-
Thông tin
-
Quiz
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 5
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 5. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 5 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 5. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 5
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 5. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 5 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 5. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 - KNTT Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
Nhà tôi có khu vườn rất rộng. Bố trồng nhiều hoa. Buồi chiều ra đồng về, bố thường
dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái
thùng đựng sơn rất vừa tay. Bố lại lấy hộp lon gò thành cái vòi sen nữa. Bố hay bảo
tôi nhắm mắt lại, sau đó dẫn tôi đi chạm từng bông hoa một. Bố nói: - Ðố con hoa gì?
Tôi luôn nói sai. Nhưng bố nói không sao cả, dần dần tôi sẽ nói đúng. Những buổi
chiều tôi hay nhắm mắt sờ những bông hoa rồi tập đoán. Tôi đoán được hai loại hoa:
hoa mồng gà và hoa hướng dương. Bố cười khà khà khen tôi tiến bồ lắm! Một hôm
khác, tôi đoán được ba loại hoa. Bố nói:
- Phen này con sẽ đoán được hết các loại hoa của bố mất thôi!
(Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Nguyễn Ngọc Thuần)
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1. Nhà của nhân vật tôi có điều gì thú vị?
Câu 2. Người bố đã nghĩ ra trò chơi gì?
Câu 3. Nhân vật tôi đã chơi như thế nào?
Câu 4. Theo em, trò chơi của người bố có mục đích gì?
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm động từ có trong đoạn thơ sau:
“Tôi đạp vỡ màu nâu
Bầu trời trong quả trứng
Bỗng thấy nhiều gió lộng
Bỗng thấy nhiều nắng reo
Bỗng tôi thấy thương yêu
Tôi biết là có mẹ
Đói, tôi tìm giun dế
Ăn no xoải cánh phơi…
Bầu trời ở bên ngoài
Sao mà xanh đến thế!”
(Trích Bầu trời trong quả trứng)
Câu 2. Sắp xếp các từ sau vào nhóm thích hợp: a. danh từ b. động từ
Các từ: con gà, cây hoa, múa hát, chơi đùa, bài văn, máy bay, cánh quạt, ăn uống,
bàn tay, cái đĩa, hò hét, bàn ghế.
Câu 3. Đặt câu có sử dụng động từ:
a. Chỉ hoạt động trong lớp học
b. Chỉ trạng thái lúc gặp lại bạn thân sau nhiều ngày xa cách. III. Viết
Đề bài: Viết mở bài và kết bài cho bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhà của nhân vật tôi có một khu vườn trồng rất nhiều hoa.
Câu 2. Người bố đã nghĩ ra trò chơi: người bố hay bảo tôi nhắm mắt lại, sau đó dẫn
tôi đi chạm từng bông hoa một, đoán xem đó là hoa gì.
Câu 3. Lúc đầu, tôi đoán sai. Dần dần, tôi luyện tập và đoán được hai loài hoa, rồi đến ba loài.
Câu 4. Theo em, trò chơi của người bố giúp tôi rèn luyện tính kiên nhẫn, khả năng cảm nhận thiên nhiên. III. Luyện tập
Câu 1. Các động từ gồm: đạp, vỡ, thấy, reo, thương yêu, biết, là, có, đói, tìm, ăn, xoải, phơi, ở.
“Tôi đạp vỡ màu nâu
Bầu trời trong quả trứng
Bỗng thấy nhiều gió lộng
Bỗng thấy nhiều nắng reo
Bỗng tôi thấy thương yêu
Tôi biết là có mẹ
Đói, tôi tìm giun dế
Ăn no xoải cánh phơi…
Bầu trời ở bên ngoài
Sao mà xanh đến thế!”
(Trích Bầu trời trong quả trứng)
Câu 2. Sắp xếp các từ sau vào nhóm thích hợp:
a. danh từ: con gà, cây hoa, bài văn, máy bay, cánh quạt, bàn tay, cái đĩa, bàn ghế
b. động từ: múa hát, chơi đùa, ăn uống, hò hét
Câu 3. Đặt câu có sử dụng động từ:
a. Chỉ hoạt động trong lớp học: Tôi đang chép bài tập về nhà.
b. Chỉ trạng thái lúc gặp lại bạn thân sau nhiều ngày xa cách: Tôi rất sung sướng vì gặp lại Hoa. Câu 4.
- Mở bài: Những hoạt động trải nghiệm đã đem đến cho tôi nhiều điều thú vị và bổ
ích. Tôi vẫn còn nhớ đến (hoạt động) được tham gia…
- Kết bài: Tôi cảm thấy (hoạt động) thật bổ ích. Tôi mong rằng sẽ được tham gia
nhiều hoạt động trải nghiệm như vậy nữa. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Tôi kể với các bạn
Một màu trời đã lâu
Đó là một màu nâu …
Bầu trời trong quả trứng
Không có gió có nắng
Không có lắm sắc màu
Một vòm trời như nhau:
Bầu trời trong quả trứng.
