-
Thông tin
-
Quiz
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 4
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 4 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 4. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 4
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 4
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 4 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 4. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 4
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
![](/storage/uploads/documents/892e08832a2494ed7df29cbd2d662ee8/bg1.png)
![](/storage/uploads/documents/892e08832a2494ed7df29cbd2d662ee8/bg2.png)
![](/storage/uploads/documents/892e08832a2494ed7df29cbd2d662ee8/bg3.png)
![](/storage/uploads/documents/892e08832a2494ed7df29cbd2d662ee8/bg4.png)
![](/storage/uploads/documents/892e08832a2494ed7df29cbd2d662ee8/bg5.png)
![](/storage/uploads/documents/892e08832a2494ed7df29cbd2d662ee8/bg6.png)
![](/storage/uploads/documents/892e08832a2494ed7df29cbd2d662ee8/bg7.png)
![](/storage/uploads/documents/892e08832a2494ed7df29cbd2d662ee8/bg8.png)
![](/storage/uploads/documents/892e08832a2494ed7df29cbd2d662ee8/bg9.png)
![](/storage/uploads/documents/892e08832a2494ed7df29cbd2d662ee8/bga.png)
![](/storage/uploads/documents/892e08832a2494ed7df29cbd2d662ee8/bgb.png)
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 - KNTT Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu đến
nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ.
Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu bé vẽ
hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo:
- Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy
hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng quả
trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được. Thầy lại nói:
- Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ
và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ cái
gì cũng đều có thể vẽ được như ý.
Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.
Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt
xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế
giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng. (Vẽ trứng)
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1. Ai là người đã đưa Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ?
Câu 2. Suốt mười mấy ngày đầu, Lê-ô-nác-đô phải học vẽ cái gì?
Câu 3. Bài học mà nhà danh họa Vê-rô-ki-ô muốn nhắn nhủ với Lê-ô-nác-đô là gì?
III. Luyện từ và câu
Câu 1. Thực hành viết tên cơ quan, tổ chức a. Trường học của em
b. Một cơ quan, tổ chức của nhà nước
Câu 2. Đặt câu với các từ: trường học, cơ quan III. Viết
Viết bài báo cáo thảo luận nhóm. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Cha của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi Câu 2. Vẽ trứng
Câu 3. Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một
cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ
bất cứ cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý. III. Luyện tập
Câu 1. Thực hành viết tên cơ quan, tổ chức
a. Trường học của em: Trường Tiểu học Hai Bà Trưng
b. Một cơ quan, tổ chức của nhà nước: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,
Bộ Giáo dục và Đào tạo,... Câu 2.
⚫ Trường học của em rất khang trang và rộng rãi.
⚫ Bố em là việc ở một cơ quan của nhà nước.
Câu 3. Viết bài báo cáo thảo luận nhóm.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, ngày… tháng… năm….
BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM VỀ KẾ HOẠCH ỦNG HỘ HỌC SINH VÙNG CAO
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4A1
Hôm nay, vào lúc 8 giờ ngày… tháng… năm…, tại phòng học lớp 4A1, nhóm 1 đã
tiến hành thảo luận chủ đề thảo luận nhóm về: "Kế hoạch ủng hộ học sinh vùng cao". Thành phần tham gia
- Chủ tọa: Tổ trưởng Nguyễn Minh Khôi - Thư kí: Đào Hà Trang
- Các thành viên: Đỗ Bảo Anh, Nguyễn Đức Long, Hoàng Anh Tú, Đinh Phương
Linh, Nguyễn Thu Hà, Phạm Nhật Linh.
Sau khi thảo luận, chủ tọa đã thống nhất ý kiến và phân công như sau:
⚫ Phát động quyên góp, tiếp nhận và trao gửi: Tổ trưởng Nguyễn Minh Khôi.
⚫ Thống kê số lượng sách vở, quần áo hay tiền mặt: Thư kí Đào Hà Trang
⚫ Đóng gói: Các thành viên trong tổ. Người viết báo cáo Thư kí (kí tên) Hà Trang Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Màu Nước vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh. Hai bức chân dung thực sự là
hai tác phẩm nghệ thuật, bởi người trong tranh được vẽ rất đẹp và rất giống người thật.
Hoa Nhỏ cũng đến gặp Màu Nước đề nghị cậu vẽ chân dung cho mình. Khi Màu
Nước chuẩn bị vẽ, cô bé nói:
- Bạn nhớ vẽ mắt tôi to hơn nhé!
- Mắt bạn đã to lắm rồi.
- Chỉ chút xíu nữa thôi mà! Tôi muốn mắt to hơn, lông mi dài hơn và miệng nhỏ hơn.
Hoa Nhỏ thuyết phục tới khi Màu Nước đồng ý: - Thôi được.
Màu Nước bắt đầu vẽ. Hoa Nhỏ liên tục đứng dậy xem và nài nỉ:
- Bạn vẽ mắt tôi to thêm nữa! Kéo dài lông mi ra...
Cuối cùng, Hoa Nhỏ trong tranh có cặp mắt rất to, lông mi rất dài và cái miệng rất
nhỏ. Bức chân dung chỉ hao hao giống cô bé thôi nhưng Hoa Nhỏ rất thích.
