Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 25 (Nâng cao)
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 25 (Nâng cao). Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 25 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 25.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 25
Đề ①
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
“Tay bà chống gậy
Đỡ tấm lưng còng Giơ tay hái lấy Lá trầu cong cong Những lá trên cao Làm sao bà hái?
Bé liền chạy lại Nhanh tay giúp bà.
Ngước lên nhìn cháu
Bà cười, ngợi khen:
- Cháu tôi đã lớn
Lại còn siêng năng.”
(Hái trầu cho bà, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Người bà đang làm gì? A. Hái trầu B. Nấu cơm C. Quét sân D. Rửa bát
Câu 2. Những câu thơ miêu tả hành động của người bà ở khổ 1 là? A. Tay bà chống gậy B. Đỡ tấm lưng còng C. Giơ tay hái lấy
C. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 3. Vì sao bé chạy lại giúp bà?
A. Vì lá trầu ở trên cao, lưng bà đã còng không hái được
B. Vì trời mưa, bà bị ốm
C. Vì bà phải vào nấu cơm D. Vì bà phải đi chợ
Câu 4. Người bà đã làm gì khi được đứa cháu giúp? A. Mỉm cười B. Khen ngợi cháu C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Chủ ngữ trong câu: “Bé liền chạy lại” là gì? A. Bé B. liền C. chạy lại D. liền chạy lại
Câu 6. Người bà khen ngợi đứa cháu điều gì? A. Cháu đã khôn lớn B. Cháu siêng năng C. Cháu rất ngoan ngoan D. Cả A, B đều đúng
Câu 7. Bài thơ cho thấy điều gì?
A. Tình cảm yêu mến của bà dành cho cháu
B. Tình cảm kính trọng, yêu thương của cháu dành cho bà C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 8. Em hãy nêu nhận xét về em bé trong bài thơ?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Gạch chân dưới trạng ngữ trong các câu sau:
a. Năm nay, mùa đông đến khá muộn.
b. Bác Sáu sẽ về vào cuối tuần
c. Chị Lan đi du lịch ở Đà Lạt.
d. Bức tranh được đặt trên giá sách.
Bài 2. Điền dấu câu thích hợp:
a. Con đường vừa mới được sửa lại
b. Cậu đã ăn cơm chưa
c. Huyền Thảo Ngọc là những người bạn thân thiết.
d. Cánh đồng mới đẹp làm
Bài 3. Sắp xếp vào bảng sau:
a. Đàn gà đang kiếm ăn.
b. Khu vườn trồng rất nhiều loại cây. c. Bố đang nấu cơm.
d. Mẹ mới mua cho em một quyển sách. Chủ ngữ Vị ngữ III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Thương ông (Trích) Ông bị đau chân Nó sưng nó tấy Đi phải chống gậy Khập khiễng khập khà Bước lên thềm nhà Nhấc chân quá khó Thấy ông nhăn nhó Việt chơi ngoài sân Lon ton lại gần Âu yếm nhanh nhảu “Ông vịn vai cháu Cháu đỡ ông lên!”
Bài 2. Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc
Đề ②
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Những chồi xuân lặng lẽ nhú lên từ cành cây khô cằn. Chỉ mấy ngày sau, cả cây
hoàng lan đã khoác trên mình một màu xanh nõn nà. Một chiếc áo được dệt từ
hàng vạn, vạn chồi non. Trông cây hoàng lan thật đẹp nhưng cũng vô cùng giản dị.
Hà đẩy cánh cổng gỗ nặng trịch để bước vào vườn với bà. Cô bé ngước nhìn cây
hoàng lan, nó như một cậu anh cả trong vườn, to lớn, vững chắc…
– Bà ơi, cây hoàng lan này có lâu chưa bà?
Bà cười, tay bà vẫn cẩn thận gài những nhành cây nhót phủ đầy hoa trắng ngà vào hàng rào:
– Nó có từ lâu lắm, hồi bằng các cháu, bà đã thấy nó to và cao như thế này rồi.
