-
Thông tin
-
Quiz
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 9
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 9 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 9. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây. rọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 9
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 9
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 9 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 9. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây. rọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 9
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT) 31 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
![](/storage/uploads/documents/971d650e84beec88318e928ed6073144/bg1.png)
![](/storage/uploads/documents/971d650e84beec88318e928ed6073144/bg2.png)
![](/storage/uploads/documents/971d650e84beec88318e928ed6073144/bg3.png)
![](/storage/uploads/documents/971d650e84beec88318e928ed6073144/bg4.png)
![](/storage/uploads/documents/971d650e84beec88318e928ed6073144/bg5.png)
![](/storage/uploads/documents/971d650e84beec88318e928ed6073144/bg6.png)
![](/storage/uploads/documents/971d650e84beec88318e928ed6073144/bg7.png)
![](/storage/uploads/documents/971d650e84beec88318e928ed6073144/bg8.png)
![](/storage/uploads/documents/971d650e84beec88318e928ed6073144/bg9.png)
![](/storage/uploads/documents/971d650e84beec88318e928ed6073144/bga.png)
![](/storage/uploads/documents/971d650e84beec88318e928ed6073144/bgb.png)
![](/storage/uploads/documents/971d650e84beec88318e928ed6073144/bgc.png)
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 - KNTT Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…” (Quê hương, Tế Hanh)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Làng của tôi làm nghề gì? A. dệt vải B. đánh cá C. làm nón
Câu 2. Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả là gì? A. núi non B. cánh đồng C. biển cả
Câu 3. Hình ảnh chiếc thuyền được so sánh với? A. con tuấn mã B. mảnh hồn làng C. chiếc quạt giấy
Câu 4. Câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. nhân hóa B. so sánh C. ẩn dụ
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm danh từ chung, danh từ riêng trong các câu sau: a.
Ai về đến huyện Đông Anh,
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
Cổ Loa hình ốc khác thường,
Trải qua năm tháng, nẻo đường còn đây. (Ca dao) b.
Hồ Gươm in bóng Tháp Rùa,
Ánh đèn soi tỏ mái chùa Ngọc Sơn. (Ca dao) Câu 2. Đặt câu:
a. Động từ chỉ hoạt động của học sinh trong lớp học.
b. Danh từ chỉ một nghề nghiệp.
Câu 3 (*). Xác định thành phần câu của các câu dưới đây:
a. Mẹ tôi là một kiến trúc sư nổi tiếng.
b. Minh Anh đang làm bài tập về nhà.
c. Hằng ngày, tôi đến trường từ sáu giờ ba mươi phút sáng.
d. Tôi và Hòa đã đi chơi vào dịp cuối tuần. III. Viết
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Làng của tôi làm nghề gì? B. đánh cá
Câu 2. Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả là gì? C. biển cả
Câu 3. Hình ảnh chiếc thuyền được so sánh với? A. con tuấn mã
Câu 4. Câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” sử dụng biện pháp tu từ gì? B. so sánh
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm danh từ chung, danh từ riêng trong các câu sau: a.
⚫ Danh từ chung: huyện, phong cảnh, hình ốc, năm tháng, đường
⚫ Danh từ riêng: Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương, Cổ Loa b.
⚫ Danh từ chung: bóng, ánh đèn, mái chù
⚫ Danh từ riêng: Hồ Gươm, Tháp Rùa, Ngọc Sơn Câu 2. Đặt câu:
a. Tôi đang làm bài tập môn Toán.
b. Bố của em là một bác sĩ.
Câu 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a. ⚫ CN: Mẹ tôi
⚫ VN: là một kiến trúc sư nổi tiếng. b. ⚫ CN: Minh Anh
⚫ VN: đang làm bài tập về nhà. c.
⚫ TN: Hằng ngày, từ sáu giờ ba mươi phút sáng ⚫ CN: tôi
⚫ VN: đến trường từ sáu giờ ba mươi phút sáng d. ⚫ CN: Tôi và Hòa ⚫ VN: đã đi chơi
⚫ TN: vào dịp cuối tuần III. Viết Gợi ý:
Môn học mà em cảm thấy yêu thích nhất chính là Toán. Bởi vì, em đã học được
nhiều kiến thức bổ ích từ môn học này.
