-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giai đoạn khó khăn 1945 - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, côngcuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước bối cảnh vừa có những thuậnlợi cơ bản, vừa gặp phải nhiều khó khăn to lớn, hiểm nghèo. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Giai đoạn khó khăn 1945 - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, côngcuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước bối cảnh vừa có những thuậnlợi cơ bản, vừa gặp phải nhiều khó khăn to lớn, hiểm nghèo. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
Mấy từ viết tắt chịu khó sửa lại nha I.
Hoàn cảnh trong thời kỳ 1945-1946
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước bối cảnh vừa có những thuận
lợi cơ bản, vừa gặp phải nhiều khó khăn to lớn, hiểm nghèo.
Thuận lợi cơ bản là trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu được hình
thành. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc điều kiện phát triển, trở thành một dòng thác
cách mạng. Phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ. Ở trong nước,
chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ thổng từ Trung ương đến cơ sở. Nhân
dân lao động đã làm chủ vận mệnh của đất nước. Lực lượng vũ trang nhân dân được tăng
cường. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Với chúng ta, CMT8 thành công, ta đã giành được chính quyền. Như thế không có nghĩa là
chúng ta đã thành công trọn vẹn, bởi vì ngay từ đầu tháng 9/1945 chúng ta đã đứng trước
những thử thách hiểm nghèo, ngàn cân treo sợi tóc: thù trong giặc ngoài, tất cả cùng một lúc
ồ ạt tiến công từ nhiều phía nhằm bóp chết chính quyền non trẻ và tiêu diệt nước VNDCCH vừa mới ra đời.
Giặc đói, giặc dốt và sự khánh kiệt về ngân khố quốc gia trong khi chúng ta rất cần tiền bạc
để chi tiêu trong công cuộc đối ngoại. Những kẻ thù của CM là bọn Việt quốc, Việt cách
không chấp nhận chúng ta. Chúng nổi lên ở khắp nơi, nhất là ở miền ngược, nhưng bao trùm
và nổi bật là ở hai đầu Bắc - Nam là hai kẻ thù cực kỳ nguy hiểm: hơn 20 vạn quân Tưởng
ngông nghênh và láo xược kéo vào miền Bắc. Chúng
hạch sách đủ điều về kinh tế, chính trị,
làm rối loạn thị trường, xã hội, an ninh. Đằng
sau chúng là quân Mỹ đang có mặt ở Trung
Hoa; còn trong Nam núp sau quân Anh là bọn thực dân Pháp. Tướng Lơcléc đã chỉ huy quân
Pháp tràn vào Sài Gòn và đang thương lượng với Anh để thế chân Anh. Hàng ngàn quân Nhật
còn nấn ná lại làm tay sai cho Pháp. Vì thế ngaỳ 23/9/1945 quân Pháp đã nổ súng muốn phá
vòng vây Sài Gòn chiếm các vùng lân cận. Như vậy, đất nước ta ở đâu cũng có bóng giặc, ở
đâu cũng có kẻ thù, nhưng mỗi kẻ thù có những mức độ nguy hiểm khác nhau. Chúng có thể
khác nhau về màu da, ngôn ngữ, khác nhau về phương pháp, thế trận, khác về cách tổ chức,
thực hiện... Thế nhưng có chung một điểm đó là muốn bóp chết Nhà nước Việt Nam non trẻ ngay trong trứng nước. II.
Chủ trương (chiến lược) phân hoá kẻ thù của Đảng:
Trước tình hình mới, Trung uơng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt phân tích tình
thế, dự đoán chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức? mạnh
mới của dân tộc để vạch ra chủ trương, giải pháp đấu tranh nhằm giữ vững chính quyền, bảo
vệ nền độc lập, tự do vừa giành được. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra
Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc, vạch con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai
đoạn mới. Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng là:
Về chỉ đạo chiến lược, Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt Nam lúc này
vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết", nhưng
không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.