Bao năm trôi qua, cứ tưởng nó sẽ già đi, nhưng không, mỗi mùa xuân tới nó lại trẻ trung như hồi nào.
– Bà ơi, thế bà có biết ai trồng nó không hả bà? - Bà lắc đầu:
– Hồi trước, bà cũng hỏi như cháu ấy, nhưng chẳng ai biết.
Hà đến bên cây hoàng lan, thân nó mốc thếch và nứt nẻ. Những chú kiến đen hối
hả leo cây. Từ trên cành cây cao, đôi chim sâu chuyền cành tíu tít.
– Cháu biết không, cứ mỗi dịp cây hoàng lan ra hoa thì cả vùng này thơm nức…
– Bà ơi, bên kia sông có ngửi thấy hương của cây hoàng lan này không? – Hà tò mò hỏi.
– Có chứ! Hương hoa lan còn bay xa hơn nữa cháu ạ.
– Xa nữa cơ ạ? Con sông rộng thế mà gió cũng đưa nó qua sông được bà nhỉ…
Bà dừng tay, đôi mắt nhìn xa xôi:
– Hồi ông đi bộ đội, thư nào về ông cũng hỏi cây hoàng lan. Ông nhớ nó lắm. Rồi
ông bảo bà gửi cho ông mấy cánh hoa vàng của cây hoàng lan này.
– Bà có gửi cho ông không? – Hà chăm chú. Bà gật đầu rồi dắt Hà vào nhà. Bà
lần mở cái rương mây nhỏ trên đầu giường và lấy ra mấy cánh hoa đã héo quắt
queo và đen sẫm lại.
– Những cánh hoa này đấy cháu ạ. Các chiến sĩ trong đơn vị đã tìm thấy nó ở dưới
đáy ba lô của ông… Hà run run đỡ những cánh hoa hoàng lan từ trong tay bà. Cô
bé ngước đôi mắt tròn xoe nhìn lên ban thờ. Hà thấy bà cũng nhìn theo… Bây giờ
thì cô bé đã hiểu vì sao bà yêu quý cây hoàng lan và mảnh vườn này đến thế.
Những cánh hoa hoàng lan đã đen sậm trên tay Hà như vẫn còn phảng phất hương thơm.”
(Hương hoa hoàng lan, Khuê Phan)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Truyện viết về loài cây gì? A. Cây hoàng lan B. Cây gạo C. Cây địa lan D. Cây ổi
Câu 2. Cuộc trò chuyện trong tác phẩm là của ai với ai? A. Hà với bà B. Hà với ông C. Hà với mẹ D. Hà với bố
Câu 3. Những câu văn miêu tả cây hoàng lan ở đoạn mở đầu là?
A. Chỉ mấy ngày sau, cả cây hoàng lan đã khoác trên mình một màu xanh nõn nà.
B. Trông cây hoàng lan thật đẹp nhưng cũng vô cùng giản dị.
C. Nó như một cậu anh cả trong vườn, to lớn, vững chắc… D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Vị ngữ trong câu: “Hà đẩy cánh cổng gỗ nặng trịch để bước vào vườn với
bà.” là gì? A. Hà B. Hà đẩy
C. đẩy cánh cổng gỗ nặng trịch
D. đẩy cánh cổng gỗ nặng trịch để bước vào vườn với bà
Câu 5. Cây hoàng lan có điều gì đặc biệt? A. Hoa rất đẹp B. Hương thơm bay xa C. Thân cây to lớn
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 6. Cây hoàng lan khiến bà của Hà nhớ về? A. Kỉ niệm tuổi thơ
B. Kỉ niệm về ông của Hà
C. Kỉ niệm về mối tình đầu D. Kỉ niềm về bạn bè
Câu 7. Gạch chân dưới thành phần vị ngữ trong câu: “Cô bé ngước đôi mắt tròn
xoe nhìn lên ban thờ.”
