-
Thông tin
-
Quiz
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 7
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 7. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 7 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 7. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 7
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 7. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 7 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 7. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7 - KNTT Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
Đọc thầm văn bản sau:
“Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám
mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng
tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những
bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn
cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son,
chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.” (Đường đi Sa Pa)
Trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Xe của nhân vật tôi đang đi ở đâu?
Câu 2. Khung cảnh hai bên đường có gì đặc biệt?
Câu 3. Nhân vật tôi đang làm gì?
Câu 4. Nêu cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên trong đoạn văn?
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm trong các câu sau, các từ chỉ hoạt động:
a. Người lớn đánh trâu ra cày.
b. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
c. Chàng kị sĩ sợ quá, thúc ngựa vọt ra, chạy đến miệng cống.
d. Đi được ít lâu, Hoa gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây thổi sáo.
Câu 2. Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện Ông
lão đánh cá và con cá vàng. Câu 3. Tìm:
a. Các từ láy chỉ âm thanh
b. Các từ ghép chỉ con vật III. Viết
Đề bài: Lập dàn ý cho đề văn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Xe của nhân vật tôi đang đi trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh.
Câu 2. Khung cảnh hai bên đường có gì đặc biệt:
⚫ Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
⚫ Những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa
chuối rực lên như ngọn lửa.
Câu 3. Nhân vật tôi đang mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường.
Câu 4. Cảm nhận của em về thiên nhiên: mang vẻ hùng vĩ, thơ mộng.
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm trong các câu sau, các từ chỉ hoạt động: a. đánh, ra, cày b. nhặt, đốt
c. sợ, thúc, vọt, ra, chạy, đến
d. đi, được, gặp, ngồi, thổi Câu 2.
- Mở bài gián tiếp: Tuổi thơ của em lớn lên từ những truyện cổ tích của bà. Trong
những truyện bà kể, em thích nhất là truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Truyện đã để lại cho em nhiều bài học sâu sắc.
- Kết bài mở rộng: Truyện cổ tích đã mang đến cho con người nhiều bài học sâu sắc.
Qua truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, em học được bài học về lòng nhân hậu,
cũng như không nên sống tham lam, ích kỉ. Câu 3. Tìm:
a. Các từ láy chỉ âm thanh: xào xạc, rì rào, râm ran, leng keng, bộp bộp,...
b. Các từ ghép chỉ con vật: con chó, con mèo, con lợn, con gà, con ong, con chim,... III. Viết Gợi ý: (1) Mở bài
Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sọ Dừa. (2) Thân bài
Kể lại diễn biến câu chuyện:
- Ở làng nọ, có hai vợ chồng đi ở cho nhà phú ông. Họ tốt bụng, chăm chỉ nhưng
ngoài năm mươi vẫn chưa có con.
- Một hôm, bà vợ vào rừng lấy củi, khát quá mà không tìm thấy suối. Bà nhìn thấy
cái sọ dừa bên gốc cây đựng đầy nước mưa liền bưng lên uống.
- Về nhà bà có mang. Chẳng bao lâu người chồng qua đời. Bà sinh ra một đứa bé
không chân không tay tròn như một quả dừa. Bà toan vứt đi thì đứa con bảo mình là
người. Thương con, bà giữ lại nuôi và đặt tên nó là Sọ Dừa.
- Lớn lên, Sọ Dừa chẳng khác gì lúc nhỏ. Thấy mẹ than phiền chẳng giúp được việc
gì, Sọ Dừa liền xin đi chăn bò thuê ở nhà phú ông.
- Đến mùa gặt, tôi tớ ra đồng làm cả. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau
đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị tỏ ra coi thường, chỉ có cô em út là đối đãi tử tế với Sọ Dừa.
- Cuối mùa ở, Sọ Dừa xin mẹ đem sính lễ sang hỏi cưới con gái phú ông. Phú ông
thách cưới rất nặng, bà mẹ về nói với con, nghĩ con sẽ thôi hẳn việc đòi lấy vợ.
Nhưng Sọ Dừa dặn mẹ cứ yên tâm. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên khi
trong nhà có đầy đủ lễ vật mà phú ông yêu cầu.
- Trong đám cưới, mọi người không thấy Sọ Dừa đâu. Một chàng trai khôi ngô tuấn
tú xuất hiện. Ai nấy đều sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc nuối vừa ghen tức.
- Sọ Dừa và vợ sống rất hạnh phúc. Nhờ học hành chăm chỉ, chàng đỗ trạng nguyên
và được vua cử đi sứ.
- Trước khi chia tay, Sọ Dừa đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả
trứng gà, dặn phải luôn mang trong người phòng khi cần dùng đến.
- Nhân cơ hội, họ bày mưu, rủ em gái chèo thuyền ra biển chơi, rồi đẩy em xuống
nước. Nhờ có những vật mà Sọ Dừa đưa cho, cô út thoát chết, sống trên đảo hoang.
