Giao tiếp văn hóa trong thời gian hiện đại hóa - Tài liệu Tham khảo | Đại học Hoa Sen
Giao tiếp văn hóa trong thời gian hiện đại hóa - Tài liệu Tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HOA SEN
BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI: GIAO TIẾP LIÊN VĂN HOÁ TRONG THỜI KỲ TOÀN CẦU HOÁ GIẢNG VIÊN: NGUYỄN HOÀNG TUẤN LỚP: DC115DV01 HỌ TÊN SV: NGUYỄN ANH HÀO MSSV: 22122690
TP. HỒ CHÍ MINH, 2022 ĐẠI HỌC HOA SEN NHẬN XÉT GIÁO VIÊN
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................
.......................................... ĐẠI HỌC HOA SEN MỤC LỤC
TÓM TẮẮT...........................................................................1
1. T ng quan vềề giao tềếp l ổ
iền văn hóa.............................2
2. Vai trò của giao tềếp liền văn hóa.................................3
3. Các rào c n trong giao t ả
ềếp liền văn hóa.......................5 3.1 Đ nh kiếến ị
.................................................................5
3.2 Ngôn ngữ................................................................6
3.3 Tâm lý......................................................................7 4. KẾẮT LU N
Ậ .....................................................................8
TÀI LI U THAM KH Ệ
ẢO........................................................9 ĐẠI HỌC HOA SEN TÓM TẮT
Chắc hẳn mỗi cá nhân đều phải đối diện với việc giao tiếp hằng ngày để có
thể trao đổi cũng như nắm bắt những thông tin cần thiết. Tuy nhiên trong thời kỳ
khoa học công nghệ được xem là một những giai đoạn phát triển nhất thì con người
có thể trò chuyện từ xa thông qua các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại,
máy tính bảng, hoặc laptop… Đặc biệt hơn, là khi các nước đang phát triển như Việt
Nam cần hội nhập để có thể có nhiều cơ hội thay đổi nền kinh tế thì việc giao tiếp
liên văn hoá lại trở nên cực kỳ quan trọng. Và câu hỏi được đặt ra tại sao việc giao
tiếp liên văn hoá hay gọi cách là ngoại giao lại quan trong như vậy? Đề tài sử dụng
phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu tài liệu nhầm giải đáp cũng như thể
hiện nhiều khía cạnh khác của việc giao tiếp liên văn hoá.
Từ khoá: Giao tiếp, Tâm lý trò chuyện, Bất đồng ngôn ngữ, Kỹ năng mềm
Bài tiểu luận sẽ có ba luận điểm chính. Và ở từng luận điểm sẽ giải quyết
những vấn đề đặt ra trong câu hỏi. Luận điểm đầu tiên, sẽ giới thiệu chung về giao
tiếp liên văn hóa, sự quan trọng của nó trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay.
Luận điểm tiếp theo, sẽ xác định vai trò quan trọng của giao tiếp liên văn hóa. Luận
điểm cuối cùng đưa ra những rào cản trong giao tiếp liên văn hóa và phân tích theo
góc độ lý thuyết và văn hóa – xã hội. ĐẠI HỌC HOA SEN
1. Tổng quan về giao tiếp liên văn hóa
Theo như nghiên cứu “Phân tích giao tiếp liên văn hóa” của Nguyễn Hòa,
thuật ngữ “Giao tiếp liên văn hóa” hiện nay rất phổ biến và được sử dụng với hai nội
dung. Thứ nhất, là quá trình giao tiếp giữa các cá nhân từ các nền văn hóa khác
nhau. Thứ hai là việc nghiên cứu quá trình giao tiếp này. Về cơ bản, giao tiếp liên
văn hóa có nghĩa là giao tiếp qua các ranh giới văn hóa khác nhau; là khi hai hoặc
nhiều người có nền văn hóa khác nhau cùng tương tác và giao tiếp với nhau. Giao
tiếp giữa các nền văn hóa có thể được định nghĩa là “sự chia sẻ thông tin về các mức
độ nhận thức và kiểm soát khác nhau giữa những người có nền tảng văn hóa khác
nhau, trong đó các nền tảng văn hóa khác nhau bao gồm cả sự khác biệt và khác
biệt văn hóa quốc gia được kết nối với việc tham gia vào các hoạt động khác nhau
tồn tại trong một đơn vị quốc gia” (theo Jens Allwood, 1985). Hay theo Ting-
Toomey, S.1999, in commGAP “Giao tiếp giữa các nền văn hóa diễn ra khi các cá
nhân chịu ảnh hưởng của các cộng đồng văn hóa khác nhau thương lượng ý nghĩa
được chia sẻ trong các tương tác. Những gì được coi là giao tiếp giữa các nền văn
hóa, một phần phụ thuộc vào những điều mà người ta coi là một nền văn hóa. Các
nhà chức trách khác như Judith và Nakayama lại mở rộng khái niệm giao tiếp giữa
các nền văn hóa để bao gồm giao tiếp giữa các sắc tộc, giữa các tôn giáo và thậm chí
giữa các khu vực. Russell Arent, trong cuốn sách “Bridging the Cross-cultural Gap”
nói như sau “Khi chúng ta nói về các nền văn hóa khác, chúng ta không chỉ muốn
nói đến những người nói một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của chúng ta hoặc những
người sống ở một quốc gia hoặc khu vực khác; chúng tôi nghĩa là những người sống
trong cùng một thành phố hoặc khu vực nhưng không chia sẻ cùng các nhóm xã hội.