Vào thứ hai, lớp em có một tiết Toán. Cô Thu là giáo viên dạy lớp em. Cô vào lớp
từ rất sớm. Chúng em đứng dậy chào cô giáo. Đầu tiên học, cô gọi một số bạn lên
bảng kiểm tra bài cũ. Các bạn đều trả lời đúng và nhận được điểm tốt.
Phần kiểm tra bài cũ kết thúc. Chúng em bắt đầu học bài mới. Hôm nay, cả lớp sẽ
được tìm hiểu về góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Cô Thu bắt đầu giảng bài. Ai cũng
chăm chú lắng nghe và say sưa chép bài. Sau đó, cô giáo đã yêu cầu cả lớp làm bài tập trong sách giáo khoa.
Tiết học diễn ra sôi nổi, hấp dẫn. Một số bạn được cô giáo gọi lên chữa bài. Bạn
Hoàng và bạn Lan làm đúng và được điểm mười. Bốn mươi lăm phút trôi qua thật
nhanh. Kết thúc tiết học, cô giáo còn giao bài tập về nhà cho cả lớp.
Em mong sẽ có thêm nhiều tiết học Toán thú vị, bổ ích hơn nữa dưới mái trường Tiểu học này. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Ngày còn bé, có lần tôi đã thấy anh họ tôi đi đôi giày ba ta màu xanh nước biển.
Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải
cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân giày gần
sát cổ có hai hàng khuyu dập vào luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Tôi tưởng
tượng nếu mang nó vào chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những
con đường đất mịn trong làng trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi…
Sau này làm công tác Đội ở một phường, có lần tôi phải vận động Lái, một cậu bé
lang thang, đi học. Tôi đi theo Lái trên khắp các đường phố. Một lần, tôi bắt gặp cậu
ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi. Hoá ra
trẻ con thời nào cũng giống nhau. Tôi quyết định chọn đôi giày ba ta màu xanh để
thưởng cho Lái trong buổi đầu tiên cậu đến lớp. Hôm nhận giày, tay Lái run run,
môi cập mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang
ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng. (Đôi giày ba ta màu xanh)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Các nhân vật trong truyện gồm? A. Tôi, Lái B. Tôi, Liên C. Lái, Hà
Câu 2. Đôi giày ba ta được miêu tả như thế nào?
A. Cổ giày ôm sát chân; thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như
màu da trời những ngày thu
B. Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuyu dập vào luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Nhân vật tôi đã thưởng cho Lái món đồ gì trong buổi đầu tiên cậu đến lớp?
A. Một bộ quần áo mới B. Một chiếc cặp sách
C. Một đôi giày ba ta màu xanh
Câu 4. Tâm trạng của Lái như thế nào khi được nhận đôi giày ba ta? A. Buồn bã B. Sung sướng C. Chán nản
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Các câu sau trả lời cho câu hỏi gì?
a. Tôi là học sinh lớp 3.
b. Bé Lan đang làm bài tập về nhà.
c. Thương xinh đẹp và tốt bụng.
Câu 2. Tìm danh từ, tính từ, động từ trong đoạn văn sau:
Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi
người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. (Thắng biển)
Câu 3. (*) Từ các tiếng sau đây, tạo thành một danh từ có nghĩa: a. hoa b. cây c. con III. Viết
Đề bài: Em hãy viết một bài văn tả một loài cây mà em yêu thích, trong bài có sử
dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện gồm? A. Tôi, Lái
Câu 2. Đôi giày ba ta được miêu tả như thế nào? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Nhân vật tôi đã thưởng cho Lái món đồ gì trong buổi đầu tiên cậu đến lớp?
C. Một đôi giày ba ta màu xanh
Câu 4. Tâm trạng của Lái như thế nào khi được nhận đôi giày ba ta? B. Sung sướng
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Các câu sau trả lời cho câu hỏi gì? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai như thế nào?
Câu 2. Tìm danh từ, tính từ, động từ trong đoạn văn sau:
⚫ Danh từ: tiếng reo, thanh niên, nam, nữ, người, củi vẹt, dòng nước,
⚫ Tính từ: to, dữ, ầm ầm
⚫ Động từ: reo, nổi lên, vác, nhảy xuống, cuốn
Câu 3. (*) Từ các tiếng sau đây, tạo thành một danh từ có nghĩa:
a. hoa: hoa hồng, hoa lan, hoa mai, hoa huệ, hoa đào, hoa cúc,...
b. cây: cây ổi, cây cam, cây bàng, cây liễu, cây phượng, cây sung,...
c. con: con mèo, con chó, con lợn, con gà, con ong, con trâu,... III. Viết Gợi ý:
Không giống như loài hoa phượng đỏ rực báo hiệu một mùa hè về, cũng không
giống như hoa bằng lăng tím thẫm khi chia tay đám học trò. Cây bàng mang một
dáng vẻ lặng lẽ hơn nhưng cũng thật nhiều tình cảm.
