Giải pháp vận dụng tính độc lập tương đối của ý thức xã hội vào bảo tồn di sản văn hóa | Tài liệu môn triết học Mác -Lênin
Giải pháp hạn chế sự lạc hậu của ý thức xã hội trong việc bảo tồn di sản văn hóa Những biến đổi của tồn tại xã hội thường diễn ra nhanh chóng, vì vậy ý thức xã hội khó có thể theo kịp tồn tại xã hội và trở nên lạc hậu. Vì vậy, để bắt kịp tồn tại xã hội trong vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam hiện nay, ta cần thực hiện các giải pháp sau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
2.3 Giải pháp từ ý thức xã hội giúp bảo tồn di sản văn hóa
2.3.1 Giải pháp hạn chế sự lạc hậu của ý thức xã hội trong việc bảo tồn di sản văn hóa
Những biến đổi của tồn tại xã hội thường diễn ra nhanh chóng, vì vậy ý thức xã hội khó
có thể theo kịp tồn tại xã hội và trở nên lạc hậu. Vì vậy, để bắt kịp tồn tại xã hội trong vấn
đề bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam hiện nay, ta cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông nhằm nâng cao ý thức xã hội.
Tăng cường các hoạt động tham quan các di sản văn hóa để đưa mọi người đến gần hơn
với các di sản văn hóa, từ đó hiểu hơn về các nét đẹp và giá trị trong các di sản văn hóa.
Đưa các di sản văn hóa vào chương trình dạy nhằm mục đích tăng cao nhận thức của
thanh thiếu niên. Hiện nay, lực lượng thanh thiếu niên rất đông đảo việc giáo dục về di
sản văn hóa là cần thiết. Do đó, các biện pháp này là cần thiết để thay đổi và nâng cao ý
thức xã hội trong bảo tồn di sản văn hóa.
Ví dụ: Danh thắng Tràng An, Ninh Bình đã được VTV phát trực tiếp qua thời sự.
Thông qua hình ảnh, lời nói đã thể hiện phần nào nét đẹp tự nhiên của di sản văn hóa.
- Nghiêm cấm các lực lượng phản tiến bộ trong xã hội đã lưu giữ và truyền bá các tư
tưởng lạc hậu nhằm chống lại các lực lượng tiến bộ trong bảo tồn di sản văn hóa. Cần có
những biện pháp xử lý nghiêm khắc cho những hành vi lưu giữ và truyền bá tư tưởng lạc
hậu trong việc bảo tồn di sản văn hóa. Ngăn chặn, nghiêm cấm các hành vi chống phá lực
lượng tiến bộ trong bảo tồn di sản văn hóa. Thực tại cho thấy các thành phần phản tiến bộ
là 1 bộ phận không nhỏ, cùng với bộ phận phản tiến bộ, phản động ngoài nước có thể gây
ra những sự nguy hiểm đối với việc bảo tồn di sản văn hóa.
Ví dụ: Ngày 21-8-2018, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử sơ
thẩm với các đối tượng Phan Angel, Nguyen James Han cùng các bị cáo Đỗ Tài Nhân,
Trương Nguyễn Minh Trí,...là các thành viên của tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia
Việt Nam lâm thời” bị truy tố với tội trạng “hoạt động nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân”.
- Thay đổi thói quen con người, các phong tục tập quán cùng sự bảo thủ của một bộ phận
ý thức xã hội trong bảo tồn di sản văn hóa. Xóa bỏ các tư tưởng, hủ tục, tập quán lạc hậu
gây ảnh hưởng tới việc bảo tồn di sản văn hóa. Tránh xa các thông tin phản động, sai sự
thật. Sự thật cho thấy rằng 1 bộ phận thanh thiếu niên hiện nay có những hành động chia
sẻ, đăng bài có liên quan đến các di sản văn hóa nhưng những thông tin họ đăng là sai sự
thật. Những thông tin sai lệch gây ảnh hưởng tới di sản văn hóa cần được xóa bỏ và xử lý
nghiêm khắc các hành vi đó.
Ví dụ: Năm 2017, vào thời điểm diễn ra Lễ hội đền Trần Thái Bình, trên mạng xã
hội đã lan truyền về tấm pano quảng cáo có nội dung sai lệch. Hành động này đã được lên
án trên khắp các trang báo và các phương tiện truyền thông khác.
