Giải Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước | Chân trời sáng tạo

Xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước CTST để bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập thật tốt nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Thông tin:
6 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giải Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước | Chân trời sáng tạo

Xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước CTST để bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập thật tốt nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

77 39 lượt tải Tải xuống
Gii Sinh 10 Bài 5: Các nguyên t hóa học và nước CTST
M đầu trang 21 SGK Sinh 10 CTST
Khi b tiêu chảy kéo dài do ăn phi thức ăn bị nhim khuẩn, th s cm thy mt
mỏi. Khi đó, chúng ta cần phi cung cp tht nhiều nước chất điện gii. Vic
cung cấp nước và chất đin gii có vai trò gì?
Li gii
Khi b tiêu chảy lúc này thể rt mt mi do b mất nước, khoáng do đó chúng ta
cn phi cung cấp nước và chất điện giải cho cơ th. Nguyên nhân là do:
- Các chất điện giải như: Na, K, Cl,… đóng vai trò quan trng trong vic duy trì s
cân bng cht lng cho tế bào các trong thể, giúp điều hòa chức năng tim
và thn kinh, phân phi oxygen, cân bằng pH trong cơ thể,…
- ớc dung môi đ cho các phn ứng sinh hóa trong th xy ra, dung môi
hòa tan các cht cn thiết, điều hòa nhiệt độ thể sinh vật,… Do đó, thiếu nước
hoạt động sng ca tế bào b ảnh hưởng nghiêm trng, dẫn đến thể không duy trì
được trng thái hoạt động bình thường.
I. Các nguyên t hóa hc
Câu 1 trang 21 SGK Sinh 10 CTST: Hin nay, nhng nguyên t nào được tìm
thấy trong cơ th sinh vt?
Li gii
Hin nay, có khong 25 nguyên t được biết làvai trò quan trọng đối vi s sng.
Các nguyên t được tìm thấy trong thể sinh vật như: Oxygen (O), carbon (C),
hydrogen (H), nitrogen (N), calcium (Ca), phosphorus (P), Mg, S, Na,… Trong đó
các nguyên t C, H, O, N chiếm 96,3% khối lượng cht khô ca tế bào.
Câu 2 trang 22 SGK Sinh 10 CTST: Quan sát Hình 5.2 cho biết cu trúc ca
nguyên t carbon đặc điểm giúp tr thành nguyên t vai trò quan trng
trong tế bào?
Li gii
- Nguyên t carbon vai trò quan trng trong vic tham gia cu tạo nên các đi
phân t như protein, carbohydrate, lipid, nucleic acid, từ đó nguyên tố này tr thành
nguyên t có vai trò quan trng trong tế bào.
- S dĩ, nguyên tử carbon vai trò quan trọng như vậy do cấu trúc đặc bit ca
nguyên t này: Carbon có bn electron lp ngoài cùng (có hóa tr bn) nên th
cho đi hoặc thu v bốn electron để đ tám electron lp ngoài cùng, do đó,
có th hình thành liên kết vi các nguyên t khác (C, H, O, N, P, S). Nh đó, carbon
có th hình thành các mch carbon vi cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô s
hp cht hữu cơ.
Câu 3 trang 22 SGK Sinh 10 CTST: Thiếu Mg s ảnh hưởng như thế nào đến
thc vt?
Li gii
Mg nguyên t đa lượng tham gia vào cu to ca dip lc thc vt. Khi thiếu
Mg, cây s có các biu hin là:
- Lá cây s mất màu xanh bình thường và xut hiện các đm vàng, mép lá cong lên,
xut hin di màu vàng phn tht trong khi hai bên gân chính vn còn xanh do
dip lc t hình thành không đầy đủ.
- Cây chm ra hoa, ra qu.
- Thiếu nhiu Mg, cây có th b chết khô.
Câu 4 trang 22 SGK Sinh 10 CTST: Ti sao các nguyên t vi lượng chiếm mt t
l rt nh nhưng kng th thiếu?