Cây bàng giống như một người bạn gắn bó với chúng em trong những tháng năm
của tuổi học trò. Bốn mùa xuân, hạ, thu và đông qua đi đem đến cho cây những vẻ đẹp khác nhau.
Đông qua đi, xuân đến khiến mọi vật tràn trề sức sống và cây bàng cũng vậy. Nó
mang trong mình những chồi non mơn mởn, nhỏ bé mà thật xinh xắn. Thật kì lạ khi
biết rằng, chỉ ít lâu nữa thôi, những chồi non nhỏ bé ấy sẽ sinh sổi nảy nở và phát
triển thành những tán cây to lớn.
Khi mùa hè đến, những tán cây bàng lúc này đã trở nên to lớn. Nó giống như một
chiếc ô khổng lồ che mát cho học trò chúng em khi chơi dưới sân trường. Không chỉ
vậy, lúc này, những chú chim cũng kéo đến thi nhau làm tổ trên thân cây khiến cho
sân trường luôn ríu rít tiếng kêu nghe thật vui tai. Vào hè, cây bàng cũng ra hoa.
Những bông hoa nhỏ li ti, có hình ngôi sao và màu trắng ngà. Mùi thơm của hoa
bàng dịu nhẹ khiến cho ai ngửi được cũng cảm thấy thật dễ chịu. Đến cuối hè,
những bông hoa nhỏ rụng đầy sân khiến sân trường giống như một tấm thảm trắng
trông tuyệt đẹp. Còn lá cây cũng dần ngả màu vàng để báo hiệu thu sắp về.
Có lẽ, cây bàng vào mùa thi là đẹp nhất. Những chiếc lá đã chuyển sang màu đỏ.
Không chỉ một cây mà cả một hàng cây đầy sắc đỏ khiến cho sân trường em giống
như một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp đã được một họa sĩ tài ba nào đó vẽ nên.
Em cũng thích nhất hình ảnh cây bàng vào thời điểm này.
Xuân, hạ, thu rồi lại đến đông. Bốn mùa luôn nối tiếp nhau không ngừng nghỉ. Khi
chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc đông đã về từ lâu. Bầu trời như nặng
xuống, xám xịt và lạnh lẽo. Còn những cây bàng thì đứng đó im lặng trầm ngâm.
Thân cây như đen lại, lớp vỏ khô khốc. Những cành cây khẳng khiu, xơ xác lộ ra
trông thật thiếu sức sống. Những bộ rễ to nổi lên mặt đất cũng trở nên xấu xí hơn.
Đối với học trò, cây bàng đã trở thành một người bạn không thể thiếu. Nó đã gắn bó
với biết bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Những buổi học thể dục dưới sân
trường, cây bàng tỏa bóng mát khiến cái nắng oi bức trở nên dịu nhẹ hơn. Ngày chia
tay, cây bàng đứng lặng lẽ buồn bã giữa sân trường trong không gian ồn ào tiếng ve
kêu, tiếng chào tạm biệt của học sinh. Khi thu về, cây bàng thay màu như muốn
chào đón chúng em quay trở lại. Đông đến, cây bàng cũng cảm nhận được cái lạnh
mà chúng em phải trải qua. Quả thật, mỗi loại cây ở sân trường đều trở thành những
người bạn gắn bó và đồng hành cùng chúng em trong thật nhiều kỉ niệm.
Mai đây, khi trưởng thành, sẽ có rất nhiều điều thay đổi. Nhưng sự gắn bó và chia
sẻ của những “người bạn đặc biệt” này có lẽ sẽ không bao giờ mất đi. Em luôn cảm
thấy yêu mến và trân trọng cây bàng - một trong những loài cây của tuổi học trò.
Nhân hóa: Cây bàng mang một dáng vẻ lặng lẽ hơn nhưng cũng thật nhiều tình cảm.