- Hai vợ chồng Sọ Dừa gặp lại nhau, trở về sống hạnh phúc. Còn hai cô chị thì trốn đi biệt xứ. (3) Kết bài
Truyện cổ tích Sọ Dừa đã để lại bài học rằng ở hiền gặp lành. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Đọc thầm văn bản:
Có chú cún sống trong ngôi nhà nhỏ. Từ cổng nhà, cún nhìn thấy dãy phố với
những mái tôn cũ kĩ và con đường lầy lội mùa mưa. Từ đầu phố tới cuối phố chỉ vài
trăm mét, nhưng cún chưa một lần đi hết dãy phố của mình. Đường vẫn còn lội, mà
cún thì quá nhỏ. Mỗi lần chú định ra cổng là người lớn trong nhà lại nhắc: “Cún, vào nhà!”.
Nằm cuộn tròn trên chiếc chổi rơm đầu hè, cún nghĩ: “Ở cuối dãy phố có gì nhỉ?”.
Đầu tiên vì tò mò. Rồi tò mò chuyển thành bực mình. Bực đến nỗi, đang nằm yên
cún bỗng ngẩng cổ lên sủa: - Ắng! Ắng!...
Người lớn tưởng có khách, nhìn ra sân. Sân vắng hoe. Chỉ có chiếc lá mít vừa rụng, quay quay trước mũi cún.
Một sáng trời đẹp, người nhà mở cổng cho cún ra ngoài. Cún mừng rỡ nhảy xuống
sân rồi chạy vụt đi. Con đường trước nhà khô ráo sau trận gió đêm. Chú cứ thế
phóng một mạch qua dãy phố yên ắng. Con đường dốc dần lên cao. Khi một cơn
gió mát bất chợt ùa đến, cún dừng lại và ngẩng lên nhìn.
Bao nhiêu điều mới lạ mở oà ra trước mắt.
Cuối dãy phố của cún, bên trái là bắt đầu một dãy phố khác. Bên phải là bến sông
với con đò đang trôi ra xa bờ. Trước mặt, dọc bờ sông bên kia: làng quê với những
bãi bờ, cây cối, nhà cửa.
Cún đứng một mình trên đường, hết nhìn trước mặt lại ngó sang trái, sang phải.
Giờ thì cún hiểu. Phố tiếp phố. Làng tiếp làng. Bến sông này nối dài tới bến sông
khác... Cuối con phố của cún là những chân trời mở ra vô tận. Những chân trời đang
chờ cún lớn lên từng ngày. (Chân trời cuối phố)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc
làm theo yêu cầu:
Câu 1. Nhân vật chính trong văn bản trên là? A. Chú cún B. Chú mèo C. Chú gà
Câu 2. Những chi tiết cho thấy cún rất tò mò muốn biết về dãy phố bên ngoài là:
A. Cún nghĩ: “Ở cuối dãy phố có gì nhỉ?”
B. Bực đến nỗi, đang nằm yên cún bỗng ngẩng cổ lên sủa: “Ắng! Ắng!...” C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Cún đã nhận ra điều gì khi được chạy ra ngoài?
Câu 4. Em có suy nghĩ gì khi đọc câu chuyện trên?
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm các động từ trong đoạn văn dưới đây:
“Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng.
Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở
phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòe tán tròn vượt lên hẳn những
hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kỳ lạ,
càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.” (Ăng-co-vát)
Câu 2. Em hãy đặt câu với các động từ sau: bay lượn, khóc lóc, học tập.
Câu 3. Tìm từ không phải là động từ trong các nhóm từ sau:
a. cho, biếu, tặng, long lanh, mượn, lấy
b. ngồi, nằm, đi, đứng, chạy, râm ran
c. ngủ, thức, êm ái, khóc, cười, hát
d. hiểu, mênh mông, lo lắng, sợ hãi III. Viết
Đề bài: Lập dàn ý cho đề văn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật chính trong văn bản trên là? A. Chú cún
Câu 2. Những chi tiết cho thấy cún rất tò mò muốn biết về dãy phố bên ngoài là: C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Cún đã nhận ra phố tiếp phố, làng tiếp làng, bến sông này nối dài tới bến
sông khác... cuối con phố của cún là những chân trời mở ra vô tận.
Câu 4. Suy nghĩ của em: thế giới rất rộng lớn, có nhiều điều mới mẻ mà chúng ta cần khám phá.
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Các động từ trong đoạn văn: quay, lặn, chiếu, soi, ở, xòe, vượt lên, bay, tỏa ra
Câu 2. Em hãy đặt câu với các động từ sau:
⚫ Những chú chim bay lượn trên bầu trời.
⚫ Cô bé vừa khóc lóc, vừa nói với tôi.
⚫ Chúng tôi đang học tập ở trường.
Câu 3. Tìm từ không phải là động từ trong các nhóm từ sau: a. long lanh b. râm ran c. êm ái d. mênh mông III. Viết Học sinh tự làm.