-
Thông tin
-
Quiz
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 3
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 3 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 3. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 3
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 3 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 3. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
![](/storage/uploads/documents/afbf9b5faeb0dc785fe3c65bd2f701c8/bg1.png)
![](/storage/uploads/documents/afbf9b5faeb0dc785fe3c65bd2f701c8/bg2.png)
![](/storage/uploads/documents/afbf9b5faeb0dc785fe3c65bd2f701c8/bg3.png)
![](/storage/uploads/documents/afbf9b5faeb0dc785fe3c65bd2f701c8/bg4.png)
![](/storage/uploads/documents/afbf9b5faeb0dc785fe3c65bd2f701c8/bg5.png)
![](/storage/uploads/documents/afbf9b5faeb0dc785fe3c65bd2f701c8/bg6.png)
![](/storage/uploads/documents/afbf9b5faeb0dc785fe3c65bd2f701c8/bg7.png)
![](/storage/uploads/documents/afbf9b5faeb0dc785fe3c65bd2f701c8/bg8.png)
![](/storage/uploads/documents/afbf9b5faeb0dc785fe3c65bd2f701c8/bg9.png)
![](/storage/uploads/documents/afbf9b5faeb0dc785fe3c65bd2f701c8/bga.png)
![](/storage/uploads/documents/afbf9b5faeb0dc785fe3c65bd2f701c8/bgb.png)
![](/storage/uploads/documents/afbf9b5faeb0dc785fe3c65bd2f701c8/bgc.png)
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 - KNTT Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
“Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị
mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại
ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng
chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.”
(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Tô Hoài)
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1. Nhân vật được miêu tả trong văn bản?
Câu 2. Nhân vật này được miêu tả như thế nào?
Câu 3. Đặt câu với các từ bé nhỏ, gầy yếu.
III. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm các danh từ chỉ các thành viên trong gia đình.
Câu 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Trong [ ] không rượu cũng không [ ].
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
[ ] ngắm trăng soi ngoài [ ],
[ ] nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm trăng, Hồ Chí Minh)
Các từ: hoa, tù, Trăng, cửa sổ, Người
Câu 3. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm:
a. Bố của em là một bác sĩ thú y.
b. Trong vườn, hàng trăm loài hoa đang khoe sắc.
c. Hoa phượng là loài hoa của tuổi học trò.
d. Tiếng ve kêu râm ran gọi hè. IV. Viết
Nêu cách viết báo cáo thảo luận nhóm? Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật được miêu tả trong văn bản là chị Nhà Trò.
Câu 2. Nhân vật này được miêu tả: bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn,
như mới lột; mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh
bướm non, lại ngắn chùn chùn. Câu 3.
- Chú cún của em có thân hình nhỏ bé.
- Bà ngoại đã gầy yếu, lại còn bệnh tật liên miên.
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Các danh từ chỉ các thành viên trong gia đình: ông, bà, bố, mẹ, cô, dì, chú, bác, anh, chị, em…
Câu 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm trăng, Hồ Chí Minh)
Câu 3. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm:
a. Ai là một bác sĩ thú y?
b. Hàng trăm loài hoa đang khoe sắc ở đâu? c. Hoa phượng là gì?
d. Cái gì kêu râm ran gọi hè? III. Viết
- Cách trình bày quốc hiệu và tiêu ngữ: quốc hiệu viết in hoa; tiêu ngữ viết hoa chữ
cái đầu của các cụm từ, giữa các cụm có dấu gạch nối ngắn.
- Cách trình bày tiêu đề báo cáo: viết in hoa đậm, chính giữa văn bản
- Cách trình bày các kết quả thảo luận: trình bày lần lượt kết quả thảo luận, có thể
đánh đề mục cho rõ ràng, cụ thể.
- Bố cục của bài báo cáo:
⚫ Phần đầu (quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm và thời gian viết báo cáo)
⚫ Phần chính (tiêu đề, người nhận nội dung báo cáo).
⚫ Phần cuối (chữ kí, họ và tên của người viết báo cáo) Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Một buổi tối nọ, thằn lằn xanh đang bò trên cành cây. Đột nhiên, thằn lằn phát hiện
tác kẻ đang bò trên bức tường ở một ngôi nhà. Thằn lằn thầm nghĩ: “Ồ, một người
bạn mới”. Thằn lằn cất tiếng chào:
- Chào cậu! Tớ là thằn lằn xanh. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào ban ngày.
- Chào cậu! Tớ là tắc kè. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào buổi tối. – Tắc kè đáp lời thằn lằn xanh.
Cả hai bạn cảm thấy thích thú về cuộc sống của nhau. Tắc kè liền nói:
- Hay chúng mình thử đổi cuộc sống cho nhau đi! Tớ chán những bức tường lắm rồi.
Tớ muốn kiếm ăn trên những cái cây và trong các bụi cỏ giống cậu.
Thằn lằn xanh khoái chí:
- Còn tớ, tớ muốn bò lên tường để tìm thức ăn giống cậu. Mới nghĩ thế mà tớ đã thấy vui làm sao! Vài ngày sau...
Thằn lằn xanh nhận ra tay và chân của mình không bám dính như tắc kè: “Mình
không thể bò trên tường giống như tắc kè, cũng không thể kiếm ăn theo cách của tắc
kè. Mình đói quá rồi!".
Trong khi đó, tắc kẻ cũng cảm thấy mình không thể chịu được sức nóng của ban
ngày: “Da của mình không giống da của thằn lằn. Nóng quá! Mình không thể kiếm
ăn ngoài trời! Mình đói quá rồi!”.