Về xác định kẻ thù, Đảng phân tích âm mưu của các nước đế quốc đối với Đông Dương và
chỉ rõ "Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu
tranh vào chúng". Vì vậy, phải "lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm
lược"; mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất Mặt trận Việt - Miên - Lào, V. V...
Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn
trương thực hiện là: "củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản,
cải thiện đời sống cho nhân dân". Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực
hiện khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và "Độc lập về
chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp.
Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chỉ thị đã xác định đúng kẻ
thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm luợc. Đã chỉ ra kịp thời những vấn đề
cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng, nhất là nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược mới của
cách mạng Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám là xây đựng đất nước đi đôi với bảo vệ đất
nước. Đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói,
nạn dốt, chống giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Những nội dung của chủ trương kháng chiến kiến quốc được Đảng tập trung chỉ đạo thực
hiện trên thực tế với tinh thần kiên quyết, khẩn trương, linh hoạt, sáng tạo, trước hết là trong
giai đoạn từ tháng 9-1945 đến cuối năm 1946. Như việc bầu cử Quốc hội, lập Chính phủ
chính thức, ban hành Hiến pháp, xây dựng các đoàn thể nhân dân, khôi phục sản xuất, ổn
định đời sống nhân dân, xóa nạn mù chữ, khai giảng năm học mới, tập luyện quân sự, thực
hiện hòa với quân Tưởng ở miền Bắc để chống thực dân Pháp ở miền Nam và hòa với Pháp
để đuổi Tưởng về nước...
1. Nhượng bộ Tưởng ở miền Bắc, đánh Pháp ở miền Nam:
- Phân tích âm mưu của các đế quốc đối với Đông Dương, Ban chấp hành trung ương nêu rõ:
Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.
(Tại sao thực dân Pháp là kẻ thù chính mà không phải Tưởng? :
Vì lúc đó quân ta không thể đánh cả hai quân thù Tưởng và Pháp, nên cần phải xác
định 1 trong 2 là kẻ thù chính. Vấn đề là phải lựa chọn và có sách lược nhân nhượng
từng kẻ thù. Việc quân đồng minh vào rải rác phát xít ở Việt Nam là theo thỏa thuận
của các nước thắng trận, theo thỏa thuận thì Tưởng sẽ vào miền bắc đứng đằng sau
là Mĩ; Anh sẽ vào miền Nam mà núp sau là Pháp. Mà Pháp lại rất muốn quay trở lại
xâm lược chúng ta do đó chúng đã thỏa thuận với Anh để Pháp thay Anh rải rác phát
xít Nhật mà thực chất là chúng có dã tâm quay trở lại xâm lược nước ta. Còn Tưởng
ở miền Bắc chỉ làm nhiệm vụ rải rác quân Nhật, chúng cũng có dã tâm muốn xâm
lược nước ta nhưng không có cơ sở. Đồng thời do Đảng ta đã sớm nhận định Quân
đội Tưởng sớm muộn rồi sẽ phải rút về nước để đối phó với phong trào cách mạng
trong nước và chưa công khai chống phá cách mạng bằng vũ lực mà chỉ xúi giục, giật
dây cho bọn tay sai phản động. Vì vậy việc Pháp quay trở lại nước ta là tất yếu và sẽ
là kẻ thù chính của cách mạng)
- Chính vì vậy, với quân Tưởng ta thực hiện khẩu hiệu “Việt – Hoa hữu hảo”
=> Kiên trì nguyên tắc “thêm bạn bớt thù” Bằng cách:
Nhân nhượng, chấp nhận những yêu sách láo xược của Tưởng, nhất là về chính trị.