Li gii
Các nguyên t vi lượng chiếm mt t l rt nh nhưng không thể thiếu là vì:
- Nguyên t vi lượng đóng vai trò quan trọng đối vi sinh vt chúng thành
phn cu to nên hu hết các enzyme, hot hóa enzyme nhiu hp cht hữu
tham gia vào các hoạt động sng của cơ thể (hormone, vitamin,…).
- Nếu thiếu các nguyên t vi lượng s dẫn đến các bnh đặc bit nhng bnh liên
quan đến chuyn hóa. d, thiếu I, thể s thiếu ht hormone thyroxine
hormone chức năng chuyển a tế bào, kích thích s phát triển bình thường
ca h thn kinh, gây ra bệnh bướu c.
Luyn tp trang 22 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao các nhà dinh ng học đưa ra
li khuyên rằng: Nên thường xuyên thay đổi món ăn giữa các bữa ăn và trong một
bữa nên ăn nhiều món”?
Li gii
- Nên thường xuyên thay đi món: Các chất dinh dưỡng rt tốt cho th. Tuy
nhiên khi chúng ta s dng thì sẽ ảnh hưởng đến sc khe ca chúng ta. d
như ăn nhiều đu đủ, bí, carot… sẽ b triu trứng vàng do do th b dư beta
caroten tin cht của vitamin A. Do đó, chúng ta nên thường xuyên thay đi món
ăn.
- Nên ăn nhiu món: Nhu cu chất dinh dưỡng của thể chúng ta rt cao, chúng ta
cn phi hp th nhiu loi chất dinh dưỡng đ đảm bo sc khe các hoạt động
trong cơ th được duy trì ổn định. Tuy nhiên, trong mi một món ăn không thể cung
cấp đủ s ng s loi chất dinh dưỡng thể cần. Do đó, chúng ta nên ăn
nhiu món kết hp li.
II. c và vai trò sinh hc của nước
Câu 5 trang 23 SGK Sinh 10 CTST: Quan t Hình 5.3a và cho biết các nguyên t
cu to nên phân t nước mang điện tích gì. Ti sao? Tính phân cc ca phân t
nước là do đâu?
Li gii
- Các phân t cu to nên nguyên t nước gm 2 nguyên t hydrogen và 1
nguyên t oxygen. Trong đó, hydrogen mang điện tích dương (+), oxygen mang
điện tích âm (-) vì: Oxygen kh năng hút electron mạnh hơn nên cặp electron
dùng chung có xu hướng lch v phía oxygen.
- Tính phân cc của nước do: Trong phân t nước, oxygen kh năng hút
electron mạnh hơn nên cặp electron dùng chung xu ng lch v phía oxygen.
Do đó, đu oxygen ca phân t nước s mang điện tích âm, còn đầu hydrogen s
mang điện tích dương. Điều này đã tạo nên tính phân cc ca phân t nước.
Câu 6 trang 23 SGK Sinh 10 CTST: Liên kết hydrogen được hình thành như thế
nào?
Li gii
Liên kết hydrogen được hình thành gia các phân t nước vi nhau: Phân t nước
tính phân cực. Do đó, những vùng tích điện ca phân t nước b hp dn bi
nhng phần điện tích trái du ca các phân t nước bên cnh. C th, hydrogen tích
điện dương b hp dn bởi oxygen tích điện âm ca phân t bên cạnh ngược li
to thành các liên kết hydrogen gia các phân t nước vi nhau.
Câu 7 trang 23 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao nước th m dung môi hòa tan
nhiu cht cn thiết?
Li gii
Do tính phân cc, các phân t nước s hp dẫn tĩnh đin vi nhau. S hp dn
tĩnh điện ca các phân t nước được to nên bi mi liên kết hidrogen. Khi nước
dng lng liên kết hidrogen rt d b phá v tuy nhiên cũng rt d hình thành li.
Chính nh đặc điểm đó nước th liên kết vi các phân t khác và hòa tan
nhiu cht cn thiết.
Câu 8 trang 23 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao nước vai trò quan trng trong quá
trình cân bngổn định nhiệt độ ca tế bào và cơ thể? Cho ví d.