Từ hôm đó, Màu Nước vô cùng bận rộn vì các cô bé đến đặt vẽ tranh. Ai cũng
muốn được vẽ mắt thật to, lông mi thật dài và miệng thật nhỏ. Màu Nước đã giải
thích với các cô bé rằng mỗi người có thể đẹp một cách khác nhau, không phải cứ
mắt to, miệng nhỏ... mới là đẹp, nhưng các cô bé vẫn đòi cậu phải vẽ theo ý mình.
Thế là ngoài hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh, tất cả các bức tranh
còn lại đều na ná giống nhau. Lúc đầu, cô bé nào cũng vui. Nhưng khi xếp các bức
tranh cạnh nhau, thấy thật khó để nhận ra đâu là chân dung của mình, các cô bé mới
hiểu rằng Màu Nước nói đúng. Vẻ đẹp của các cô bé rất khác nhau, và bức chân
dung đẹp phải là bức chân dung thể hiện được vẽ riêng đó. (Những bức chân dung)
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1. Các nhân vật được nhắc đến trong truyện là?
A. Màu Nước, Hoa Nhỏ, Bông Tuyết
B. Màu nước, Hoa Nhỏ, Mắt Xanh
C. Màu Nước, Hoa Nhỏ, Bông Tuyết, Mắt Xanh
Câu 2. Ai đã đến gặp và đề nghị Màu Nước vẽ chân dung cho mình? A. Hoa Nhỏ B. Bông Tuyết C. Mắt Xanh
Câu 3. Màu Nước đã giải thích với các cô bé đến đặt vẽ tranh điều gì?
A. Mỗi người có thể đẹp một cách khác nhau
B. Không phải cứ mắt to, miệng nhỏ... mới là đẹp C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Bài học rút ra từ câu chuyện?
A. Chúng ta cần chăm chỉ học tập, rèn luyện
B. Mỗi người đều có một nét riêng C. Không nên nói dối
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Đặt câu với các từ: chân dung, báo cáo
Câu 2. Sắp xếp các từ sau vào nhóm: a. Tên người b. Tên tỉnh, thành phố
Các từ: Trần Quốc Tuấn, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Lý Thường Kiệt, Nguyễn
Tất Thành, Thế Lữ, Nha Trang, Cà Mau, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Tuân, Phạm Tiến Duật, Đà Nẵng
Câu 3. Các câu sau thuộc kiểu câu nào?
a. Bố của em là một bác sĩ. (Câu kể/Câu cầu khiến)
b. Cháu hãy đem cho bà chiếc bình kia. (Câu cầu khiến/Câu cảm thán)
c. Cô Minh mới xinh đẹp làm sao! (Câu hỏi/Câu cảm thán)
d. Cậu mua chiếc váy này bao nhiêu tiền (Câu kể/Câu hỏi) III. Viết
Viết bài báo cáo thảo luận nhóm. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật được nhắc đến trong truyện là?
C. Màu Nước, Hoa Nhỏ, Bông Tuyết, Mắt Xanh
Câu 2. Ai đã đến gặp và đề nghị Màu Nước vẽ chân dung cho mình? A. Hoa Nhỏ
Câu 3. Màu Nước đã giải thích với các cô bé đến đặt vẽ tranh điều gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Bài học rút ra từ câu chuyện?
B. Mỗi người đều có một nét riêng
II. Luyện từ và câu Câu 1.
- Bác Hoàng đang vẽ bức chân dung cho em.
- Bạn lớp trưởng đang báo cáo kết quả học tập của lớp.
Câu 2. Sắp xếp các từ sau vào nhóm:
a. Tên người: Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Tất Thành, Thế Lữ,
Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Tuân, Phạm Tiến Duật, Nha Trang, Cà Mau,
b. Tên tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng
Câu 3. Các câu sau thuộc kiểu câu nào?
a. Bố của em là một bác sĩ. (Câu kể)
b. Cháu hãy đem cho bà chiếc bình kia. (Câu cầu khiến)
c. Cô Minh mới xinh đẹp làm sao! (Câu cảm thán)
d. Cậu mua chiếc váy này bao nhiêu tiền (Câu hỏi) III. Viết
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, ngày… tháng… năm….
BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM VỀ KẾ HOẠCH VĂN HÓA CHÀO MỪNG NGÀY 20 - 11
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4A1
Hôm nay, vào lúc 8 giờ ngày… tháng… năm…, tại phòng học lớp 4A1, nhóm 1 đã
tiến hành thảo luận chủ đề thảo luận nhóm về: “Kế hoạch văn nghệ chào mừng ngày 20 - 11”. Thành phần tham gia
- Chủ tọa: Tổ trưởng Đinh Thu Trà
- Thư kí: Hoàng Ngọc Huyền
- Các thành viên: Nguyễn Nhật Linh, Phạm Tiến Đạt, Hoàng Khôi Nguyên, Đỗ Đức
Anh, Nguyễn Trà My, Phạm Lan Phương.
Sau khi thảo luận, chủ tọa đã thống nhất ý kiến và phân công như sau:
⚫ Tiết mục tham gia: vở kịch “Người thầy đầu tiên”
⚫ Kịch bản: Nguyễn Nhật Linh, Phạm Tiến Đạt
⚫ Thành phần tham gia: các thành viên của nhóm
⚫ Phân vai: bạn Hoàng Khôi Nguyên đóng vai thầy giáo, các thành viên còn lại đóng vai học sinh.
⚫ Thời gian tập luyện: sau buổi học Người viết báo cáo Thư kí (kí tên) Hoàng Ngọc Huyền