Chấp nhận và khôn khéo tránh tất cả những vụ xung đột để Tưởng không thể
gây chiến tranh ở miền Bắc
(Giải thích tại sao quân ta lại làm theo 2 hướng trên:
Với ta quân Tưởng vào miền Bắc là hợp pháp, cho nên bắt buộc chúng ta phải thoả
mãn những yêu sách của chúng về kinh tế, cung cấp lương thực thực phẩm nuôi đủ
hơn 20 vạn quân Tưởng trong khi dân ta đang chết đói đầy đường. Tệ hại hơn, chúng
giúp đỡ bọn Việt cách làm náo loạn chính trường. Tưởng đòi ta phải nhường cho bọn
tay chân 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong Chính phủ. Trong tình thế ấy, Pháp đã
chính thức đưa thêm quân vào Nam Bộ và đang mở rộng đánh chiếm lên Nam Trung
Bộ. Trước sau Pháp sẽ tiến quân ra Bắc. Tình thế đặt chúng ta trước một sự lựa chọn
hoặc cùng một lúc đánh cả Tưởng lẫn Pháp, quét chúng ra khỏi đất nước, hoặc đánh
từng kẻ thù một. Phân tích tình thế, chính phủ ta lựa chọn giải pháp hoà Tưởng ở
miền Bắc đánh Pháp ở trong Nam nhưng muốn hoà được Tưởng thì phải nhân
nhượng, phải chấp nhận những yêu sách láo xược của chúng nhất là về chính trị.
Chúng ta đã chấp nhận và khôn khéo tránh tất cả những vụ xung đột để Tưởng không
thể gây chiến tranh ở miền Bắc, vì sức ta còn non yếu, đang tập trung lực lượng để
kìm chân Pháp ở trong Nam, trừ một điều không thể đáp ứng được đó là giải tán
Chính phủ, giải tán Đảng cộng sản, ta đã khôn ngoan đón Hà ứng Khiêm với tư cách
chủ nhà có chủ quyền với các khẩu hiệu: Việt - Hoa hữu hảo, Chính phủ HCM của
người Việt Nam, đồng thời bọn Việt cách, Việt quốc được tham gia Quốc hội, miễn là
ta bảo đảm được nguyên tắc: Đảng cộng sản lãnh đạo. Do vậy, chúng không thể phá
hoại chính phủ, cho nên chúng ta đã tập trung mọi lực lượng đánh Pháp và giam
chân chúng ở Nam Bộ, hơn nữa ta có điều kiện yên bình tương đối để khắc phục nạn
đói, nạn dốt và nghèo khổ (từng bước))
- Chúng ta đã phát động tiết kiệm "lá lành đùm lá rách" để cứu vớt đồng bào bị đói. Ngay
HCT cũng làm gương: 10 ngày nhịn một bữa lấy gạo ủng hộ đồng bào nghèo, đồng thời khắc
phục nhanh chóng việc sản xuất, chống hạn hán, lũ lụt nên nạn đói dần dần bị đẩy lùi.
- Phong trào "Bình dân học vụ" phát triển khắp miền Bắc phát động ngày 8/9/1945 (sắc lệnh
19/SL và 20/SL) ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập. Phong trào này nằm giải quyết
"giặc dốt" - một trong các vấn đề cấp bách nhất của Việt Nam lúc bấy giờ (chỉ sau "giặc
đói"): hơn 80 vạn người đến các lớp học ban đêm, cho nên trong suốt những tháng đầu 1946
dân ta nô nức xóa nạn mù chữ, cả ở miền ngược lẫn miền xuôi
Hình ảnh Phong trào Bình dân học vụ
- Ngân khố quốc gia quá nghèo nàn xơ xác, Đảng và chính phủ đã dựa vào dân để khắc phục
bằng cách quyên góp "Tuần lễ vàng, tuần lễ bạc", mua tín phiếu ủng hộ Chính phủ. Vì thế,
chỉ trong hai tuần lễ, đồng bào cả nước đã góp cho Chính phủ 372 kg vàng và 22 triệu đồng,
sức ta dần hồi sinh và có điều kiện củng cố chính quyền đầu năm 1946 một cách hoàn thiện, đầy đủ, vững chắc.
2. Đàm phán với Pháp để đẩy 20 vạn Tưởng ra khỏi miền Bắc:
[Trung ương Đảng phán đoán: Tưởng trước sau gì sẽ rút quân về nước để đối phó với phong
trào cách mạng trong nước do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, còn quân Pháp sớm
muộn cũng sẽ tràn ra Bắc, do đó phải có biện pháp thật cụ thể khi Tưởng - Pháp mặc cả với nhau, thế chỗ cho nhau.]
