Giao án hướng dẫn phật giáo cho học sinh cấp 2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Giao án hướng dẫn phật giáo cho học sinh cấp 2 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Preview text:
Giáo Khoa Phật Học - cấp hai GIÁO KHOA PHẬT HỌC CẤP HAI
(quyển hạ)
Nguyên tác Hán ngữ của PHƯƠNG LUÂN cư sĩ
Cư sĩ HẠNH CƠ dịch và chú thích bổ túc 1
Giáo Khoa Phật Học - cấp hai
GIÁO KHOA PHẬT HỌC
Cấp Hai - quyển h ạ
(Trung Cấp Phật Học Giáo Bản - nguyên tác Hán ngữ của cư sĩ Phương Luân, Đài-loan)
Cư sĩ Hạnh Cơ dịch, chú thích bổ túc,đánh máy, và trình bày trang sách
Nữ cư sĩ Tịnh Kiên đọc và sửa chữa bản thảo
Hòa Thượng Thích Đỗng Minh chứmg nghĩa
Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam in lần thứ nhất tại Nha-trang, Việt-nam, năm 2005
Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam in lần thứ hai tại California, Hoa-kì, năm 2006 2
Giáo Khoa Phật Học - cấp hai
Thành Kính Tưởng Niệm
Cố Hòa Thượng Luật Sư THÍCH ĐỖNG MINH (1927-2005)
(Nguyên Tưởng Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam, Người đã k ởi xướ h
ng, chỉ đạo,
khích lệ cho công trình biên dịc b
h ộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC này)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính lạy
Giác Linh Hòa Thượng THÍCH ĐỖNG MINH
Kính bạch Thầy,
Giữa năm 1997, được Thầy tín nhiệm giao cho công việc dịch bộ PHẬT HỌC
GIÁO BẢN (nguyên tác Hán văn của Phương Luân cư sĩ ở Đài-loan) ra Việt văn,
chúng con không lượng sức mình, đã vui mừng nhận lãnh không chút e dè.
Vào mùa Phật Đản năm Mậu-Dần (1998), sau khi đã có được bộ Phật Học Giáo
Bản (nguyên tác) và các tài liệu cần thiết tạm đủ để tham khảo, chúng con liền bắt
tay ngay vào công việc.
Nhìn vào bộ sách nguyên bản Hán văn, chừng 600 trang cho cả 3 tập (3 cấp),
chúng con nghĩ, cùng lắm là trong 3 năm thì công việc sẽ hoàn tất. Vậy mà, khi đã
thực sự đi v
ào công việc, mới thấy thực tế không giản dị như chúng con đã nghĩ.
Nhưng dù sao, chúng con cũng cố gắng hết sức để hoàn tất bộ sách càng sớm càng
tốt, như lời dạy của Thầy. Thế mà cũng phải đến cuối mùa An-cư năm 2002, sau
khi Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam đã được thành lập, thì tập đầu
tiên của bộ sách, GIÁO KHOA PHẬT HỌC Cấp Một (gồm 3 bản khác nhau: Giáo
Thọ, Học Chúng và Cư Sĩ) mới xuất bản được! Dù chậm, nhưng Thầy vẫn vui với
thành quả bước đầu ấy của chúng con.
Rồi mãi hai năm sau, đến mùa An-cư năm 2004, chúng con mới gửi về Thầy bản
thảo tập GKPH Cấp Hai, nhưng chỉ mới hoàn tất một nửa, tức quyển thượng.
Chúng con tự thấy mình làm việc chậm chạp, lòng rất áy náy, và sốt ruột vô cùng;
nhưng vì thông cảm cho hoàn cảnh của chúng con, Thầy vẫn hoan hỉ, đã không
phiền hà lại còn khích lệ.
Tuy Thầy và chúng con đang ở cách xa nhau đến nửa vòng trái đất, nhưng giữa
Thầy trò vẫn thường liên lạc với nhau đều đặn, thư qua thư lại, thư điện thư tay, cả
một biển Thái-bình tươi nhuần đạo vị… Và trong khi chúng con đang an vui tinh
tấn, tiếp tục làm phần hai (tức quyển hạ) của tập GKPH Cấp Hai, thì tháng 4 năm
nay, chúng con nhận được tin Thầy ngã bệnh!