Ví dụ, một người già 82 tuổi, ngay cả khi họ sinh ra và lớn lên trong cùng một khu
phố có thể “liên văn hóa” như hai người đến từ hai góc trái đất vì học đến từ hai
nền văn hóa nhỏ” (Arent, R. 2009). ĐẠI HỌC HOA SEN
2. Vai trò của giao tiếp liên văn hóa
Giao tiếp liên văn hóa có một vai trò vô cùng quan trọng trong xu hướng toàn
cầu hóa như hiện nay, mở rộng các cơ hội tiếp xúc với những người từ các nền văn
hóa khác nhau đã tăng lên đáng kể đối với những thay đổi ở nơi làm việc. Ví dụ như,
các doanh nghiệp mở rộng ra các thị trường ra toàn thế giới trong quá trình toàn cầu
hóa, mọi người giờ đây đã kết nối với nhau thông qua các phương tiện như máy fax,
email, điện thoại, đường truyền internet và mạng xã hội,…thậm chí học còn chưa
bao giờ gặp mặt trực tiếp. Sự di cư của nhiều người ở các quốc gia trên thế giới hay
sự thay đổi mô hình nhập cư đã làm gia tăng tiếp xúc giao tiếp giữa các nền văn hóa
trở nên quan trọng. Trong chương 3 của bài viết “Intercultural Communication” của
Stanley Matines đã nêu vai trò quan trọng của giao tiếp giữa các nền văn hóa như:
- Hiểu được bản sắc văn hóa của chính bạn: trước khi muốn tiếp xúc giao tiếp với
một người nào đó hay một nền văn hóa nào đó, đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ được
văn hóa của chính nước mình.
- Tăng cường sự tương tác của cá nhân đối với xã hội: khi bạn có một tâm nhìn rộng
hơn; cởi mở hơn thì bạn có những cơ hội dễ tương tác gần gũi với những người khác
hơn. Được tiếp xúc với nhiều người có độ tuổi, giới tính, tôn giáo hay quốc tịch khác
nhau. Mối quan hệ như vậy giúp bạn tìm hiểu nhiều thứ hơn ở thế giới bên ngoài,
khám phá được nhiều điều mới lạ với những định kiến và kỹ năng mới.
- Giải quyết những hiểu lầm, thông tin sai lệch và không tin tưởng: giao tiếp liên văn
hóa sẽ không chỉ mở ra những cánh cửa đã đóng trong nhiều thế hệ; nó sẽ mở ra
những cánh cửa đó và giải quyết những hiểu lầm, thông tin sai lệch và sự ngờ vực
thông qua sự trung thực, giao tiếp thân thiện, tích cự, lành mạnh. Mọi người không
chỉ sợ hãi, họ còn tin tưởng vào những điều mình chưa biết; niềm tin có được nhờ
kiến thức và hiểu biết.
- Nâng cao và làm giàu chất lượng của nền văn minh: sự nhận thức và tôn trọng khi
đánh giá những cách thức mà sự đa dạng nâng cao và làm phong phú chất lượng của
nền văn minh của chúng ta.