Câu 8. Theo em, vì sao vì sao người bà trong truyện yêu quý cây hoàng lan và mảnh vườn?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Thêm trạng ngữ cho các câu dưới đây:
a. Gia đình của em đi du lịch. b. Anh Nam đã về nhà.
c. Những khóm hoa hồng đang khoe sắc rực rỡ.
d. Chiếc máy bay đã hạ cánh an toàn
e. Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Bài 2. Nối: 1. Những chú ong
a. đang gặt lúa trên cánh đồng 2. Gà mẹ b. có nhiều quả. 3. Cây dừa
c. dẫn gà con đi kiếm mồi trong vườn. 4. Bác Huệ
d. đang tìm mật trong khóm hoa. Đáp án:
Bài 3. Gạch chân dưới trạng ngữ và xác định trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn:
a. Trận đấu bóng đá sẽ bắt đầu vào lúc tám giờ.
b. Trên con đường làng, các phương tiện đi lại tấp nập.
c. Tối nay, bộ phim hoạt hình Nữ hoàng băng giá sẽ được chiếu trên vô tuyến.
d. Chiều qua, bố của tôi đã đi công tác ở Sài Gòn. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả:
Bà còng đi chợ trời mưa,
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng.
Đưa bà đến quãng đường đông,
Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà.
Tiền bà trong túi rơi ra,
Tép, tôm nhặt được trả bà mua rau. Bài 2.
Đề bài: Viết bài văn kể lại một chuyến đi của em, trong bài có câu văn sử dụng
trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Người bà đang làm gì? A. Hái trầu
Câu 2. Những câu thơ miêu tả hành động của người bà ở khổ 1 là?
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 3. Vì sao bé chạy lại giúp bà?
A. Vì lá trầu ở trên cao, lưng bà đã còng không hái được
Câu 4. Người bà đã làm gì khi được đứa cháu giúp? C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Chủ ngữ trong câu: “Bé liền chạy lại” là gì? A. Bé
Câu 6. Người bà khen ngợi đứa cháu điều gì? D. Cả A, B đều đúng
Câu 7. Bài thơ cho thấy điều gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 8. Em bé trong bài thơ rất ngoan ngoãn, hiếu thảo.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Gạch chân dưới trạng ngữ trong các câu sau:
a. Năm nay, mùa đông đến khá muộn.
b. Bác Sáu sẽ về vào cuối tuần.
c. Chị Lan đi du lịch ở Đà Lạt.
d. Bức tranh được đặt trên giá sách.
Bài 2. Điền dấu câu thích hợp:
a. Con đường vừa mới được sửa lại. b. Cậu đã ăn cơm chưa?
c. Huyền, Thảo, Ngọc là những người bạn thân thiết.
d. Cánh đồng mới đẹp làm!
Bài 3. Sắp xếp vào bảng sau: Chủ ngữ Vị ngữ Đàn gà đang kiếm ăn Khu vườn
trồng rất nhiều loại cây Bố đang nấu cơm Mẹ
mới mua cho em một quyển sách III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết Bài 2. Gợi ý (1) Mở bài
Giới thiệu về sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia. (2) Thân bài
⚫ Khái quát chung về sự việc: thời gian, địa điểm,…
⚫ Kể lại diễn biến sự việc theo trình tự nhất định
⚫ Kết quả, ý nghĩa của sự việc
⚫ Suy nghĩ, cảm nhận của em về sự việc (3) Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa của sự việc. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Truyện viết về loài cây gì? A. Cây hoàng lan
Câu 2. Cuộc trò chuyện trong tác phẩm là của ai với ai? A. Hà với bà
Câu 3. Những câu văn miêu tả cây hoàng lan ở đoạn mở đầu là? D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Vị ngữ trong câu: “Hà đẩy cánh cổng gỗ nặng trịch để bước vào vườn với bà.” là gì?
đẩy cánh cổng gỗ nặng trịch để bước vào vườn với bà
Câu 5. Cây hoàng lan có điều gì đặc biệt? B. Hương thơm bay xa
Câu 6. Cây hoàng lan khiến bà của Hà nhớ về?