Tôi chưa kêu “chiếp chiếp"
Chẳng biết tìm giun, sâu
Đói, no chẳng biết đâu
Cứ việc mà yên ngủ…
Tôi cũng không hiểu rõ Tôi sinh ra vì sao
Tôi đập vỡ màu nâu
Bầu trời trong quả trứng
Bỗng thấy nhiều gió lộng
Bỗng thấy nhiều nắng reo
Bỗng tôi thấy thương yêu
Tôi biết là có mẹ
Đói, tôi tìm giun dế
Ăn no xoải cánh phơi…
Bầu trời ở bên ngoài
Sao mà xanh đến thế. (Xuân Quỳnh)
Đọc và chọn đáp án đúng:
Câu 1. Nhân vật kể chuyện trong bài thơ? A. Mèo con B. Gà con C. Lợn con
Câu 2. Bầu trời trong quả trứng như thế nào? A. Chỉ có một màu nâu
B. Không có gió, không có nắng, không có lắm sắc màu. C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Bầu trời ở bên ngoài như thế nào?
A. Nhiều gió lộng, nhiều nắng reo
B. Bầu trời ở bên ngoài trong xanh đến thế C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Bài học mà tác giả muốn gửi gắm?
A. Mỗi chặng đường trong cuộc sống đều có điều thú vị riêng
B. Hãy biết trân trọng tình cảm gia đình
C. Cuộc sống có nhiều thử thách, khó khăn
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì?
a. Bố em đang tưới cây ở trong vườn.
b. Các bác nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng.
c. Các bạn học sinh đang tổng vệ sinh lớp học.
d. Em gái của em đang nằm ngủ ngon lành trên nôi.
Câu 2. Thêm trạng ngữ cho câu:
a. Mẹ em đang nấu ăn ở trong bếp.
b. Chúng tôi đang chơi nhảy dây.
c. Tôi được nghỉ học.
d. Bạn Hường đến trường III. Viết
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia. IV. Nói và nghe
Thuật lại một hoạt động trải nghiệm mà em đã tham gia, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc
của em về hoạt động đó. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật kể chuyện trong bài thơ? B. Gà con
Câu 2. Bầu trời trong quả trứng như thế nào? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Bầu trời ở bên ngoài như thế nào? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Bài học mà tác giả muốn gửi gắm?
A. Mỗi chặng đường trong cuộc sống đều có điều thú vị riêng
II. Luyện từ và câu Câu 1.
a. Bố em đang tưới cây ở trong vườn.
b. Các bác nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng.
c. Các bạn học sinh đang tổng vệ sinh lớp học.
d. Em gái của em đang nằm ngủ ngon lành trên nôi.
Câu 2. Thêm trạng ngữ cho câu:
a. Mẹ em đang nấu ăn ở trong bếp.
b. Chúng tôi đang chơi nhảy dây trên sân trường.
c. Vì trời mưa bão, nên tôi được nghỉ học.
d. Bạn Hường đến trường bằng xe đạp. III. Viết
Nghỉ hè năm nay, câu lạc bộ của em đã tổ chức một chuyến đi chơi. Chúng em sẽ
được đến thăm hồ Gươm - một điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội.
Các thành viên trong tham gia đều cảm thấy háo hức. Cả nhóm đã hẹn nhau sẽ tập
trung ở trước cổng trường. Cùng đi với chúng em có cô Đào - cố vấn của câu lạc bộ.
Khoảng bảy giờ, các thành viên trong câu lạc bộ đã đến đông đủ. Mọi người bắt đầu
xuất phát ra bến xe để bắt xe buýt ra hồ Gươm. Xe đi mất khoảng bốn mươi phút.
Trên đường đi, chúng em trò chuyện vô cùng vui vẻ.
Khoảng tám giờ, chúng em đã đến nơi. Khi xuống xe, cô Đào yêu cầu cả nhóm sẽ đi
cùng nhau. Vừa đi, cô vừa giới thiệu cho chúng em nghe về hồ Gươm bằng Tiếng
Anh. Hồ nằm ở quận Hoàn Kiếm. Hồ có diện tích không rộng lắm. Nước hồ có màu
xanh trong vắt. Cây cối ven hồ đâm chồi nảy lộc như những ngọn lửa xanh biếc.
Tháp Rùa nằm ở chính giữa hồ, mang vẻ cổ kính. Đi qua cầu Thê Húc cong cong sẽ
đến đền Ngọc Sơn nổi tiếng. Hồ gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi sau khi đi
đánh giặc trở về trả lại gươm cho thần Kim Quy.
Khi đi dạo xung quanh hồ, cả nhóm đã gặp rất nhiều vị khách nước ngoài. Cô Mai
yêu cầu chúng em thực hiện một hoạt động nhỏ. Mỗi bạn có nhiệm vụ phỏng vấn
một vị khách nước ngoài. Chủ đề của cuộc phỏng vấn là cảm nghĩ của bạn về thủ đô
Hà Nội. Chúng em đã tham gia hoạt động rất hào hứng. Cả nhóm đã trau dồi được
rất nhiều điều bổ ích. Buổi trưa, cô Mai đã chiêu đãi cả nhóm món bún chả - một
món ăn đặc sản của Hà Nội.
Em cảm thấy rất thích thú với chuyến đi này. Chuyến đi đã đem đến cho em một
hoạt động trải nghiệm bổ ích. IV. Nói và nghe
- Mở đầu: Xin kính chào thầy cô và các bạn, tôi là…, học sinh lớp…, trường… .
Sau đây, tôi sẽ trình bày…
- Nội dung: Kể lại hoạt động trải nghiệm (có thể dựa vào phần Viết).
- Kết thúc: Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe phần trình bày của tôi.