Từ đó, một mặt chúng con luôn mong ngóng tin Thầy lành bệnh, một mặt chúng
con tâm niệm phải cố gắng làm việc tích cực hơn nữa, để mong sao Thầy có thể 3
Giáo Khoa Phật Học - cấp hai
trông thấy toàn bộ sách được hoàn thành trọn vẹn. Nhưng, thôi rồi, bản thảo phần
hai của tập Cấp Hai vừa mới nửa chừng, thì, vào lúc 5 giờ sáng ngày 17 tháng 6
(giờ miền Núi Canada), chúng con nhận được điện thoại từ Đại Đức Thích Nguyên
An, báo tin Thầy vừa viên tịch!!!
Chúng con thật bàng hoàng, xúc động, ngồi yên lặng không biết bao lâu, hình ảnh
Thầy đầy ắp không gian…
Chúng con ân hận và tủi hổ biết bao, vì đã không đáp ứng được lòng trông đợi của
Thầy, đã không hoàn thành trọn vẹn công việc Thầy giao phó trong khi Thầy còn tại thế!
Thầy ra đi, để lại trong lòng chúng con một sự hụt hẫng, một nỗi mất mát quá to
lớn! Đã mấy tháng trôi qua mà lòng vẫn còn trống vắng, buồn tủi chưa khuây!
Lòng nhớ nghĩ đến Thầy không phút nào nguôi. Và càng nhớ nghĩ đến Thầy, chúng
con càng cố gắng làm việc, trước là thù báo ơn Phật, sau là đền đáp công ơn khai
hóa, dạy dỗ, dìu dắt của Thầy.
Hôm nay chúng con vừa hoàn tất quyển hạ tập Giáo Khoa Phật Học Cấp Hai,
chúng con vội viết mấy dòng này kính trình Thầy, gọi là dâng lên Thầy chút tâm
thành tưởng niệm của chúng con; ngưỡng mong Thầy từ bi chứng giám, và gia hộ
cho chúng con hoàn thành đạo nghiệp.
Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát.
Kính lạy Thầy,
Chúng con, Hạnh Cơ và Tịnh Kiên
Miền Tây Gia-nã-đại, cuối thu năm 2005 (PL 2549) 4
Giáo Khoa Phật Học - cấp hai
Thủ bút của C
ố Hòa Thượng Thích Đỗng Minh
liên quan đến công trình biên dịch bộ sách GKPH này: 5
Giáo Khoa Phật Học - cấp hai 6
Giáo Khoa Phật Học - cấp hai 7
Giáo Khoa Phật Học - cấp hai
MỤC LỤC Bài 22 Q
uá Trình Phiên Dịch Kinh Điển ở Trung Quốc (phần 1) Bài 23 Q
uá Trình Phiên Dịch Kinh Điển ở Trung Quốc (phần 2) Bài 24 Q
uá Trình Phiên Dịch Kinh Điển ở Trung Quốc (phần 3)
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 22, 23 và 24
Bài 25 Trích Đọc Kinh Văn (phần 1) Bài 26 T
rích Đọc Kinh Văn (phần 2) Bài 27 C
ách Phán Giáo của Các T n ô g (phần 1)
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 25, 26 và 27 Bài 28 C
ách Phán Giáo của Các Tông (phần 2) Bài 29 T
ình Hình Tiêu Diệt Phật Giáo của Ba Vua Vũ và Một Vua Tông (phần 1) Bài 30 T
ình Hình Tiêu Diệt Phật Giáo của Ba Vua Vũ và Một Vua Tông (phần 2)
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 28, 29 và 30 Bài 31 L
í do Phân Chia Tông Phái Trong Phật Giáo Bài 32 T ông Câu Xá (phần 1) Bài 33 T ông Câu Xá (phần 2)
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 31, 32 và 33 Bài 34 T
ông Thành Thật (phần 1) Bài 35 T
ông Thành Thật (phần 2) Bài 36 T í
r ch Đọc Kinh Văn (phần 1)
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 31,32, và 33 Bài 37 T í
r ch Đọc Kinh Văn (phần 2) Bài 38 T í
r ch Đọc Kinh Văn (phần 3)
Tổng Hợp Yếu Chỉ Các Bài 37 và 38
PHỤ LỤC: Sơ Lược Quá Trình Phiên Dịch, Soạn Thuật và Hình Thành Đại Tạng Kinh Hán Văn Tài Liệu Tham Khảo 8
Giáo Khoa Phật Học - cấp hai Bài 22
QUÁ TRÌNH PHIÊN DỊCH N
KINH ĐIỂ ở TRUNG QUỐC (phần 1)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời ở nước Ấn- độ. Khi quí vị đệ tử của Ngài kết
tập Ba Tạng, đều là kinh bản Phạn văn1, cho nên về sau, khi Phật pháp truyền đến
Trung-quốc, tất phải trải qua quá trình phiên dịch, mới thành ra kinh bản Hoa văn.
