-
Thông tin
-
Quiz
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 8
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 8. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 8 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 8. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 8
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 8. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 8 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 8. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 - KNTT Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
Ngôi trường của em
Ngói hồng rực rỡ Từng ô cửa nhỏ Nhìn ra chân trời
Ngôi trường dễ thương
Đứng bên sườn núi Có một dòng suối
Lượn qua cổng trường
Ngôi trường yêu thương Có cây che mát Có cờ Tổ quốc Bay trong gió ngàn
Ngôi trường khang trang Có thầy, có bạn Em ngồi em ngắm
Ngôi trường của em.
(Em vẽ ngôi trường em, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Đối tượng được nhắc đến trong bài thơ là gì?
Câu 3. Ở hai khổ thơ đầu, hình ảnh ngôi trường hiện lên như thế nào?
Câu 4. Ngôi trường trong hai khổ thơ cuối có gì?
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Đặt câu với các từ: nghịch ngợm, gồ ghề
Câu 2. Tra từ điển, giải thích nghĩa của các từ sau: tốt bụng, nhẹ nhàng, siêng năng, ghẻ lạnh.
Câu 3. Bộ phận gạch chân trong các câu sau trả lời cho câu hỏi gì?
a. Tết đến, trẻ con cảm thấy háo hức vì được mua quần áo mới.
b. Để giúp đỡ các bạn nhỏ vùng cao, em đã ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập.
c. Chú chim nhỏ đang hót líu lo.
d. Trời nắng nóng, cây cối trong vườn trông thật thiếu sức sống. III. Viết
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ bốn chữ.
Câu 2. Đối tượng được nhắc đến trong bài thơ ngôi trường.
Câu 3. Ở hai khổ thơ đầu, hình ảnh ngôi trường hiện lên đẹp đẽ, dễ thương: ngói
hồng rực rỡ, từng ô cửa nhỏ nhìn ra chân trời, đứng bên sườn núi, có một dòng suối lượn qua cổng trường.
Câu 4. Ngôi trường trong hai khổ thơ cuối có: cây che mát, cờ Tổ quốc, có thầy, có bạn.
II. Luyện từ và câu Câu 1.
⚫ Hoàng là một đứa trẻ nghịch ngợm.
⚫ Con đường của bản làng vẫn còn gồ ghề.
Câu 2. Tra từ điển, giải thích nghĩa của các từ sau: tốt bụng, nhẹ nhàng, siêng năng, ghẻ lạnh.
⚫ tốt bụng: có lòng tốt, hay thương người và sẵn sàng giúp đỡ người khác
⚫ nhẹ nhàng: có cảm giác khoan khoái, dễ chịu vì không vướng bận gì
⚫ siêng năng: cần cù, chăm chỉ
⚫ ghẻ lạnh: thờ ơ, xa lánh
Câu 3. Bộ phận gạch chân trong các câu sau trả lời cho câu hỏi gì? a. Khi nào? b. Ai? c. Đang làm gì? d. Như thế nào? III. Viết Gợi ý:
Một năm, hạn hán diễn ra rất lâu. Ruộng đồng nứt nẻ, cây cối khô héo. Muôn loài
đều đứng trước nguy cơ diệt vong. Tôi là chú Cóc nhỏ bé nhưng vẫn muốn lên thiên
đình kiến Trời. Dọc đường, tôi gặp anh Gấu, anh Cọp, cô Ong, anh Cua và chị Cáo.
Họ biết tôi lên thiên đình đòi Trời cho mưa xuống thì cũng xin đi cùng.
Chúng tôi theo ngọn gió mà đã đến cổng thiên đình. Trước cổng thấy một cái trống
rất to. Tôi suy nghĩ một lúc rồi sắp xếp: Anh Cua thì bò vào chum nước, cô Ong thì
đợi sau cánh cửa, còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp ở hai bên.
Xong xuôi, tôi tiến đến chiếc trống, đánh lên ba hồi. Một lúc sau, tôi nhìn thấy một
anh Gà đang đến. Đoạn được Trời sai Gà ra trị tội. Tôi liền ra hiệu cho anh Cáo.
Khi Gà vừa bay đến thì anh Cáo đã nhảy ra cắn cổ tha đi mất. Trời lại tiếp tục sai
Chó ra đuổi bắt Cáo, nhưng Chó mời ra tới cửa đã bị Gấu quật ngã chết. Chắc hắn
lúc này Trời giận dữ lắm. Từ xa, tôi đã thấy Thần Sét cầm lưỡi tầm sét đang tiến
đến. Tôi lại ra hiệu cho cô Ong bay ra đốt thần túi bụi. Thần Sét phải nhảy vào
trong chum nước. Nhưng rồi thần lại bị anh Cua kẹp đau điếng. Thần Sét nhảy ra
ngoài thì bị anh Cọp vồ lấy. Trời thấy thế phải gọi chúng tôi vào. Tôi liên tâu với trời:
- Muôn tâu Thượng đế! Suốt một năm nay, trần gian không có lấy một giọt nước.
Xin Trời hãy ban mưa xuống cứu giúp muôn loài.
Trời túng thế, đành phải dịu giọng nói:
- Thôi, cậu cứ về đi. Ta sẽ cho mưa xuống!
Trời còn nói rằng nếu lần sau muốn mưa, tôi chỉ cần nghiến răng là được. Chúng tôi
về tới trần gian mưa đã ngập cả ruộng đồng. Kể từ đó, hễ tôi nghiến răng là trời lại đổ mưa. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Bố quyết định cho tôi lên thành phố học. Nghe bố nói, tôi òa khóc như khi bị đòn
oan. Tôi không muốn đi nhưng vẫn phải chuẩn bị lên đường.