- Ngày 28/2/1946 Hiệp ước Hoa - Pháp (Hiệp ước Trùng Khánh) được ký giữa Tưởng và
Pháp [vì quân Tưởng được lệnh phải nhanh chóng rút về nước để đối phó với lực lượng
Đảng cộng sản đang lớn mạnh. Pháp chớp ngay cơ hội này để mặc cả với Tưởng vì trước đây
do lực lượng còn mỏng Pháp không thể đánh ra Bắc ngay được, phần vì sợ lực lượng cách
mạng Việt Nam và hơn nữa còn vướng quân Tưởng. Do đó Pháp đã nhanh chóng thoả thuận
với Tưởng điều kiện quân Pháp sẽ thay Tưởng đóng ở miền Bắc, đổi lại Pháp nhường cho
Hoa kiều ở Việt Nam nhiều quyền lợi kinh tế và nhường cho Tưởng nhiều quyền lợi khác ở biên giới Việt - Trung.]
(Sơ lược về Hiệp ước Trùng Khánh tác động đến nước ta như thế nào, từ đó dẫn đến cuộc đàm phán:
Hiệp ước này buộc chính phủ và nhân dân Việt Nam phải chọn một trong hai giải
pháp hoặc là đứng dậy cầm vũ khí đánh giặc hoặc là đàm phán hoà hoãn nhân
nhượng với Pháp để tránh được tình trạng đối phó với nhiều kẻ thù. Vì thế ta phải
mau chóng có một sách lược mới, một mặt gạt ngay hết quân Tưởng ra khỏi biên giới
phía Bắc. Mặt khác, với tư cách chủ nhân chấp nhận sự hợp pháp của quân Pháp có
mặt ở miền Bắc để tránh sự hung hăng của quân Pháp khi mới ra Bắc, vì rất có thể
quân Pháp sẽ gây chiến với ta cả ở miền Bắc, có nghĩa là chiến tranh sẽ bùng nổ trên
toàn lãnh thổ trong khi chúng ta chưa sẵn sàng, chính quyền chưa thật được củng cố vững mạnh.
Do vậy, Hồ Chủ Tịch và Đảng ta trên cơ sở phân tích một cách bình tĩnh, khách quan
đã chọn giải pháp đàm phán với Pháp để đẩy 20 vạn Tưởng ra khỏi miền Bắc tránh
được sự bùng nổ chiến tranh chưa đúng lúc và tranh thủ được thời gian hoà hoãn
tiếp tục xây dựng chế độ mới, củng cố và phát triển lực lượng CM, chuẩn bị mọi mặt
để bước vào một cuộc chiến đấu về sau khi tình thế bắt buộc)
- Hồ Chủ Tịch đã ký với Xanhtơni (Sainteny), đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp
ước sơ bộ ngày 6/3/1946 - là một giải pháp, một tiếng nói chung mà Pháp có thể chấp nhận
được, còn ta tránh được xung đột vũ trang, tránh được chiến tranh (tạm thời). Hơn nữa, quân
Tưởng rút lui thì bọn tay sai việt gian cũng sẽ rút theo. Vì thế hoạt động đối ngoại của ta đối
với Pháp đã đưa lại cho ta nhiều tháng tương đối ổn định, ta mới có điều kiện củng cố chính
quyền, bí mật chuẩn bị cơ sở vậy chất cho cuộc kháng chiến lâu dài. Chớp lấy thời cơ
Trước đó Việt Nam và Pháp đã bí mật đàm phán với nhau nhiều lần. Pháp cũng muốn dàn
xếp với Việt Nam để được đưa quân ra Bắc an toàn, tránh tình trạng bị kháng cự mãnh liệt như ở miền Nam.
Tuy nhiên đàm phán bế tắc quanh vấn đề độc lập của Việt Nam. Phía ta không chấp nhận “tự
trị” còn phía Pháp không chấp nhận “độc lập”.
