
“Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn
những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở
một cửa hàng đồ ngọc.”
Câu 8. Đặt câu với các từ: sống động, tưởng tượng. Em hãy xác định đó là kiểu câu gì?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Em hãy đặt một câu kể, một câu cầu khiến.
Bài 2. Tìm tính từ phù hợp với các bức tranh dưới đây: a. b.
Bài 3. Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn sau cho sinh động, gợi cảm hơn:
a. Con mèo có bộ lông màu trắng tinh.
b. Mặt trời mọc từ phía đông. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Cảnh khuya, Hồ Chí Minh)
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người thân thiết, gần gũi. Đáp án Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ nào? B. Năm chữ
Câu 2. Mùa nào được nhắc đến trong bài thơ? C. Mùa thu
Câu 3. Ở hai khổ thơ đầu, các hình ảnh thiên nhiên gợi nhắc về mùa nào? B. Mùa hạ
Câu 4. Ở hai khổ thơ sau, mùa thu xuất hiện với hình ảnh? C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Câu thơ “Tiếng giông rền về đâu?” thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể
Câu 6. Trong câu thơ “Phượng kết trái đầy cành”, phần được gạch chân trả lời cho câu hỏi gì? D. Làm gì?
Câu 7. Tình từ gồm: hiền, ngoan, mới, gần, xa xôi
Câu 8. Bài thơ rất hay và hấp dẫn. Tác giả đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên khi
thu sang thật đẹp đẽ, với những hình ảnh quen thuộc.
II. Luyện từ và câu Bài 1. Nối: 1 - a 2 - c 3 - d 4 - b
Bài 2. Sắp xếp các từ sau đây thành câu văn hoàn chỉnh:
a. Em bé chạy lon ton trong sân.
b. Trên bầu trời, những ngôi sao tỏa sáng lấp lánh.
c. Dưới cánh đồng, lúa chín thơm ngào ngạt.
d. Đôi mắt của chú mèo to tròn như hòn bi.
Bài 3. Đặt câu kể theo mẫu:
a. Mẹ đang nấu bữa tối ở trong bếp.
b. Bố của em là một bác sĩ nha khoa. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Gợi ý: (1) Mở đoạn
Giới thiệu người thân thiết mà em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc. (2) Thân đoạn
- Nêu những điều người đó làm em xúc động:
⚫ Cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, việc làm
⚫ Kỉ niệm của em với người đó
⚫ Tình cảm người đó dành cho em
- Nêu rõ tình cảm, cảm xúc của em:
⚫ Dùng từ ngữ thể hiện trực tiếp tình cảm: trân trọng, quý mến, biết ơn,…
⚫ Suy nghĩ về việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc: tìm cách giúp đỡ, luôn nghĩ đến,… (3) Kết đoạn
Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Lúc nhàn rỗi Trương Bạch đã làm gì?
A. Nặn những con giống bằng đất sét
Câu 2. Điều gì khiến người dạy nghề của Trương Bạch cũng phải kinh ngạc?
B. Sự kiên nhẫn, sáng tạo
Câu 3. Câu văn: “Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt” thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể
Câu 4. Câu văn miêu tả pho tượng Quan Âm do Trương Bạch tạc là?
D. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.
Câu 5. Điều không thể tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?
A. Đôi mắt tượng Quan Âm như biết nhìn theo.
Câu 6. Qua câu chuyện, em thấy Trương Bạch là người như thế nào? A. Chăm chỉ, chịu khó và sáng tạo.
B. Hiền lành và nhiệt huyết với công việc làm gốm.
C. Yêu thích sự hoàn hảo.
D. Say mê nghệ thuật có tính kiên nhẫn và sáng tạo
Câu 7. Tìm các tính từ trong đoạn văn dưới đây: nhỏ, y nhàn rỗi, thật,
Câu 8. Đặt câu và xác định kiểu câu:
- Bức tranh của Ngọc Huyền sống động như thật vậy. (Câu tả)
- Tôi đã tưởng tượng ra một thế giới cổ tích giống như trong truyện Cô bé bán diêm. (Câu kể)
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Em hãy đặt một câu kể, một câu cầu khiến.
- Tôi là học sinh lớp 4.
- Cậu hãy làm giúp tới việc này!
Bài 2. Tìm tính từ thích hợp với các bức tranh dưới đây: a. chăm chỉ b. lạnh lẽo
Bài 3. Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn sau cho sinh động, gợi cảm:
a. Chú mèo đáng yêu của em có bộ lông trắng tinh.
b. Ông mặt trời thức dậy sau một đêm dài say giấc từ phía đằng đông. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Học sinh tự viết theo dàn ý.