-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giai cấp trong lịch sử - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Các nhà triết học duy vật: Giai cấp là sản phẩm gắn liền với lịch sử phát triển xã hội, tuy nhiên, một số nhà tư tưởng lấy màu da, tôngiáo,.. xem kaf đặc trưng của bản chất, là nguồn gốc nảy sinh giai cấp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học (HN) 22 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Giai cấp trong lịch sử - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Các nhà triết học duy vật: Giai cấp là sản phẩm gắn liền với lịch sử phát triển xã hội, tuy nhiên, một số nhà tư tưởng lấy màu da, tôngiáo,.. xem kaf đặc trưng của bản chất, là nguồn gốc nảy sinh giai cấp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học (HN) 22 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
1.1. Giai cấp
a.Một số quan điểm về Giai cấp trong lịch sử
- Các nhà triết học duy vật: Giai cấp là sản phẩm gắn liền với lịch
sử phát triển xã hội, tuy nhiên, một số nhà tư tưởng lấy màu da, tôn
giáo,.. xem kaf đặc trưng của bản chất, là nguồn gốc nảy sinh giai cấp
- Quan niệm duy tâm, tôn giáo: giai cấp là kết quả phân định,
sáng tạo của lực lượng siêu tự nhiên trong xã hội, trong xã hôi có
kẻ giàu người nghèo là do tiền định
Định nghĩa giai cấp của Lênin
“Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác
nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong
lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này
được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về
vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về
cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng”
Đặc trưng của giai cấp:
* Giai cấp là những tập đoàn người có địa vị kinh tế - xã hội khác
nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử.
* Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về quan hệ đối với việc
sở hữu tư liệu sản xuất. (quy định giai cấp nào nắm giữ (hoặc không
nắm giữ) tư liệu sản xuất của xã hội)
* Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về vai trò trong tổ chức
quản lý sản xuất, tổ chức quản lý lao động xã hội. .( quy định giai cấp
nào có quyền (hoặc không có quyền) quản lý (tổ chức. điều hành, phân công lao động…)
* Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về phương thức phân
phối sản phẩm.(quy định phương thức hưởng thụ (sản phẩm, địa tô,…)
và quy mô hưởng thụ nhiều hay ít của cải xã hội) Giải thích:
là phần sản phẩm thặng dư mà những người sản xuất Địa tô
nông nghiệp tạo ra và nộp cho người chủ sở hữu ruộng đất.
-> Thực chất của quan hệ giai cấp: Là quan hệ giữa bóc lột và bị bóc lột,
tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của tập đoàn người khác do đối
lập về địa vị trong chế độ kinh tế - xã hội nhất định.
Ý nghĩa định nghĩa giai cấp của Lênin:
* Định nghĩa giai cấp của Lênin cho thấy: giai cấp là một phạm trù kinh
tế - xã hội có tính lịch sử, tồn tại gắn với những hệ thống sản xuất xã hội
dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
* Định nghĩa giai cấp của Lênin là định nghĩa khoa học, có giá trị to lớn
về lý luận và thực tiễn, là cơ sở để nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, bản
chất của giai cấp trong lịch sử; đồng thời trang bị cho giai cấp vô sản cơ
sở khoa học để nhận thức vai trò lịch sử của mình trong cuộc đấu tranh
xóa bỏ giai cấp và xây dựng xã hội mới. b, Nguồn gốc
- Nguồn gốc trực tiếp của sự phân hóa giai cấp là do sự ra đời và tồn
tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đặc biệt là
những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội
- Nguồn gốc sâu xa của sự phân hóa giai cấp là do sự phát triển của
lực lượng sản xuất, năng suất lao động tăng lên, xuất hiện “của
dư”, tạo khả năng khách quan, tiền đề cho tập đoàn người này
chiếm đoạt lao động của người khác.
c.Kết cấu xã hội – giai cấp
Khái niệm: Kết cấu xã hội – giai cấp là tổng thể các giai cấp và mối các
giai cấp trong một giai đoạn lịch sử nhất định. quan hệ giữa
+ Đặc điểm của kết cấu xã hội - giai cấp: Kết cấu xã hội - giai cấp luôn
có sự vận động, biến đổi không ngừng, diễn ra không chỉ khi xã hội có
sự chuyển biến các phương thức sản xuất, mà trong cả quá trình phát
triển của mỗi phương thức sản xuất
VD: Kết cấu xã hội – giai cấp cơ bản trong xã hội có giai cấp
Trong chế độ Chiếm hữu nô lệ, kết cấu xã hội – giai cấp cơ bản gồm có:
giai cấp chủ nô, nô lệ và mối quan hệ giữa giai cấp chủ nô và nô lệ.
Trong chế độ Phong kiến, kết cấu xã hội – giai cấp cơ bản gồm có: giai
cấp địa chủ, nông dân và mối quan hệ giữa giai cấp địa chủ và nông dân
Trong chế độ Tư bản chủ nghĩa, kết cấu xã hội – giai cấp cơ bản gồm:
giai cấp tư sản, vô sản và mối quan hệ giữa giai tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản
+ Ý nghĩa của việc phân tích kết cấu xã hội – giai cấp: Giúp cho chính
đảng của giai cấp vô sản xác định đúng các mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu
của xã hội, từ đó xác định đối tượng, lực lượng cách mạng cũng như giai
cấp lãnh đạo cách mạng.