Thế là hai bạn quyết định đổi lại cuộc sống cho nhau. Thằn lằn xanh trở về với cái
cây của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường
thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối. Đôi bạn vẫn thi thoảng gặp nhau và
trò chuyện về cuộc sống.
(Thằn lằn xanh và tắc kè)
Đọc và chọn đáp án đúng:
Câu 1. Trong truyện có những nhân vật nào? A. Thằn lằn xanh B. Tắc kè C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Khi thằn lằn xanh và tắc kè giới thiệu về cuộc sống của mình, tắc kè đã đề nghị điều gì?
A. Thử đổi cuộc sống cho nhau B. Giúp nhau làm việc C. Cùng nhau nghỉ ngơi
Câu 3. Sau nhiều ngày, thằn lằn xanh và tắc kè nhận ra điều gì?
A. Thằn lằn xanh nhận ra tay chân mình không bám dính như tắc kè nên không thể bò trên tường.
B. Tắc kè nhận ra da của mình không giống da của thằn lằn nên không thể chịu
được sức nắng của ban ngày. C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Bài học rút ra từ câu chuyện?
A. Mỗi người đều có những đặc điểm riêng, không ai giống ai
B. Chúng ta chỉ thấy hạnh phúc khi được sống là chính mình C. Cả 2 đáp án trên
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Đặt câu với các từ: ước mơ, nhà văn.
Câu 2. Sắp xếp các danh từ sau vào nhóm danh từ chung và danh từ riêng: Hà Nội,
đất nước, cây cối, bông hoa, gia đình, Tuấn Anh, Việt Nam, bài tập, con đường, bà
ngoại, Nha Trang, Nguyễn Ái Quốc, Xuân Diệu, sách giáo khoa, con ong, Hòn Gai,
Nghệ An, Nguyễn Đình Thi. III. Viết
Đề bài: Tả cây bút máy mà em vẫn thường dùng. IV. Nói và nghe
Đề bài: Kể lại câu chuyện Bốn anh tài. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Trong truyện có những nhân vật nào? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Khi thằn lằn xanh và tắc kè giới thiệu về cuộc sống của mình, tắc kè đã đề nghị điều gì?
A. Thử đổi cuộc sống cho nhau
Câu 3. Sau nhiều ngày, thằn lằn xanh và tắc kè nhận ra điều gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Bài học rút ra từ câu chuyện? C. Cả 2 đáp án trên
II. Luyện từ và câu Câu 1.
- Tôi có ước mơ trở thành một phi hành gia.
- Đào ước mơ trở thành một nhà văn. Câu 2.
⚫ Danh từ chung: đất nước, cây cối, bông hoa, gia đình, bài tập, con đường, bà
ngoại, sách giáo khoa, con ong,
⚫ Danh từ riêng: Hà Nội, Tuấn Anh, Việt Nam, Nha Trang, Nguyễn Ái Quốc,
Xuân Diệu, Hòn Gai, Nghệ An, Nguyễn Đình Thi. III. Viết Gợi ý:
Một trong những người bạn gắn bó với em những năm tháng đi tuổi học trò đó
chính là chiếc bút máy. Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín, bố mẹ đã mua tặng em một
chiếc bút máy màu xanh nhạt.
Cây bút nhỏ nhắn, xinh xắn, chỉ dài bằng một gang tay của em, có màu xanh nhạt
và trên thân bút in hình nhân vật hoạt hình chú mèo máy Đô ra ê mon em rất thích.
Cây bút này có hai phần có thể tách rời nhau đó chính là nắp bút và thân bút. Thân
bút và nắp bút đều được làm từ nhựa cứng cáp, ở giữa hai phần là phần ren , khi đậy
nắp bút vào rất khít và vừa vặn. Khi vừa mở nắp bút ra, đập vào mắt em đó chính là
chiếc ngòi bút được mạ màu vàng sáng loáng. Trên đầu chiếc ngòi bút đó chính là
một viên bi nho nhỏ, viên bi đó vừa dùng để thấm mực được đẩy từ bên dưới lên
vừa có công dụng không làm rách giấy mỗi khi viết. Vặn phần thân bút ra, bên
trong là một khoang bơm mực gồm có một cái pít tông hút mực, rất tiện lợi mỗi khi
bơm mực mà không bị rây ra tay. Từ ngày sử dụng chiếc bút máy bố mẹ mua cho
em, những nét chữ trong vở của em như đẹp hơn, rõ ràng hơn và em còn được cô
khen có tiến bộ về chữ viết và mỗi khi ngồi vào bàn học, em cũng cảm thấy thích thú hơn.
Em rất thích món quà sinh nhật này, em sẽ giữ gìn cây bút cẩn thận và sẽ dùng nó
để viết lên những trang tương lai sáng ngời. IV. Nói và nghe Gợi ý:
Ngày xửa ngày xưa, tại một vùng nọ, có một con yêu tinh chuyên bắt người và súc
vật làm cho làng bản tan hoang, nhiều nơi không ai còn sống sót. Thương dân bản,
Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.
Trên đường đi, Cẩu Khây lần lượt gặp gỡ ba người bạn là Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy
Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng. Họ đều có những tài năng hơn người, cùng
nhau lên đường diệt trừ yêu tinh.
Đến nơi, Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm yêu tinh gãy gần hết hàm răng. Yêu
tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên
đường quật túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại.
Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dâng ngập cả
cánh đồng. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt, Lấy Tai Tát Nước
tát nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngả cây khoét máng, khơi dòng
nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại cạn khô. Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.
Cuối cùng, Yêu tinh đã bị diệt trừ. Từ đấy, bản làng lại đông vui, cuộc sống của dân
làng trở lại bình thường.