Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 22 (Nâng cao)
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 22 (Nâng cao). Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 22 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 22.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 22
Đề ①
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng. Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu Cho con gà mái ấp
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
(Trích Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh)
Đọc và khoanh tròn vào đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Bài thơ là lời của ai? A. Người cháu B. Người bà C. Người mẹ D. Người con
Câu 2. Âm thanh được nhắc đến là? A. Tiếng ve kêu B. Tiếng gà trưa C. Tiếng nước chảy D. Tiếng chim hót
Câu 3. Hoàn cảnh người cháu nghe thấy tiếng gà?
A. Trên đường hành quân B. Trên đường ra đồng C. Trên đường về quê
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 4. Người cháu nhớ lại kỉ niệm gì?
A. Kỉ niệm được bà đưa đi học
B. Kỉ niệm xem trộm gà đẻ trứng
C. Kỉ niệm đi ăn trộm trứng gà
D. Kỉ niệm đi bán trứng cùng bà
Câu 5. Từ “chắt chiu” trong câu “Dành từng quả chắt chiu” có nghĩa gì? A. Tiết kiệm, dè sẻn B. Giữ gìn, nâng niu C. Quan tâm, chăm sóc
D. Âu yếm, vỗ về
Câu 6. Vị ngữ trong câu: “Bà lo đàn gà toi là gì?” A. Bà B. Bà lo C. lo D. lo đàn gà toi
Câu 7. Hình ảnh người bà hiện lên như thế nào?
A. Yêu thương, chăm lo cho cháu B. Giàu đức hy sinh C. Nhân hậu, hiền từ
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 8. Đoạn trích gợi cho em về tình cảm gì?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
a. Bác Hoa đang cấy lúa dưới cánh đồng.
b. Hùng đang làm bài tập về nhà.
c. Vĩ sẽ đọc bài cho các bạn trong lớp nghe.
d. Hôm qua, tôi đã đi chợ cùng mẹ.
Bài 2. Xác định vị ngữ trong câu:
a. Thoa là một người bạn tốt bụng.
b. Chúng em đang làm bài tập Toán.
c. Bức tranh của em đã đạt giải Nhất.
d. Cuộc thi diễn ra ba mươi phút rồi. Đáp án:
Bài 3. Đặt câu có vị ngữ:
a. Chỉ đặc điểm, tính cách của người
b. Chỉ hoạt động của con vật. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả:
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết hướng dẫn sử dụng chiếc nồi cơm điện.
Đề ②
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối
cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ
một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.
Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước
trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân
người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên
xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì
thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông
và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao.
Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước
giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi
đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của
buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.
Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn.
Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh
diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm
bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những
mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi
lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh. (Chiều ngoại ô)
Đọc và khoanh tròn trước đáp án đúng:
Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh vật vào thời gian nào? A. Buổi sáng B. Buổi trưa C. Buổi chiều D. Buổi tối
Câu 2. Câu văn nào miêu tả vẻ đẹp của cánh đồng?
A. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một
khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao.
B. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang
thoảng hương lúa chín và hương sen.
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
D. Cả 2 đáp án trên đều sai
Câu 3. Nhân vật tôi cảm thấy thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là gì?
A. Được thả diều cùng lũ bạn
B. Được câu cá cùng lũ bạn
C. Được chơi trốn tìm cùng lũ bạn
D. Được ngắm trăng cùng các bạn
Câu 4. Câu văn nhận xét về vẻ đẹp của chiều ngoại ô gì?
A. Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh.
B. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu. C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Vị ngữ trong câu: “Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao.”?