Trong bối cảnh xảy ra vụ bắn nhau Pháp-Hoa, vào sáng ngày 6/3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã đưa ra công thức mới để phá vỡ thế bế tắc, đó là thay từ “độc lập” bằng từ “tự do” đi kèm
với định nghĩa. “Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự
do…”. Ta và Pháp đã nhanh chóng ký được bản Hiệp định sơ bộ vào chiều 6/3/1946.
Như vậy ở đây Đảng ta và Hồ Chủ tịch đã nhân nhượng vào đúng thời điểm Pháp chịu sức ép
từ quân Tưởng nổ súng.
Đảng ta không thể nhân nhượng sớm hơn (khi Pháp còn chưa sứt đầu mẻ trán vì quân
Tưởng), cũng không thể muộn hơn vì có nguy cơ lớn Pháp và Tưởng sau vụ “choảng nhau”
sẽ bình tĩnh lại và cấu kết với nhau cùng chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - khi đó tình
hình sẽ vô cùng khó khăn cho ta.
Tất nhiên sự nhân nhượng ở đây là có nguyên tắc. Bản Hiệp định sơ bộ về cơ bản là có lợi
cho ta (tất nhiên nếu có lợi 100% cho ta thì sẽ không thể ký kết được một hiệp định nào với Pháp).
Hiệp định sơ bộ Việt Nam - Pháp ngày 6/3/1946 gồm 5 nội dung chính:
Thứ nhất, nước Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự
do, có chính phủ, có nghị viện, có quân đội, có tài chính của mình, ở trong Liên bang
Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp.
Thứ hai, chính phủ Pháp cam kết sẽ thừa nhận những quyết định của cuộc trưng cầu
dân ý về vấn đề thống nhất ba kỳ.
Thứ ba, nước Việt Nam thuận để 15.000 quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam làm
nhiệm vụ thay thế quân đội Trung Hoa giải giáp quân Nhật. Số quân Pháp này sẽ phải
rút hết trong thời hạn 5 năm, mỗi năm sẽ rút 1/5.
Thứ tư, hai bên đình chiến để mở một cuộc đàm phán chính thức. Trong khi đàm
phán, quân hai bên ở đâu vẫn cứ đóng ở đấy.
Cuối cùng, cuộc đàm phán chính thức sẽ tiến hành tại Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris với
nội dung: quan hệ ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài, quy chế của Đông Dương,
những quyền lợi kinh tế và văn hóa của nước Pháp ở Việt Nam. Kèm theo Hiệp định là
các phụ khoản về các vấn đề quân sự.
Dùng ngoại giao và giấy tờ để gạt lưỡi gươm của kẻ thù
Như vậy với việc quyết đoán ký nhanh với Pháp Bản Hiệp định sơ bộ thì ta đã nhanh chóng
và không tốn sức lực gạt được 180.000 quân Tưởng ra khỏi miền Bắc (dù trên thực tế, lính
Tưởng phải đến tháng 6/1946 mới rút hết về nước). Với việc ký kết này, ta đã biến điều
khoản thay quân trong Hiệp định song phương Trùng Khánh giữa Pháp và Tưởng thành thỏa thuận 3 bên.
Hiệp định thể hiện chủ quyền của Việt Nam khi quy định rõ Pháp chỉ được đưa vào miền Bắc
15.000 quân và số quân này phải rút hết trong 5 năm.
Hiệp định sơ bộ cũng góp phần làm giảm sức ép quân sự của Pháp đối với lực lượng kháng chiến Nam bộ khi đó.
Nhìn tổng thể, Hiệp định 6/3/1946 đã mở ra thời kỳ hòa hoãn tạm thời giữa ta và Pháp, vô
hiệu hóa được âm mưu của đối phương muốn tập trung lực lượng bóp chết chính quyền non
trẻ lúc đó đang thiếu thốn đủ bề (“không đồng minh, không tiền và hầu như không vũ khí” –
lời của Leon Pignon, cố vấn chính trị của Cao ủy Pháp ở Đông Dương). Từ thời điểm này đến
ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), ta có điều kiện tuyên truyền về chính nghĩa của ta
và có thêm thời gian quý báu để xây dựng lực lượng cho cuộc kháng chiến dài lâu.