- Trở thành công dân có ảnh hưởng trong các cộng đồng quốc gia của chúng ta: các
cộng đồng quốc gia là những nhóm “đồng văn hóa” trong nước, được thành lập ngay
từ khi “Tổ tiên của chúng tôi đã mua lại đất của người Mỹ bản địa, phần trăm lãnh
thổ của Mexico vào năm 1848 và đảo Puerto Rico vào năm 1898”. Trước những ĐẠI HỌC HOA SEN
năm 1960, hầu hết những người nhập cư đến Hoa Kỳ đến từ châu Âu nhưng trong số
hàng triệu người nhập cư hiện nay ở Hoa Kỳ hằng năm thì có đến 90% đến từ châu
Mỹ Latinh và châu Á. Nghiên cứu cho thấy rằng, dự đoán vào năm 2050 thì Hoa Kỳ
sẽ là một xã hội toàn cầu, trong đó gần một nửa số dân sẽ thuộc chủng tộc và dân tộc thiểu số ngày nay. ĐẠI HỌC HOA SEN
3. Các rào cản trong giao tiếp liên văn hóa 3.1 Định kiến
Định kiến là một thái độ tiêu cực hướng đến một nhóm cộng đồng và bản sắc
cụ thể nào đó. Hoặc là, mọi người có thành kiến với với một nhóm người khác có
sắc tộc, tôn giáo, giới tính khác. Theo J.P Chaplin định kiến là thái độ tích cực hoặc
tiêu cực được hình thành trên cơ sở của các yếu tố cảm xúc, là niềm tin một cách
không thiện cảm làm cho chủ thể có cách nghĩ hoặc cách ứng xử tương tự đối với
người khác. Còn theo Kramer (1949) và Mann (1959) định kiến là một thành tố của
nhận thức, tình cảm, hành vi; là biểu hiện của sự trí tuệ, khơi dậy tình cảm hoặc cảm
xúc của con người, sự thực thi những suy nghĩ của mình về người khác bằng những
hành vi cụ thể. Fischer lại cho rằng định kiến có thể định nghĩa như những thái độ
của các cá nhân bao gồm sự đánh giá một chiều. Và sự đánh giá đó thường là tiêu
cực đối với cá nhân, tổ chức hay quốc gia tùy theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ.
Theo cách khác định kiến là một loại phân biệt đối xử và bao gồm hai thành tố chính
đó là nhận thức và ứng xử.
Những định kiến tích cực ở quốc gia này có lẽ sẽ là những định kiến tiêu cực ở
quốc gia khác vì mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những suy nghĩ, lối tư tưởng khác
nhau. Sự đánh giá một cách vội vàng về những người mà họ tiếp xúc và định kiến có
ảnh hưởng xấu đến giao tiếp giữa các cá nhân, nhóm hay quốc gia đặc biệt trong văn
hóa – xã hội. Nó là sự kết hợp của ba yếu tố: cảm xúc, xu hướng hành vi và nhận
thức cá nhân. Biểu hiện của một người có định kiến, trước hết sẽ không có cảm tình
với người mình giao tiếp sau đó là tin tưởng mù quáng vào cảm nhận đó và dẫn tới
có khuynh hướng không muốn tiếp xúc là cản trở quá trình và hạn chế sự giao tiếp
giữa các các nhân, nhóm.
Trong văn hóa – xã hội định kiến là những thái độ tiêu cực nảy sinh trên cơ sở
của những cảm xúc không có luận điểm chắc chắn, những đặc điểm bề ngoài, những
ấn tượng xấu về một cá nhân, nhóm người hay một cộng đồng người nào đó trong
văn hóa – xã hội. Định kiến luôn liên kết chặt chẽ với các hiện tượng xã hội, sự phát
triển của vấn đề này đi đôi với sự phát triển của thái độ xã hội của quốc gia. 3.2 Ngôn ngữ
“Ngôn ngữ là một tập hợp các ký hiệu được chia sẻ bởi một cộng đồng để
truyền đạt ý nghĩa và kinh nghiệm” theo Jandt:2017. Có hai hình thức giao tiếp; giao
tiếp bằng lời nói để trao đổi ý kiến, suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng thông qua lời nói ĐẠI HỌC HOA SEN
hoặc văn bản; giao tiếp phi ngôn ngữ là sự trao đổi suy nghĩ, cảm xúc, cảm xúc
thông qua ngôn ngữ ký hiệu như (biểu đồ, tranh ảnh, biểu tượng) và ngôn ngữ cơ thể
(nét mặt, giao tiếp bằng mắt, đầu, cử động chân và tay, tư thế, ngoại hình). Ngôn ngữ
là một hệ thống kí hiệu từ ngữ đặc biệt dùng làm phương tiện giao tiếp và làm công
cụ tư duy, là một hiện tượng tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của con
người, là hiện tượng của nền văn hóa tinh thần của con người. Ngôn ngữ gồm ba bộ
phận: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Có tác động thay đổi hoạt động tinh thần, hoạt
động trí tuệ và hoạt động bên trong của con người. Hướng vào và làm trung gian hóa
cho các hoạt động tâm lý cấp cao của con người như tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng
tượng ,... Là công cụ mạnh mẽ của giao tiếp có chức năng gồm: truyền đạt ý tưởng,
suy nghĩa, ý kiến và biểu hiện cảm xúc, tương tác xã hội, biểu hiện của một bản sắc văn hóa nào đó.