A. Diều cốc, diều tu, diều sao B. đua nhau bay lên cao
C. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. D. bay lên cao
Câu 6. Những cánh diều được so sánh với? A. Những cánh bướm
B. những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 7. Tình cảm của tác giả được gửi gắm trong bài thơ là gì? A. Tình yêu quê hương B. Tình cảm bạn bè C. Tình cảm gia đình D. Tình cảm thầy trò
Câu 8. Viết 2 - 3 câu nêu cảm nhận của em về bức tranh chiều ngoại ô?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Thêm vị ngữ có sử dụng biện pháp so sánh để hoàn thiện câu văn: a. Mặt trời… b. Đàn cò… c. Gà trống… d. Chiếc thuyền Đáp án:
Bài 2. Viết 2 - 3 câu nói về nội dung của tranh. Xác định vị ngữ của mỗi câu: Đáp án:
Bài 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Mẹ tôi là một kiến trúc sư nổi tiếng.
b. Minh Anh đang làm bài tập về nhà.
c. Hằng ngày, tôi đến trường từ sáu giờ ba mươi phút sáng.
d. Tôi và Hòa đã đi chơi vào dịp cuối tuần. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả
Ông lão đánh cá và con cá vàng (Trích)
Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên
bờ biển. Ngày ngày chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi.
Một hôm, người chồng ra biển đánh cá. Lần đầu kéo lưới chỉ thấy có bùn; lần thứ
nhì kéo lưới chỉ chỉ thấy cây rong biển; lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng.
Con cá cất tiếng kêu vang:
- Ông lão ơi! Ông sinh phúc tha tôi trở về biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được.
Ông lão ngạc nhiên, nhưng rồi cũng thả con cá xuống biển và bảo:
- Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm quen thuộc với em. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ là lời của ai? A. Người cháu
Câu 2. Âm thanh được nhắc đến là? B. Tiếng gà trưa
Câu 3. Hoàn cảnh người cháu nghe thấy tiếng gà?
A. Trên đường hành quân
Câu 4. Người cháu nhớ lại kỉ niệm gì?
B. Kỉ niệm xem trộm gà đẻ trứng
Câu 5. Từ “chắt chiu” trong câu “Dành từng quả chắt chiu” có nghĩa gì? A. Tiết kiệm, dè sẻn
Câu 6. Vị ngữ trong câu: “Bà lo đàn gà toi là gì?” D. lo đàn gà toi
Câu 7. Hình ảnh người bà hiện lên như thế nào?
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 8. Đoạn trích bài thơ gợi cho em về tình cảm gì?
Tình cảm bà cháu thắm thiết, sâu đậm.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
a. Bác Hoa đang cấy lúa dưới cánh đồng.
b. Hùng đang làm bài tập về nhà.
c. Vĩ sẽ đọc bài cho các bạn trong lớp nghe.
d. Hôm qua, tôi đã đi chợ cùng mẹ.
Bài 2. Xác định vị ngữ trong câu:
a. Vị ngữ: là một người bạn tốt bụng.
b. Vị ngữ: đang làm bài tập Toán.
c. Vị ngữ: đã đạt giải Nhất.
d. Vị ngữ: diễn ra ba mươi phút rồi.
Bài 3. Đặt câu có vị ngữ:
a. Bạn Lan rất dễ thương, hiền lành.
b. Đàn cá đang tung tăng bơi lội trong bể. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết. Bài 2. Gợi ý:
Các bước sử dụng nồi cơn điện
Bước 1: Dùng cốc đong đính kèm đong lượng gạo cần thiết để nấu. Bước 2:
⚫ Vo gạo riêng, hạn chế vo gạo trong nồi con vì có thể gây tổn hại lớp vỏ chống dính.
⚫ Khi đã vo xong, đổ hết gạo vào nồi và cho lượng nước phù hợp để tiến hành nấu. Bước 3:
Dùng khăn khô lau sạch hơi nước và các hạt gạo quanh thành nồi và đáy nồi, chú ý
không đặt khít đáy nồi vào mâm nhiệt.
Đặt nồi nấu vào vỏ nồi sao cho khớp với mâm phát nhiệt bằng cách xoay nhẹ sang phải, trái vài lần.
