Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 21 (Nâng cao)
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 21 (Nâng cao). Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 21 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 21.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 21
Đề ①
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Buổi tối như mọi bữa
Bé làm nũng nghiêng đầu:
- Chị ơi, chuyện cổ tích Kể cho em nghe nào!
... “Xưa có bà già nghèo
Chuyên mò cua bắt ốc
Một hôm bà bắt được
Một con ốc xinh xinh
Vỏ nó biêng biếc xanh
Không giống như ốc khác
Bà thương không muốn bán
Bèn thả vào trong chum
Rồi bà lại đi làm
Đến khi về thấy lạ:
Sân nhà sao sạch quá!
Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
Vườn rau tươi sạch cỏ
Bà già thấy chuyện lạ Bèn cố ý rình xem
Thì thấy một nàng tiên
Bước ra từ chum nước
Bà già bèn bí mật
Đập vỡ vỏ ốc xanh
Rồi ôm lấy nàng tiên
Không cho chui vào nữa Hai mẹ con từ đó
Rất là yêu thương nhau...”
Bé nghe nghênh cái đầu
Mắt tròn xoe không chớp
Chị kể xong, bất chợt
Bé kêu lên rất to:
- Ứ ừ, biết rồi cơ
Chị phê bình em đấy!
(Nàng tiên ốc, Phan Thị Thanh Nhàn)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài thơ gợi em nhớ đến truyện cổ tích nào? A. Tấm Cám B. Nàng tiên ốc C. Cây tre trăm đốt D. Thạch Sanh
Câu 2. Bà lão trong câu chuyện làm nghề gì? A. Đánh cá B. Làm ruộng C. Đốn củi D. Mò cua bắt ốc
Câu 3. Điều gì đã xảy ra khi bào lão trở về nhà?
A. Sân nhà sạch sẽ, đàn lợn được ăn
B. Cơm nước tinh tươm, vườn rau sạch cỏ C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 4. Bà lão đã làm gì khi phát hiện ra nàng tiên ốc?
A. Để nàng tiên quay trở lại vỏ ốc B. Đập vỡ vỏ ốc
C. Không cho nàng tiên quay trở lại vỏ ốc D. Cả B, C đều đúng
Câu 5. Chủ ngữ trong câu thơ: “Bà già thấy chuyện lạ” là gì? A. Bà già B. Bà già thấy C. chuyện lạ D. thấy chuyện lạ
Câu 6. Câu “Sân nhà sao sạch quá!” thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể B. Câu cảm thán C. Câu hỏi D. Câu cầu khiến
Câu 7. Khi nghe xong câu chuyện, em bé có hành động gì? A. Kêu lên rất to
B. Nhận ra chị đang phê bình mình C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 8. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc bài thơ?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm dưới đây:
a. Đức và Long là những người bạn thân thiết.
b. Đàn én đang bay lượn trên bầu trời. Đáp án:
Bài 2. Sắp xếp các từ để hoàn thiện câu:
a. đã/đến/Hôm nay,/gặp/mẹ em./cô giáo/nhà
b. nở/trong/khu vườn./Hoa hồng/rực rỡ
c. còn/mới./máy tính/này/vẫn/Chiếc
d. Trên/từng/đàn /chim én/ bay lượn./bầu trời,
Bài 3.Thêm vị ngữ để hoàn thiện câu dưới đây: a. Đàn gà… b. Bác Năm… III. Viết
Bài 1. Viết chính tả
Đoàn thuyền đánh cá (Trích)
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về trong câu chuyện.
Đề ②
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể làm thay đổi
Hoặc tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác.”
Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ
nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong
hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền
nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.
Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực
mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang
tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó
khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas,
thì công ty điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”
Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ
của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét.
Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu
khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng
nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.
Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có
giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì
tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng,
làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác. (Sự chia sẻ bình dị)
Đọc và khoanh tròn trước đáp án đúng, hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Nhân vật tôi đang làm gì?
A. Đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư
B. Đứng xếp hàng ở ga tàu để mua vé tàu
C. Đứng xếp hàng ở cửa hàng để mua đồ ăn
D. Đứng xếp hàng ở trạm xe buýt để về nhà
Câu 2. Điều gì đã xảy ra khi đến lượt nhân vật tôi?
A. Cửa hàng thông báo hết đồ ăn B. Vé tàu đã hết
C. Bưu điện thông báo đóng cửa
D. Đây là chuyến xe buýt cuối cùng trong ngày
Câu 3. Tôi cảm thấy như thế nào khi biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một
gia đình tránh được một đêm đông giá rét?
A. không còn cảm thấy khó chịu
B. thanh thản, phấn chấn A. vô cùng buồn bã B. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Chủ ngữ trong câu: “Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư.” là gì? A. Tôi B. Tôi đứng xếp hàng C. ở bưu điện D. để mua tem gửi thư
Câu 5. Câu: “Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền
gas, thì công ty điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.” thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể B. Câu cảm thán C. Câu hỏi D. Câu cầu khiến
Câu 6. Phần in đậm trong câu: “Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.” Trả lời cho câu hỏi gì? A. Cái gì? B. Ai? C. Làm gì? D. Như thế nào?
Câu 7. Kể từ ngày hôm đó, tôi đã nhận ra điều gì?
A. cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào
B. biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác
C. nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng,
làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 8. Bài học rút ra từ câu chuyện trên là gì?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền chủ ngữ thích hợp vào các câu văn dưới đây:
a. … mọc từ phía Đông.
b. … tơi tích tách trên mái hiên.
c. … đang tìm mật trong vườn hoa.
d. Mùa hè, … phải tạm biệt mái trường thân yêu. Đáp án:
Bài 2. Dựa vào tranh, đặt câu theo yêu cầu:
a. Chủ ngữ là danh từ chỉ người
b. Chủ ngữ là danh từ chỉ vật Đáp án:
Bài 3. Khoanh tròn vào từ khác với các từ còn lại
A. con ong, con bò, con cá, quả ổi
B. bàn học, giá sách, bút chì, điện thoại
C. ca sĩ, giáo viên, luật sư, phim ảnh
D. truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, nhân vật III. Viết
Bài 1. Viết chính tả
Chuyện cổ nước mình (Trích)
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong bài thơ.
Chọn một câu và xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ gợi em nhớ đến truyện cổ tích nào? B. Nàng tiên ốc
Câu 2. Bà lão trong câu chuyện làm nghề gì? D. Mò cua bắt ốc
Câu 3. Điều gì đã xảy ra khi bào lão trở về nhà? C. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Bà lão đã làm gì khi phát hiện ra nàng tiên ốc? D. Cả B, C đều đúng
Câu 5. Chủ ngữ trong câu thơ: Bà già thấy chuyện lạ” là gì? A. Bà già
Câu 6. Câu “Sân nhà sao sạch quá!” thuộc kiểu câu gì? B. Câu cảm
Câu 7. Khi nghe xong câu chuyện, em bé có hành động gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 8. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc bài thơ?
- Người nhân hậu sẽ được sống hạnh phúc.
- Cần chăm chỉ làm việc nhà, giúp đỡ người thân.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm dưới đây:
a. Ai là những người bạn thân thiết?
b. Con gì đang bay lượn trên bầu trời?
Bài 2. Sắp xếp để hoàn thiện câu:
a. Hôm nay, cô giáo đã đến nhà gặp mẹ em.
b. Hoa hồng nở rực rỡ trong khu vườn.
c. Chiếc máy tính này vẫn còn mới.
d. Trên bầu trời, từng đàn chim én bay lượn.
Bài 3.Thêm vị ngữ để hoàn thiện câu dưới đây:
a. Đàn gà đang kiếm mồi trong khu vườn.
b. Bác Năm vừa đi ra đồng làm việc. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý: (1) Mở đoạn
Giới thiệu câu chuyện mà em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc. (2) Thân đoạn
- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm
- Kể lại diễn biến câu chuyện
- Suy nghĩ, đánh giá về câu chuyện (3) Kết đoạn
Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật tôi đang làm gì?
A. Đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư
Câu 2. Điều gì đã xảy ra khi đến lượt nhân vật tôi?
C. Bưu điện thông báo đóng cửa
Câu 3. Tôi cảm thấy như thế nào khi biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một
gia đình tránh được một đêm đông giá rét? D. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Chủ ngữ trong câu: Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. A. Tôi
Câu 5. Câu: “Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas,
thì công ty điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.” thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể
Câu 6. Phần in đậm trong câu: “Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.” Trả lời cho câu hỏi gì? B. Ai?
Câu 7. Kể từ ngày hôm đó, tôi đã nhận ra điều gì?
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 8. Chúng ta cần biết yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền chủ ngữ thích hợp vào các câu văn dưới đây:
a. Mặt trời mọc từ phía Đông.
b. Tiếng mưa rơi tơi tích tách trên mái hiên.
c. Đàn ong đang tìm mật trong vườn hoa.
d. Mùa hè, học sinh phải tạm biệt mái trường thân yêu.
Bài 2. Dựa vào tranh, đặt câu theo yêu cầu:
a. Các bác nông dân ra đồng làm việc
b. Con trâu đang gặm cỏ.
Bài 3. Khoanh tròn vào từ khác với các từ còn lạ a. quả ổi b. điện thoại c. phim ảnh d. nhân vật III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết. Bài 2. Gợi ý:
Em đã đọc bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Và em cảm thấy rất ấn tượng với
nhân vật Lượm. Lượm là một cậu bé vẫn còn hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh.
Cậu xuất hiện trong bài thơ với dáng người bé nhỏ bé. Cùng với đó là chiếc mũ ca
lô luôn đội lệch trên đầu và các xắc đeo trên vai. Lượm rất vui sướng khi được trở
thành người chiến sĩ nhỏ. Tuy cậu bé nhỏ nhưng thật nhanh nhẹn và hoạt bát.
Những bước chân thoăn thoắt vượt qua mặt trận nguy hiểm. Tuy còn nhỏ tuổi
nhưng Lượm còn là một cậu bé có tinh thần dũng cảm. Hình ảnh Lượm nằm trên
lúa khiến em cảm thấy xúc động và xót xa. Em cảm thấy rất ngưỡng mộ và yêu mến nhân vật Lượm.
⚫ Câu văn: Lượm là một cậu bé vẫn còn hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh.
⚫ Chủ ngữ: Lượm