Li gii
- c có vai trò quan trng trong quá trình n bng ổn định nhiệt độ ca tế bào
và cơ thể vì: Nước có th hp th nhit t không khí khi quá nóng hoc thi nhit d
tr khi quá lạnh. nước chiếm khong 70% trọng lượng trong th và phân b
không đồng đều các cơ quan, tổ chc khác nhau.
- dụ: Khi thể hoạt động mnh, lúc này nhiệt độ thể tăng cao, nước s hp
th một lượng nhiệt trong th giải phóng chúng năng lượng nhit này ra n
ngoài thông qua vic toát m hôi. Điều đó đảm bo giúp thân nhiệt thể duy trì n
định.
Vn dng trang 23 SGK Sinh 10 CTST: Ti sao khi bón phân cho cây trng cn
phi kết hp vi việc tưới nước?
Li gii
Phân bón cho cây trồng thường dng rn hoc dng bột. Nhưng cây không thể hp
th chất dinh dưỡng có trong phân bón nhng dng này mà ch hp th được dưới
dng muối khoáng hòa tan trong nước. Do đó, khi bón phân cho cây trng cn phi
kết hp vi việc tưới nước để mang li hiu qu cao nht và tránh gây lãng phí.
Bài tp trang 23 SGK Sinh 10 CTST
Câu 1: Ti sao phn ln các loi thuc cha bệnh thường được sn xuất dưới dng
mui?
Li gii
Phn ln các loi thuc cha bệnh thường được sn xuất dưới dng mui vì:
- Các hp cht muối được hình thành nh các liên kết ion.
- Liên kết này làm cho mui rt bn vững khi khô nhưng dễ dàng b tách ra tan
trong nước hoc dung môi phân cực. Điều y làm cho mui không th tái lp li
cấu trúc ban đầu giúp tăng tốc độ hp th thuc cha bệnh khi vào cơ th.
Câu 2: Khi thể con người b thiếu st, iod calcium thì tác hại như thế nào
đến sc khe?
Li gii
- Thiếu st: Thiếu st có th gây ra các triu chng bao gm: mt mi, yếu đuối, ht
hơi, chóng mặt, đau đầu, nhy cm vi nhiệt độ, tay chân lạnh, đau ngc, khó tp
trung, tim đập nhanh, hi chng chân không nghỉ, thèm ăn các món kỳ quc không
phi thc phm (chng hạn trường hợp thèm ăn tóc hoặc đất sét). Ngoài ra còn
mt s du hiu th cht do thiếu ht st, chng hn như: móng tay dễ gãy, nt
khóe ming, rụng tóc, viêm lưỡi, da nht nht, nhp tim hoc nhp th không đều.
- Thiếu iod: Thiếu iod thai ph d xy ra sy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Nếu
thiếu iod nặng trong giai đoạn mang thai, tr sinh ra s b đần độn, câm, điếc các
d tt bm sinh khác. Thiếu iod tr em s gây chm phát trin trí tu, chm ln, nói
ngng, nghnh ngãng,... Ngoài ra, thiếu iod còn gây ra bướu c, thiểu năng tuyến
giáp ảnh hưởng lớn đến s phát trin hot động của thể, gim kh năng lao
động, d mt mi.
- Thiếu calcium: Đối vi tr em, thiếu calcium dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng,
biến dạng xương, ri lon h thn kinh, ri lon gic ng, co giật các cơ, hệ min
dch suy yếu. Đối với người ln, thiếu calcium dẫn đến loãng xương, h calcium
máu, viêm loét đường tiêu hóa, suy nhưc thn kinh, bnh tim.
Câu 3: Khi để rau, c trong ngăn đá tủ lạnh sau đó lấy ra ngoài thì s b hng rt
nhanh. Hãy vn dụng các năng trong tiến trình nghiên cứu để gii thích kết
lun v vấn đề trên.
Li gii
Khi để rau, c trong ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào ca rau, c b đóng băng.