B. Kỉ niệm về ông của Hà
Câu 7. Gạch chân dưới thành phần vị ngữ trong câu: Cô bé ngước đôi mắt tròn xoe nhìn lên ban thờ.
Câu 8. Người bà trong truyện yêu quý cây hoàng lan và mảnh vườn vì nó gợi gắn
với kỉ niệm đáng trân trọng.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Thêm trạng ngữ cho các câu dưới đây:
a. Nghỉ hè, gia đình của em sẽ đi du lịch ở Đà Nẵng.
b. Anh Nam đã về nhà vào cuối tuần.
c. Trong vườn, những khóm hoa hồng đang khoe sắc rực rỡ.
d. Tối qua, chiếc máy bay đã hạ cánh an toàn
e. Mùa xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Bài 2. Nối: 1 - d 2 - c 3 - b 4 - a
Bài 3. Gạch chân dưới trạng ngữ và xác định trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn:
a. Trận đấu bóng đá sẽ bắt đầu vào lúc tám giờ. (TN chỉ thời gian)
b. Trên con đường làng, các phương tiện đi lại tấp nập. (TN chỉ nơi chốn)
c. Tối nay, (TN chỉ thời gian) bộ phim hoạt hình Nữ hoàng băng giá sẽ được chiếu
trên vô tuyến. (TN chỉ nơi chốn)
d. Chiều qua, (TN chỉ thời gian) bố của tôi đã đi công tác ở Sài Gòn. (TN chỉ nơi chốn) III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết. Bài 2. Gợi ý:
Vào kì nghỉ hè năm ngoái, gia đình em đã có một chuyến du lịch tới thành phố Đà
Lạt. Cùng đi với gia đình em còn có hai gia đình khác, họ đều là bạn của bố mẹ em.
Mọi người đã thuê một chiếc ô tô khoảng mười sáu chỗ ngồi để di chuyển đến Đà Lạt.
Chuyến xe khởi hành từ lúc ba giờ sáng. Đến giữa trưa mới đến nơi. Mọi người
trong đoàn quyết định sẽ về khách sạn, ăn trưa và nghỉ ngơi. Khoảng ba giờ chiều
sẽ tập trung để bắt đầu hành trình tham quan Đà Lạt.
Điểm tham quan đầu tiên là thác Prenn. Nhìn từ xa, nước từ trên cao đổ xuống
thành một đường cầu vồng trắng xóa. Mọi người cùng nhau đi trên một cái cầu
phao vòng quanh hồ, đến gần chỗ thác nước. Gia đình em cùng nhau chụp rất
nhiều tấm ảnh kỷ niệm. Điểm tham quan tiếp theo là Thung Lũng Tình Yêu.
Khung cảnh ở đây tuyệt đẹp với rất nhiều loài hoa khác nhau. Đứng trên đồi cao
lộng gió, nhìn xuống thung lũng, em có cảm giác khung cảnh này giống như một bức tranh cổ tích.
Ngày thứ hai, chúng tôi lại đi tham quan Đồi Cù, thác Cam Ly, nhà toàn quyền,
dinh Bảo Đại. Mỗi nơi đều có một vẻ đẹp riêng, một sự mới lạ, mang những dấu ấn
riêng của Đà Lạt. Đến những địa điểm tham quan khác nhau, mọi người trong gia
đình đều chụp ảnh để lưu lại những kỉ niệm đẹp. Đến buổi sáng ngày thì ba, cả gia
đình phải tạm biệt thành phố Đà Lạt trong sự nuối tiếc.
Chuyến du lịch thành phố Đà Lạt đã để lại cho em thật nhiều kỉ niệm đẹp. Em rất
hy vọng có thể sớm quay trở lại nơi đây một lần nữa.
Câu văn: Vào kì nghỉ hè năm ngoái, gia đình em đã có một chuyến du lịch tới thành phố Đà Lạt.
Trạng ngữ chỉ thời gian: Vào kì nghỉ hè năm ngoái,