Trong bối cảnh Việt Nam khi đó chưa được cường quốc nào công nhận, thì việc thương lượng
với Pháp rồi ký Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, như Hồ Chủ tịch nhận định, đã “mở ra con đường
làm cho quốc tế thừa nhận ta, sẽ dẫn ta đến một vị trí ngày càng chắc chắn trên trường quốc tế”.
Bài học chiến lược và nghệ thuật đàm phán
Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 đã tạo nên sự thay đổi so sánh lực lượng quan trọng giữa ta
và đối phương theo hướng có lợi cho ta. Với việc ký Hiệp định sơ bộ, Hồ Chủ tịch và
Chính phủ ta đã biến điều khoản thay quân trong Hiệp định song phương Trùng Khánh
giữa Pháp và Tưởng Giới Thạch thành thỏa thuận ba bên, gạt nhanh và không tốn sức
180.000 quân Tưởng cùng bè lũ tay sai của chúng ra khỏi Việt Nam, tránh cho nhân dân
ta phải cùng một lúc chống hai kẻ thù hung ác.
Hiệp định cũng thể hiện chủ quyền của ta với việc quy định rõ nước Pháp chỉ được
đưa ra Bắc Việt Nam 15.000 quân thay thế quân Tưởng và phải rút hết trong vòng 5
năm. Vào thời điểm này ở miền Nam Việt Nam, quân Pháp có hai sư đoàn bộ binh
thuộc địa số 3 và số 9 và một sư đoàn thiết giáp. Việc phải đưa sư đoàn bộ binh thuộc
địa số 9 và sư đoàn thiết giáp ra Bắc Việt Nam đã tạm thời làm mỏng bớt lực lượng
quân sự của Pháp ở Nam Bộ, tạo điều kiện cho quân và dân miền Nam có thêm điều
kiện để củng cố, tăng cường lực lượng tiếp tục kháng chiến.
Có thể nói, căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và đối phương lúc bấy giờ, Hiệp
định sơ bộ 6/3/1946 đã chứa đựng những điều khoản có lợi nhất mà phía Việt Nam có thể đạt được.
Tòa nhà 38 Lý Thái Tổ - nơi ký kết Hiệp định sơ bộ 6/3/1946. (Ảnh tư liệu)
Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 mở đầu thời kỳ tạm hòa hoãn giữa ta và Pháp. Chính phủ và
nhân dân ta có thêm một thời gian rất cần thiết để củng cố, tăng cường lực lượng chuẩn
bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp, điều mà Đảng và Hồ Chủ tịch
biết chắc là không tránh khỏi.
Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 giữa Việt Nam và Pháp như một mốc son chói lọi, một kỳ
tích khởi đầu quá trình phát triển của nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện rõ
bản lĩnh cách mạng vững vàng, tầm nhìn chiến lược, nghệ thuật đàm phán có nguyên
tắc và sách lược linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng ta
trong những tháng ngày đầu tiên đầy khó khăn, gian khổ của chính quyền cách mạng,
vừa phải chống cả thù trong lẫn giặc ngoài để giữ vững nền độc lập dân tộc, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ những thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945.
Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 cũng để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về những
vấn đề chiến lược, sách lược như nhân nhượng có nguyên tắc, giành thắng lợi từng
bước, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và tận dụng đúng thời cơ. Hiệp định sơ
bộ Việt Nam – Pháp 6/3/1946 có thể được xem như là một sự vận dụng sáng tạo bài học
kinh nghiệm kinh điển của Lê Nin và Đảng Bolsevich Nga trong việc ký kết hiệp định
Brest-Litovsk giữa nước Nga Xô-Viết với nước Đức đế quốc tháng 3/1918.)