Bước 4: Đóng chặt nắp nồi lại đảm bảo an toàn cũng như giúp nồi luôn kín hơi.
Bước 5: Kéo dây điện của nồi ra và cắm vào phích cắm điện, không được kéo dây vượt quá dấu đỏ.
Bước 6: Bật công tắc để chọn chế độ nấu. Bước 7:
⚫ Khi nấu xong đèn “COOK” (đèn nấu) sẽ tắt và đèn “WARM” (đèn giữ ấm)
sáng để bắt đầu quá trình giữ ấm.
⚫ Sau 15 phút, xới trộn cơm thật đều để hơi nước thừa bay hết giúp cơm ngon hơn. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh vật vào thời gian nào? C. Buổi chiều
Câu 2. Câu văn nào miêu tả vẻ đẹp của cánh đồng?
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
Câu 3. Nhân vật tôi cảm thấy thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là gì?
A. Được thả diều cùng lũ bạn
Câu 4. Câu văn nhận xét về vẻ đẹp của chiều ngoại ô gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Vị ngữ trong câu: “Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao.”? B. đua nhau bay lên cao
Câu 6. Những cánh diều được so sánh với? C. Cả A, B đều đúng
Câu 7. Tình cảm của tác giả được gửi gắm trong bài thơ là gì? A. Tình yêu quê hương
Câu 8. Viết 2 - 3 câu nêu cảm nhận của em về bức tranh chiều ngoại ô?
Bức tranh chiều ngoại ô vừa đẹp đẽ, vừa giản dị.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Thêm vị ngữ có sử dụng biện pháp so sánh để hoàn thiện câu văn:
a. Mặt Trời giống như một quả cầu lửa khổng lồ.
b. Đàn cò trắng như bông.
c. Gà trống như một chiếc đồng hồ báo thức.
d. Chiếc thuyền cong cong như vầng trăng.
Bài 2. Viết 2 - 3 câu nói về nội dung của tranh. Xác định vị ngữ của mỗi câu:
Người mẹ/ đang hát ru em bé. Còn em bé/ nằm ngủ ngon lành trong nôi.
Bài 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Mẹ tôi/ là một kiến trúc sư nổi tiếng. (chủ ngữ/vị ngữ)
b. Minh Anh/ đang làm bài tập về nhà. (chủ ngữ/vị ngữ)
c. tôi/ đến trường từ sáu giờ ba mươi phút sáng. (chủ ngữ/vị ngữ)
d. Tôi và Hòa/ đã đi chơi vào dịp cuối tuần. (chủ ngữ/vị ngữ) III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết. Bài 2. Gợi ý:
Cách sử dụng máy giặt 1. Trước khi giặt
⚫ Kiểm tra quần áo ⚫ Vò qua quần áo 2. Trong khi giặt
Bước 1: Sau khi bỏ đồ giặt vào, bật nguồn (ấn nút Bật/Tắt) On/Off.
Bước 2: Chọn chế độ giặt. Tùy thuộc vào đồ giặt và mức độ giặt bạn sẽ có những sự lựa chọn khác nhau.
Bước 3: Chọn vào nút khởi động/tạm dừng. Lúc này, mâm giặt sẽ hoạt động (trong
lồng giặt vẫn chưa có nước) để đo lượng đồ giặt (khoảng 5 giây) và từ đó cân
chỉnh mực nước tự động.
Bước 4: Đổ chất giặt tẩy vào: Tùy thuộc vào số lượng quần áo, mực nước và
hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì chất giặt tẩy mà bạn lựa chọn được số lượng cần cho vào.
Bước 5: Đóng nắp lại: Sau khi đã cho chất giặt tẩy vào, bạn tiến hành đóng nắp lại,
quá trình giặt tẩy sẽ kết thức khi có tiếng “bíp bíp” báo hiệu. 3. Sau khi giặt
Bỏ quần áo ra và phơi lên giá.