Pháp bảo tuy phong phú, nhưng nếu không có người phiên dịch thì chắc chắn nhân
dân Trung-hoa không thể nào được thấm nhuần ân trạch. Nhưng nếu dịch mà
không khéo thì cũng làm mất đi cái ý nghĩa chân thật, không phù hợp với lời Phật
dạy, lưu truyền cái sai lầm tệ hại cho người đời sau. Do đó, học thức uyên bác, tư
tưởng cao siêu, hành văn lưu loát, tinh thông cả Phật học, Phạn văn và Trung văn,
đều là những điều kiện tất yếu mà một pháp sư dịch kinh cần phải có; thiếu một
trong các điều kiện ấy là không thể được. Nên biết rằng, tên tuổi của vị pháp sư
dịch kinh sẽ gắn liền với thọ mạng của bộ kinh, luật, hay luận mà vị đó dịch –tức
trở thành một nhân vật bất hủ đời đời.
Công tác dịch kinh ở Trung-quốc đã được bắt đầu với hai pháp sư Nhiếp Ma
Đằng và Trúc Pháp Lan. Tương truyền, hai ngài đã dịch được 5 bộ kinh2, nhưng 4
bộ đã thất truyền, nay chỉ còn một bộ là kinh Tứ Thập Nhị Chương.
Từ thời Đông-Hán cho đến cuối thời Tây-Tấn,(1) trải 160 năm, là thời kì sơ
khởi của công tác dịch kinh. Dưới ba triều vua Hoàn đế, Linh đế và Hiến đế(2) của
thời Đông-Hán, vị dịch sư nổi danh nhất là ngài An Thế Cao3(3). Từ năm thứ 2
niên hiệu Kiến-hòa đời vua Hoàn đế, đến giữa niên hiệu Kiến-ninh đời vua Linh
đế, trong hơn 20 năm(4), ngài dịch được hơn 30 bộ kinh, phần lớn thuộc kinh tiểu
thừa. Lại có ngài Chi Lâu Ca Sấm,(5) gọi tắt là Chi Sấm4, dưới đời vua Linh đế,
trước sau đã dịch được 23 bộ kinh, phần lớn là kinh đại thừa.
Trong thời Tam-quốc, các ngài Pháp Thời5(6), Tăng Khải6(7), Đàm Đế7(8), đều
dịch luật bản. Lại có cư sĩ Chi Khiêm(9) ở nước Nhục-chi(10) đến Đông-Ngô, trong
30 năm đã dịch được 88 bộ kinh gồm cả đại thừa lẫn tiểu thừa, cả thảy là 118
quyển. Sa môn9 Tăng Hội(11) ở nước Khương-cư8(12), đến Đông-Ngô lập chùa
Kiến-sơ, dịch kinh luận đại thừa gồm 7 bộ, cả thảy 20 quyển. Lại có vị tăng Ấn-độ
là Khương Tăng Khải(13), đến Lạc-dương trong niên hiệu Gia-bình thời Tào-Ngụy,
đã dịch kinh Vô Lượng Thọ.
Trong 52 năm thuộc thời Tây-Tấn, có 12 vị dịch sư, dịch được đến 600 quyển,
trong đó, sa môn Trúc Pháp Hộ10(14) chiếm số lượng lớn nhất, gồm 175 bộ, cả thảy 9
Giáo Khoa Phật Học - cấp hai
354 quyển, bao gồm các loại kinh như Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát
Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn; lại còn có cả luật và luận. Ngài cũng được người đời
xưng là Đôn-hoàng Bồ-tát(15).
Trong hơn 100 năm thuộc thời Đông-Tấn(16), các vị dịch sư cả tăng lẫn tục có
16 vị, trong đó, ngài Cù Đàm Tăng Già Đề Bà11(17) đã dịch bộ A Tì Đàm Tâm
Luận12, cùng hai bộ kinh Trung A Hàm 60 quyển và Tăng Nhất A Hàm 51 quyển,
kinh giáo tiểu thừa được dịch trên tầm mức qui mô lớn là kể từ lúc đó. Kế tiếp, tại
Lô-sơn(18), ngài Phật Đà Bạt Đà La13(19) đã dịch vừa kinh, vừa luận, vừa thiền,
vừa luật, cả thảy 13 bộ, gồm 125 quyển, trong đó, bộ Lục Thập Hoa Nghiêm
Kinh(20) và bộ Ma Ha Tăng Kì Luật 40 quyển, là trọng yếu nhất .