3. Kéo dài thời gian tạm hoãn chiến tranh, nhượng bộ Pháp và quyết định chiến đấu:
- Với quân Pháp: ta thực hiện “Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”
Pháp ra Bắc với danh nghĩa "giám sát quân Nhật" rút lui nhưng thực chất là tiến
hành chiếm nước ta lần 2[ Điều đó ai cũng hiểu bởi suốt trong Nam ngoài Bắc quân
Pháp đã chốt giữ ở các trung tâm đô thị, các khu giao thông quan trọng, còn chính
phủ ta vẫn ở Hà Nội.]
Trong vòng vây của Pháp ta phải bí mật chuẩn bị lên chiến khu. Ta vẫn phải nhún
nhường, mềm dẻo với Pháp trong khi ở trong Nam cuộc kháng chiến của nhân dân
Nam Bộ ngày càng quyết liệt. ở ngoài Bắc quân Pháp tìm mọi cách khiêu khích gây
xung đột, luôn tạo cớ để đánh úp ta.
- Từ tháng 3 đến tháng 8/1946 tại Đà Lạt ta và Pháp đã có nhiều cuộc gặp gỡ để tìm
phương án hoà bình, nhưng Pháp trước sau vẫn đòi ta giải tán chính phủ và trao cả đất nước
cho Pháp, nên tất cả các Hội nghị ở Đà Lạt . đều thất bại
- Tình thế vô cùng căng thẳng vào tháng 8/1946. Điều đó buộc chúng ta phải nhân nhượng
Pháp tại Hội nghị Phôngtenơblô được tổ chức tại Paris để hai bên tìm phương án chung.
Tuy nhiên sau hai tháng đàm phán, Hội nghị thất bại do hai bên không thể nhất trí với nhau
những điều kiện của nhau, phái đoàn do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu về nước, tuy
nhiên Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục ở lại Pháp để cố gắng thỏa thuận với Pháp để kéo dài
thời gian ổn định ở Việt Nam giúp cho ta có thể đủ thời gian chuẩn bị lực lượng, thiết bị
chiến đấu tốt và kĩ càng hơn.
- Với tư cách thượng khách của Pháp, HCM đã nối lại cuộc đàm phán bằng một sự nhân
nhượng tiếp theo qua "Tạm ước 14/9"- bước lùi cuối cùng, một sự nhân nhượng có thể cuối
cùng của ta với Pháp để đổi lấy thời kỳ hoà hoãn tạm thời.
- Cho đến 19/11/1946 quan hệ Việt - Pháp càng căng thẳng hơn. Như vậy, có nghĩa là mọi
sách lược đối với Pháp đều vô hiệu. Chúng không đếm xỉa gì đến các Hiệp định Việt - Pháp.
Chúng nôn nóng muốn thôn tính cả nước ta. Về phía ta, đã có đủ hơn một năm để củng cố và
kiện toàn chính quyền, chuẩn bị tất cả mọi điều kiện vật chất và tinh thần cho cuộc k/c chống
Pháp lâu dài. Vì thế, chúng ta chấp nhận một cuộc đương đầu với thực dân Pháp bằng một
cuộc k/c trường kỳ 9 năm và chúng ta đã thành công qua các chiến dịch
Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
Chiến dịch biên giới 1950
Chiến cuộc đông xuân 1953 – 1954
Chiến dịch Điện Biên Phủ
để tiếp tục bảo vệ thành quả của CMT8, bảo vệ độc lập, chủ quyền của nước ta, miền Bắc
được hòa bình để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. III. Kết quả:
Như vậy, có nghĩa là mọi sách lược đối với Pháp đều vô hiệu. Chúng không đếm xỉa gì đến
các Hiệp định Việt - Pháp. Chúng nôn nóng muốn thôn tính cả nước ta. Về phía ta, đã có đủ
hơn một năm để củng cố và kiện toàn chính quyền, chuẩn bị tất cả mọi điều kiện vật chất và
tinh thần cho cuộc k/c chống Pháp lâu dài. Vì thế, chúng ta chấp nhận một cuộc đương đầu
với thực dân Pháp bằng một cuộc k/c trường kỳ 9 năm để tiếp tục bảo vệ thành quả của
CMT8, bảo vệ độc lập, chủ quyền của nước ta. Và những sách lược của Đảng ta trong thời kỳ
này đã để lại những bài học kinh nghiệm cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện chiến lược
đối ngoại của Đảng ta ngày này: đó là phải mềm
mỏng, khôn khéo nhưng cũng biết cương
quyết những lúc cần thiết.