2.3.2 Ý thức xã hội vượt trước tồn tại xã hội giúp thúc đẩy bảo tồn di sản văn hóa
Việc ý thức xã hội vượt lên trước tồn tại xã hội cho thấy mặt tiến bộ và thức thời hơn của
ý thức xã hội. Những tiến bộ trong ý thức này có thể khiến người dân nhận thức rõ hơn,
sớm hơn tầm quan trọng của công cuộc bảo tồn di sản văn hóa của quốc gia, đồng thời có
thể tạo ra động lực mạnh mẽ cho cộng đồng trong việc bảo tồn di sản văn hóa. Khi mọi
người hiểu rõ giá trị và tầm quan trọng của di sản, họ sẽ tự nguyện tham gia và hỗ trợ các
hoạt động bảo tồn. Ý thức xã hội vượt lên trên tồn tại xã hội có thể thúc đẩy sự tự quản lý
và chủ thể hóa trong việc bảo tồn di sản văn hóa. Cộng đồng có thể tự quyết định cách họ
muốn bảo tồn di sản của mình mà không phải chấp nhận một cách tiếp cận chung mà họ
không đồng ý, bên cạnh đó nó cũng hỗ trợ sự linh hoạt và sáng tạo trong các biện pháp
bảo tồn. Cộng đồng có thể tận dụng nguồn lực có sẵn và áp dụng những giải pháp sáng
tạo và linh hoạt phù hợp với đặc điểm cụ thể của di sản văn hóa.
Và từ việc ý thức xã hội vượt trước tồn tại xã hội, ta có thể rút ra một số giải pháp cụ thể
để bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam như:
- Hỗ trợ cộng đồng tự quản lý và tự chủ trong các hoạt động bảo tồn. Cung cấp nguồn
lực, đào tạo và kỹ năng để họ có thể tự thực hiện các dự án và chương trình bảo tồn theo
cách phù hợp với bản chất và tình hình cụ thể của di sản. Khuyến khích sự tham gia tích
cực từ phía cộng đồng. Việc đồng lòng và tham gia chung tay giúp tạo nên một sức mạnh
lớn, từ đó có thể thực hiện các dự án và chương trình bảo tồn văn hóa một cách hiệu quả.
- Tạo điều kiện cho sự đa dạng và sáng tạo trong các phương tiện và phương pháp bảo
tồn. Không chỉ giữ vững truyền thống, mà còn tạo cơ hội cho sự đổi mới và tích hợp các
phương tiện hiện đại trong quá trình bảo tồn di sản.
Cung cấp hỗ trợ tài chính và công nghệ từ phía chính phủ, tổ chức phi chính phủ hoặc
doanh nghiệp để giúp cộng đồng thực hiện các dự án bảo tồn. Cung cấp đào tạo và hỗ trợ
kỹ thuật để nâng cao khả năng quản lý và bảo tồn của cộng đồng.
- Khuyến khích sự hợp tác và đối thoại giữa cộng đồng, chính phủ, và các bên liên quan.
Tạo ra các diễn đàn thường xuyên để thảo luận về chiến lược bảo tồn, chia sẻ kinh
nghiệm, và giải quyết các vấn đề liên quan đến di sản văn hóa. Tạo nền tảng cho sự hợp
tác giữa cộng đồng và chính phủ. Khi cả hai bên đều nhận thức được giá trị và ý nghĩa
của di sản văn hóa, họ có thể cùng hợp tác để xây dựng các chiến lược và kế hoạch bảo tồn bền vững.
- Phát triển và thực hiện các chính sách và luật pháp hỗ trợ cho việc bảo tồn di sản văn
hóa. Đảm bảo rằng những chính sách này phản ánh ý muốn và nhu cầu của cộng đồng và
tạo điều kiện thuận lợi cho sự tự chủ và đồng lòng.
Tóm lại, khi ý thức xã hội vượt lên trên tồn tại xã hội, cộng đồng sẽ có khả năng tự quản
lý, đồng lòng tham gia, và tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để bảo tồn di sản văn hóa một
cách hiệu quả và bền vững.
2.3.3 Phát huy tính kế thừa của ý thức xã hội trong bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam
Từ những lí luận về sự kế thừa trong ý thức xã hội, ta thấy rằng việc vận dụng tính chất
kế thừa của ý thức xã hội vào công cuộc bảo tồn di sản văn hóa là hết sức cần thiết.
Thời đại sau luôn kế thừa những cái tích cực và cả những cái hạn chế, tiêu cực của thế hệ
trước. Đơn cử như trong đời sống của người dân Việt Nam, người dân vẫn luôn kế thừa
những giá trị truyền thống của bậc cha ông như tinh thần bất khuất đấu tranh chống giặc
ngoại xâm, lòng yêu nước, yêu đồng bào, đoàn kết, hiếu học, hiếu thảo,...Tất cả những
điều này là truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác chứ không tự sinh ra trong thời đại mới.
Tuy nhiên, trong quá trình kế thừa và phát huy này, ta cần phải có sự chọn lọc, bài trừ
những mặt hạn chế, tiêu cực, giữ lại và phát huy những mặt tích cực, đồng thời cải biến
nó sao cho phù hợp với hiện thực xã hội, đó mới chính là bản chất cốt lõi của kế thừa. Tài liệu tham khảo
1. Công an nhân dân, 14/07/2019, vạch mặt các chiêu trò lừa đảo, xuyên tạc của các tổ
chức mới chống phá Việt Nam.
https://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Vach-mat-cac-chieu-tro-lua-dao-xuyen-
tac-cua-cac-to-chuc-moi-chong-pha-Viet-Nam-i528448/