Đồng thời với thời đại Đông-Tấn, ở phương Bắc có Tam-Tần14(21), trải dài 80
năm, dịch sư cả thảy có 12 vị: Thời Tiền-Tần có 6 vị, nhưng chỉ có sa môn Pháp
Hỉ15(22) dịch hai bộ kinh Trung A Hàm 59 quyển và Tăng Nhất A Hàm 50 quyển là
so ra có giá trị –nhưng đều không lưu truyền ở đời; thời Tây-Tần chỉ có một vị,
dịch phẩm không có gì quan trọng; thời Hậu-Tần có 5 vị, trong đó, ngài Cưu Ma
La Thập16(23) được coi là người tài ba kiệt xuất. Từ năm thứ 4 cho đến năm thứ 14
niên hiệu Hoằng-thỉ, trước sau ngài đã dịch: về kinh có các bộ Đại và Tiểu Phẩm
Bát Nhã17, cả thảy 74 bộ, gồm 384 quyển; về luận có bộ Đại Trí Độ Luận 100
quyển, Trung Luận 4 quyển, Bách Luận 2 quyển, Thập Nhị Môn Luận 1 quyển; –
ba bộ luận sau đã được tông Tam Luận y cứ mà lập tông, về sau có người lại thêm
vào bộ Đại Trí Độ Luận mà lập thành Tứ Luận tông1 . 8
Ngoài ra còn có ngài Phật Đà Da Xá19(24), nguyên là thầy của ngài Cưu Ma La
Thập, đến Trường-an năm thứ 10 niên hiệu Hoằng-thỉ, đã cùng với sa môn Trúc
Phật Niệm20(25), dịch bộ luật Tứ Phần21 60 quyển và bộ kinh Trường A Hàm 22 quyển. CHÚ THÍCH
01. Ngôn ngữ Ấn-độ gần giống như ngôn ngữ trời Phạn-thiên ở cõi Sơ-thiền, cho nên kinh chưa dịch thì
gọi là Phạn bản, tức là kinh điển bằng ngữ văn Ấn-độ.
02. Đó là 5 bộ kinh: Thập Địa Đoạn Kết, Phật Bản Sinh, Pháp Hải Tạng, Phật Bản Hạnh, và Tứ Thập
Nhị Chương.
03. Ngài tên là An Thanh, hiệu Thế Cao, vốn là thái tử con vua nước An-tức. Khi vua cha băng thì ngài kế
vị, nhưng vì nhàm chán cuộc đời, ngài đã nhường ngôi cho chú, xuất gia học đạo. Ngài thông suốt giáo lí
cả ba thừa, bèn du hóa các nước để hoằng dương Phật pháp. Khi đến Lạc-dương, trước tiên ngài học
Hán văn, rồi phiên dịch kinh điển. Các dịch phẩm của ngài gồm có: kinh Đại An Ban Thủ Ý, kinh Ấm Trì
Nhập, kinh Đạo Địa, v.v... cả thảy 39 bộ kinh luận.
04. Ngài là vị sa môn của nước Nhục-chi, đến Lạc-dương vào đời vua Hoàn đế. Trong 40 năm, ngài đã
dịch cả thảy 23 bộ kinh, gồm 67 quyển. 10
Giáo Khoa Phật Học - cấp hai
05. Ngài tên là Đàm Kha Ca La, dịch ra Hán ngữ là Pháp Thời, người Trung Ấn-độ, học suốt kinh điển
đại tiểu thừa, tinh thông cả giới luật. Ngài đến Lạc-dương vào thời Tào-N ụ
g y, dịch bộ Tăng Kì Giới Tâm,
tăng già Trung-quốc bắt đầu tuân thủ giới luật từ lúc đó.
06. Ngài là vị sa môn của nước Khương-cư.
07. Ngài là người nước An-tức.
08. Khương-cư đồng tộc với Đại-nhục-chi. Lãnh thổ của họ trải dài từ biên cảnh phía Bắc tỉnh Tân-
cương đến lãnh thổ của Nga trong vùng Trung-Á .
09. “Sa môn”, dịch ra Hán ngữ là “cần tức”, nghĩa là siêng năng tu Phật đạo và dứt trừ mọi phiền não;
đó là danh hiệu thường dùng để gọi những người xuất gia tu đạo.
10. Ngài người quận Đôn-hoàng, 8 tuổi xuất gia, kinh sách chỉ cần đọc qua là thuộc lòng, từng đọc vạn
lời, không có loại kinh giáo nào mà không đọc. Ngài vân du các nước, thông thạo 36 thứ ngôn ngữ của
vùng Tây-vực, rồi mang về nước rất nhiều Phạn bản. Từ Đôn-hoàng ngài đi qua Trường-an, rồi Lạc-
dương, đến Giang-tả, suốt đời đều dành cho công tác dịch kinh. Hai cha con Nhiếp Thừa Viễn và Nhiếp
Đạo Chân từng là trợ thủ đắc lực của ngài; – về sau, cả hai cha con đều trở thành dịch sư.