Năm 1970, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã nói:
“Lúc thì tạm hòa hoãn với Tưởng để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì tạm thời hòa
hoãn với Pháp để đuổi cổ quân Tưởng và quét sạch bọn phản động tay sai của Tưởng, giành
thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
điều mà Đảng ta biết chắc là không thể nào tránh khỏi. Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó
đã được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lênin
về lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc”.
*Phần này cho tụi m làm kết luận được nè
Cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn 1945-1946
đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự,
ngoại giao và đã giành được những kết quả hết sức to lớn.
Về chính trị - xã hội: Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới - chế độ dân
chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
được thành lập thông qua phổ thông bầu cử. Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội
thông qua và ban hành. Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến làng, xã và các cơ quan tư
pháp, tòa án, các công cụ chuyên chính như Vệ quốc toàn, Công an nhân dân được thiết lập
và tăng cường. Các đoàn thể nhân dân như Mặt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp quốc dân Việt
Nam, Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được xây dựng và mở
rộng. Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập.
Về kinh tế, văn hóa: Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế
vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực sản
xuất được hồi phục. Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, năm 1946 đời sống nhân
dân được ổn định và có cải thiện. Tháng 11-1946, giấy bạc "Cụ Hồ" được phát hành. Đã mở
lại các trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới. Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền
văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu. Phong trào diệt
dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi. Cuối năm 1946, cả nước đã có thêm 2.5 triệu
người biết đọc, biết viết.
Về bảo vệ chính quyền cách mạng: Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn
và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam Bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân
Nam Bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam Bộ, ngăn
không cho quân Pháp đánh ra Trung Bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn
trong nội bộ kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với quân đội.
Tưởng tay sai của chúng để giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng chổng Pháp ở miền
Nam. Khi Pháp - Tường ký Hiệp ước Trùng Khánh (28-2-1946), thỏa thuận mua bán quyền
lợi với nhau, cho Pháp kéo quân ra miền Bắc, Đảng lại mau lẹ chỉ đạo chọn giải pháp hào
hoãn, dàn xếp với Pháp để buộc quân Tưởng phải rút về nước. Hiệp định sơ bộ 6-3-1946,
cuộc đàm phán ở Đà Lạt, ở Phôngtennơbờlô (Phongtennebleau, Pháp), Tạm ước 14-9-1946
đã tạo điều kiện cho quân dân ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.
Ý nghĩa của những thành quả đấu tranh nói trên là đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước,
giữ vững chính quyền cách mạng; xây dựng được những nền móng đầu tiên và cơ bản cho
một chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chuẩn bị được những điều kiện cần
thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó.
Nguyên nhân thắng lợi: Có được những thắng lợi quan trọng đó là do Đảng đã đánh giá đúng
tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám, kịp thời đề ra chủ trương kháng chiến, kiến
quốc đứng đắng; xây đựng và phát huy được sức manh của khối đại đoàn kết dân tộc; lợi
dụng được mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch, V.V..
Bài học kinh nghiệm trong hoạch định và chỉ đạo thực hiện chủ trương kháng chiến kiến
quốc giai đoạn 1945-1946 là: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây
dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa
mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện
pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cành, cụ thể. Tận đụng khả năng hòa hoãn để
xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng
phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước. Nguồn:
https://loigiaihay.com/chu-truong-xay-dung-va-bao-ve-chinh-quyen-cach-mang-1945-1946- c125a20119.html
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_s%C6%A1_b
%E1%BB%99_Ph%C3%A1p_%E2%80%93_Vi%E1%BB%87t_(1946)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_s%C6%A1_b
%E1%BB%99_Ph%C3%A1p_%E2%80%93_Vi%E1%BB%87t_(1946)