Tuy nhiên, ngôn ngữ được coi là một rào cản quan trọng trong quá trình giao
tiếp giữa các nền văn hóa. Vì giao tiếp bằng lời nói là rất quan trọng trong mọi ngữ
cảnh, nên việc hiểu ý nghĩa của từ cũng rất quan trọng; chỉ cần sai từ thì thông tin đã
bị hiểu sai đi làm cho quá trình giao tiếp không có hiệu quả. Rào cản ngôn ngữ xảy
ra không chỉ do sự khác biệt về ngôn ngữ mà còn do nhiều loại phương ngữ khác
nhau. Rào cản ngôn ngữ là nguyên nhân gốc rễ hạn chế sự giao tiếp giữa các quốc
gia, phát sinh từ việc nhiều từ có nhiều hơn một nghĩa mà người gửi và người nhận
cố gắng để giao tiếp bằng một ngôn ngữ mà bản thân họ không hiểu đúng về nó. Nó
cũng cản trở việc xây dựng các mối quan hệ giao tiếp với những người khác trong xã
hội, có thể gây ra nhầm lẫm và xung đột, bực bội, xúc phạm, bạo lực, tổn thương
tình cảm, lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc và tính mạng của người trong mối
quan hệ giao tiếp giữa các nền văn hóa khác nhau. Trong văn hóa – xã hội, giao tiếp
liên văn hóa thì ngôn ngữ là rào cản chính làm giảm giao tiếp có hiệu quả, gây ra
hiểu lầm giữa mọi người. Sự khó khăn giữa hai người đang giao tiếp với nhau là
không nói chung một ngôn ngữ. Rào cản ngôn ngữ làm lãng phí công sức, thời gian
và tiền bạc của chúng ta. 3.3 Tâm lý
Tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc của con người, nó
gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành vi của con người. Là hiện tượng tâm lý
của người xảy ra khi họ phản ứng với các hiện tượng xã hội. Rào cản tâm lý là một
trạng thái đặc biệt của tâm lý, trong đó con người không thể nhận ra những hành
động nhất định. Và những điều như vậy là do kinh nghiệm tâm lý tiêu cực liên quan ĐẠI HỌC HOA SEN
đến các vấn đề hiện tại hoặc các tình huống cụ thể. Các đặc điểm như vậy dẫn đến
xung đột tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội của con người. Trong giao tiếp, tâm lý có
liên quan trực tiếp đến những khó khăn mà một người gặp phải trong việc tương tác
giao tiếp của mình. Đây là trạng thái thụ động, ngăn cản họ thực hiện các hành động
giao tiếp. Làm cho sự tương tác không có hiệu quả và những biểu hiện như vậy nằm
ở đặc điểm cá nhân của mỗi người như tính khí, cách giao tiếp và sự khác biệt trong
trạng thái cảm xúc của những người đối thoại. ĐẠI HỌC HOA SEN 4. KẾT LUẬN
Tóm lại, phân tích giao tiếp liên văn hóa chính là nghiên cứu các giá trị văn
hóa để thể hiện trông hoạt động của giao tiếp hay diễn ngôn. Đây là một lĩnh vực
nghiên cứu quan trọng, ngày càng có nhiều người quan tâm, thể hiện mối quan hệ
giữa định kiến-ngôn ngữ-tâm lý. Ba phạm trù này có tác động qua lại với nhau. Cách
thức chúng ta giao tiếp, hay giao tiếp nội dung gì cũng như cách tư duy của chúng ta
chịu sự tác động của văn hóa. Trong mối quan hệ đa chiều này, giao tiếp văn hóa có
ý nghĩa cho quá trình hội nhập của các quốc gia, giúp chúng ta hình thành được năng
lực giao tiếp liên văn hóa phù hợp, có những thái độ, sự hiểu biết đúng đắn về những
giá trị văn hóa, hay cách thức giao tiếp đặc thù. Nhờ vậy, nhiều lỗi đáng tiếc trong
văn hóa giữa các thành viên đến từ các nền văn hóa khác nhau có thể tránh được. Và
chúng ta có thể sống và làm việc có hiệu quả hơn trong sự phát triển toàn cầu hóa.