Chiều trước ngày xa quê, các bạn đến chơi tiễn tôi, cả thầy giáo của tôi nữa. Khác
hẳn mọi khi, chúng tôi chẳng mấy đứa cười đùa, kẹo cũng chẳng ăn. Trong khi thầy
giáo ngồi nói chuyện với bố mẹ tôi, chúng tôi thầm nhắc lại những trò nghịch ngợm
vừa qua và ngẩn ngơ hỏi nhau thành phố nơi tôi sắp đến như thế nào, có giống quê
mình không... Tôi biết nơi đó có những chiếc xe sang trọng phóng vun vút trên
đường nhựa phẳng lì. Nhưng nơi ấy thật xa lạ. Quê tôi ở đây, con đường làng gồ
ghề, vàng óng rơm mùa gặt, những lùm cây giấu đầy quả ổi, quả mâm xôi chín
mọng. Nước mắt tôi ứa ra. Không, tôi không thích đi. Tôi chỉ muốn được ở đây giữa
các bạn và thầy giáo. Như đoán được ý nghĩ của tôi, thầy đến bên lau nước mắt cho
tôi, xoa đầu tôi và cúi xuống nắm lấy hai bàn tay tôi:
– Bao giờ nghỉ hè, em sẽ lại được về đây chơi với thầy và các bạn.
Buổi chia tay kéo dài mãi đến khi trời tối mịt. Chúng tôi còn muốn ngồi với nhau
nữa nhưng thầy nhắc các bạn phải về để mai tôi lên đường sớm. Tôi muốn nói điều
gì đó với thầy và các bạn nhưng không sao nói nổi. Vậy là tôi phải xa quê, nơi tôi
đã từng đội nắng đội gió mà lớn lên với tình thương yêu vô hạn. (Trước ngày xa quê)
Đọc văn bản trên và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Văn bản kể về sự việc gì?
A. Nhân vật “tôi” phải lên thành phố học
B. Ngày đầu tiên đi học của nhân vật “tôi”
C. Nhân vật “tôi về thăm quê
Câu 2. Cảm xúc của nhân vật “tôi” khi biết tin sẽ chuyển lên thành phố học?
A. Òa khóc như bị đòn oan
B. Không muốn đi nhưng vẫn phải chuẩn bị lên đường C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Buổi chia tay của nhân vật “tôi” với thầy giáo và các bạn diễn ra như thế nào?
A. Tôi và các bạn chẳng mấy đứa cười đùa, kẹo cũng chẳng ăn.
B. Thầy giáo ngồi nói chuyện với bố mẹ tôi, tôi và các bạn nhắc lại những trò
nghịch ngợm, hỏi nhau về thành phố tôi sắp đến C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Bài học mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên là gì?
A. Học tập có vai trò quan trọng với con người
B. Quê hương là nơi gắn bó với mỗi người
C. Chúng ta cần có sự cố gắng, kiên trì
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tra từ điển, giải thích nghĩa của các từ sau: quê hương, yêu thương, tự hào, gắn bó.
Câu 2. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:
“Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người [...].
Năm 1175, vua Lý Anh Tông [...], di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long
Cán, con bà [...] họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con
mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc [...] vợ Tô Hiến Thành để nhờ
ông [...]. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo [...] lập Long Cán làm vua.
Đó là vua Lý Cao Tông.”
(Một người chính trực)
(thái hậu, mất, chính trực, giúp đỡ, đút lót, di chiếu)
Câu 3. Gạch chân dưới thành phần trạng ngữ trong các câu sau. Xác định kiểu trạng ngữ.
a. Trên trời, đàn chim én đang bay lượn.
b. Khoảng mười phút sau, bố đã về đến nhà.
c. Em đến trường bằng xe đạp.
d. Hôm qua, em được đi xem phim ở rạp chiếu phim. III. Viết
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Văn bản kể về sự việc gì?
A. Nhân vật “tôi” phải lên thành phố học
Câu 2. Cảm xúc của nhân vật “tôi” khi biết tin sẽ chuyển lên thành phố học? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Buổi chia tay của nhân vật “tôi” với thầy giáo và các bạn diễn ra như thế nào? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Bài học mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên là gì?
B. Quê hương là nơi gắn bó với mỗi người
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tra từ điển, giải thích nghĩa của các từ sau: quê hương, yêu thương, tự hào, gắn bó.
⚫ quê hương: nơi sinh ra và lớn lên
⚫ yêu thương: có tình cảm gắn bó tha thiết và quan tâm chăm sóc hết lòng
⚫ tự hào: lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có
⚫ gắn bó: có quan hệ hoặc làm cho có quan hệ về tinh thần, tình cảm khó tách rời
Câu 2. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:
“Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người [chính trực].
Năm 1175, vua Lý Anh Tông [mất], di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long
Cán, con bà [thái hậu] họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập
con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc [đút lót] vợ Tô Hiến Thành
để nhờ ông [giúp đỡ]. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo [di chiếu] lập
Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.”
Câu 3. Gạch chân dưới thành phần trạng ngữ trong các câu sau. Xác định kiểu trạng ngữ.
a. Trên trời, đàn chim én đang bay lượn. (Trạng ngữ chỉ nơi chốn)
b. Khoảng mười phút sau, bố đã về đến nhà. (Trạng ngữ chỉ thời gian)
c. Em đến trường bằng xe đạp. (Trạng ngữ chỉ phương tiện)
d. Hôm qua, em được đi xem phim ở rạp chiếu phim. (Hôm qua - trạng ngữ chỉ thời
gian; ở rạp chiếu phim - trạng ngữ chỉ nơi chốn) III. Viết Học sinh tự viết.