Khi nước b đóng băng, các quá trình sống ca tế bào b dừng hoàn toàn. Đồng thi,
các liên kết hydrogen trong nước ca tế bào tr nên cứng n làm gia tăng th tích
gây phá v cu trúc ca tế bào (tế bào chết). Bi vy, khi ly ra ngoài, tế bào b
phân hy nhanh chóng khiến cho rau, c s b hng rt nhanh.
| 1/6

Preview text:

Giải Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước CTST
Mở đầu trang 21 SGK Sinh 10 CTST
Khi bị tiêu chảy kéo dài do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ cảm thấy mệt
mỏi. Khi đó, chúng ta cần phải cung cấp thật nhiều nước và chất điện giải. Việc
cung cấp nước và chất điện giải có vai trò gì? Lời giải
Khi bị tiêu chảy lúc này cơ thể rất mệt mỏi do bị mất nước, khoáng do đó chúng ta
cần phải cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể. Nguyên nhân là do:
- Các chất điện giải như: Na, K, Cl,… đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự
cân bằng chất lỏng cho tế bào và các mô trong cơ thể, giúp điều hòa chức năng tim
và thần kinh, phân phối oxygen, cân bằng pH trong cơ thể,…
- Nước là dung môi để cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể xảy ra, là dung môi
hòa tan các chất cần thiết, điều hòa nhiệt độ cơ thể sinh vật,… Do đó, thiếu nước
hoạt động sống của tế bào bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến cơ thể không duy trì
được trạng thái hoạt động bình thường.
I. Các nguyên tố hóa học
Câu 1 trang 21 SGK Sinh 10 CTST: Hiện nay, có những nguyên tố nào được tìm
thấy trong cơ thể sinh vật? Lời giải
Hiện nay, có khoảng 25 nguyên tố được biết là có vai trò quan trọng đối với sự sống.
Các nguyên tố được tìm thấy trong cơ thể sinh vật như: Oxygen (O), carbon (C),
hydrogen (H), nitrogen (N), calcium (Ca), phosphorus (P), Mg, S, Na,… Trong đó
các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96,3% khối lượng chất khô của tế bào.
Câu 2 trang 22 SGK Sinh 10 CTST: Quan sát Hình 5.2 và cho biết cấu trúc của
nguyên tử carbon có đặc điểm gì giúp nó trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào? Lời giải
- Nguyên tử carbon có vai trò quan trọng trong việc tham gia cấu tạo nên các đại
phân tử như protein, carbohydrate, lipid, nucleic acid, từ đó nguyên tố này trở thành
nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào.
- Sở dĩ, nguyên tử carbon có vai trò quan trọng như vậy là do cấu trúc đặc biệt của
nguyên tử này: Carbon có bốn electron ở lớp ngoài cùng (có hóa trị bốn) nên có thể
cho đi hoặc thu về bốn electron để có đủ tám electron ở lớp ngoài cùng, do đó, nó
có thể hình thành liên kết với các nguyên tử khác (C, H, O, N, P, S). Nhờ đó, carbon
có thể hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.
Câu 3 trang 22 SGK Sinh 10 CTST: Thiếu Mg sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thực vật? Lời giải
Mg là nguyên tố đa lượng tham gia vào cấu tạo của diệp lục ở thực vật. Khi thiếu
Mg, cây sẽ có các biểu hiện là:
- Lá cây sẽ mất màu xanh bình thường và xuất hiện các đốm vàng, mép lá cong lên,
xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt lá trong khi hai bên gân chính vẫn còn xanh do
diệp lục tố hình thành không đầy đủ.
- Cây chậm ra hoa, ra quả.
- Thiếu nhiều Mg, cây có thể bị chết khô.
Câu 4 trang 22 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao các nguyên tố vi lượng chiếm một tỉ
lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu? Lời giải
Các nguyên tố vi lượng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu là vì:
- Nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sinh vật vì chúng là thành
phần cấu tạo nên hầu hết các enzyme, hoạt hóa enzyme và nhiều hợp chất hữu cơ
tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể (hormone, vitamin,…).