11. Dịch ra Hán ngữ là Chúng Thiên, là vị sa môn ở nước Kế-tân, bác thông Ba Tạng tiểu thừa. Vào niên
hiệu Thái-nguyên đời vua Hiếu Vũ đế thời Đông-Tấn, đáp ứng lời mời của đại sư Tuệ V ễ
i n, ngài đã đến
Trung-quốc, trú tại Lô-sơn, cùng dịch bộ A Tì Đàm Tâm Luận. Sau đó ngài lại đáp lời mời của Vương
Tuân, đến Kiến-khang dịch các bộ kinh Trung A Hàm và Tăng Nhất A Hàm.
12. Tôn giả Pháp Thắng thấy bộ luận Bà Sa quá sâu rộng, bèn trích ra các yếu nghĩa quan trọng, làm
thành bộ A Tì Đàm Tâm Luận, gồm 4 quyển.
13. Ngài là người nước Ca-duy-la-vệ ở miền Trung Ấn, mồ côi từ thuở nhỏ, đi xuất gia, bác thông kinh
giáo, tinh tường cả thiền và luật, sau hoằng hóa đến Trung-q ố
u c, được ngài Tuệ Viễn mời lên ở Lô-sơn,
chuyên việc dịch kinh.
14. 1) Tiền-Tần: là một trong 16 nước vào thời nhà Tấn, thị tộc họ Phù, đóng đô tại Quan-trung, truyền
nối được 7 đời vua, kéo dài 45 năm, bị nhà Hậu-Tần diệt. 2) Hậu-Tần: là một trong 16 nước vào thời nhà
Tấn, thuộc tộc Khương. Diêu Trành giết Phù Kiên, tự xưng là Tần vương, đóng đô tại Trường-an, truyền
nối được 3 đời vua, kéo dài 34 năm, bị nhà Đông-Tấn diệt. 3) Tây-Tần: là một trong 16 nước vào thời
nhà Tấn, thuộc tộc Tiên-ti. Khất-phục Quốc Nhân thừa lúc Phù Kiên bị bại, bèn tự xưng là đại thiền vu;
rồi con ông là Càn Qui lại xưng là Tần vương, đóng đô tại Kim-thành, tỉnh Cam-túc, truyền nối được 5
đời vua, kéo dài 47 năm, bị Hách Liên Định nhà Hạ diệt.
15. Đàm Ma Nan Đề, dịch ra Hán ngữ là Pháp Hỉ. Thời gian ngài dịch kinh kéo dài cho tới năm thứ 6
niên hiệu Kiến-sơ thời Hậu-Tần mới hoàn tất, chứ không phải chỉ ở thời Tiền-Tần mà thôi.
16. Ngài gốc người Ấn-độ, nhưng sinh trưởng ở Qui-tư. Sau khi xuất gia thì học thông kinh luận đại thừa,
thấu suốt yếu nghĩa huyền vi, được Diêu Hưng nghinh đón tới Trường-an, lấy lễ quốc sư mà đãi ngộ.
Ngài xem khắp các kinh điển cựu dịch, ý nghĩa có nhiều sai trái, bèn căn cứ vào Phạn bản mà dịch mới
trở lại. Năm thứ 11 niên hiệu Hoằng-thỉ đời Diêu-Tần, ngài thị tịch tại Trường-an, sau khi hỏa thiêu, cái
lưỡi không bị tiêu hủy.
17. Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật do ngài La Thập dịch có hai bản khác nhau: 1) Bản 27 quyển gọi là
kinh Đại Phẩm Bát Nhã; 2) Bản 10 quyển gọi là kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã.
18. Tông Tam Luận về sau phân làm hai phái Nam và Bắc. Phái Bắc, đại sư Minh Thắng đã thêm vào bộ
luận Đại Trí Độ, gọi là tông Tứ Luận.
19. Phật Đà Da Xá nghĩa là Giác Xứng, là vị sa môn nước Kế-tân, học vấn uyên bác, trí nhớ dồi dào,
từng được ngài La Thập kính lễ là bậc thầy. Sau ngài được Diêu Hưng nghinh đón tới Trường-an để giúp
vào công việc dịch kinh. Ngài La Thập có chỗ nào không hiểu rõ thì thỉnh ý ngài chỉ giáo. 11