- Nếu thiếu các nguyên tố vi lượng sẽ dẫn đến các bệnh đặc biệt là những bệnh liên
quan đến chuyển hóa. Ví dụ, thiếu I, cơ thể sẽ thiếu hụt hormone thyroxine –
hormone có chức năng chuyển hóa ở tế bào, kích thích sự phát triển bình thường
của hệ thần kinh, gây ra bệnh bướu cổ.
Luyện tập trang 22 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao các nhà dinh dưỡng học đưa ra
lời khuyên rằng: “Nên thường xuyên thay đổi món ăn giữa các bữa ăn và trong một
bữa nên ăn nhiều món”? Lời giải
- Nên thường xuyên thay đổi món: Các chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Tuy
nhiên khi chúng ta sử dụng dư thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Ví dụ
như ăn nhiều đu đủ, bí, carot… sẽ bị triệu trứng vàng do do cơ thể bị dư beta
caroten – tiền chất của vitamin A. Do đó, chúng ta nên thường xuyên thay đổi món ăn.
- Nên ăn nhiều món: Nhu cầu chất dinh dưỡng của cơ thể chúng ta rất cao, chúng ta
cần phải hấp thụ nhiều loại chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và các hoạt động
trong cơ thể được duy trì ổn định. Tuy nhiên, trong mỗi một món ăn không thể cung
cấp đủ số lượng và số loại chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Do đó, chúng ta nên ăn
nhiều món kết hợp lại.
II. Nước và vai trò sinh học của nước
Câu 5 trang 23 SGK Sinh 10 CTST: Quan sát Hình 5.3a và cho biết các nguyên tử
cấu tạo nên phân tử nước mang điện tích gì. Tại sao? Tính phân cực của phân tử nước là do đâu? Lời giải
- Các phân tử cấu tạo nên nguyên tử nước gồm có 2 nguyên tử hydrogen và 1
nguyên tử oxygen. Trong đó, hydrogen mang điện tích dương (+), oxygen mang
điện tích âm (-) vì: Oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp electron
dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen.
- Tính phân cực của nước là do: Trong phân tử nước, oxygen có khả năng hút
electron mạnh hơn nên cặp electron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen.
Do đó, đầu oxygen của phân tử nước sẽ mang điện tích âm, còn đầu hydrogen sẽ
mang điện tích dương. Điều này đã tạo nên tính phân cực của phân tử nước.
Câu 6 trang 23 SGK Sinh 10 CTST: Liên kết hydrogen được hình thành như thế nào? Lời giải
Liên kết hydrogen được hình thành giữa các phân tử nước với nhau: Phân tử nước
có tính phân cực. Do đó, những vùng tích điện của phân tử nước bị hấp dẫn bởi
những phần điện tích trái dấu của các phân tử nước bên cạnh. Cụ thể, hydrogen tích
điện dương bị hấp dẫn bởi oxygen tích điện âm của phân tử bên cạnh và ngược lại
tạo thành các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước với nhau.
Câu 7 trang 23 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết? Lời giải
Do tính phân cực, các phân tử nước có sự hấp dẫn tĩnh điện với nhau. Sự hấp dẫn
tĩnh điện của các phân tử nước được tạo nên bởi mối liên kết hidrogen. Khi nước ở
dạng lỏng liên kết hidrogen rất dễ bị phá vỡ tuy nhiên cũng rất dễ hình thành lại.
Chính nhờ đặc điểm đó mà nước có thể liên kết với các phân tử khác và hòa tan nhiều chất cần thiết.
Câu 8 trang 23 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao nước có vai trò quan trọng trong quá
trình cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể? Cho ví dụ. Lời giải
- Nước có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào
và cơ thể vì: Nước có thể hấp thụ nhiệt từ không khí khi quá nóng hoặc thải nhiệt dữ
trữ khi quá lạnh. Mà nước chiếm khoảng 70% trọng lượng trong cơ thể và phân bố
không đồng đều ở các cơ quan, tổ chức khác nhau.
- Ví dụ: Khi cơ thể hoạt động mạnh, lúc này nhiệt độ cơ thể tăng cao, nước sẽ hấp
thụ một lượng nhiệt trong cơ thể và giải phóng chúng năng lượng nhiệt này ra bên
ngoài thông qua việc toát mồ hôi. Điều đó đảm bảo giúp thân nhiệt cơ thể duy trì ổn định.
Vận dụng trang 23 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao khi bón phân cho cây trồng cần
phải kết hợp với việc tưới nước? Lời giải
Phân bón cho cây trồng thường ở dạng rắn hoặc dạng bột. Nhưng cây không thể hấp
thụ chất dinh dưỡng có trong phân bón ở những dạng này mà chỉ hấp thụ được dưới
dạng muối khoáng hòa tan trong nước. Do đó, khi bón phân cho cây trồng cần phải
kết hợp với việc tưới nước để mang lại hiệu quả cao nhất và tránh gây lãng phí.
Bài tập trang 23 SGK Sinh 10 CTST
Câu 1: Tại sao phần lớn các loại thuốc chữa bệnh thường được sản xuất dưới dạng muối? Lời giải
Phần lớn các loại thuốc chữa bệnh thường được sản xuất dưới dạng muối vì:
- Các hợp chất muối được hình thành nhờ các liên kết ion.
- Liên kết này làm cho muối rất bền vững khi khô nhưng dễ dàng bị tách ra và tan
trong nước hoặc dung môi phân cực. Điều này làm cho muối không thể tái lập lại
cấu trúc ban đầu giúp tăng tốc độ hấp thụ thuốc chữa bệnh khi vào cơ thể.
Câu 2: Khi cơ thể con người bị thiếu sắt, iod và calcium thì có tác hại như thế nào đến sức khỏe? Lời giải
- Thiếu sắt: Thiếu sắt có thể gây ra các triệu chứng bao gồm: mệt mỏi, yếu đuối, hụt
hơi, chóng mặt, đau đầu, nhạy cảm với nhiệt độ, tay chân lạnh, đau ngực, khó tập
trung, tim đập nhanh, hội chứng chân không nghỉ, thèm ăn các món kỳ quặc không
phải thực phẩm (chẳng hạn có trường hợp thèm ăn tóc hoặc đất sét). Ngoài ra còn
có một số dấu hiệu thể chất do thiếu hụt sắt, chẳng hạn như: móng tay dễ gãy, nứt
khóe miệng, rụng tóc, viêm lưỡi, da nhợt nhạt, nhịp tim hoặc nhịp thở không đều.
- Thiếu iod: Thiếu iod ở thai phụ dễ xảy ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Nếu
thiếu iod nặng trong giai đoạn mang thai, trẻ sinh ra sẽ bị đần độn, câm, điếc và các
dị tật bẩm sinh khác. Thiếu iod ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói
ngọng, nghễnh ngãng,... Ngoài ra, thiếu iod còn gây ra bướu cổ, thiểu năng tuyến
giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của cơ thể, giảm khả năng lao động, dễ mệt mỏi.
- Thiếu calcium: Đối với trẻ em, thiếu calcium dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng,
biến dạng xương, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn giấc ngủ, co giật các cơ, hệ miễn
dịch suy yếu. Đối với người lớn, thiếu calcium dẫn đến loãng xương, hạ calcium
máu, viêm loét đường tiêu hóa, suy nhược thần kinh, bệnh tim.
Câu 3: Khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ bị hỏng rất
nhanh. Hãy vận dụng các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu để giải thích và kết
luận về vấn đề trên. Lời giải
Khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh, nước có trong tế bào của rau, củ bị đóng băng.
Khi nước bị đóng băng, các quá trình sống của tế bào bị dừng hoàn toàn. Đồng thời,
các liên kết hydrogen trong nước của tế bào trở nên cứng hơn làm gia tăng thể tích
gây phá vỡ cấu trúc của tế bào (tế bào chết). Bởi vậy, khi lấy ra ngoài, tế bào bị
phân hủy nhanh chóng khiến cho rau, củ sẽ bị hỏng rất nhanh.